Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u nguyên bào gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.67 KB, 9 trang )

Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

Research Paper

Clinical and Investigation of Pediatric Patients
with Hepatoblastoma
at Vietnam National Children’s Hospital
Pham Duy Hien1,*, Tran Duc Tam1, Phan Hong Long2
1

Vietnam National Children's Hospital, 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam
2
Hanoi Medical University, 01 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam
Received 16 July 2020
Revised 14 August 2020; Accepted 17 August 2020
Abstract

Background/Purpose: Hepatoblastoma is the most common malignant liver tumor
in children. Study on clinical and investigations of pediatric patients with hepatoblastoma
at Vietnam National Children’s Hospital from Jan 2016 to Aug 2019.
Methods: A total 30 patients with Hepatoblastoma were operated at Vietnam National
Children’s Hospital from January 2016 to August 2019. The study design is retrospective.
Resullts: Study subject’s mean of age was 36,8 months (range 4 - 149 months), the
common group of age was under 5 years old (76,7%), male’s more than female (56,7%
and 43,3%). The most common clinical symptoms were hepatomegaly (50%), a palpable
abdominal mass (30%), abdominal pain (13,3%), secondary anemia (13,3%), weight loss
(6,7%), jaundice (3,3%). About laboratory test: 83,3% patients with anemia, 36,7%
patients with thrombocytosis, 90% patients with hight GOT levels, 53,3% patients with
hight GPT levels, 96,7% patients with hight serum AFP levels and the average value of
AFP was 217160,7 ng/ml (range 575 - 1686328,6 ng/ml). Mean size of the tumor on
computerized tomography was 5,48cm (range 2 - 15cm), 60% size of tumor ≤ 5cm, 96,7%


had only one tumor, 70% primary tumor located to the right lobe of the liver, 76,7% were
staged PRETEXT II, the most common hepatoblastoma histopathological subtypes was as
follows: epithelial (80%).
Conclusions: Clinical symptoms of hepatoblastoma are usually nonspecific. A routine
check - up strategy for early detection of hepatoblastoma and the role of investigations in
diagnosis is very important.
Keywords: Hepatoblastoma, Children.
*

_______
*

Corresponding author.
E-mail address:
/>
8


P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

9

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u nguyên bào gan ở trẻ em
tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Phạm Duy Hiền1,*, Trần Đức Tâm1, Phan Hồng Long2
Bệnh viện Nhi Trung ương, 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
T ư ng Đ i h c Hà Nội, ố 1 T n Th t T ng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
1

2


Nhận ngày 16 tháng 7 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 14 tháng 8 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 8 năm 2020
Tóm tắt
Đặt vấn đề/Mục tiêu: U nguyên bào gan là loại u gan ác tính thường gặp nhất ở trẻ em.
Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng u nguyên bào gan ở trẻ em được
phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2016 đến 8/2019.
Phương pháp: Hồi cứu 30 bệnh nhân u nguyên bào gan được phẫu thuật cắt gan tại khoa
Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng
08/2019.
Kết quả: Độ tuổi trung bình là 36,8 tháng (4 - 149 tháng), độ tuổi hay gặp là dưới 5 tuổi
(76,7%), nam gặp nhiều hơn nữ (56,7% và 43,3%). Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là
gan to (50%), sờ thấy khối ở bụng (30%), đau bụng vùng gan (13,3%), thiếu máu (13,3%),
gầy sút (6,7%), vàng da (3,3%). Triệu chứng cận lâm sàng: 83,3% các bệnh nhân thiếu
máu, 36,7% bệnh nhân tăng tiểu cầu, 90% bệnh nhân tăng GOT, 53,3% bệnh nhân tăng
GPT, AFP tăng cao so với tuổi ở 96,7% bệnh nhân với giá trị trung bình là 217160,7ng/ml
(575 - 1686328,6ng/ml). Kích thước khối u trung bình trên cắt lớp vi tính là 5,48cm (2 15cm), 60% u ≤ 5cm, 96,7% có 1 khối u và 70% u nằm ở gan phải, 76,7% thuộc phân loại
PRETEXT II, 80% u nguyên bào gan thuộc loại biểu mô thai.
Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng u nguyên bào gan thường không đặc hiệu. Chiến lược
khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và vai trò của các phương tiện cận lâm sàng hỗ trợ trong
chẩn đoán là rất quan trọng.
Từ khóa: U nguyên bào gan, trẻ em.

1. Đặt vấn đề*=
U nguyên bào gan là loại u gan ác tính
thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng
1% tổng số các loại ung thư ở trẻ em.
UNBG có tỷ lệ mắc cao nhất là ở trẻ dưới 1
tuổi – 11,2/1 triệu trẻ và giảm dần theo tuổi,
_______

*

Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email:
/>
hầu hết gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và thường gặp
ở nam hơn ở nữ. Nguyên nhân gây bệnh
còn chưa được biết rõ, tuy nhiên các nghiên
cứu cho thấy u nguyên bào gan thường kết
hợp với hội chứng Beckwith – Wiedemann
(BWS), bệnh đa polýp tuyến có tính chất
gia đình (FAP) và ở trẻ đẻ non hoặc có cân
nặng thấp khi sinh [1]. Ở Việt Nam, u
nguyên bào gan chiếm khoảng 47,9% các u
gan ác tính.


10

P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

Biểu hiện lâm sàng của u gan nói chung
và u nguyên bào gan nói riêng là các triệu
chứng không đặc hiệu, trong đó gan to, bố
mẹ trẻ sờ thấy khối ở gan là triệu chứng
quan trọng cũng lý do khiến trẻ đi khám.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng có
khối u vùng hạ sườn phải, cận lâm sàng dựa
trên siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và xét
nghiệm nồng độ AFP trong máu. Trước đây

do thiếu các phương tiện chẩn đoán nên
u nguyên bào gan thường được phát hiện
muộn khiến cho tỷ lệ tử vong của bệnh
rất cao.
Để đạt được kết quả tốt trong điều trị u
nguyên bào gan thì việc phát hiện và chẩn
đoán sớm được bệnh rất quan trọng. Để
hiểu rõ hơn về căn bệnh này, góp phần vào
chẩn đoán và điều trị bệnh, từ đó chúng tôi
đặt ra mục tiêu: M tả đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng u nguyên bào gan ở t ẻ em
được phẫu thuật t i Ngo i bệnh viện Nhi
T ung Ương từ 1/2016 đến 8/2019.

lâm sàng: Công thức máu (số lượng hồng
cầu, tiểu cầu, nồng độ hemoglobin), chức
năng đông máu cơ bản (PT%), sinh hóa
máu (GOT, GPT, HBsAg), chất chỉ điểm
khối u (AFP), đặc điểm khối u trên cắt lớp
vi tính (vị trí, kích thước, số lượng, số phần
gan bị xâm lấn theo PRETEXT, đặc tính
của u đồng nhất hay không đồng nhất, hoại
tử, đặc điểm ngấm thuốc cản quang, đặc
điểm xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh
mạch gan, tĩnh mạch cửa), đặc điểm mô
bệnh học. Phân tích và xử lý số liệu bởi
phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Phân loại giai đoạn bệnh theo
PRETEXT của SIOPEL 2017 [2].
- PRETEXT I: 3 thùy gan lành cạnh

nhau, 1 thùy bị xâm lấn.
- PRETEXT II: 2 thùy gan lành, 2 thùy
bị xâm lấn.
- PRETEXT III: 1 thùy gan lành, 2 - 3
thùy gan bị tổn thương.
- PRETEXT IV: Không có thùy nào gan
lành, cả 4 thùy đều bị xâm lấn.
Phân loại mô bệnh học theo WHO
2000 [3].

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng

3. Kết quả

Tất cả các bệnh nhi chẩn đoán u nguyên
bào gan (qua kết quả mô bệnh học) được
phẫu thuật cắt gan tại khoa Ngoại tổng hợp
bệnh viện Nhi Trung Ương trong giai đoạn
từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2019.

Có 30 bệnh nhân thuộc đối tượng
nghiên cứu, bao gồm 17 (56,7%) trẻ nam và
13 trẻ nữ (43,3%). Tỷ số nam: nữ là 1,31:1.
Tuổi trung bình là 36,8 tháng (dao động từ
4 - 149 tháng).

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu.
Các số liệu phân tích được thu thập vào

mẫu bệnh án nghiên cứu bao gồm đặc điểm
bệnh nhân (tuổi, giới), tiền sử (cân nặng lúc
sinh, đẻ non, các hội chứng di truyền), lý do
vào viện, triệu chứng lâm sàng (gan to, sờ
thấy khối ở bụng, đau bụng vùng gan, thiếu
máu, gầy sút cân, vàng da). Đặc điểm cận

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi
≤ 1 tuổi
1 – 5 tuổi
> 5 tuổi

Tần số
8
15
7

Tỷ lệ %
26,7
50,0
23,3

Nhóm tuổi từ 1 tuổi đến 5 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất (50%), nhóm trên 5 tuổi chiếm
tỷ lệ thấp nhất (23,3%).


P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16


Trong nghiên cứu có 3 bệnh nhân có
tiền sử đẻ thiếu tháng (< 37 tuần) chiếm tỷ
lệ 10%, có 2 bệnh nhân cân nặng thấp khi
sinh (< 2500g) chiếm 6,7%. Không có bệnh
nhân nào có hội chứng di truyền liên quan
đến u nguyên bào gan.
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u
nguyên bào gan chiếm 33,4%, 30% phát
hiện qua triệu chứng bố mẹ trẻ thấy bụng to,
tự sờ thấy u.

lâm sàng không đặc hiệu như đau bụng vùng
gan, thiếu máu, gầy sút cân và vàng da ít gặp.
Bảng 3. Xét nghiệm huyết học và đông máu
Chỉ số
Hồng cầu
(T/l)
Huyết sắc
tố (g/l)
Bạch cầu
(G/l)
Tiểu cầu
(G/l)
Prothombin
(%)

Bảng 2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng


Tần số

Tỷ lệ %

Gan to

15

50,0

Sờ thấy u

9

30,0

Đau bụng
vùng gan

4

13,3

Thiếu máu

4

13,3

Gầy sút cân


2

6,7

Vàng da

1

3,3

Triệu chứng lâm sàng hay gặp là gan to
(50%) và sờ thấy u (30%). Các triệu chứng

11

Trung
bình
4,33 ±
0,59
108,43 ±
23,42
10,31 ±
4,13
441,03 ±
197,20
93,73 ±
17,76

Thấp

nhất

Cao
nhất

3,03

6,02

72,00

194,00

2,76

24,50

137,00

894,00

71,00

140,00

Đa số bệnh nhân lúc phát hiện bệnh có
biểu hiện thiếu máu ở các mức độ khác
nhau chiếm 83,3%, nồng độ huyết sắc tố
trung bình là 180,43 ± 23,42 g/l. Số lượng
tiểu cầu trung bình là 441,03 ± 197,20 G/l

thấp nhất là 137 G/l, cao nhất là 894 G/l. Có
11 bệnh nhân tăng tiểu cầu chiếm tỷ lệ
36,7%. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu
đều có tỷ lệ Prothrombin trong giới hạn
bình thường.

Bảng 4. Xét nghiệm sinh hóa máu
Chỉ số sinh hóa

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

GOT (U/l)

102,75 ± 120,51

26,30

671,80

GPT (U/l)

82,25 ± 137,41

12,90

743,00


8,59 ± 8,51

1,60

27,60

Protein (g/l)

59,67 ± 10,20

39,40

79,10

Albumin (g/l)

35,64 ± 4,63

25,70

43,10

Bilirubin (umol/l)

h

Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện tăng
men gan (90% tăng GOT, 53,3% tăng GPT)
với giá trị trung bình của GOT là 102,75 ±

120,51 U/l, GPT là 82,25 ± 137,41 U/l. Các
bệnh nhân có nồng độ bilirubin, protein,
albumin trong giới hạn bình thường.

Ở thời điểm chẩn đoán, nồng độ AFP
của 30 bệnh nhân có giá trị trung bình là
217160,7 ± 332114,0 ng/ml, thấp nhất là
575 ng/ml, cao nhất là 1686328,6 ng/ml
(Bảng 5).
Phần lớn bệnh nhân có nồng độ AFP
tăng chiếm 96,7%, trong đó có một bệnh


12

P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

nhân AFP tăng rất cao > 1000000 ng/ml
chiếm 3,3%. Không có bệnh nhân nào có

nồng độ AFP < 100 ng/ml ở thời điểm chẩn
đoán (Bảng 6).

Bảng 5. Nồng độ AFP máu thời điểm chẩn đoán
Nồng độ AFP máu

Tần số

Tỷ lệ %


< 100 ng/ml

0

0,0

100 – 1000000 ng/ml

29

96,7

> 1000000 ng/ml

1

3,3

Tổng

30

100

r

Bảng 6. Kích thước, vị trí và giai đoạn u nguyên bào gan trên CLVT
Đặc điểm
Kích thước khối u
Số lượng u


Vị trí u

≤ 5 cm
> 5 cm
1 khối u
≥ 2 khối u
Gan phải
Gan trái
Gan trái + phải

U đồng nhất
U không đồng nhất
Tổng
Có hoại tử
Không có hoại tử
Tổng
Có vôi hóa
Không có vôi hóa
Tổng
Giảm tỷ trọng trước tiêm
Đồng và tăng tỷ trọng trước tiêm
Tổng
Ngấm thuốc mạnh sau tiêm
Ngấm thuốc kém sau tiêm
Tổng
Tĩnh mạch chủ dưới
Đặc điểm xâm lấn
mạch máu
Tĩnh mạch cửa


Tần số
18
12
29
1
21
8
1
4
26
30
11
19
30
4
26
30
20
10
30
20
10
30
1
1

Tỷ lệ %
60,0
40,0

96,7
3,3
70,0
26,7
3,3
13,3
86,7
100,0
36,7
63,3
100,0
13,3
86,7
100,0
66,7
33,3
100,0
66,7
33,3
100,0
3,3
3,3

Có 1 trường hợp u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới chiếm tỷ lệ 3,3%, 1 trường hợp u xâm lấn tĩnh
mạch cửa gây huyết khối tĩnh mạch cửa phải chiếm 3,3%.


P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

13


Hình 1. Tỉ lệ phần trăm nhóm PRETEXT
t
Hầu hết các bệnh nhân chỉ có một khối
u (96,7%). Vị trí khối u gặp nhiều nhất ở
gan phải (70%). Khối u có kích thước ≤
5cm chiếm tỷ lệ 60%, các khối u có kích
thước > 5cm chiếm tỷ lệ 40%. Đường kính
trung bình của khối u là 5,48 ± 2,82 cm
(dao động từ 2 - 15 cm).
Các khối u thường giảm tỷ trọng không
đồng nhất trước tiêm và ngấm thuốc mạnh
sau tiêm, 13,3% khối u có vôi hóa và 36,7%
có hoại tử trong u.
Chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm PRETEXT
II (76,7%), tiếp đến là nhóm PRETEXT I
(13,3%), nhóm PRETEXT III chiếm tỷ lệ

10,0% và không có bệnh nhân nào thuộc
phân loại nhóm PRETEXT IV (Hình 1).
Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu phần
lớn bệnh nhân có giải phẫu bệnh loại biểu
mô chiếm tỷ lệ 93,3% so với loại hỗn hợp
biểu mô - trung mô là 6,7%.
Trong phân loại biểu mô thì đa số thuộc
týp biểu mô thai - 24 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
80%, 1 bệnh nhân có giải phẫu bệnh thể hỗn
hợp biểu mô phôi - thai chiếm tỉ lệ 3,3% và
3 bệnh nhân có giải phẫu bệnh là týp bè lớn
chiếm 10%. Trong phân loại hỗn hợp biểu

mô - trung mô có 2 bệnh nhân giải phẫu
bệnh là thể hỗn hợp biểu mô - trung mô có
tính chất u quái chiếm 6,7%.

Bảng 7. Đặc điểm mô bệnh học
Phân loại
Loại biểu mô
Loại hỗn hợp biểu mô trung mô

Týp mô bệnh học

Tần số

Tỷ lệ %

Týp biểu mô thai
Týp hỗn hợp biểu mô phôi - thai
Týp bè lớn
Týp tế bào nhỏ không biệt hóa
Týp không có đặc trưng u quái
Týp có đặc trưng u quái

24
1
3
0
0
2

80,0

3,3
10,0
0,0
0,0
6,7

r

Trong nghiên cứu không gặp bệnh nhân
có thể hỗn hợp biểu mô - trung mô không
có tính chất u quái và thể tế bào nhỏ không
biệt hóa.

4. Bàn luận
* Phân bố tuổi, giới trong nhóm
nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu này ghi


14

P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

nhận 76,7% UNBG phát hiện ở trẻ ≤ 5 tuổi
và 23,3% trường hợp > 5 tuổi. Kết quả này
cũng phù hợp với tác giả Anil Darbari
(2003) với 91% UNBG được phát hiện ở trẻ
≤ 5 tuổi [4]. Tương tự như nghiên cứu của
tác giả Stocker (2000) 90% UNBG phát
hiện ở trẻ ≤ 5 tuổi, 4% phát hiện ở tuổi sơ
sinh và 10% phát hiện ở trẻ lớn [5]. Yếu tố

tuổi có ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng u
nguyên bào gan, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5
tuổi, đây là một trong những đặc điểm giúp
chẩn đoán phân biệt u nguyên bào với ung
thư biểu mô tế bào gan. Trong nghiên cứu
này nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ số 1,31: 1
tương tự như các kết quả của Busweiler
(2016) nghiên cứu 103 bệnh nhân u nguyên
bào gan được phẫu thuật tại Hà Lan từ năm
1990 đến 2013 tỷ lệ nam: nữ là 1,51: 1 [6].
Kết quả này phù hợp với đặc điểm u nguyên
bào gan thường gặp nhiều hơn ở nam.
* Triêu chứng lâm sàng: Triệu chứng
hay gặp là gan to (50%) và sờ thấy u (30%).
Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu
trong và ngoài nước [7]. Điều này cho thấy
triệu chứng sờ thấy u gan là một trong những
triệu chứng chính để phát hiện và đưa trẻ đến
viện. Đồng thời chứng tỏ u nguyên bào gan
thường diễn biến âm thầm, không gây ra
những rối loạn đáng kể từ lúc khởi phát chỉ
đến khi khối u đủ to để sờ thấy thì mới phát
hiện được. Ngoài ra còn gặp các triệu chứng
không đặc hiệu như đau bụng vùng gan, thiếu
máu, gầy sút cân, vàng da; sự xuất hiện các
dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ nhiều khi rất mơ
hồ, vì vậy việc cần thiết phải khám sức
khỏe tổng quát, sử dụng các phương tiện
cận lâm sàng để hỗ trợ thêm trong chẩn
đoán là rất quan trọng.

* Xét nghiệm cận lâm sàng: Có 83,3%
bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu ở mức độ
vừa và nhẹ. Kết quả này tương đồng với kết
quả của Nguyễn Quang Vinh tỷ lệ bệnh
nhân biểu hiện thiếu máu là 73% [8]. Cơ
chế chung gây thiếu máu là do giảm sản

xuất các protein là nguyên liệu tạo nên tế
bào máu. Tuy nhiên triệu chứng thiếu máu
ở trẻ em gặp trong rất nhiều bệnh lý khác
nhau, đặc biệt là bệnh lý ác tính và các bệnh
lý mạn tính cho nên triệu chứng này khó có
thể kết luận là một đặc điểm cận lâm sàng
riêng cho u nguyên bào gan. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi có 11 bệnh nhân tăng tiểu
cầu chiếm tỷ lệ 36,7% với tôi số lượng tiểu
cầu trung bình của bệnh nhân là 441,03 ±
197,20 G/l (137 – 894 G/l) tương tự với
nghiên cứu của tác giả Stocker và cộng sự
nhận 50% bệnh nhân có tăng tiểu cầu trong
đó với số lượng tiểu cầu > 800 G/l chiếm tỷ
lệ 30% [5], nghiên cứu của Nguyễn Quang
Vinh có 45,9% số bệnh nhân tăng tiểu cầu
[8], tác giả Lê Thị Thùy Dung tỷ lệ này là
66% [7]. Nguyên nhân tăng tiểu cầu trong u
nguyên bào gan là do vai trò của
thrombopoietin, IL – 6 và IL – 1β. Đây
cũng là một chỉ số quan trọng cần lưu ý
trong chẩn đoán u nguyên bào gan.
Trong nghiên cứu này nồng độ AFP ở

thời điểm chẩn đoán có giá trị trung bình là
217160,7 ± 332114,0 ng/ml (575 1686328,6 ng/ml). Phần lớn bệnh nhân có
nồng độ AFP cao hơn so với lứa tuổi
(chiếm 96,7%), không có bệnh nhân nào có
nồng độ AFP lúc phát hiện < 100 ng/ml.
Kết quả này tương tự với kết quả của Lê
Thị Thùy Dung (2014) nồng độ AFP trung
bình là 234140,0 ng/ml và 96,2% bệnh nhân
có nồng độ AFP tăng [7], tuy nhiên trong
nghiên cứu của tác giả có 2 bệnh nhân có
nồng độ AFP thấp ở thời điểm chẩn đoán
(< 100ng/ml). AFP tăng cao là do được sản
xuất bởi các tế bào ung thư. Vì thế có thể
dựa vào nồng độ AFP tăng cao như là một
yếu tố để chẩn đoán bệnh và theo dõi bệnh
tái phát. Nồng độ AFP thấp ngay từ lúc
chẩn đoán (< 100ng/ml) là yếu tố tiên lượng
xấu, bệnh nhân nào có đặc điểm này sẽ
được xếp vào nhóm nguy cơ cao cần điều
trị nhiều đợt hóa chất hơn.


P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

* Đặc điểm hình ảnh u nguyên bào
gan trên cắt lớp vi tính: Kết quả của
chúng tôi cho thấy 96,7% bệnh nhân chỉ có
một khối u, vị trí khối u gặp nhiều nhất ở
gan phải (70%). U có kích thước ≤ 5cm
chiếm tỷ lệ 60%. So sánh với tác giả

Stocker 80% bệnh nhân chỉ có 1 khối u,
57% khối u nằm ở gan phải, 15% u nằm ở
gan trái và có 20% khối u nằm ở cả 2 thùy
[5] , tác giả Nguyễn Quang Vinh 75,7% các
trường hợp chỉ có 1 khối u, khối u gan phải
chiếm tỷ lệ 59,5% [8], chúng tôi nhận thấy
các tỷ lệ trên khác nhau không nhiều điều
đó phù hợp với biểu hiện chung của u
nguyên bào gan, thường tổn thương đơn ổ
và nằm ở gan phải. 76,7% khối u thuộc
phân loại PRETEXT II tương tự như kết
quả của tác giả Lê Thị Thùy Dung nhóm
PRETEXT II chiếm 43,4% [7]. Chúng tôi
phân loại bệnh nhân theo nhóm PRETEXT
vì chi tiết 3 mặt cắt liên quan đến 3 tĩnh
mạch gan chia gan làm 4 phần rất có giá trị
và cần được lưu ý trong cắt gan, hơn nữa
đây là phân loại được sử dụng rộng rãi, đơn
giản, hiệu quả, có thể tiên lượng trước
phương pháp phẫu thuật, xác định về giải
phẫu phần u gan cắt bỏ cũng như phần gan
lành còn lại sau phẫu thuật. Các khối u
thường giảm tỷ trọng không đồng nhất
trước tiêm và ngấm thuốc mạnh sau tiêm,
13,3% khối u có vôi hóa và 36,7% có hoại
tử trong u tương tự với tác giả Nguyễn Đức
Hạnh (2014) [9]. Nguyên nhân của sự
không đồng nhất và ngấm thuốc mạnh là do
khối u lớn và tăng sinh mạch nhiều, bên
trong có các ổ hoại tử, chảy máu, vách hóa

và các thể kết hợp trung mô hay có vôi hóa
dạng thô.
* Đặc điểm mô bệnh học: Phần lớn
bệnh nhân trong nghiên cứu có kết quả giải
phẫu bệnh thuộc loại biểu mô chiếm tỷ lệ
93,3% so với loại hỗn hợp biểu mô – trung
mô là 6,7% (Bảng 7). Trong phân loại biểu
mô thì đa số thuộc týp biểu mô thai – 24

15

bệnh nhân chiếm tỉ lệ 80%. Kết quả của
chúng tôi tuy có sự khác biệt với các tác giả
Stocker và Trương Đình Khải, nhưng nói
chung phân bố cơ bản theo mô bệnh học thì
tỷ lệ nhóm biểu mô hoàn toàn chiếm ưu thế
hơn so với nhóm hỗn hợp biểu mô – trung
mô. Có hai nhóm mô học liên quan đến tiên
lượng bệnh là loại biểu mổ thai đơn thuần
(PFH) tế bào u có hình dạng gần giống tế
bào gan và được xếp vào loại mô học thuận
lợi và loại biểu mô tế bào nhỏ không biệt
hóa (SCUD) tế bào u phát triển hỗn loạn,
phân chia, không kết dính với nhau được
xếp vào nhóm không thuận lợi.
5. Kết luận
U nguyên bào gan là loại u gan ác tính
thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nam gặp
nhiều hơn nữ. Các triệu chứng lâm sàng u
nguyên bào gan thường không đặc hiệu hay

gặp là gan to và sờ thấy u. Xét nghiệm
thường biểu hiện tăng nồng độ AFP máu và
tăng tiểu cầu. Đặc điểm hình ảnh trên cắt
lớp vi tính là một khối u lớn nằm ở gan
phải, giảm tỷ trọng trước tiêm, ngấm thuốc
không đồng nhất sau tiêm.
Chiến lược khám sức khỏe định kỳ cho
trẻ và vai trò của các phương tiện cận lâm
sàng hỗ trợ trong chẩn đoán là rất
quan trọng.
Tài liệu tham khảo
[1] Spector LG, Jill B. The Epidemiology of
Hepatoblastoma. Pediatr Blood Cancer
2012;59(5):776-779. 10.1002/
pbc.24215
[2] Towbin AJ, Meyers RL, Woodley H et al.
2017 PRETEXT: radiologic staging system
for primary hepatic malignancies of
childhood revised for the Paediatric Hepatic


16

[3]

[4]

[5]

[6]


P.D. Hien et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 4, No. 4 (2020) 8-16

International Tumour Trial (PHITT). Pediatr
Radiol 2017;48:536-554. />007/s00247-018-4078-z.
Hamilton SR, Aaltonen LA. World Health
Organization Classification of Tumours
Hepatoblastoma: Pathology and Genetics of
Tumours of the Digestive System. IARC
Press; 2000, p. 184-189.
Darbari A, Sabin KM, Shapiro CN et al.
Epidemiology
of
primary
hepatic
malignancies in U.S. children. Hepatology
2008;38(23):560-566. />3/jhep.2003.50375
Thomas SJ, Schmidt D. Hepatoblastoma.
Pathology and Genetics of Tumours of the
Digestive System. Tumours of the liver and
intrahepatic bile ducts 2000;(8):184-185.
Busweiler LA, Wijnen MH, Wilde JC et al.
Surgical
treatment
of
childhood

hepatoblastoma in the Netherlands (19902013). Pediatr Surg Int 2016;33:2331. />[7] Dung LTT. Study on clinical epidemiological
characteristics
and

evaluation
of
hepatoblastoma treatment results in children.
Master's thesis in Medicine, Hanoi Medical
University; 2014, p. 41- 42. (in Vietnamese)
[8] Vinh NQ. Morphology of hepatoblastoma.
Specialist Level II's Thesis, Hanoi Medical
University; 2006, p. 34-35. (in Vietnamese)
[9] Hanh ND. Image characteristics and value of
two-row CT scan in the diagnosis of
hepatoblastoma in children. Master's thesis in
Medicine, Hanoi Medical University;
2014, p. 36. (in Vietnamese)



×