NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Các khái niệm
- Nguồn nhân lực: hiểu một cách chung nhất là nguồn lực về con người, là
thể hiện khả năng lao động của xã hội. Có 3 cách hiểu khác nhau về nguồn nhân
lực:
+ Thứ nhất, là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, toàn bộ dân cư
trong độ tuổi lao động có cơ thể phát triển bình thường.
+ Thứ hai, là yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội trên khả năng lao động
xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn chỉ bao gồm những người trong độ tuổi lao
động và có khả năng lao động (chính là nguồn lao động).
+ Thứ ba, là tổng hợp các cá nhân những người cụ thể tham gia vào quá
trình lao động (đang làm việc và thất nghiệp) là lực lượng lao động hay là dân số
hoạt động kinh tế.
Nguồn nhân lực trong NHNo&PTNT Bắc Hà Nội gồm lao động định biên,
lao động hợp đồng được trả lương theo quy định của Nhà nước, sinh viên thực
tập không được trả lương, thanh tra Nhà nước, đội ngũ kiểm tra kiểm toán Nhà
nước chỉ làm việc trong thời gian ngắn.
- Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người
bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong
tương lai.
- Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao
động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính
là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của
mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao
động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
- Đào tạo lại là đào tạo những người đã có nghề song vì lý do nào đó nghề
của họ không còn phù hợp nữa.
- Phát triển nguồn nhân lực: là hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi
công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc
mới dựa trên cơ sở định hướng tương lai của tổ chức.
1.1.2. Phân loại và nội dung
1.1.2.1. Phân loại.
♦ Các hình thức đào tạo:
Có thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức khác
nhau, mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng. Các hình thức đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực chủ yếu ở nước ta hiện nay là:
* Đào tạo trong công việc gồm các hình thức sau:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: dùng để dạy các kỹ năng thực hiện
công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý.
Do sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn
tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi học hỏi và làm thử cho tới khi
thành thạo dưới sự chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.
- Đào tạo theo kiểu học nghề: bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp,
sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành
nghề trong vài năm, cho tới khi thành thạo. Thực chất là sự kèm cặp của công
nhân lành nghề đối với người học.
- Kèm cặp và chỉ bảo: Hình thức này giúp cho các cán bộ quản lý và các
nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công
việc trước mắt và trong tương lai thông qua sự kèm cặp của người giỏi hơn.
- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: là việc chuyển người quản lý
từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh
nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp họ thực hiện được những công
việc cao hơn trong tương lai.
Ưu điểm của đào tạo trong công việc: không yêu cầu một khoảng không
gian hay những trang thiết bị đặc thù, có ý nghĩa thực tiễn vì học viên được làm
việc và có thu nhập, mất ít thời gian đào tạo, cho phép học viên thực hành những
gì tổ chức mong muốn, tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng đồng
nghiệp tương lai. Trong quá trình học tập, học viên còn trực tiếp tham gia lao
động, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Nhược điểm: Lý thuyết được trang bị không có hệ thống, học viên có thể
bắt chước những thao tác kinh nghiệm không tiên tiến. Do đó, điều kiện để đào
tạo trong công việc là giáo viên phải được lựa chọn cẩn thận, quá trình đào tạo
phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch.
* Đào tạo ngoài công việc:
- Tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp: Đối với những nghề tương đối phức tạp,
hoặc công việc có tính đặc thù, các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo
với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập gồm 2 phần lý thuyết và
thực hành.
- Cử đi học ở các trường chính quy: Doanh nghiệp có thể cử người đi học
ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ
chức. Người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn
thực hành.
- Các bài giảng hội nghị hoặc hội thảo: có thể tổ chức tại doanh nghiệp
hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với
chương trình đào tạo khác, học viên sẽ được thảo luận dưới sự hướng dẫn của
lãnh đạo nhóm và sẽ học hỏi được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.
- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính: là
phương pháp đào tạo hiện đại. Các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa
mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo hướng dẫn của máy tính,
phương pháp này có thể đào tạo nhiều kỹ năng mà không cần người dạy.
- Đào tạo theo phương thức từ xa: là hình thức mà người dạy và người học
không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua
phương tiện nghe nhìn trung gian.
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: bao gồm các cuộc hội thảo học tập
mà sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy
tính, trò chơi quản lý hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề.
- Mô hình hoá hành vi: là hình thức diễn kịch được thiết kế để mô hình hoá
các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: là một kiểu bài tập, người quản
lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời
dặn dò của cấp trên và các thông tin khác, họ phải xử lý nhanh chóng và đúng
đắn.
Ưu điểm: học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống cả lý thuyết lẫn
thực hành, cung cấp cho học viên những thông tin ở nhiều lĩnh vực và lớn về mặt
số lượng, rèn luyện nhiều kỹ năng làm việc và ra quyết định nhanh chóng.
Nhược điểm: tốn kém cả về chi phí và thời gian.
Ngoài ra, nếu phân loại theo vai trò của đào tạo trong công việc có thể
phân ra:
+ Đào tạo mới: đào tạo người chưa có nghề.
+ Đào tạo lại: đào tạo cho những người có nghề nhưng nghề đó không còn
phù hợp nữa.
+ Đào tạo nâng cao trình độ: nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm để làm việc tốt hơn và những công việc phức tạp hơn.
♦ Theo một nghiên cứu, các phương pháp đào tạo hiện nay được tóm lại
bởi 4 phương pháp:
- Nghiên cứu ví dụ minh hoạ: là phương pháp học viên thảo luận về các
vấn đề cần học tập. Khi thảo luận họ có thể đúc rút được nhiều điều từ bạn học,
cách xử lý vấn đề giúp học viên cập nhật nhanh chóng, nắm bắt được nhiều vấn
đề, có phản xạ nhanh nhạy hơn từ việc trao đổi, hỏi han.
- Phương pháp diễn vai: là phương pháp mà học viên được diễn kịch với
các tình huống đặt ra nhằm đưa ra cách giải quyết xung đột mâu thuẫn, giùp cho
học viên nhanh chóng biết cách xử lý tình huống khó khăn mà vẫn hoàn thành
công việc, giải quyết khéo léo các xung đột của những đồng nghiệp, nhân viên
hay của chính bản thân.
- Quan sát học tập từ ví dụ điển hình: là phương pháp học viên được xem
trên máy ghi hình hoặc tại hiện trường. Chẳng hạn nếu đang học về một buổi họp
thì học viên sẽ được xem ghi hình của một buổi họp thực tế đã diễn ra. Từ đó,
học viên có cách nhìn nhận thực tế, rút ra được cách điều hành một cuộc họp ra
sao.
- Phương pháp trò chơi quản lý: Đây là phương pháp đào tạo dành cho cán
bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao, giúp cho cán bộ quản lý biết cách nắm tình hình
chung, xử lý công việc gọn nhẹ, hiểu biết đời sống của người lao động, cách
quản lý bộ máy tổ chức. Nhờ đó, người quản lý sẽ có cách xử lý khéo léo, tài tình
mọi tình huống bất ngờ nhất, khó khăn nhất mà vẫn quan tâm, gắn bó với người
lao động.
Các hình thức đào tạo ở NHNo&PTNT hiện nay:
- Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ: là loại hình đào tạo thường xuyên nhằm nâng
cao kỹ năng nghiệp vụ, bổ sung, bổ túc, cập nhật kiến thức mới do những thay