Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.07 KB, 60 trang )

Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh Hà Nội thực hiện
2.1. Khái quát chung về hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kiểm toán
2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA2) và chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 02” Hàng tồn kho” thì hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường
- Đang trong quà trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Có nhiều tiêu thức để phân loại hàng tồn kho, hàng tồn kho là tài
sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể
mua ngoài hoặc tự sản xuất để phục vụ mục đích sản xuất. Hàng tồn
kho có thể bao gồm hàng mua về chờ bán ( hàng tồn kho, hàng mua
đang đi đường, hàng gửi bán, hàng thuê gia công chế biến,…) với
doanh nghiệp thương mại; hàng tồn kho cũng có thể chia thành: nguyên
nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho hoặc đang gửi gia công, đã mua
đang đi đường, sản phẩm dở dang, thành phẩm,…
2.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán
Hàng tồn kho luôn là một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài
chính của mọi doanh nghiệp. Các đặc điểm chính khiến cho hàng tồn
kho trở nên đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình kiểm
toán bao gồm:
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản
lưu động của doanh nghiệp. Những sai phạm trên khoản mục hàng tồn
kho thường dẫn đến những sai sót trọng yếu về chi phí và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho bị đánh giá sai lệch sẽ ảnh
hưởng trọng yếu tới mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính
của doanh nghiệp.
- Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng
nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến


nhiều loại chứng từ. Do đó, việc quản lý và ghi chép hàng tồn kho rất
phức tạp.
- Hơn nữa việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp
đến giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Công viêc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị của hàng tồn
kho luôn là công việc khó khăn và phức tạp, nhiều khoản mục hàng tồn
kho rất khó phân loại và định giá như các công trình xây dựng dở dang
hay các tác phẩm nghệ thuật, đá quý,…
- Hàng tồn kho thường được bố trí ở các địa điểm khác nhau, thậm
chí có thể phân tán và có thể do nhiều người ở các bộ phận khác nhau
quản lý. Do vậy, vấn đề kiểm soát vật chất thường gặp nhiều khó khăn
và phức tạp, sai phạm thường dễ xảy ra, thậm chí có thể xảy ra những
gian lận từ phía nhà quản lý.
- Có nhiều phương pháp tính giá khác nhau để đánh giá hàng tồn
kho, với mỗi phương pháp khác nhau thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ
khác nhau kéo theo sự thay đổi của giá vốn hàng bán và sự thay đổi
của lợi nhuận. Vì thế rất dễ xảy ra khả năng doanh nghiệp áp dụng các
phương pháp tính giá không phù hợp, không nhất quán theo chuẩn mực
và chế độ kế toán để điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, điều chỉnh lãi (lỗ).
Do tính chất phức tạp của hàng tồn kho như đã trình bày ở trên, có
thể thấy khoản mục hàng tồn kho là vô cùng trọng yếu và có ảnh hưởng
rất lớn tới qua trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Nội dung kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính
2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính
Mục tiêu của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán khoản mục
hàng tồn kho là nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình

hàng tồn kho và nhằm xác định tính hiện hữu đối với hàng tồn kho,
khẳng định tính trọn vẹn ( đầy đủ) của hàng tồn kho, quyền sở hữu của
khách hàng với tài sản hàng tồn kho, cũng như khẳng định tính chính
xác và đúng đắn của các con số trên sổ sách kế toán về hàng tồn kho
và đảm bảo sự trình bày, khai báo về hàng tồn kho là hợp lý. Các mục
tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư
Sự hiện hữu hay
phát sinh
- Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thể hiện
số hàng hóa được mua trong kì
- Các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi sổ
đại diện cho số hàng tồn kho được chuyển
từ nơi này sang nơi khác hoặc từ loại này
sang loại khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã được
ghi sổ đại diện cho số hàng tồn kho đã xuất
- Hàng tồn kho được phản ánh trên bảng
cân đối kế toán là thực sự tồn tại
bán
Tính đầy đủ hay trọn
vẹn
- Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và
tiêu thụ hàng tồn kho xảy ra trong kỳ đều đã
được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo kế
toán
-Số dư tài khoản “Hàng tồn kho” đã bao
hàm tất cả các nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ,…hiện có tại thời điểm lập báo

cáo.
Quyền và nghĩa vụ
- Trong kỳ doanh nghiệp có quyền đối với
hàng tồn kho đã ghi sổ
- Doanh nghiệp có quyền với số dư hàng
tồn kho tại thời điểm lập báo cáo
Đo lường và tính giá
- Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa thu
mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang
phải được xác định chính xác và phù hợp
với quy định cảu chế độ và các nguyên tắc
kế toán hiện hành.
- Số dư hàng tồn kho phải được phản
ánh đúng giá trị thực hoặc giá trị thuần
của nó tuân theo các nguyên tắc chung
được thừa nhận.
Phân loại và trình bày
- Các nghiệp vụ liên quan tới hàng tồn kho
phải được xác định và phân loại đúng đắn
trên hệ thống báo cáo tài chính
- Số dư hàng tồn kho phải được phân
loại và sắp xếp đúng vị trí trên bảng cân
đối kế toán. Những khai báo có liên
quan tới sự phân loại căn cứ tính giá và
phân bổ hàng tồn kho phải thích đáng
2.2.2. Các giai đoạn kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính
Kiểm toán hàng tồn kho là một phần hành cụ thể trong kiểm toán
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán hàng tồn kho
cũng phải được thực hiện qua ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán,

thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán đối với hàng tồn kho bao gồm các bước
công việc sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và
đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của
hàng tồn kho
Thực hiện các thủ tục phân tích
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý
của khách hàng
Thu thập thông tin cơ sở

* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán được bắt đầu từ khi kiểm toán viên và công ty
kiểm toán tiếp nhận một khách hàng, trên cơ sở thư mời kiểm toán,
kiểm toán viên sẽ tiến hành các công việc cần thiết bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, điều tra về khách hàng và
đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá
việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một
khách hàng truyền thống; đồng thời đánh giá việc chấp nhận kiểm toán
có làm tăng rủi roc hoạt động kiểm toán và có ảnh hưởng đến uy tín của
công ty kiểm toán hay không. Để thực hiện công việc này kiểm toán viên
cần chú trọng tới xem xét tính liêm chính của ban giám đốc công ty
khách hàng vì đây chính là nền tảng cho mọi hoạt động của hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Dựa

trên yêu cầu của công việc kiểm toán, trình độ, khả năng và chuyên môn
nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật của các kiểm toán viên để ban giám
đốc công ty kiểm toán lựa chọn.
- Sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công
ty kiểm toán tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Đây là cơ
sở pháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bước công việc tiếp theo của
cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý với khách
hàng.
* Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm
toán tiến hành lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tổng quát. Trong đó,
kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết và đầy đủ về tình hình kinh
doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, các nghiệp vụ và
thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên
thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của
kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán.
Theo đó, khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm
toán viên cần thực hiện các bước:
- Tìm hiểu các thông tin về hàng tồn kho của khách hàng bao gồm
về chủng loại, đặc điểm của từng chủng loại hàng, công tác bảo quản và
quản lý hàng tồn kho mang tính quy chuẩn của khách hàng.
Với các khách hàng năm đầu, kiểm toán viên thường phải thu thập
các thông tin sau: ngành nghề kinh doanh;các chủng loại và đặc điểm
của từng chủng loại hàng tồn kho;công tác bảo quản hàng tồn kho; báo
cáo tài chính, biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và
năm hiện hành, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban
giám đốc liên quan tới hàng tồn kho.
Với các khách hàng lâu năm, thường xuyên của công ty kiểm toán
thì các thông tin này được lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán chung của
khách hàng và các kiểm toán viên chỉ cần thu thập các thông tin của

năm hiện hành. Các thông tin này kiểm toán viên có thể thu thập thông
qua các phương pháp như: Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng,
các nhân viên của khách hàng hoặc thông qua quan sát thực tế.
- Xem xét lại kết quả kiểm toán hàng tồn kho của cuộc kiểm toán
trước và hồ sơ kiểm toán chung: Các hồ sơ kiểm toán năm chứa rất
nhiều thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức
và các đặc điểm hoạt động khác. Việc xem xét lại kết luận kiểm toán
hàng tồn kho năm trước giúp kiểm toán viên có thể đối chiếu và đánh
giá tình hình thực hiện các quy định về hàng tồn kho năm nay.
- Tiến hành đi tham quan nhà xưởng và dự kiến nhu cầu chuyên gia
trong trường hợp cần thiết. Việc tham quan nhà xưởng giúp kiểm toán
viên có cái nhìn tổng thể về công việc sản xuất kinh doanh của khách
hàng, đặc biệt là công tác bảo quản và lưu kho, giúp kiểm toán viên phát
hiện các vấn đề cần quan tâm như: sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng,
máy móc lạc hậu,…cũng như có được những nhận định ban đầu về
cách thức quản lý của ban giám đốc.
* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng đối
với hàng tồn kho giúp kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính
pháp lý có ảnh hưởng đến khoản mục hàng tồn kho. Các thông tin này
được thu thập trong quá trình tiếp xúc với khách hàng thông qua: giấy
phép thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, báo cáo
kiểm toán các năm trước, biên bản thanh tra, kiểm tra các năm trước,
biên bản họp đại hội cổ đông,…
* Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được
thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa
các dữ liệu tài chính và phi tài chính, nó bao hàm cả việc so sánh số liệu
trên sổ với số liệu ước tính. Các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất
cả các cuộc kiểm toán. Đối với phần hành hàng tồn kho kiểm toán viên

sẽ tiến hành phân tích một số các chỉ tiêu sau:
- So sánh số dư của từng khoản mục hàng tồn kho kỳ này so với kỳ
trước hoặc giữa các tháng, quý với nhau, xem xét và phát hiện những
biến động bất thường đối với số lượng và giá trị của hàng tồn kho.
- Chọn mẫu so sánh hàng tồn kho thực tế với định mức hàng tồn
kho nhằm phát hiện các chênh lệch quá lớn so với định mức.
- So sánh tổng giá vốn hàng bán thực tế kỳ này so với các kỳ trước
để nhận thấy sự biến động của giá vốn hàng bán; đồng thời xem xét sự
biến động của giá vốn hàng bán có phù hợp với biến động của doanh
thu không.
- So sánh tỷ trọng cảu từng loại hàng tồn kho để nhân thấy sự bất
thường trong các tài khoản chi tiết. Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh
giữa các kỳ, kiểm toán viên cần loại bỏ sự ảnh hưởng do biến động của
giá.
* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng hàng tồn kho
-Tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán
viên phải đánh giá được mức độ trọng yếu để ước tính được mức độ sai
sót trong báo cáo tài chính, từ đó xác định phạm vi của cuộc kiểm toán.
Sau khi đánh giá mức độ trọng yếu, kiểm toán viên cần phải phân bổ về
cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
Trong báo cáo tài chính của phần lớn các doanh nghiệp, hàng tồn
kho và giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ lệ cao và có ảnh hưởng trọng yếu
đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc
đánh giá tính trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho được tiến hành
theo hai bước sau: Ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu và phân bổ
ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu cho hàng tồn kho. Việc phân
bổ mức trọng yếu dựa trên bản chất của khoản mục, kinh nghiệm của
các kiểm toán viên, rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục. Nếu khoản mục hàng tồn kho
của khách hàng phát sinh nhiều và phức tạp, hệ thống kiểm soát về

hàng tồn kho là yếu,…dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm là cao thì ước
lượng ban đầu về mức độ trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho sẽ
cao hơn và ngược lại.
- Đánh giá rủi ro: để đánh giá tính trọng yếu, đồng thời kiểm toán
viên phải đánh giá rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho. Có rất nhiều
khả năng làm tăng khả năng xảy ra sai phạm với khoản mục hàng tồn
kho như: Số lượng nghiệp vụ mua, sản xuất, tiêu thụ và mức độ thường
xuyên của chúng, tính chủ quan trong việc tính giá và đo lường, kiểm
soát việc bảo quản hàng tồn kho, định mức hàng tồn kho,…
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm
soát đối với hàng tồn kho
Các vấn đề mà kiểm toán viên cần tìm hiểu trong phần này bao
gồm:
- Môi trường kiểm soát: bao gồm tòa bộ các nhân tố bên trong và
bên ngoài công ty khách hàng có tác động đến hoạt động kiểm soát
hàng tồn kho của công ty khách hàng như: Đặc thù về quản lý, cơ cấu
tổ chức phân công phân nhiệm, theo dõi hàng tồn kho, công tác dự trữ,
bảo quản hàng tồn kho, lập dự phòng cho sản xuất, việc ghi chép kiểm
tra kiểm soát hàng tồn kho,…
- Hệ thống kế toán hàng tồn kho: bao gồm hệ thống chứng từ, sổ
sách kế toán, tìa khoản kế toán và hệ thống bảng biểu tổng hợp trong
chu trình hàng tồn kho, các vấn đề về lập và luân chuyển chứng từ, lưu
trữ và bảo quản chứng từ về kho,…
- Các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho: kiểm toán viên cần xem
xét sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát với hàng tồn kho cũng như tính
hiệu quả của nó ở công ty khách hàng.
- Kiểm toán nội bộ đối với hàng tồn kho: đây là một trong các nhân
tố quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Để
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể sử dụng
bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho, sử dụng

các bảng tường thuật để mô tả và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
* Thiết kế chương trình kiểm toán hàng tồn kho
Sau khi thực hiện xong các bước trên, kiểm toán viên tiến hành lập
chương trình kiểm toán hàng tồn kho. Đây là những dự kiến chi tiết về
nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, cũng như các tài
liệu có liên quan cần thu thập. Khi tiến hành lập chương trình kiểm toán
hàng tồn kho, kiểm toán viên cần xác định được các thủ tục kiểm toán
cần thực hiện đối với hàng tồn kho, quy mô chọn mẫu hàng tồn kho,…
đây cũng là căn cứ để phối hợp, kiểm tra cuộc kiểm toán, làm căn cứ để
kiểm soát chất lượng kiểm toán.( Mẫu chương trình kiểm toán tại Phụ
lục 1)
2.2.2.2. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ
thuật kiểm toán thích hợp đối với mỗi đối tượng cụ thể nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán
viên cần phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
theo chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã được thiết kế trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
* Thực hiện thử nghiệm kiểm soát hàng tồn kho
Các thủ nghiệm kiểm soát thường hướng và tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp kiểm toán viên đánh giá tính hiệu quả,
hiệu lực đó và khẳng định lại mức rủi ro đánh giá ban đầu. Thường các
thử nghiệm kiểm soát thường chỉ được kiểm toán viên thực hiện khi
đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ là tốt,
có hiệu quả. Các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho bao gồm:
- Thủ tục kiểm soát quá trình mua hàng: Kiểm tra dấu hiệu của tính
phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng có đúng thẩm quyền không, dấu
hiệu kiểm soát nội bộ trên các hóa đơn của người bán, báo cáo nhận
hàng, phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng. Xem xét việc xử lý đơn
đặt hàng có đúng quy định hay không, kiểm tra chứng từ đảm bảo tính

có thật của việc mua hàng, đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng và hóa
đơn của người bán.
- Thủ tục kiểm soát quá trình nhập xuất kho: Kiểm tra tính có thật
của các yêu cầu sử dụng vật tư hàng hóa kiểm tra lại các phiếu yêu cầu
và có sự phê duyệt với các yêu cầu đó như chữ ký, dấu của bộ phận
yêu cầu hay không. Xem xét các thủ tục nhập, xuất kho hàng hóa vật tư
có đúng quy định hay không, có kiểm nhận hàng đúng quy định không.
Xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao nhận hàng, sự độc lập
của người làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng vật tư với người giao hàng
và người sản xuất. Kiểm tra chứng từ, sổ sách có liên quan đến việc
hạch toán nghiệp vụ nhập xuất vật tư hàng hóa. Tìm hiểu quy trình luân
chuyển chứng từ và quy định về ghi sổ kế toán kho.
- Thủ tục kiểm soát đối với quá trình sản xuất: Xem xét việc tổ chức
quản lý và theo dõi sản xuất tại các phân xưởng, việc giám sát và kiểm
soát sản xuất của quản lý phân xưởng, việc ghi chép nhật ký sản xuất
tại các bộ phận sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng,…
-Thủ tục kiểm soát quá trình lưu kho: Kiểm tra việc ký nhận hàng
nhập kho của thủ kho, người giao hàng trên các phiếu nhập kho, báo
cáo giao nhận hàng, tính liên tục của chứng từ để phát hiện việc ghi
thiếu hoặc ghi trùng chứng từ: kiểm tra quá trình xuất kho, tính đầy đủ
của các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, lệnh xuất, phiếu lĩnh vật tư
đồng thời kiểm tra tính phê duyệt của các chứng từ này. Đối chiếu giữa
sổ sách kế toán và các chứng từ gốc có liên quan. Quan sát kiểm kê
hàng tồn kho và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho
như việc quản lý kho bãi, thực hiện định mức hàng tồn kho,…Quan sát
và phỏng vấn việc phân công phân nhiệm giữa các thành viên.
Sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát hàng tồn kho cần lưu hồ sơ và
xem xét ảnh hưởng của các phát hiện qua kiểm tra tới việc lựa chọn
thực hiện các thử nghiệm tiếp theo với hàng tồn kho.
* Thực hiện các thủ tục phân tích

- Phân tích ngang( phân tích xu hướng)
Rà soát các mối quan hệ giữa hàng tồn kho với số hàng mua trong
kỳ, lượng sản xuất ra, số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm đánh giá
chính xác sụ thay đổi của hàng tồn kho.
So sánh số dư hàng tồn kho năm nay so với năm trước, số dư
hàng tồn kho thực tế so với định mức trong đơn vị.
So sánh chi phí sản xuất thực tế kỳ này so với kỳ trước, và tổng chi
phí kế hoạch để thấy sự biến động của tổng chi phí sản xuất giữa các
kỳ.
So sánh giá thành đơn vị thực tế của kỳ này so với kỳ trước, so
sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch. Thủ tục này giúp kiểm
toán viên phát hiện sự biến động tăng giảm bất thường của giá thành
sản phẩm sau khi đã loại bỏ sự ảnh hưởng của các biến động giá cả
nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi đó.
- Phân tích dọc( Phân tích tỷ suất)
So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trong tài sản lưu động của công ty để
xem xét xu hướng biến động của chúng.
Trị giá hàng tồn kho
Tỷ trọng HTK trong TSLĐ =
Tổng tài sản lưu động
Để đánh giá tính hợp lý cảu giá vốn hàng bán và để phân tích hàng
hóa hoặc thành phẩm nhằm phát hiện những hàng tồn kho đã cũ, lạc
hậu, kiểm toán viên có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lãi gộp:
Tổng lãi gộp
Tỷ suất lãi gộp =
Tổng doanh thu
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho :
Tổng giá vốn hàng bán
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn =

Số dư bình quân hàng tồn kho
Trong đó:
Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ
Số dư bình quân HTK =
2
Việc so sánh hệ số vông quay hàng tồn kho so với kỳ trước thường
được áp dụng cho các khoản muc như thành phẩm, hàng hóa tồn kho.
Nếu số vòng quay hàng tồn kho kỳ này so với kỳ trước chênh lệch quá
nhỏ hoặc quá lớn thì có thể có sự bất thường. Tuy nhiên nếu hệ số vòng
quay hàng tồn kho của kỳ này xấp xỉ kỳ trước thì cũng chưa hẳn là tốt
cho nên kiểm toán viên cần so sánh với hệ số vòng quay hàng tồn kho
bình quân của ngành để có kết luận chính xác hơn. Nếu tỷ lệ lợi nhuận
quá thấp hoặc tỷ lệ hàng tồn kho quá cao so với dự kiến của kiểm toán
viên thì có thể đơn vị khách hàng đã khai tăng giá vốn hàng bán và khai
giảm hàng tồn kho.
* Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn
kho
Để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho, kiểm toán viên chủ yếu
tiến hành xem xét mối liên hệ giữa các tài khoản có liên quan. Cụ thể:
- Để kiểm tra sự phù hợp của giá trị nguyên vật liệu xuất kho sử
dụng với chi phí vật liệu phát sinh ở các bộ phận khác nhau trong doanh
nghiệp kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên tài khoản 152 với
số liệu phát sinh Nợ của các tài khoản 621, 627, 641, 642. Tại các
doanh nghiệp việc kiểm soát quá trình sản xuất không chặt chẽ sẽ tạo
điều kiện cho những gian lận phát sinh. Có những trường hợp giá trị
nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ không được sử dụng vào sản xuất
mà vẫn được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ. Những sai sót
này dẫn đến việc tập hợp sai chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của
doanh nghiệp do đod phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dở dang và
thành phẩm cuối kỳ.

- Để đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của quá trình tập hợp chi phí
kiểm toán viên cần tiến hành xem xét chứng từ, tài liệu của chi phí sản
xuất được hạch toán vào tài khoản chi phí có đầy đủ hay không. Kiểm
toán viên tiến hành chọn mẫu phiếu xuất kho để tiến hành kiểm tra chi
tiết nhằm khẳng định tính hiệu lực và đầy đủ của chứng từ phiếu xuất
kho.
- Kiểm toán viên xem xét việc ghi chép, xác định giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ có hợp lý hay không, phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ có nhất quán hay không. Đồng thời, khảo sát phương
pháp tính giá thành, xem xét tính nhất quán trong phương pháp tính giá
thành, thực hiện lại việc tập hợp chi phí tính giá thành để phát hiện các
sai sót trong quá trình hạch toán.
- Đối chiếu giữa số phát sinh bên Có tài khoản 155 với số dư bên
Nợ tài khoản 632 để kiểm tra tính khớp đúng của giá trị thành phẩm xuất
bán. Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một số phiếu xuất kho thành
phẩm đối chiếu với sổ cái tài khoản 155 và tài khoản 632 để khẳng định
tính có thật và tính đúng kỳ của nghiệp vụ.
* Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho
- Thu thập danh mục hàng tồn kho và đối chiếu chúng với hệ thống
sổ tổng hợp và sổ chi tiết hàng tồn kho nhằm khẳng định tính khớp đúng
giữa các thẻ kho với sổ sách kế tóan cũng như báo cáo tài chính.
- Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho: Xác định cuộc kiểm kê
của khách hàng đang thực hiện có tuân thủ theo đúng quy định và
hướng dẫn của doanh nghiệp hay không; tham quan và xem xét các
phương tiên, kho bãi, nơi bảo quản hàng hóa, hàng tồn kho, khu vực
sản xuất; theo dõi và xem xét sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ nhập
xuất kho hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, sổ theo dõi chi phí sản
xuất, sản phẩm dở dang,…Đối chiếu số liệu xem có đúng khớp và phù
hợp hay không; khẳng định hàng tồn kho đã được kiểm kê chính xác.
- Kiểm tra quá trình tập hợp chi phí: Xem xét đối tượng tập hợp chi

phí và đối tượng tính giá thành của đơn vị xem có thay đổi gì không;
xem xét hạch toán chi phí có đúng phạm vị khoản mục không; các
phương pháp tính toán, phân bổ chi phí, tính giá thành của đơn vị có
nhất quán hay không, có đúng đắn và hợp lý với kỳ trước hay không.
2.2.2.3. Kết thúc kiểm toán
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính
Thủ tục nhằm xác nhận tcác sự kiện này với hàng tồn kho bao gồm
các bước sau: Xem xét lại các thủ tục do khách hàng áp dụng đối với
hàng tồn kho nhằm đảm bảo mọi sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế
toán đều được xác định; xem xét các biên bản họp hội đồng cổ đông,
họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, biên bản kiểm tra, thanh tra của
các cơ quan chức năng sau ngày khóa sổ kế toán để tìm kiếm các sự
kiện có ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho; trao đổi với ban giám đốc
khách hàng để xác định các sự kiện liên quan đến hàng tồn kho xảy ra
sau ngày khóa sổ kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính như: Việc ước tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa có cơ
sở, hàng tồn kho bị phá hủy do thiên tai, hỏa hoạn,…
- Xem xét đánh giá bằng chứng, tổng hợp kết quả kiểm toán
Việc đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và hợp lý của các
bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: Tính chất, nội dung và
mức độ rủi ro tiềm tàng của khoản mục hàng tồn kho và các nghiệp vụ
có liên quan; hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh
giá về rủi ro kiểm soát đối với hàng tồn kho; kinh nghiệm của kiểm toán
viên về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong các lần kiểm toán
trước đây; kết quả của thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót và gian lận
đã được phát hiện;nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, tài liệu làm
bằng chứng.
Sau khi đánh giá các bằng chứng kiểm toán viên đã thu thập được,
kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến của mình về chỉ tiêu hàng tồn kho trên
báo cáo tài chính có đảm bảo tính trung thực, hợp lý xét trên các khía

cạnh trọng yếu hay không, có thỏa mãn được các mục tiêu kiểm toán
hay không.
- Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, kiểm toán
viên đưa ra ý kiến của mình xác nhận về tính trung thực và hợp lý của
báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế
toán, chính sách, pháp luật về kế toán hiện hành.
Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có thể
phát hành thư quản lý để đưa ra các kiến nghị của mình nhằm giúp
khách hàng chấn chỉnh, cải thiện công tác quản lý, công tác tài chính và
kế toán, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Thư
quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể bao gồm: Hiện trạng thực tế, khả
năng rủi ro và kiên nghị của kiểm toán viên cùng với ý kiến của người
quản lý liên quan đến sự kiện ấy.
2.3. Quy trình kiểm toán thực tế chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán
báo cáo tài chính do Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội thực hiện
Trong phần này của chuyên đề sẽ phản ánh thực tế chu trình kiểm
toán hàng tồn kho tại 2 đơn vị khách hàng của Công ty kiểm toán AISC
chi nhánh tại Hà Nội là: Công ty ABC và nhà máy XYZ. Khách hàng ABC
– là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty AISC chi nhánh tại
Hà Nội, khách hàng XYZ sẽ là khách hàng kiểm toán nhiều năm của
Công ty AISC chi nhánh tại Hà Nội.
Chuyên đề sẽ trình bày thực tế kiểm toán tại 2 khách hàng nói trên
theo đúng trình tự của cuộc kiểm toán. Song để tránh đi lạc nội dung đề
tài, trọng tâm của chuyên đề sẽ tập trung vào chi tiết các công việc liên
quan đếm kiểm toán phần hành hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo
tài chính của 2 khách hàng. Các nội dung không liên quan hoặc ít liên
quan sẽ được lược bỏ hoặc trình bày ngắn gọn. Hơn nữa, do yêu cầu
bảo mật thông tin cho khách hàng nên một số thông tin chính lien quan
đến khách hàng sẽ được thay đổi như: Tên doanh nghiệp, giấy phép

kinh doanh, các bên liên quan,…
2.3.1. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
tại khách hàng ABC
2.3.1.1. Công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty
kiểm toán AISC chi nhánh tại Hà Nội nên các thủ tục kiểm toán áp dụng
khi thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC cũng được các kiểm toán viên
thực hiện kĩ lưỡng hơn, đầy đủ và chi tiết hơn so với kiểm toán tại khách
hàng XYZ.
Để cuộc kiểm toán thực hiện có hiệu quả, các kiểm toán viên tổ
chức một cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin và tìm hiểu yêu cầu
khách hàng, đánh giá khả năng phục vụ khách hàng trên cơ sở đó xác
định giá phí kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán.
Trước khi tiến hành kiểm toán, đại diện Công ty AISC chi nhánh tại
Hà Nội và Công ty ABC sẽ cùng thảo luận về việc cung cấp dịch vụ kiểm
toán. Giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập kế hoạch giao dịch và
cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, kiểm tra các điều kiện phục
vụ công việc, các tài liệu cần được khách hàng cung cấp. Trong cuộc
họp với khách hàng, giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán sẽ thảo luận
và thống nhất với khách hàng về các thông tin cơ bản liên quan đến
cuộc kiểm toán như: Thời điểm thực hiện kiểm toán, thời hạn kiểm toán,
thời hạn lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thời điểm phát hành báo cáo
chính thức, các thành viên của đoàn kiểm toán cũng như các tài liệu
kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp,…Các tài liệu này sẽ được
lưu trữ lại trong hồ sơ kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên và khách
hàng tuân thủ trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Do Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của AISC
nên Phó giám đốc chi nhánh sẽ lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch
vụ kiểm toán cho khách hàng. Nội dung chính của biên bản bao gồm:
- Thông tin chung về khách hàng: Tên Công ty khách hàng, kỳ kế

toán, các nét chính trong kinh doanh, loại hình kinh doanh, kiểm toán
viên trước đây của khách hàng, lý do khách hàng thay đổi đơn vị kiểm
toán, loại hình dịch vụ kiểm toán khách hàng yêu cầu chi nhánh AISC
cung cấp.
- Đánh giá rủi ro: Phong cách và tính chính trực cảu Ban quản lý,
Ban Giám đốc của khách hàng,cơ cấu tổ chức và quản lý, loại hình kinh
doanh, môi trường kinh doanh, kết quả kinh doanh, đặc thù của dịch vụ
kiểm toán cung cấp, các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan,
các hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng này,… đánh giá chung về
rủi ro.
- Mức phí kiểm toán chấp nhận được.
- Kết luận về sự chấp thuận: Trong đó nêu ra những ghi chú chi tiết
nếu rủi ro được đánh giá là hơn hoặc vượt mức bình thường. Nếu có
quyết định tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm
toán cần có kế hoạch quản lý rủi ro.
Hai bên tiến hành kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Sau
khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện
kiểm toán tại khách hàng ABC( các thành viên kiểm toán được ghi rõ
trong hợp đồng) sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng và
phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm toán.
Đối với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho nói riêng, trưởng nhóm
kiểm toán sẽ chi tiết các tài liệu cần khách hàng cung cấp phục vụ cho
kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2008 bao gồm:
- Bảng mô tả quy trình sản xuất và phương pháp tính giá thành sản
phẩm
- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định vào cuối năm tài
chính( kiểm toán viên hướng dẫn kế hoạch, thủ tục thực hiện và chứng
kiến kiểm kê)
- Bảng tóm tắt và báo cáo chi tiết hàng tồn kho cho nguyên vật liệu,
sản phẩm dở dang và thành phẩm cuối kì

- Bảng kê mua vật liệu chính, vật liệu phụ trong năm
- Báo cáo về giá thành sản xuất( chi tiết theo các khoản mục
nguyên vật liệu, nhân công chính, chi phí quản lý phân xưởng)
- Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành
phẩm tồn kho hư hỏng và chậm luân chuyển.
- Bảng phân tích giá vốn theo tỉ lệ lãi gộp hàng tháng
- Bảng phân tích sự tăng giảm các khoản chi phí sản xuất( chi tiết
theo các khoản mục nguyên vật liệu, nhân công chính, chi phí quản lý
phân xưởng) trong kì so với các kì trước và so với kế hoạch.
- Báo cáo thành phẩm gửi bán và hàng mua đang đi đường cuối
năm tài chính
- Bảng đối chiếu nguyên vật liệu xuất dùng, sản phẩm dở dang,
thành phẩm, giá vốn hàng bán và tài khoản 632 hàng tháng hoặc hàng
quý.
2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp
* Tìm hiểu chung về khách hàng
Để thực hiện kiểm toán có hiệu quả, kiểm toán viên phải có hoặc
thu thập đầy đủ thông tin về tình hình kinh doanh khách hàng để có thể
xác định và hiểu được những sự kiện, các nghiệp vụ và cách thức thực
hiện - mà theo xét đoán của kiểm toán viên - có thể có những ảnh
hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính.
Đối với khách hàng, ngoài các yếu tố cơ bản như: Tên công ty, loại
hình kinh doanh, địa chỉ văn phòng, số điện thoại, số fax, các ngân hàng
giao dịch,…kiểm toán viên còn phải thu thập các thông tin về các yếu tố
bên trong và bên ngoài đơn vị khách hàng có ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của khách hàng như: Cơ cấu vốn chủ sở hữu và
cấu trúc quản lý, các bên liên quan, đối tượng kinh doanh chủ yếu, các
giai đoạn, kế hoạch và phương pháp sản xuất kinh doanh, chính sách
tài chính kế toán áp dụng, đội ngũ nhân viên kế toán và lãnh đạo của
công ty khách hàng, chính sách thuế và các điều kiện thuận lợi, khó

khăn trong kinh doanh và môi trường kinh doanh,…
* Cơ cấu tổ chức và nguồn vốn chủ sở hữu:
Công ty ABC ( sau đây gọi tắt là “Công ty”) là Công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài, được thành lập năm 1993 theo giấy phép đầu tư số
__/GP của UBNN về hợp tác và đầu tư. Do có sự chuyển đổi về cơ cấu
vốn chủ sở hữu và vốn pháp định, Công ty ABC đã được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cấp giấy phép điều chỉnh số __/GPDC để phù hợp với nhu
cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như nguồn vốn đầu tư
của Công ty.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phòng
Marketing
Phòng sản
xuất
Phòng kỹ
thuật
Phòng thu
mua
Phó Giám đốc 3Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2

×