Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ ĐÁNH DẤU PHỤC VỤ CHO WAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.25 KB, 9 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ ĐÁNH DẤU PHỤC VỤ
CHO WAP
Tương lai mà công nghệ WAP nhắm đến là tiến gần hơn với các
chuẩn hiện đang được sử dụng rộng rãi trên Internet. Và để có thể “hội
tụ” các nội dung phát triển trên di động và Web truyền thống, WAP
Forum đã thông qua chuẩn XHTML với Cascading Style Sheets (CSS)
từ W3C như là cơ sở cho WAP 2.0. Việc chuyển đổi sang XHTML MP
và WAP CSS đã cũng cố thêm vị trí của các trình duyệt di động trong xu
hướng phát triển Internet và mở ra khả năng xa hơn trong việc thiết kế
cách thức định dạng so và trình bày với trước đây:
o Các nội dung đang tồn tại trên mạng được viết theo định dạng
HTML và XHTML, do đó việc định nghĩa chuẩn WAP 2.0 làm
cho việc phát triển các nội dung trao đổi trên thiết bị di động
trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn.
o XHTML cùng với CSS cho phép sắp xếp chính xác vị trí của văn bản,
hình ảnh, các đường viền và những phần tử khác, do đó tất cả các thiết
bị di động có thể trình bày nội dung XHTML một cách đồng nhất, tránh
được nhiều vấn đề trước đây vẫn xảy ra trong WML.
o Các nhà phát triển đã có kinh nghiệm làm việc với XHTML và CSS, các
công cụ phát triển Web và các máy chủ cũng đã hỗ trợ các chuẩn này.
Sự phát triển trong tương lai của các chuẩn Web sẽ được áp dụng cho
cả Internet truyền thống và trên các thiết bị di động.
3.1 Ngôn ngữ đánh dấu (Markup-Language)
SGML (Standard Generalize Markup Language) là ngôn ngữ đánh
dấu đa mục đích dành cho các tài liệu xử lý trên máy tính. Nó là một tập
hợp bao gồm các thẻ (tag) đánh dấu, các phần tử, và nhãn. Các thẻ
đánh dấu được giới hạn bằng hai ký tự “<” và “>” để phân biệt với phần
dữ liệu. Ngôn ngữ này sử dụng DTD (Document Type Definition), nó là
một dạng tài liệu có cú pháp đặc biệt, được dùng để định nghĩa các
phần tử có thể sẽ xuất hiện trong một tài liệu và trật tự sắp xếp của
chúng.


HTML là một ngôn ngữ đánh dấu dựa trên SGML được dùng để tạo
ra các tài liệu hiển thị trên các trình duyệt Web. Tuy được xây dựng dựa
trên SGML nhưng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi này lại không hoàn
toàn tuân theo SGML do không cần dùng DTD cũng như nó không đòi
hỏi phải tuân theo các qui luật sử dụng các phần tử trong tài liệu. Ví dụ
HTML cho phép sử dụng một thẻ mở (<p>) mà không cần phải có một
thẻ đóng (</p>).
Do nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đánh dấu cho những mục đích khác
chứ không chỉ là hiển thị đơn thuần (như HTML), ngôn ngữ XML đã ra
đời. Do XML có cấu trúc rất nghiêm ngặt và rất uyển chuyển, nên có thể
được sử dụng cho nhiều mục đích khác như: thương mại điện tử, xử lý
cơ sở dữ liệu v.v..
XHTML đại diện cho sự cách mạng của HTML, nó gần như giống
với HTML nhưng lại tuân theo cú pháp nghiêm ngặt của XML. XHTML
được sử dụng để trình bày nội dung trên các trình duyệt Web giống như
HTML đã làm.
WML là một ngôn ngữ XML dùng một DTD riêng của nó. WML
được sử dụng để soạn thảo các nội dung được sử dụng để hiển thị trên
các thiết bị di động.
Hình 3.1 - Mối quan hệ của các ngôn ngữ đánh dấu
3.2. WAP và WML
Vào năm 1998, WAP Forum đã cho ra đời một ngôn ngữ mới gọi là
WML 1.1 và một giao thức mạng mới được gọi là WPS-Wireless
Protocol Stack. WML 1.1 sau đó được nâng cấp lên thành WML 1.3, thế
hệ WAP này được đề cập đến dưới tên WAP 1.x và ngôn ngữ để xây
dựng là WML 1.x.
Hiện nay, WAP 1.x vẫn hoạt động tương đối tốt nhưng khả năng áp
dụng WAP vào thương mại đã xuất hiện nhiều hạn chế. Đó là những
giới hạn trong khả năng điều khiển việc sắp xếp các phần tử, kết quả là
tạo nên các trang tương tự như các trang web thế hệ đầu tiên – không

có màu sắc và hầu hết các phần tử được canh theo lề trái và cứ thế trải
dài đến hết trang. Các trang này không những thiếu sự lôi cuốn trực
quan so với trang web truyền thống mà còn khó sử dụng .
Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn với WML đó là bảng đặc tả không
định nghĩa các qui định cho việc hiển thị các phần tử trên một trang nội
dung. Do đó, với cùng một nội dung WML, mỗi nhà sản xuất trình duyệt
trên di động sẽ hiển thị theo một cách khác nhau mặc dù các nội dung
đó phù hợp với các đặc tả của WML. Điều này đã gây nên nhiều vấn đề
nghiêm trọng nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng các nhà phát triển
web cho di động, những nhà phát triển cần phải dò ra loại thiết bị đang
xử lý nội dung để có thể biến đổi kết quả để phù hợp với các cách thức
xử lý WML khác nhau trên các loại thiết bị di động. XHTML MP và WAP
CSS đã đưa ra những phát triển to lớn trong việc điều khiển dàn trang
và khắc phục được tính không nhất quán trong việc triển khai WML.
3.3. XHTML cở sở
Theo bảng đặc tả XHTML của tổ chức W3C (World Wide Web
Consortium), XHTML Basic DTD định nghĩa một loại tài liệu đủ mạnh để
có thể xây dựng và định dạng các nội dung được chia sẻ giữa các nhóm
thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA),
TV và điện thoại cầm tay. XHTML Basic là một phiên bản trên di động
của XHTML 1.0 bao gồm tất cả các phần tử của XHTML 1.0 ngoại trừ
các phần tử không phù hợp cho các thiết bị có màn hình nhỏ, ví dụ như
khung (frame).. XHTML Basic lại tiếp tục được phát triển lên thành
XHTML MP bằng việc thêm vào bảy phần tử và thuộc tính mới.
Sử dụng XHTML đảm bảo rằng cùng một nội dung sẽ được hiển thị
như nhau trên các hệ nền khác nhau, từ các nhà cung cấp khác nhau.
Điều này không giống với trường hợp sử dụng WML 1.x, vì nó không
đảm bảo tính nhất quán khi hiển thị nội dung trên các loại thiết bị khác
nhau. Khi đó các nhà phát triển và quản lý nội dung phải đối diện với
nhiều khó khăn do sự khác nhau của giao diện người dùng trên các thiết

bị cầm tay khác nhau.
Một số thuận lợi của XHTML so với HTML bao gồm:
o Các trang nội dung có thể được kiểm tra tính đúng đắn về cấu
trúc một cách dễ dàng hơn.
o Các tài liệu có thể được chuyển đổi định dạng thông qua các
công cụ như XSLT (Extensible Stylesheet Language
Transformation )
o Các phần trong tài liệu có thể được tìm lại một cách nhanh
chóng. Văn bản có thể được lưu trữ một cách hiệu quả trong
cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.
3.4. XHTML Mobile Profile

×