Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học lớp 8 ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả ”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.59 KB, 21 trang )

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học
sinh yếu kém môn hóa học lớp 8 ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả ”.
2. Tên tác giả:
Họ và tên: Phạm Hồng Sơn.
Năm sinh: 13/07/1991
Nơi thường trú: Xã Mù Cả - Huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Hóa.
Chức vụ công tác: Giáo viên giảng dạy.
Đơn vị công tác : Trường PTDTBT - THCS Mù Cả.
Số điện thoại: …..
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 28/12/2017 – 28/12/2018.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường PTDTBT - THCS Mù Cả.
Địa chỉ: Xã Mù Cả - Huyện Mường Tè - Tỉnh Lai Châu.
Số điện thoại: 0986013791


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết
Việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là một trong những vấn đề
rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các
cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng. Nhất là trong cuộc vận động Hai
không, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dạy thực chất và học thực chất. Song
song với vấn đề trên học sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy
học mới đang được triển khai, hiện hành: “ học sinh học theo hướng tích cực:
độc lập, chủ động, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo… để lĩnh hội, vận dụng kiến


thức” . Đối với các em học sinh lớp 8, môn hóa học là bộ môn còn mới mẻ và xa
lạ, vì thế tình trạng học sinh chưa hiểu bài, chưa nắm bắt được hết kiến thức
trong giờ học chính khóa vẫn thường xuyên xảy ra. Vì thế việc phụ đạo môn
Hóa học cho các em học sinh lớp 8 là rất cần thiết và cấp bách. Bởi nó không chỉ
tạo thành nền móng kiến thức vững chắc cho chương trình học bộ môn hóa học
ở lớp 8 mà còn cho các chương trình học ở các lớp lớn hơn. Chính vì sự quan
trọng và cần thiết như trên với kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình nghiên
cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học lớp 8 ở Trường PTDTBT
THCS Mù Cả ”.
1.2. Mục đích của sáng kiến
Giải pháp phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém bộ môn Hóa có mục
đích nhằm giúp cho học sinh củng cố lại nội dung kiến thức đã tìm hiểu một
cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó các em chưa nắm bắt được.
Học sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự
hứng thú, say mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập,
phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức
sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ… Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một
số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện
học sinh và hướng nghiệp cho học sinh.


Tôi nghiên cứu và hoàn thành giải pháp này bằng phương pháp chủ yếu là
nghiên cứu đánh giá thông qua kết quả các bài kiểm tra của học sinh kết hợp với
một số phương pháp khác như: kiểm tra thường xuyên, trò truyện, điều tra…
Công cụ đánh giá chính của tôi là tính tỉ lệ học sinh hiểu bài thông qua quá trình
học sinh xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở chính tiết học đó. Từ đó sàng
lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh
yếu kém bộ môn này.
2. Phạm vi, triển khai thực hiện

- Phạm vi:
Phạm vi của chuyên đề này là muốn trao đổi với giáo viên cùng chuyên
môn về vấn đề nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa trường
PTDTBT-THCS Mù Cả, từ đó giúp học sinh nâng cao tỉ lệ chuyên cần trong học
tập, đi học đầy đủ hơn, hứng thú với việc tới lớp, tới trường từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục môn hóa nói riêng và tất cả các bộ môn khác nói chung, và có
thể nhân ra rộng rãi ở các trường trên địa bàn huyện, tỉnh, những vùng khó khăn.
- Đối tượng:
Học sinh lớp 8 trường PTDTBT - THCS Mù Cả - Mường Tè - Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
3.1 Đặc điểm tình hình
- Thuận lợi
Là giáo viên trong nhà trường đã được đào tạo chính quy, có 6 năm kinh
nghiệm, được giảng dạy đúng chuyên môn của mình, được bồi dưỡng chuyên
môn thường xuyên.
Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến
thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề (như thảo luận theo nhóm,
dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng…).
Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp: soạn
giáo án, chuẩn bị nội dung bảng phụ, phiếu học tập và các thí nghiệm.
Tài liệu tham khảo trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn, mỗi năm
đều mua bổ xung thêm, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ không phải học


“chay” như trước, từ đó làm cho bộ môn hóa học không còn trừu tượng như mọi
người vẫn quan niệm. Hơn thế nữa giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu làm ra một
số đồ dùng dạy học thiết thực làm cho tiết học sinh động hơn.
Đa số học sinh nhận thức được môn hóa học rất quan trọng và có tính thực
tế cao, nhiều em có biểu hiện hứng thú học tập bộ môn, chuẩn bị bài không
những tốt mà còn rất sôi nổi trong tiết học, một số học sinh còn tỏ ra yêu thích

môn học hơn, vì vậy chất lượng môn học ngày càng được nâng cao.
- Khó khăn
Bề dày kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều, giáo viên cùng chuyên môn
trong trường không có, tổ chức thảo luận trao đổi với giáo viên cùng chuyên
môn trong huyện còn ít, việc dự giờ thăm lớp còn rất hạn chế dẫn đến việc nâng
cao phương pháp giảng dạy còn ở mức độ chưa cao.
Hơn nữa trong một bài dạy giáo viên phải thiết kế giáo án áp dụng cho các
đối tượng học sinh (Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi) nên thường hay bị động về thời
gian. Giáo viên không thể chỉ chú trọng vào các em yếu kém trên lớp mà còn
phải mở rộng kiến thức nâng cao cho những học sinh khá giỏi trong lớp.
Nhà trường chưa có phòng thí nghiệm, một số hóa chất đã hết nên dù giáo
viên chuẩn bị bài mới kĩ càng nhưng một số thí nghiệm hiệu quả vẫn chưa cao.
Nhà trường chưa có phòng thư viện nên việc yêu cầu học sinh tham khảo
nghiên cứu thêm tài liệu…chưa thực hiện được.
Đa số kinh tế gia đình của các em còn nghèo khó nên các em thường
xuyên phải phụ giúp kinh tế cho gia đình dẫn tới thời gian học ở nhà rất ít.
Hầu hết học sinh là con em dân tộc thiểu số Hà Nhì nên khả năng nhận
thức, khả năng tiếp thu còn hạn chế, ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán
khác biệt nên hiệu quả trong việc dạy và học còn chưa cao.
Mặt khác, do học sinh vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước
đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập
chung, không học bài và làm bài trước khi đến lớp… làm kiến thức bị thiếu hụt
mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về kiến thức. Chính vì thế
muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết với


nghề, có lương tâm nhà giáo, từ đó có sáng tạo, chuẩn bị thật công phu, cẩn
thận, phải nghiên cứu bài tìm ra các phương pháp phù hợp, các hình thức tổ
chức sinh động, chuẩn bị bài có tính logic, nghi vấn và kích thích học sinh có
hứng thú tìm tòi kiến thức mới bổ xung lại kiến thức cho học sinh.

3.2 Các giải pháp cũ
Giải pháp 1: Giáo viên thường xuyên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập
trong sách giáo khoa sau mỗi giờ học chính khóa.
Ví dụ sau Tiết 26: Bài 18: Mol. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài
tập 1,2,3/ 65 Sgk.

Ưu điểm: phát huy tính độc lập, tự giác trong học tập của học sinh, giúp
học sinh tự rèn luyện tư duy, sáng tạo của mình. Đồng thời rèn kĩ năng trình bày,
giải bài tập cho học sinh.
Nhược điểm: Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn nhiều điểm hạn chế nhất
định. Một số bài tập vận dụng cao như bài tập 3 nhiều em học sinh trung bình,
yếu không làm được. Một số em do chưa nắm rõ được phương thức làm bài tập
nên thường làm sai hoặc không làm. Đặc biệt một vài học sinh còn lười học, tính
tự giác chưa cao, hoặc có em còn phụ giúp bố mẹ làm việc dẫn đến tình trạng


không làm bài tập về nhà và hệ quả là hổng kiến thức hoặc kiến thức khắc ghi
chưa sâu.
Giải pháp 2: Giáo viên phát động phong trào: “ Nhóm bạn cùng tiến”.
Giáo viên sẽ lựa chọn 3 - 4 bạn ngoại trú ở gần nhà nhau lập thành 1 nhóm, 3 4 bạn nội trú ở cùng phòng sẽ lập thành 1 nhóm, yêu cầu các nhóm hằng tuần
học nhóm 2 buổi/ tuần vào trước hôm có tiết Hóa.

Ưu điểm: của giải pháp này là mang lại cho học sinh tính đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ trong học tập. Đồng thời giúp các em phần nào
khắc phục những kiến thức chưa kịp nắm bắt được trong giờ chính khóa.


Hạn chế: Do địa bàn xã chủ yếu là đồi núi nên việc học sinh ngoại trú di
chuyển giữa nhà này với nhà kia còn khó khăn. Nhiều em nam còn mải chơi,
không tự giác tham gia học nhóm. Dẫn đến tình trạng các nhóm hoạt động

không thường xuyên hoặc không hoạt động. Làm cho hiệu quả của phong trào“
Nhóm bạn cùng tiến” chưa cao.
Giải pháp 3: Đầu tiết, giáo viên kiểm tra bài tập của từng học sinh.

Ưu điểm: Giáo viên kết hợp kiểm tra bài cũ với kiểm tra vở bài tập của
học sinh sẽ giúp giáo viên nắm bắt được thực trạng học của học sinh, giúp giáo
viên kiểm soát được những em nào chăm làm bài tập, những em nào lười làm
bài tập. Từ đó đưa ra các phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.


Nhược điểm: Giải pháp này có một số nhược điểm đó là nhiều em học
sinh làm bài tập chống đối, hoặc mượn vở của những bạn làm rồi để chép. Nên
khi được giáo viên gọi lên bảng làm bài tập học sinh không biết làm, hoặc làm
sai. Lâu dần học sinh hình thành tính ỷ nại vào người khác, kiến thức ngày càng
mai một, giáo viên không thể phát huy tính độc lập, sáng tạo cho học sinh. Đồng
thời giáo viên sẽ bị động về thời gian, có thể dẫn đến tình trạng “ Cháy giáo án”
của tiết học đó.
3.3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.3.1 Tính mới
Để giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức, bắt kịp kiến thức trên lớp và có
hứng thú học tập bộ môn hóa học, đặc biệt là giáo dục học sinh trở thành con
người hiện đại toàn diện theo yêu cầu xã hội hiện nay: có tính độc lập, tự chủ, tự
giác cao trong nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo học hỏi để tiếp thu kịp kiến thức của
bài mới nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả cao .
Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng giải cho đối tượng học sinh yếu
kém bộ môn trong tiết học, có nhiều điều kiện để mở rộng nâng cao kiến thức,
liên hệ với thực tiễn cho học sinh. Đồng thời tạo được sự say mê, sáng tạo trong
công việc dạy học của mình.
3.3.2 Hệ thống giải pháp
Qua quá trình giảng dạy thực tế và thực hiện phương pháp dạy học mới kết

hợp với các phương pháp hiện hành tôi thấy rằng hoạt động dạy phụ đạo học
sinh yếu kém là rất quan trọng và không thể thiếu trong các môn học, giúp học
sinh chuẩn bị tốt kiến thức bắt kịp các bạn trong lớp tích cực xây dựng bài mới,
tiết học trở lên sôi nổi, rất nhẹ nhàng cho giáo viên và đem lại chất lượng dạy và
học cao. Dựa trên những ưu nhược điểm của giải pháp cũ đã thực hiện tôi mạnh
dạn đưa ra một ra một số giải pháp vừa mang tính kế thừa các giải pháp cũ và
vừa là một số giải pháp mới.
Giải pháp 1: Lên danh sách học sinh yếu và tập trung thành lớp học phụ
đạo vào buổi chiều thứ 7 hằng tuần.


Cách thực hiện: Đây là một trong những giải pháp mà theo tôi là hết sức
quan trọng, nó quyết định tới chất lượng giáo dục môn hóa học 8. Qua quá trình
giảng dạy, giáo viên sẽ nắm bắt và phân loại học sinh khối 8, lên danh sách
những học sinh yếu – kém môn hóa. Sau đó tập trung lại thành lớp học phụ đạo
vào chiều thứ 7 hằng tuần. Giáo viên sẽ xác định những kiến thức mà học sinh
đang bị hổng, sau đó xây dựng kế hoạch hoạt động trong tiết dạy phụ đạo và các
bài tập củng cố.
Đánh giá giải pháp
+ Giáo viên bù đắp được các kiến thức bị hổng cho học sinh tạo nền tảng
vững chắc cho các tiết dạy sau này.
+ Học sinh hiểu được bài nên rất hào hứng trong việc làm bài tập củng cố
và xây dựng bài trong các tiết học chính khóa.
Giải pháp 2: Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm cuối buổi phụ
đạo để đánh giá ngay kiến thức của học sinh vừa nắm bắt.
Cách thực hiện: Sau tiết dạy phụ đạo, giáo viên sẽ giao bài tập trắc
nghiệm củng cố kiến thức cho tiết dạy đó để học sinh làm. Giáo viên sẽ chấm
bài ngẫu nhiên của 5 em học sinh để nắm bắt tình hình tiếp thu kiến thức
của các em.
Ví dụ: Sau Tiết 22: Bài 16: Phương trình hóa học ( tiết 1), giáo viên sẽ

giao 1 số bài tập trắc nghiệm cho học sinh nhằm củng cố lại cách lập phương
trình cho học sinh:


a. Cho sơ đồ: Fe + HCl

FeCl2 + H2

Theo em đâu là cách cân bằng PTHH đúng:
a. Fe + 2HCl

2FeCl2 + H2

b. Fe + HCl

FeCl2 + 2H2

c. Fe + 2HCl

FeCl2 + H2

d. Fe + 2HCl

FeCl2 + 2H2

Đánh giá giải pháp
+ Giáo viên dễ dàng lôi kéo, thu hút được hết các em tham gia làm bài tập.
+ Tuy là bài tập trắc nghiệm nhưng các em vẫn phải thực hiện đầy đủ các
bước ra giấy nháp rồi mới chọn được đáp án chính xác vào vở.
+ Đa số các em thường là đối tượng học sinh yếu nên tư duy logic không

cao. Vì thế với dạng bài tập trắc nghiệm có sẵn đáp án nên sẽ rất dễ dàng cho
học sinh định hướng cách làm từ đó khắc sâu các kiến thức cơ bản một cách đơn
giản và nhanh nhất.
Giải pháp 3: Giáo viên phát động phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” bạn
khá giúp đỡ bạn yếu.


Cách thực hiện: Giải pháp này thực hiện dựa trên giải pháp cũ nhưng giáo
viên sẽ điều chỉnh một số chỗ. Ví dụ: giáo viên sẽ phân loại học sinh thành mức
giỏi – khá – trung bình – yếu. Cứ 1 bạn giỏi ( làm nhóm trưởng) kèm cặp 1 bạn
yếu, 1 bạn khá ( làm nhóm trưởng) kèm cặp 1 bạn trung bình. Sau mỗi buổi học
phụ đạo, giáo viên sẽ lựa chọn 1 số bài tập dạng dễ nhằm củng cố kiến thức cho
học sinh, và sẽ yêu cầu các nhóm làm vào 14h00-15h30 chủ nhật hằng tuần.
Đồng thời phát động phong trào thi đua, động viên khuyến khích các em cùng
giúp đỡ nhau. Nếu đôi bạn nào đạt kết quả cao sẽ có phần thưởng.
Đánh giá giải pháp
+ Các nhóm hoạt động rất tích cực, kiến thức của các em trung bình – yếu
đã được cải thiện rõ rệt do các em đã tự vá lỗ hổng kiến thức cho nhau, giải pháp
này đã mang lại kết quả cao hơn nhiều so với giải pháp cũ.
+ Học sinh hứng thú hơn, mạnh dạn hơn, bởi những chỗ khó hiểu thắc
mắc các em đã được các bạn khá – giỏi giải đáp cặn kẽ, dễ hiểu.
Giải pháp 4: Nhóm trưởng của các nhóm kiểm tra bài tập về nhà, báo
cáo lại cho giáo viên tình hình học tập của các bạn trong nhóm.


Cách thực hiện: Giáo viên sẽ phân lớp thành 3 nhóm, lựa chọn 1 em khá –
giỏi làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ kiểm tra bài tập về nhà của
các thành viên trong nhóm. Sau đó báo cáo lại tình hình cho giáo viên.
Đánh giá giải pháp
+ Đối với giải pháp này tôi thấy việc kiểm tra bài tập của học sinh được

sát sao hơn, giáo viên có thể nắm bắt rõ tình hình làm bài tập về nhà của học
sinh mà không bị ảnh hưởng đến thời gian của tiết dạy mới. Đồng thời giáo viên
còn có thời gian để tìm hiểu nguyên nhân và chấn chỉnh lại các trường hợp
không làm bài tập về nhà.
+ Học sinh có ý thức tự giác làm bài cao hơn, từ đó kiến thức của các em
được củng cố sâu hơn.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Qua quá trình giảng dạy thực nghiệm với sáng kiến tại trường PTDTBT –
THCS Mù Cả, kết hợp với qua các bài kiểm tra và bài tập về nhà tôi thấy được
những tính ưu việt của giải pháp mà mình thực hiện thu được những kết quả rất
khả quan như sau:
4.1 Hiệu quả về mặt kĩ thuật
Về kiến thức:
Những phần kiến thức mà các em bị hổng trong tiết học chính khóa đã
được bù đắp hết, tạo thành nền tảng kiến thức vững chắc cho các tiết học sau
này. Giúp cho các em không còn tâm lý sợ môn hóa nữa, nhiều học sinh tỏ ra


yêu thích môn học này, trong các tiết học chính khóa các em rất sôi nổi, hăng
say phát biểu và luôn hoàn thành tốt những nội dung mà giáo viên đưa ra.
Việc điều khiển các hoạt động của giáo viên trên lớp rất nhẹ nhàng nhưng
lại rất hiệu quả, giáo viên có thoải mái thời gian liên hệ thực tế kiến thức bài học
và nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi.
Về kĩ năng:
Học sinh hình thành kĩ năng giải bài tập qua các bài tập trắc nghiệm, đồng
thời khắc sâu được các bước, trình tự giải bài tập tạo thành tiền đề để học sinh
giải một số bài tập ở dạng vận dụng cao sau này.
4.2 Hiệu quả về mặt kinh tế
Đề tài được đưa ra sẽ giúp đội ngũ giáo viên có được những giải pháp
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mình, tiết kiệm được

nhiều thời gian, công sức, không cần nhiều tổ chức thảo luận trao đổi, dự giờ
thăm lớp với các giáo viên cùng chuyên môn trong huyện từ đó tiết kiệm chi phí
cho giáo viên, cho nhà trường và cho các cấp quản lí. Đề tài khi đưa vào thực
hiện rất đơn giản, nội dung rõ ràng, tiết kiệm thời gian thủ tục không cần thiết.
4.3 Hiệu quả về mặt xã hội
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Kết quả đánh giá học sinh qua bài kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018:
Năm học
2017-2018

Lớp
8A+8B

Sĩ số

Điểm <5

Điểm >5

49

16

30

3

32,7%

61,2%


6,1%

Tỉ lệ

Điểm 9, 10

Tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 rất cao, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, điểm
10 thấp.
Sau khi áp dụng sáng kiến:
Kết quả đánh giá học sinh qua bài kiểm tra học kỳ II năm học 2017-2018:
Năm học
2017-2018
Tỉ lệ

Lớp
8A+8B

Sĩ số

Điểm <5

Điểm >5

Điểm 9, 10

49

11


33

5

22,5%

67,3%

10,2%

Kết quả đánh giá học sinh qua bài kiểm tra học kỳ I năm học 2018-2019:


Năm học
2018-2019

Lớp
8A

Sĩ số
45

Tỉ lệ

Điểm <5

Điểm >5

Điểm 9, 10


9

31

5

20%

68,9%

11,1%

Kết quả của bài kiểm tra học kì II năm học 2017-2018 và bài kiểm tra học
kì I năm học 2018-2019 đã có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh được điểm
dưới 5 giảm, tỉ lệ học sinh được điểm 9 điểm 10 tăng cao.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Với sáng kiến kinh nghiệm này không những ta có thể áp dụng cho học
sinh khối lớp 8 mà còn áp dụng cho học sinh khối lớp 9 ở bất kì trường THCS
nào trong toàn huyện hoặc toàn tỉnh. Đề tài nghiên cứu có khả năng ứng dụng
rất cao vào thực tiễn giảng dạy bởi nó phù hợp với đối tượng vùng miền, phù
hợp với địa bàn ở vùng khó, vùng sâu, vùng xa,… Chính vì những lí do trên mà
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn
hóa học lớp 8 ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả ” có thể đưa vào ứng dụng
trong thực tiễn một cách rộng rãi. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cũng cần
lưu ý: mỗi giáo viên có cách lên lớp, phương pháp dạy học khác nhau, đối tượng
học sinh cũng khác nhau. Vì vậy khi tiến hành áp dụng ta phải chú ý hài hòa sao
cho phù hợp với từng khu vực, từng lớp học, từng học sinh để đạt được hiệu quả
cao nhất.
Qua đề tài này tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân về quá
trình chuẩn bị, và thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy và

học. Đề tài được nghiên cứu có nội dung phù hợp với việc dạy học ở đơn vị
trường PTDTBT-THCS Mù Cả nói riêng và của các đơn vị trường trong địa bàn
huyện Mường Tè nói chung, phù hợp với học sinh vùng khó vì vậy có thể đưa
vào áp dụng một cách rộng rãi, triệt để và sâu sắc trong quá trình Dạy- Học.
6. Các thông tin cần được bảo mật (không)
7. Kiến nghị, đề xuất
- Đưa sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng một cách rộng rãi.
- Có các chương trình tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cho giáo viên…
8. Tài liệu đính kèm


Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính bản thân tôi thực hiện không sao
chép hoặc vi phạm bản quyền.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
PHẠM HỒNG SƠN

ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


Bằng những kinh nghiệm năm trước tôi sử dụng giải pháp này áp dụng
cho khối lớp 8 tôi thấy rằng học sinh học tập rất tốt bắt kịp kiến thức trên lớp,
hứng thú với môn học hơn: hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, giờ học sôi
nổi hớn hẳn, nhiều em có ý thức cao trong tư duy và vận dụng kiến thức, yêu
thích bộ môn, kiểm tra đánh giá kết quả đạt khá cao…đã giúp tôi mạnh dạn đưa

ra giải pháp này .
Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phụ đạo
đưa ra để người đọc cùng tham khảo:
Sau khi học xong bài 16 (Sgk Hóa học 8) qua nhận xét, đánh giá sự tiếp
thu bài của học sinh tôi thấy các em chưa nắm bắt được cách lập phương trình
hóa học, chưa xác định được các chất tham gia, các chất tạo thành …
Tuần 12 : Ngày soạn : 09/11/2018
Ngày dạy : 11/11/2018
TIẾT 5 :

ÔN BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu và phân biệt rõ ràng các chất tham gia, các chất tạo thành, phương
trình hóa học, nắm được các bước lập phương trình hóa học.
2. Kĩ năng
Học sinh cân bằng được một số phương trình hóa học đơn giản.
3. Thái độ
Tạo cho học sinh say mê với môn học, thích khám phá.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Soạn bài,nghiên cứu tài liệu có liên quan…
Phiếu học tập, bảng phụ (bảng 1) …
2. Học sinh
Xem và nghiên cứu ,chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức:



Làm công tác tư tưởng đối với học sinh để các em không nhàm chán
môn học.
2. Kiểm tra bài : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu mục đích của buổi
phụ đạo.
3. Bài mới: Sau những gì các em đã tiếp thu trên lớp thì trong giờ học này
các em sẽ tự đánh giá lại những kiến thức mà mình đã học, qua đó xác định lần
nữa thật chính xác kiến thức để vận dụng và làm kiến thức cơ sở cho các
bài học tiếp theo.
Hoạt động 1: Xác định chất tham gia, chất tạo thành
Hoạt động của GV
Treo bảng phụ một số phương trình

ĐT

Hoạt động của HS

chữ của phản ứng

-Đọc nội dung bảng phụ và thảo

Bảng 1:

luận nhóm :

a.Khí Hidro + Khí ôxi - -> Nước
b. Canxi Cacbonat

- ->

Canxioxit + Cacbonđioxit

c. Kẽm + Axít clohiđric - -> Kẽm
Clorua + Khí hidro.
Hãy cho biết tên các chất tham gia,
các chất tạo thành, CTHH của các
chất trên?
Khi các chất được viết dưới dạng
CTHH, các chất tham gia nối với

Nêu tên được các chất tham gia và
các sản phẩm, ghi CTHH của các
chất.

nhau bằng dấu cộng (+), các chất
tạo thành cũng nối với nhau bằng
dấu cộng, các chất tham gia nối với
các chất tạo thành bằng dấu mũi
tên, các chất tham gia viết ở bên
trái còn các chất tạo thành viết ở
bên phải mũi tên ta được sơ đồ của
phản ứng hóa học.

Học sinh lên bảng ghi các sơ đồ
phản ứng đã cho lên bảng theo
hướng dẫn.


VD: a. H2 + O2

H2O


-Trong phản ứng a tại sao nước
không phải là chất tham gia ? Khí
hidro không phải là chất tạo thành?

-Vì nước không có mặt trong phản

Các sơ đồ phản ứng trong bài tập

ứng từ ban đầu chỉ có hidro và

2,3 (57,58) giáo viên yêu cầu học

ôxi…

sinh nhận biết chất tham gia và sản

- Học sinh làm bài tập theo yêu cầu

phẩm.
Tiểu kết:

của giáo viên.

a.Khí Hidro + Khí ôxi
b. Canxi Cacbonat

- -> Nước
- -> Canxioxit + Cacbonđioxit

c. Kẽm + Axít Clohiđric


- -> Kẽm clorua + Khí hidro.

---------------------Các chất tham gia

-------------------Các chất sản phẩm

Hoạt động 2: Lập phương trình hóa học.
Hoạt động của GV
GV treo tranh hình 2.5
- Xác định chất tham gia và sản
phẩm trong phản ứng ?
- Viết phương trình chữ của phản
ứng ?
- Hãy thay tên các chất bằng
CTHH ?
GV: Dùng cân mô hình minh họa
cho HS thấy sự không đúng với
định luật bảo toàn khối lượng khi
viết PTHH theo sơ đồ trên.
GV lần lượt chỉnh cho cân thăng
bằng.
Cho hs quan sát đĩa cân khi cân
thăng bằng từ đó hoàn thành
PTHH trên.
- Yêu cầu hs nhắc lại diễn biến

ĐT

Hoạt động của HS

Quan sát sơ đồ và thí nghiệm trên
mô hình của giáo viên.
Hs xác định các chất tham gia, sản
phẩm → sơ đồ phản ứng.
Khí oxi + khí hiđro --> Nước
H2 + O2 ---> H2O

Hs : chỉ thay đổi liên kết, các nguyên
tử không thay đổi.
Trước PƯ: 2H và 2 O
Sau PƯ : 2H và 1 O
Ta thêm hệ số trước phân tử để cân
bằng số nguyên tử trước và sau phản
ứng.
Đặt hệ số 2 trước H2O để cân bằng
oxi.


của PƯHH ?
- Nhận xét số nguyên tử của mỗi
nguyên tố trước và sau phẩn ứng
trong PTHH trên ?
- Để số nguyên tử 2 vế cân bằng
ta làm ntn?
- Đặt hệ số như thế nào để cân
bằng oxi ?
- Đặt hệ số như thế nào để cân
bằng Hiđro ?
GV: khi số nguyên tử mỗi vế
bằng nhau → phương trình đã

hoàn thành. Ta viết mũi tên nét
liền .

H2 + O2 ---> 2H2O
Thêm hệ số 2 trước H2
2H2 + O2 ---> 2H2O
PTHH
2H2 + O2 → 2H2O

Tiểu kết:
2H2

+

O2 → 2H2O
Hoạt động 2: Các bước lập PTHH

Giáo viên lấy 1 ví dụ làm từng
bước cho hs quan sát.
a. Nhôm + Oxi ---> Nhôm oxít
B.1:Sơ đồ phản ứng:
Al + O2 ---> Al2O3
B.2: Cân bằng số nguyên tử của
mỗi nguyên tố.
Thông báo thường chúng ta nên
cân bằng các phương trình có số
nguyên tử nhiều trứơc có thể tìm
bội chung nhỏ nhất của các chỉ
số mỗi nguyên tố để tìm ra các
hệ số.

Al + O2 ---> 2Al2O3
- Số nguyên tử của từng nguyên
tố trong sản phẩm sinh ra?
Từ số nguyên tử HS nêu được
GV hướng dẫn bổ sung các hệ số
hoàn thành PTHH.
B.3 :Viết PTHH.
Sau khi xác định các chỉ số GV

Ghi chép các bước tiến hành lập
PTHH.

Xác định nguyên tố có số nguyên
tử nhiều nhất.

Xác định số nguyên tử từng
nguyên tố trong sản phẩm sinh ra
sau khi thêm hệ số.
Bổ sung các hệ số.
Hoàn thành PTHH.


cho HS lên bảng viết lại sơ đồ
PƯ:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
GV yêu cầu.
Qua ví dụ trên→ thảo luận các
bước lập PTHH ?
GV nhận xét chốt các bước lập
PTHH.


Hs thảo luận nhóm thống nhất các
phương án.
1 đại diện trình bày. Lớp bổ sung.

Tiểu kết:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Bước 3: Viết PTHH
4.Củng cố - Dặn dò:
a. Củng cố: Giáo viên cho học sinh làm trắc nghiệm 10 câu ( 5 phút )
đánh giá khả năng của học sinh tiếp thu bài như thế nào:
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
I. Cho phương trình phản ứng sau:
4Al

+

3O2

2 Al2O3



1.Các chất tham gia là:
a. O2 ,

b. Al2O3

c. Al. O2.


d. Al

c. Al. O2.

d. Al

2.Các chất tạo thành (sản phẩm) là:
a. O2 ,

b. Al2O3

3.Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 4:3:2

b. 4:2:3

c. 2:3:4

d. 4:3:3

II. Cho sơ đồ phản ứng:
Hg

+

O2

- ->


HgO

Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 1:2:2

b. 2:2:1

c. 1:1:1

III. Cho sơ đồ phản ứng:
Fe

+

Cl2

- ->

FeCl3

d. 2:1:2


Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 3:2:2

b. 2:3:2

c. 2:1:2


d. 1:1:1

b. Dặn dò: - Học bài cũ.
- Cùng nhóm trưởng thực hiện các bài tập sau:
Bài 1: Cho các PTHH sau:
a. 4P + 5O2 → 2P2O5
b. C + O2 → CO2
c. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Em hãy chỉ ra các chất tham gia, các chất sản phẩm trong 3 PTHH trên?
Bài 2:
a. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe

+

O2



Fe3O4

Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 2:2:1

b. 3:2:1

c: 1:2:3

b. Cho sơ đồ phản ứng sau: Ba(OH)2 +

d: 2:2:3

2HCl →

BaCl2 + 2H2O

Các hệ số của phương trình lần lượt là:
a. 1:2:2:1

b. 1:3:2:1

c: 1:2:1:2

d: 1:2:2:3

Bài 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:
a. Al + O2 ---> Al2O3
b. Na + O2 ---> Na2O
c. P2O5 + H2O ---> H3PO4
d. HgO --->

Hg + O2

Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong
mỗi phản ứng.



×