Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.8 KB, 20 trang )

Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng
lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể
hiện ở bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Đọc là một phân mơn của chương trình cấp Tiểu học. Đây là một phân mơn
có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở
cấp học đầu tiên trong trường phổ thông.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, họ
biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư
duy, thông hiểu tư tưởng tình cảm người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm
văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà cịn rung động tình
cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức
mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Vì vậy đọc có ý nghĩa rất
quan trọng.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng khi đọc những văn bản văn
chương hoặc có các yếu tố của ngơn ngữ văn chương. Đó chính là khả năng làm
chủ được ngữ điệu, làm chủ các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng
giọng, cường độ, cao độ của giọng … để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà
tác giả đã gửi gắm trong bài tập đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ
của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ
đọc cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu lốt.
“Khơng hiểu tư tưởng chính của tác phẩm và mục đích chính của việc đọc
nhằm thể hiện nó thì khơng thể đọc diễn cảm nổi, dù chỉ là một dòng”.
(E.Iadovixki). Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên khơng
thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Vì vậy , giáo viên khơng được định ra ngữ điệu
đọc từ đầu. Ngược lại, xác định giọng đọc của bài phải là kết luận tự nhiên được


học sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc bài đọc và biết cách diến đạt thích hợp dưới
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

1


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

sự hướng dẫn của thầy. Hiểu, có những ấn tượng đúng đối với bài đọc chưa đủ,
học sinh cịn cần có mong muốn tha thiết chia sẻ với mọi người những ấn tượng
của mình mới đọc được diễn cảm.
Đọc diễn cảm là kết quả của việc hiểu thấu đáo bài đọc nên không thể
luyện tập tách rời với luyện đọc hiểu. Đọc diễn cảm không phải là việc làm chủ
những đặc tính âm thanh riêng lẻ của giọng đọc mà là sự hoà đồng của các thông
số âm thanh tạo nên âm hưởng chung của bài đọc. Đọc diễn cảm không phải là
đọc thiếu tự nhiên, có tính chất “kịch” và tuỳ theo ý thích chủ quan của người
đọc. Nó bị quy định bởi cảm xúc của bài đọc cho nên tác phẩm quy định ngữ
điệu cho người đọc chứ không phải người đọc tự đặt ra ngữ điệu. Vì vậy, muốn
dạy học sinh đọc diễn cảm, trước hết phải làm cho các em hoà nhập với bài văn,
bài thơ. Có cảm xúc thì sẽ “bật” ra được ngữ điệu thích hợp. Chính vì các lý do
trên, tôi chọn đề tài: : “Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng câu
văn, câu thơ cho học sinh trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn”.
2. Mục đích của đề tài:
- Góp phần giúp học sinh lớp 4/1 học tốt môn tập đọc.
- Các em thích thú học tập tạo đà để học tốt mơn Tiếng Việt và các môn học
khác cũng như ở các cấp học trên, ứng dụng trong cuộc sống và có xúc cảm về
cái đẹp, cái hay của quê hương đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập đến vấn đề “ Giúp rèn kỹ

năng đọc đúng chỗ ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh trong giờ học Tập
đọc ở lớp Bốn”.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

2


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

5. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9 năm học 2012-2013 đến cuối kì I năm học 2012-2013.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. C s lý lun:
1. Các khái niệm liên quan.
- xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ "đọc là gì" có nhiều
định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhẫn mạnh những khía cạnh khác
nhau của đọc. Trong cuốn "Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga"
(1998) - Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa "Đọc là một dạng ngơn ngữ, là q
trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng
với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết
thành các đơn vị nghĩa khơng có âm thanh".
- Định nghĩa: Thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc xem đó là một q
trình giải mã 2 bậc, chữ viết -> âm thanh và chữ viết (âm thanh) -> nghĩa.

Như vậy đọc không chỉ đánh vần phát âm thành tiếng theo các ký hiệu chữ
viết, cũng không chỉ là q trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì
được đọc, đọc chính là sự tổng hợp của 2 quá trình này.
2. Ý nghĩa của dạy học tập đọc ở Tiểu học.
- Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hòi cơ
bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc
để học, đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp
và học tập đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú
và động cơ học tập đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần
học tập cả đời, nó là khả năng khơng thể thiếu được trong thời đại văn minh.
Chính vì vậy trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

3


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học
có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này - đó là hình thành và năng lực đọc cho học
sinh.
3. Nhiệm vụ của dạy học phân môn tập đọc ở Tiểu học.
- Tập đọc là phân môn thực hành - nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành
năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận
cũng là 4 yêu cầu của chất lượng của đọc - đọc đúng đọc nhanh (đọc lưu lốt,
đọc trơi chảy), đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung những điều mình đọc
hay cũng gọi là đọc hiểu và đọc hay - mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm).
- 4 kỹ năng của đọc được hình thành trong 2 hình thức đọc là đọc thành
tiếng và đọc thầm. 2 hình thức này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau,

sự hồn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những
kỹ năng khác.
- Dạy đọc cũng giáo dục lịng ham đọc sách, hình thành phương pháp và
thói quen làm việc với sách cho học sinh - thông qua việc dạy đọc và làm cho
học sinh thích đọc. Và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em
trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường
đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ và phát triển.
- Đọc một cách có ý thức tác động tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc.
Đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái
đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Đọc
khơng chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà cũng giáo dục tính cách thị hiếu thẩm
mỹ cho học sinh.
- Như vậy môn tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo
dục, giáo dưỡng và phát triển.

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

4


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

- Nội dung môn tập đọc của Tiếng việt lớp 4 được sắp xếp theo các chủ
điểm thứ tự từ gần đến xa, từ dễ đến khó so với lớp 2, lớp 3 chủ điểm ở lớp 4
được mở rộng và nâng cao hơn.
II.Thực trạng
Trong khi đó, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành
cơng, cịn có những hạn chế. Học sinh của chúng ta đọc chưa như mong muốn.
Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ

năng đọc. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư
tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên
còn lúng túng trong khi dạy Tập đọc: cần đọc bài Tập đọc với giọng như thế
nào, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc
nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, ... Đó là những trăn trở của mỗi giáo viên
trong mỗi giờ dạy Tập đọc.
Dạy học Tập đọc cho học sinh Tiểu học với các văn bản đọc có câu dài khó đọc là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng xử lý tốt. Có nhiều chỗ
học sinh ngắt nghỉ chưa đúng mà thường thì giáo viên chưa chú ý sửa chữa, uốn
nắn cho các em kịp thời. Nguyên nhân là do giáo viên chưa quan tâm dạy học
sinh đọc ngắt nghỉ ở những vị trí khơng có dấu câu. Khi học sinh đọc bài ta
khơng nghe thấy thốt ý, khơng thể hiện được tình cảm, cảm xúc của bài học.
Đặc biệt nếu học sinh đọc đồng thanh thì nghe rất ngang tai.
a/ Thn lỵi:
- GV nắm vững quy trình dạy phân mơn tập đọc.
- Phát huy được tính chủ động sáng tạo và linh hoạt trong việc vận dụng
PPDH.
- Chuyên môn của trường đã tích cực chủ động trong việc bồi dưỡng nâng
cao tay nghề dạy học tập đọc cho giáo viên.

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

5


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ hc Tp c lp Bn

b. Khó khăn:
- L mt đơn vị thuộc địa bàn dân cư cũng khó khăn nên mức độ tiếp thu
bài của học sinh còn nhiều hạn chế. Kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm của học

sinh chưa cao.
- Giáo viên chưa chủ động trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Mặc dù đã đảm bảo kế hoạch chương trình cộng với sự nỗ lực cố gắng của
thầy và trò song kết quả của phân môn Tập đọc chưa cao.
Qua khảo sát bài đọc ở tháng 9 (năm học: 2012-2013), tôi nhận thấy các em
ở lớp đã đạt kÕt qu¶ như sau:
Lớp

Số lượng bài

4/1

37

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

4

10.8

10

27

18

48.5

5

13.5

Chính chất lượng qua khảo sát chưa được như ý muốn nên tơi suy nghĩ và
cố gắng tìm giải pháp giúp học sinh lớp 4/1 học tốt phân môn tập đọc là một
việc làm cần thiết.
III/ Các giải pháp :
Như chúng ta nhận thấy, khi đọc một văn bản, hay một bài thơ đúng thì
cần phải biết cách ngắt giọng.

Có hai kiểu ngắt giọng: Ngắt giọng lôgic và ngắt giọng biểu cảm.
- Ngắt giọng lôgic: Là những chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu,
ngắt giọng lơgic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu.
- Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lơgic, đó là chỗ nghỉ lâu hơn
bình thường hoặc chỗ nghỉ không do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người
đọc nhằm tạo ra một ấn tượng về cảm xúc.
Biện pháp 1. Rèn kỹ năng ngắt giọng lôgic:
Khi đọc một văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu ta cần phải ngắt,
nghỉ, đó chính là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu hơn
sau dấu chấm; sau dấu chấm phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy. Sau dấu phẩy cũng
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

6


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

có lúc phải nghỉ khác nhau. Dấu phẩy ngăn cách giữa các vế câu phải nghỉ lâu
hơn sau trạng ngữ, dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn
cách giữa các bộ phận đẳng lập. Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp,
có nghĩa là ta phải dựa vào nguyên tắc ngắt nghỉ của các dấu câu. Tuy nhiên, các
quan hệ ngữ pháp có lúc được biểu hiện trên chữ viết, có lúc lại khơng biểu hiện
gì trên chữ viết. Do đó, muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng cần phải nắm được các
quan hệ ngữ pháp.
Trong thực tế, do không nắm được quan hệ ngữ ngữ pháp, do ngắt nhịp
theo cảm tính để tạo sự cân bằng về âm thanh mà học sinh thường đọc sai chỗ
ngắt nhịp. Một số lỗi thường gặp ở học sinh khi đọc là: Tách một danh từ ra khỏi
định ngữ đi kèm; tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ; tách một từ ra làm hai; ngắt
giọng sau hư từ.

1.1. Ngắt giọng sai do tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm:
 Khi đọc một số bài văn xi có những câu dài với cấu trúc ngữ
pháp phức tạp học sinh thường ngắt giọng một cách tuỳ tiện như sau:
Ví dụ 1: Trăng sáng mùa thu/vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc ...
(Trung thu độc lập,TV4 tập 1-trang 66)
Học sinh ngắt giọng sai, đọc như vậy câu văn sẽ bị hiểu là: “Trăng sáng
mùa thu” là chủ ngữ và vị ngữ là “vằng vặc chiếu khắp thành phố làng mạc ...”
Ví dụ 2: Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hơi/mà vui vẻ
bên tiếng bễ thổi “phì phào”...
(Thưa chuyện với mẹ, TV4 tập 1-trang 86)
Ngắt giọng như trên câu văn sẽ bị hiểu sai là: Cương nhớ đến ba người
thợ nhễ nhại mồ hôi và Cương cảm thấy vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” ...
Ví dụ 3: Chú đậu trên một cành lộc vừng/ngả dài trên mặt hồ.
(Con chuồn chuồn nước, TV 4 tập 2-trang 127)
Học sinh đã tách “ngả dài” ra khỏi “cành lộc vừng”. Như vậy, chú chuồn
chuồn lại “ngả dài” trên mặt hồ!?

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

7


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

 Khi đọc một số câu thơ, do không chú ý đến quan hệ ngữ pháp mà
chỉ chú ý đến sự cân đối về âm thanh mà học sinh đọc chỗ ngắt nhịp sai như
sau:
Ví dụ 1:


Những thằng cu/ áo đỏ chạy lon xon.
Con bò vàng/ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
(Chợ Tết, TV4 tập 2 - trang 38)

Theo cảm tính, học sinh đã ngắt nhịp sai khi tách “áo đỏ” ra khỏi “những
thằng cu”; tách “ngộ nghĩnh” ra khỏi “con bò vàng” làm cho câu thơ bị tách
thành hai câu cụt.
*/ Để khắc phục những lỗi trên, khi hướng dẫn học sinh, giáo viên cần lưu
ý cho học sinh phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, cần giúp học
sinh nắm được quan hệ giữa định ngữ và danh từ. Định ngữ bổ nghĩa cho danh
từ và chúng liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cụm danh từ. Do đó khi đọc
khơng được ngắt giọng ở những chỗ làm ngăn cách danh từ với định ngữ đi
kèm.
1.2. Ngắt giọng sai do tách từ chỉ loại ra khỏi danh từ, tách một từ ra
làm hai:


Do không nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu văn

mà học sinh cũng dễ đọc sai chỗ ngắt giọng như:
Ví dụ 1: Nổi bật trên hoa văn/trống đồng là hình ảnh con người hồ với
thiên nhiên.
(Trống đồng Đông Sơn, TV4 tập 2-trang 17)
Học sinh đã đọc sai chỗ ngắt giọng, tách cụm tà “hoa văn trống đồng” ra
làm hai do đó “Nổi bật trên hoa văn” trở thành trạng ngữ, “trống đồng” trở thành
chủ ngữ, làm câu văn sai về nghĩa.
Ví dụ 2: Tơi lim dim/mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ.
Ví dụ 3: Sa Pa quả là một món quà/tặng kỳ diệu mà thiên nhiên dành cho
đất nước ta.
(Đường đi Sa Pa, TV4 tập 2-trang 102)

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

8


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

Học sinh sinh mắc sai lầm khi ngắt giọng tách một từ ra làm đôi làm cho
nghĩa của câu văn khác đi.
Ví dụ 4: Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu/soi vào bóng tối cửa đền.
(Ăng-co-vát, TV4 tập 2-trang 123)
Ví dụ 5: Mỗi đứa trẻ trung bình/mỗi ngày cười 400 lần.
(Tiếng cười là liều thuốc bổ, TV4 tập 2-trang 153)
Nếu ngắt giọng như trên thì sẽ xuất hiện một loại “ánh sáng chiếu” soi
vào bóng tối của đền. Hay ở câu thứ hai, do ngắt nhịp sai nên “trung bình mỗi
ngày” là trạng ngữ đã bị tách làm đôi và câu văn bị hiểu thành “trung bình” là
định ngữ bổ nghĩa cho “mỗi đứa trẻ”.
 Học sinh cũng hay ngắt nhịp sai khi đọc một số câu thơ có vần điệu
như:
Ví dụ 1: Chuyện ngày xưa đã có bờ/tre xanh.
(Tre Việt Nam, TV4 tập 1-trang 41)
Ví dụ 2: Anh chàng/Gà Trống tinh nhanh lõi đời.
(Gà Trống và Cáo, TV4 tập 1-trang 51)
Ở hai câu trên học sinh đã ngắt nhịp sai khi tách “bờ” ra khỏi “tre xanh”
và tách “Anh chàng” ra khỏi “Gà Trống”, đây là những lỗi thường gặp ở học
sinh.
Ví dụ 3:

Hái triệu vì/sao xuống cùng

Đúc thành ơng/mặt trời mới.
Mãi mãi khơng/cịn mùa đơng
Trong ruột khơng/cịn thuốc nổ.
(Nếu chúng mình có phép lạ, TV4 tập 1-trang 76)

Ví dụ 4:

Qua bao/nhiêu ngọn gió
Trên những/cánh đồng hoa
Loá màu/trắng hoa mơ
Mùi hoa/huệ ngạt ngào..
(Tuổi ngựa, TV4 tập 1-trang 149)

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

9


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

Trong các câu trên, học sinh đã đọc sai chỗ ngắt nhịp nên đã tách các từ
“vì sao”; “ơng mặt trời”; “khơng cịn”; “bao nhiêu ngọn gió”; “những cánh
đồng hoa”; “màu trắng hoa mơ”; “hoa huệ” thành hai từ.
*/ Để khắc phục những lỗi trên, cần chú ý học sinh ngoài việc nắm được
các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu còn cần phải có thói quen khơng đọc
các câu thơ theo một nhịp nhất định từ đầu tới cuối bài mà phải thường xuyên
thay đổi nhịp tuỳ vào quan hệ giữa các từ trong câu. Đặc biệt, cần phải giúp học
sinh hiểu được không thể tách một từ ra làm hai như trên được.
1.3. Ngắt giọng sau hư từ:

 Khi đọc một số câu thơ do chỉ chú ý đến việc cân đối âm thanh mà
không chú ý đến nghĩa các từ trong câu nên nhiều học sinh đã ngắt nhịp sai
như sau:
Ví dụ 1: Bây giờ mẹ lại/lần giường tập đi
(Mẹ ốm, TV4 tập 1-trang 10)
Ví dụ 2: Vừa nhân hậu lại/tuyệt vời sâu xa
Người ngay thì được/phật, tiên độ trì
Con sơng chảy có/rặng dừa nghiêng soi
Vừa độ lượng lại/đa tình đa mang
Chăm làm thì được/áo cơm cửa nhà.
(Truyện cổ nước mình, TV4 tập 1-trang 19)
Ở các câu trên, học sinh đã ngắt nhịp sai do các hư từ vốn có quan hệ rất
chặt chẽ giữa hư từ với bộ phận đi kèm theo sau nó. Từ đó giúp học sinh có thói
quen đọc liền hư từ với bộ phận đi kèm.
1.4. Cách ngắt nghỉ theo ý nghĩa căn cứ vào ý nghĩa của các từ, cụm từ
trong câu và ý nghĩa của cả câu.
Ví dụ học sinh ngắt, nghỉ khi đọc như sau:
“Đến khi cậu bé chỉ quả táo/cắn dở/đang căng phồng/trong túi áo của
quan/coi vườn ngự uyển/thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.”
(Vương quốc vắng nụ cười, TV4 tập 2-trang 132)
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

10


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

Trong câu này, các hình ảnh cần chú ý là:
-quả táo cắn dở

-túi áo căng phồng (vì trong đó có quả táo cắn dở)
-quan coi vườn ngự uyển.
Như vậy, khi đọc không thể tách ra: quả táo/cắn dở; đang căng
phồng/trong túi áo của quan/coi vườn ngự uyển.
Khi đọc câu văn trên, cần sửa lại cách ngắt hơi như sau:
“Đến khi/cậu bé chỉ quả táo cắn dở/đang căng phồng trong túi áo/của
quan coi vườn ngự uyển/thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.”
Biện pháp 2. Rèn kỹ năng ngắt giọng biểu cảm:
Bên cạnh việc dạy cho học sinh nắm được kỹ thuật ngắt giọng lơgic, cịn
cần phải dạy cho học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đây là một phương tiện tác
động đến người nghe. Nếu như giọng ngắt logic thiên về trí tuệ thì ngắt giọng
biểu cảm lại thiên về cảm xúc. Đó là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có
tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý đối với người nghe góp phần tạo nên
hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho văn bản.
 Khi đọc câu thơ cuối cùng trong bài “Mẹ ốm” (TV4 tập 1-trang 10),
giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nhịp như sau:
Ví dụ: Mẹ/là đất nước tháng ngày của con.
Khi ngắt nhịp như vậy người nghe sẽ thấy hết được tình cảm yêu thương
sâu sắc của tác giả đối với người mẹ đã từng vất vả nuôi con khôn lớn thành
người.
 Với cách ngắt nghỉ tâm lý, căn cứ vào diễn biến nội dung bài đọc,
tình cảm nhân vật và tâm lý, cảm xúc người đọc, ví dụ:
Lá một mặt xanh bóng/mặt kia đỏ hoe/như mắt mẹ khóc/chờ con.
Bài văn kể về một cậu bé khơng nghe lời mẹ, mải đi chơi, quên đường về
và mẹ cậu ở nhà mòn mỏi chờ con biến thành một lồi cây đặc biệt: Một mặt lá
đỏ hoe như chính đơi mắt mẹ khóc vì mong chờ con.

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

11



Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

Nếu ngắt: “... mặt kia đỏ hoe/như mắt mẹ/khóc chờ con.” Thì khơng đúng
về mặt lơgic sự vật (mắt mẹ bình thường khơng đỏ hoe) vừa khơng phù hợp diễn
biến tình cảm nhân vật và tâm lý người đọc (vì nói đến mắt mẹ khóc thì thật
xúc động cịn nếu chỉ nói mắt mẹ thì hình tượng trở nên rất bình thường).
 Giáo viên cần chú ý học sinh, trong một số trường hợp có thể cần
phải phá vỡ các quan hệ ngữ pháp để tạo ra một cách ngắt nhịp đem lại cho
người nghe sự nhịp nhàng trong giai điệu của vần thơ, chẳng hạn như:
Sông La/ơi sông La
(Bè xuôi sông La, TV4 tập 2-trang 27)
Cách ngắt nhịp như trên sẽ gây được cảm xúc đối với người nghe, câu thơ
trở nên mượt mà hơn với sự ngân dài thiết tha của từ “ơi”
Cùng trong bài “Bè xuôi sông La” khi đọc hai câu thơ sau, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh ngắt nhịp:
Bè đi/chiều thì thầm
Gỗ/lượn đàn thong thả.
Đó là cách ngắt nhịp có hiệu quả nhất, nó làm câu thơ sống động hơn với
nhiều đối tượng được miêu tả, với nhiều hoạt động mà cũng hạn chế thời gian bè
đi lại vào buổi chiều, lại tạo ra được một kết hợp bất thường “chiều thì thầm”
làm cho thời gian như được nhân hoá cất lên thành lời.
 Dạy thơ cho học sinh đã là chuyện khó, càng khó hơn đối với thể loại
lục bát với những biến thái kỳ ảo của thơ Nguyễn Duy. Bài “Tre Việt Nam” có
đoạn viết:`
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Với ba dòng thơ đầu, ai cũng vượt rào dễ dàng. Hình thức chuyển đổi một
câu thơ lục bát thành ba câu thơ dạng bậc thang với những dấu phẩy ở cuối giúp
cho người đọc vừa làm chủ được tốc độ đọc vừa biết ngắt giọng ở chỗ nào cho
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

12


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

phù hợp. Nhưng với câu cuối qua khảo sát cách đọc của học sinh, tôi nhận được
mười cách đọc khác nhau. Cách phổ biến nhất là: 2/6; 2/2/4; 2/1/5; 2/2/2/2;
2/4/2; 4/4; 6/2; 3/5; 2/3/3; 1/7. Cách ngắt nhịp câu thơ phần lớn là do thói quen
và do phản xạ tự nhiên. Một số cách ngắt nhịp câu thơ có phần khơng ổn, nhạc
điệu câu thơ mất đi vẻ cân đối hài hoà.
Cách ngắt nhịp thơ 3/5 có sức thuyết phục hơn cả.
Ta sẽ có hai cụm từ Đất xanh và tre mãi xanh màu tre xanh. Cụm từ thứ
hai với vai trò làm vị ngữ, với ý diễn tả màu xanh trường tồn bất biến của cây tre
Việt Nam. Cụm từ thứ nhất là một ngữ danh từ trong đó Đất là danh từ trung
tâm, có thể hiểu thế này: đất xanh màu xanh của tre. Như vậy với cách ngắt nhịp
3/5, ý đồ của tác giả Nguyễn Duy ở câu thơ này đã được làm nổi bật: Đất Việt
Nam xanh màu xanh của tre và mãi mãi xanh màu xanh của tre, nói cách khác màu xanh tre là màu chủ đạo tạo nên sắc xanh Việt Nam.
 Để luyện đọc diễn cảm, cần làm các công việc sau:
- Học sinh làm quen với toàn bộ tác phẩm, xác định giọng đọc chung cả
bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản,
hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng điệu chung của
cả bài.

Về thể loại, nếu đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngơn ngữ thơ ca,
tức là truyền đạt được chất nhạc của thơ, thể hiện được sự luân chuyển nhịp
nhàng giữa các dòng thơ. Đồng thời học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy
móc ở cuối mỗi dịng thơ, khơng chú ý đến nghĩa tiếp nối của dịng trước và
dịng sau. Có nhiều học sinh có thói quen đọc đều đều như đếm từng tiếng một.
Đọc văn xi thì điều quan trọng là cho thấy sự vận động tư tưởng của tác
giả.
Nội dung chính của bài đọc sẽ giúp xác định giọng đọc chung của cả bài:
nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ca ngợi, mạnh mẽ, trầm lắng, buồn thương..., nhịp
điệu của bài: nhanh, hơi nhanh, chậm, hơi chậm ...
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

13


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

- Học sinh phân tích thể hiện, lập dàn ý và xác định giọng đọc của từng
đoạn.
- Học sinh luyện tập để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài.
Tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm cho học sinh thành
công khi đọc trước người nghe.
Khi luyện tập, giáo viên chỉ ra những chỗ khó đọc, những “điểm nút”
trong bài địi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong
giọng đọc. Cần nhớ rằng học sinh hiểu được tác phẩm đã khó mà thể hiện sự
hiểu đó bằng giọng đọc càng khó hơn.
Trong bước luyện tập, học sinh phải thảo luận, nhận xét về giọng đọc, giải
thích vì sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc
của thầy, của bạn làm mình thích.

Để luyện đọc, giáo viên cần biết thị phạm để trình ra những cách đọc khác
nhau trong thế đối lập để học sinh nhận ra được có cách đọc là đúng, có cách
đọc là khơng đúng, có cách đọc là hay, có cách đọc là không hay.
Cuối cùng học sinh phải luyện đọc cá nhân. Ở nhiều bài có thể cho học
sinh phân vai để làm sống lại những nhân vật của tác phẩm, để đọc phân biệt lời
tác giả và lời nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật khác nhau.
Trong khi luyện đọc diễn cảm cần sửa lỗi phát âm, luyện đọc đúng chỗ
ngắt giọng đã là tạo ra cách đọc diễn cảm.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được vào cuối kỳ 1 năm học 2012 – 2013:
Trong thời gian một học kì thực hiện kết hợp các biện pháp trên, bước đầu
đã thu được những kết quả sau:
- Học sinh biết phân tích thể hiện, lập dàn ý và xác định giọng đọc của
từng đoạn.
- Học sinh luyện tập để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài. Học
sinh thành công khi đọc trước người nghe.Trong khi luyện đọc diễn cảm học

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

14


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

sinh biết sửa lỗi phát âm, luyện đọc đúng chỗ ngắt giọng, tự tin khi đọc diễn
cảm.
*/ Kết quả khảo sát đọc ở lớp 4/1 vào cuối tháng 12 như sau:
Lớp


Số lượng bài

4/1

37

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

10


27

16

43.3

11

29.7

0

%

2. Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một vài: “Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng
câu văn, câu thơ cho học sinh học Tập đọc ở lớp Bốn/Một”. Đọc đúng chỗ
ngắt giọng hay là mục đích của việc dạy học tập đọc, đó cũng là một trong
những phương tiện để phát triển ngôn ngữ tiếp nhận cho học sinh.
Trong đề tài trên, để xác định đúng cách ngắt, nghỉ trong câu dài, người
giáo viên cần căn cứ vào những đặc điểm sau:
- Ý nghĩa của các từ, cụm từ, các hình ảnh, âm thanh trong câu và ý nghĩa
của cả câu văn.
- Cấu trúc ngữ pháp của câu, của các cụm từ, các từ.
- Diễn biến nội dung câu chuyện (Bài đọc).
- Đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật.
- Diễn biến tâm lý, cộng hưởng cảm xúc của người đọc.
Từ những biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng trong câu văn
và câu thơ, giáo viên đã hướng dẫn học sinh đọc đúng, tiến tới đọc diễn cảm.
3. Những kiến nghị:

Để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm ở lớp 4/1 của trường Tiểu học
Nguyễn Duy Trinh, giáo viên cần:
-Giáo viên có ý thức chủ động, tích cực trong khi đọc mẫu là việc làm hết
sức cần thiết.

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

15


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

- Muốn vậy, giáo viên cần nắm những căn cứ để ngắt nhịp câu văn, câu
thơ. Nhà trường cần có nội dung sinh hoạt chuyên đề “thi đọc diễn cảm” trong
giáo viên, coi đó là điểm tựa quan trọng khi tiến hành luyện đọc cho học sinh.
- Giáo viên cần tổ chức thi đọc diễn cảm nhiều hơn ở các tiết tập đọc, tiết
luyện đọc hoặc trong giờ sinh hoạt lớp.
Đây là một việc làm khó, tuy nhiên nếu nhiệt tình và có phương pháp
chắc chắn giáo viên sẽ giúp được học sinh có một kỹ năng đọc tốt hơn.
Hy vọng với bài viết này, kính mong các đồng chí lãnh đạo và các đồng
nghiệp góp ý để nội dung sáng kiến được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hòa Hải, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Người viết
Lê Thị Ngọc Cẩm

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

16



Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

PHỤ LỤC
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH
BÀI 1: Xác định cách ngắt nhịp
1. Trong bài thơ “Bè xuôi sông La” (TV4 tập 2-trang 27) có câu:
Sơng La ơi sơng La
Em hãy chọn cách ngắt nhịp đúng nhất đánh chéo (X) vào ô trống và giải
thích vì sao?
Nhịp 3/2

Nhịp 2/3

Giải thích: ............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Trong bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy chọn cách ngắt nhịp đúng nhất ở dịng thơ cuối đánh chéo (X) và
ơ trống và giải thích vì sao?
Nhịp 2/6

Nhịp 4/4


Nhịp 2/2/4

Nhịp 6/2

Nhịp 2/1/5

Nhịp 3/5

Nhịp 2/2/2/2

Nhịp 2/2/3

Nhịp 2/4/2

Nhịp 1/7

Giải thích: .............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

17


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

BÀI 2: Xác định nhịp thơ.
1. Trong bài “Mẹ ốm”( Sách Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 9) có câu:

Lá trầu khơ giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Nhịp thơ: Dịng 1 - Dịng 2
Nhịp 2/4

-

Nhịp 2/6

Nhịp 3/3

-

Nhịp 4/4

Giải thích:...............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Trong bài “ Truyện cổ nước mình”( Sách Tiếng Việt 4-Tập 1-Trang 19) có
câu:
a/

Tơi u truyện cổ nước tơi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Dòng hai ngắt theo nhịp:
Nhịp 2/6

Nhịp 3/5


Giải thích:...............................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
b/

Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên, độ trì

Hai câu thơ trên được ngắt theo nhịp:
2/4 và /3/3
2/4 và 4/4
Giải thích: ..............................................................................................................
..............................................................................................................................
.................................................................................................................................

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

18


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

BÀI 3: Xác định tốc độ đọc - Xác định ngữ điệu đọc
3.1. Xác định tốc độ đọc:
Trong bài “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” ( Sách Tiếng Việt 4-Tập 1-trang
55) có câu:
Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng
mua thuốc rồi mang về nhà.
Tốc độ:


Nhanh

Chậm

Không quá nhanh

Khơng q chậm

Giải thích:.............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3.2. Xác định ngữ điệu đọc:
a) Trong bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (Sách Tiếng Việt 4-Tập 1-trang
55) có câu:
- Bố khó thở lắm!
Ngữ điệu:

Mạnh

Yếu

Giải thích:.............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Trong bài “Chú Đất Nung” (Sách Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Trang 134) có
câu:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa cơ mà!
Ngữ điệu:


Cao giọng

Hạ giọng

Giải thích:.............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

19


Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng chỗ, ngắt giọng câu văn, câu thơ cho học sinh
trong giờ học Tập đọc ở lớp Bốn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học tập đọc ở Tiểu học. Tác giả Lê Phương Nga - NXB GD 2002.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Trí-Lê Phương Nga –
NXB GD 2002.
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên - NXB GD năm 2005

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Cẩm - Lớp 4

20



×