Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.12 KB, 23 trang )

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đảng và những văn kiện
của Nhà nước, của Bộ GD & ĐT đều nhấn mạnh: cần đổi mới phương pháp
giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, để đáp ứng được mục
tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cốt lõi
của đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao giáo dục, là thước
đo chất lượng thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới của mỗi trường.
Một trong những định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp giáo
dục hiện nay là: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá
trình học tập, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh. Có rất nhiều hoạt động, hình thức tổ chức để phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong số các hình thức đó, trò chơi
học tập là hình thức vô cùng hấp dẫn. Việc tổ chức các trò chơi học tập cho
học sinh vào bất cứ phần học nào của bài học (nhưng không lạm dụng)
cũng đều rất quan trọng bởi nó khơi dậy tính tích cực học tập của học sinh.
Qua trò chơi, học sinh được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát
triển, góp phần thiết thực vào việc hình thành, khắc sâu kiến thức, rèn
luyện kỹ năng theo bài học.
Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là môn học mang tính thực tiễn cao, là sự
tích hợp giữa nội dung về Tự nhiên, Xã hội và Sức khoẻ nhằm trang bị cho
học sinh những hiểu biết và kỹ năng sống về sức khoẻ cá nhân, sức khoẻ
cộng đồng và sức khoẻ môi trường. Vì vậy, chương trình môn Tự nhiên và
xã hội gồm ba chủ đề: Con người - Sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Tất cả các
chủ đề này được chuyển tải dưới dạng kênh hình là chủ yếu. Điều này phù
hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nhưng lại là vấn đề đối với
giáo viên bởi sự đòi hỏi cao về vốn kiến thức và kinh nghiệm sống cũng
như về các hình thức tổ chức dạy học của người giáo viên. Vậy giáo viên


1


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

chúng ta phải dạy học như thế nào để vừa đảm bảo được nội dung chương
trình sách giáo khoa mới vừa nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả ?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng :
Bước vào lớp Một ngoài việc học Tiếng Việt – Toán học sinh còn
được học môn Tự nhiên và Xã hội. Với môn học này đòi hỏi học sinh phải
chủ động sáng tạo và cần có một khả năng quan sát, động não nhận xét
những tình huống gần gũi với thực tế cuộc sống được nêu ở sách giáo khoa.
Thế nhưng từ thực tế giảng dạy môn Tự nhiên & Xã hội lớp Một các
phần hoạt động trên lớp chủ yếu là phần bài học, bài giảng của giáo viên
trong đó phần hoạt động của học sinh chủ yếu là làm việc theo nhóm, cá
nhân, cả lớp. Các hoạt động được lặp lại ở các bài học cũng dễ gây nhàm
chán cho học sinh trong học tập. Những học sinh tích cực học tập, tập trung
chủ yếu ở học sinh khá giỏi có chuẩn bị bài ở nhà và chú ý nghe cô giáo
giảng bài còn lại đa số học sinh nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu
không đưa tay phát biểu và cũng có một số học sinh có tính rụt rè, nhút
nhát chưa có ý thức trách nhiệm trước tập thể và thói quen dạn dĩ trước
đông người. Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, những học sinh này còn
gây ồn ào, mất trật tự bởi các em chưa chịu tập trung suy nghĩ hoà nhập
cùng các bạn. Bên cạnh đó đa phần các em đọc chưa thông thạo do vậy
việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cũng gặp khó khăn nhất định. Đặc
biệt ở lứa tuổi này, đặc điểm tâm sinh lý các em chưa ổn định, các em thích
chơi hơn học, mau quên, chóng chán.
Từ những thực trạng trên, qua từng bài dạy tôi đã rút kinh nghiệm
xoay chuyển cách dạy, suy nghĩ tìm tòi một số biện pháp nhằm “Phát huy

tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong
môn Tự nhiên và Xã hội của lớp 1…”. Để giúp các em học tốt môn Tự
nhiên và Xã hội mà không nhàm chán bằng cách tìm trò chơi học tập đưa
vào giảng dạy trong các tiết học, để giúp cho các em : “Học mà chơi, chơi
2


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

mà học”. Với hoạt động mới mẻ này làm cho học sinh ham thích học tập
hơn, tiết học trở nên sôi nổi, hào hứng và nhất là các em học sinh trung
bình, yếu đều tham gia hoạt động một cách tích cực có hiệu quả.
2. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là vạn
năng. Thành công trong giờ dạy gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Để cho
tiết học bớt căng thẳng đồng thời tạo sự thu hút đối với học sinh, giúp các
em tự giác, hứng thú với các hoạt động ta nên áp dụng trò chơi học tập vào
các tiết học. Thực tiễn cho thấy trò chơi học tập là một phương pháp dạy
học tích cực. Vấn đề đặt ra là nên tổ chức chơi như thế nào? Tiến hành áp
dụng trò chơi ra sao để mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là vấn đề cần quan
tâm. Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử
dụng trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc Tiểu học. Đối với học sinh lớp
Một với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi học tập là
một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được
kiến thức mới. Vì vậy, có thể nói rằng trò chơi học tập có nội dung gắn với
hoạt động học tập của học sinh. Lúc đó, quá trình học tập trở thành một
hình thức vui chơi hấp dẫn làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi
mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu tự giác, tích cực hơn và được củng cố hệ
thống hóa kiến thức. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “Phát huy tính tích
cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn

Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1”.
3. Các biện pháp
Với mong muốn làm sao giảng dạy môn TNXH đạt hiệu quả tôi đã
dành nhiều thời gian nghiên cứu chương trình, nội dung của từng bài, từng
chủ điểm và suy nghĩ, thực hiện một số trò chơi phục vụ cho từng bài, từng
chủ đề như sau:
A. Chủ đề : SỨC KHOẺ VÀ CON NGƯỜI
1/ Trò chơi : Xếp hình
3


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

(Phục vụ cho bài : Cơ thể chúng ta)
a. Mục tiêu:
Qua trò chơi, HS nắm vững: Các bộ phận cơ thể người.
b. Chuẩn bị:
GV vẽ từng bộ phận của cơ thể người trên từng miếng xốp hay trên
giấy cứng các bộ phận: đầu, mình, tay, chân.
c. Hình thức:
Chơi theo nhóm (4 em/nhóm)
d. Cách chơi
GV phát từng mảnh ghép bộ phận cơ thể người cho từng em tham
gia trò chơi hoặc để HS tự chọn các mảnh ghép theo ý thích.
Khi nghe GV phát lệnh, các em sẽ lên xếp các mảnh ghép bộ phận
của cơ thể thành hình người.
(Trò chơi này có thể dạy ở các bài: Con cá, con gà, con mèo...)
GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
2/ Trò chơi : Bạn thích ăn gì, uống gì?
(Phục vụ cho bài: Ăn, uống hằng ngày)

a. Mục tiêu:
Qua trò chơi học sinh nắm vững ăn, uống hằng ngày đầy đủ sẽ giúp
cho cơ thể khoẻ mạnh, mau lớn.
b. Chuẩn bị:
- Các bảng có dây đeo (để học sinh đeo vào cổ) được ghi tên nhiều
loại thức ăn như: Cơm, chuối, sữa, bánh mì, gà, tôm,….. Hoặc hình vẽ các
loại thực phẩm.
c. Hình thức: Chơi cả lớp
d. Cách chơi:
- GV phát các bảng ghi tên các loại thức ăn, các bạn đeo vào cổ.
- Chọn một em có nhiệm vụ hỏi.
- Bạn thích ăn gì?
- Tôi thích ăn thịt gà.
4


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

- Bạn được hỏi sẽ chạy đến bên bạn đóng vai gà; Bạn đóng vai gà
tiếp tục hỏi: Vì sao bạn thích ăn thịt gà?
Vì thịt gà rất ngon và cung cấp chất bổ cho cơ thể.
* Một bạn khác. Hỏi:
Bạn thích ăn gì?
Tôi thích ăn cá.
Bạn được hỏi sẽ đến gần bạn đóng vai cá. Bạn đóng vai cá tiếp tục
hỏi. Vì sao bạn thích ăn cá?
Vì thịt cá rất ngon, có nhiều chất bổ giúp cơ thể chóng lớn, học giỏi
thông minh.
- Một bạn khác. Hỏi:
Bạn thích uống gì?

Tôi thích uống nước.
Bạn được hỏi sẽ đến gần bạn đóng vai nước và bạn đóng vai nước
tiếp tục hỏi. Vì sao bạn thích uống nước?
Vì nước rất cần cho cơ thể. Nếu không uống nước thì cơ thể sẽ bị
khát, thiếu nước cơ thể sẽ mỏi mệt.
- HS nhận xét – GV nhận xét tuyên dương.
* Thông qua trò chơi này tôi đã tìm hiểu được các em thích ăn gì, và không
thích ăn gì, từ đó nhắc nhở giáo dục các em cần ăn đầy đủ chất và uống đủ
nước để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
B/ Chủ đề : XÃ HỘI
1. Trò chơi : Tôi là ai?
(Phục vụ cho bài 11: Gia đình)
a. Mục tiêu: HS biết được:
Các công việc thường ngày của từng người trong gia đình qua đó thể
hiện ý thức giúp đỡ bố mẹ cũng như yêu quí, kính trọng những người thân
trong gia đình.
b. Chuẩn bị:

5


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

Một số thẻ bìa nhỏ (bằng 1/8 tờ A 4) với nhiều màu sắc khác nhau cho
hấp dẫn (số lượng đủ dùng cho cả lớp)
c. Hình thức: Chơi cả lớp
d. Cách chơi:
- GV phát cho mỗi HS một thẻ bìa nhỏ và yêu cầu HS dùng bút ghi
vào thẻ: Một thành viên nào bất kỳ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh,
chị, em….)

- GV phát lệnh (vỗ 2 tay vào nhau), HS chuyển thẻ bìa của mình cho
bạn bên cạnh. Tốc độ chuyển tăng dần theo nhịp vỗ tay của GV.
- GV ra lệnh dừng, HS nhanh chóng đọc nội dung bạn ghi trên thẻ
mà mình đang cầm trên tay và suy nghĩ để chuẩn bị giới thiệu trước lớp:
Mình là ai ? Công việc hằng ngày của mình là gì ? Bày tỏ tình cảm, thái độ
đối với mọi người trong gia đình.
* Ví dụ: Một HS có một mảnh giấy được ghi từ "mẹ" có thể giới
thiệu như sau: (nhớ lại công việc của mẹ)
- Tôi là một người mẹ trong gia đình. Công việc hằng ngày của tôi
là: đi chợ nấu cơm, chuẩn bị bữa ăn gia đình. Tôi rất yêu thương các con.
Hoặc có thể giới thiệu gián tiếp về người mẹ của mình:
Mẹ tôi tên là Lan. Hằng ngày mẹ thường đi chợ, nấu cơm, chuẩn bị
bữa ăn cho gia đình. Tôi rất yêu mẹ tôi.
Hoặc là giới thiệu của HS khác.
- Tôi là một người chị trong gia đình,hằng ngày sau khi đi học về, tôi
thường giúp mẹ dọn mâm bát, chuẩn bị nấu cơm, quét dọn nhà cửa để bố
mẹ vui lòng.
- Nếu không có thời gian, GV chỉ mời một số em trình bày. Để có sự
công bằng và gây hứng thú giáo viên có thể mời:
- Những em có cùng thẻ bìa màu hồng .
- Những em có tên có âm đầu là H (Ví dụ: Huy, Hà, Hoài…)
- Những em có tên của một loại hoa: Hồng, Cúc, Lan, Huệ…..
6


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

Sau khi HS tự giới thiệu, cho một vài HS phỏng vấn bạn hoặc GV có
thể hỏi:
- Hằng ngày, em làm gì để giúp mẹ?

* Trò chơi này, GV có thể cải biên để HS có thể chơi trong các bài:
Bài 13: Công việc ở nhà.
Bài 16: Giữ gìn lớp học sạch đẹp.
2. Trò chơi: Cờ ca rô:
(Phục vụ cho các bài ôn tập theo chủ đề. Minh hoạ: Chủ đề: Xã hội.
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về chủ đề Xã hội.
b. Chuẩn bị: Kẻ trên bảng da (hoặc giấy roki) một hình vuông với 9 ô
vuông (số ô vuông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào lượng nội dung cần ôn tập) và được
ghi các nội dung. Ví dụ sau:

Gia đình
An toàn khi ở nhà
Giữ gìn lớp học sạch đẹp
c. Hình thức:

Nhà ở
Lớp học
Cuộc sống xung quanh

Công việc ở nhà
Hoạt động ở lớp
An toàn trên đường đi học

Thi đua theo nhóm: 3 em/ nhóm
d. Luật chơi:
- Mỗi bên có quyền chọn ba ô ngang, dọc hay chéo và có trách
nhiệm trả lời được câu hỏi của đối phương (mỗi trong nhóm em được hỏi
một lần).
- Khi trả lời đúng có quyền dùng phấn màu gạch chéo ô đó. Nếu ghi
liền ba ô là thắng (hai đối phương có thể gặp nhau và gạch dấu trong cùng

một ô).
đ. Cách chơi:
- Lần lượt hai đội chọn nội dung của đội mình.
Ví dụ: Đội A chọn ba ô ngang: gia đình, nhà ở, công việc ở nhà.
Đội B chọn ba ô ở cột thứ nhất: gia đình, an toàn khi ở nhà, giữ gìn
lớp học.
- GV cho đại diện hai đội rút thăm"oằn tù tì". Đội nào thắng được
quyền đi trước.
7


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

Ví dụ: Đội A thắng.
- Em thứ nhất của đội A sẽ đặt câu hỏi theo nội dung đội B đã chọn.
Ví dụ: Gia đình bạn có những ai?
- Em thứ nhất của đội B phải trả lời được câu hỏi của bạn (có thể đặt
2,3 câu tuỳ theo GV quy định). Nếu đúng dùng phấn đỏ gạch chéo ô "Gia
đình".
- Tiếp tục em thứ hai của đội B sẽ đặt câu hỏi cho em thứ 2 của đội A
về nội dung mà đội A đã chọn.
- Thực hiện từng cặp cho đến hết. Đội nào ghi liền 3 ô là đội đó
thắng.
* Một số câu hỏi gợi ý cho trò chơi “Cờ ca rô”:
Bạn hãy kể tên những đồ dùng trong gia đình bạn?
Bạn đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ ?
Lớp học của bạn gồm có những ai ?
Bạn làm gì để giữ vệ sinh lớp học?
Nếu đi bộ trên đường thì bạn đi phía tay nào? Đi ở đâu?
C. Chủ đề: TỰ NHIÊN:

1/ Trò chơi: Nhà thông thái.
(Phục vụ cho các bài trong chủ đề hoặc ôn tập theo chủ đề)
a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng vốn kiến thức mà HS đã học về
con vật, cây cối và sự vật.
b. Chuẩn bị:
- Các mảnh bìa được chia làm 6 ô .
- Trong mỗi ô đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6 (mỗi em một phiếu)

1
4

2
5

3
6

- Bảng ghi các đặc điểm,tiêu chí về những con vật hoặc sự vật mà
học sinh đã học ở chương Tự nhiên.
8


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

c. Hình thức: Chơi cả lớp 1 em/ phiếu
d. Cách chơi:
- Với trò chơi này tôi đã hướng dẫn HS chơi như sau: Trước hết tôi
lần lượt xướng lên các ô từ 1 đến 6, kết hợp đọc chậm các đặc điểm, tiêu
chí về những con vật, sự vật được dấu tên ở từng ô.
Ví dụ: Ở ô thứ nhất, tôi đọc: là một con vật.

- Có lông vũ, sống trên cạn.
- Thịt và trứng của nó được mọi người ưa thích.
- HS xác định đúng tên đối tượng và ghi kết quả vào ô thứ nhất: Gà
Tôi lần lượt nêu đặc điểm của các con vật, sự vật tiếp tục cho đến hết
ô thứ 6.
Sau đó tôi tuyên bố kết quả đúng. Học sinh nào đúng cả 6/6 ô là
thắng và được tặng danh hiệu: Nhà thông thái.
Để kiến thức cần củng cố và mở rộng được phong phú hơn, tôi chia
học sinh ra làm 4 dãy. Mỗi dãy đọc những nội dung khác nhau để kiểm tra
sự hiểu biết của học sinh..
* Một số gợi ý về đặc điểm của các con vật:
Mèo: - Có lông mịn hay kêu meo meo, mắt rất tinh, bắt chuột và leo
trèo rất giỏi.
- Muỗi: Có 6 chân cánh mỏng.
Thường hay vo ve vào buổi tối.
Gây bệnh xuất huyết cho mọi người.
- Vịt: Có hai cánh, thích mò bắt ốc. Gặp hồ nước nó bì bà bì bõm
Lúc lên bờ vỗ cái cánh cho khô.
- Cá: Sống dưới nước thở bằng mang, bơi bằng vây có thể nuôi để làm cảnh.
- Rùa: Thở bằng phổi, vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn, có chân
nhưng yếu, không nâng hẳn được thân mình lúc đi. Có mai cứng khi cần có
thể co rút cả đầu, chân và đuôi vào trong mai. Đã từng giúp Vua Lê đánh
giặc giữ nước.
9


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

- Chuột: - Sống trên cạn đẻ con
- Ăn theo kiểu gặm nhấm và hay hoạt động vào đêm.

- Là nhân vật nổi tiếng trong phim hoạt hình Tom & Jerry
Lưu ý: Từ trò chơi giáo viên có thể thay đổi ngược lại để tạo ra trò chơi
mới.
2. Trò chơi lô tô: Thay vì đánh các số theo thứ tự 1 đến 6 thì tôi ghi
vào đó các tên con vật, loại cây (ví dụ: Gà, Mèo….) không giống nhau
hoàn toàn ở mỗi phiếu. Sau đó tôi cũng đọc các đặc điểm của từng loại
không theo thứ tự như trên. Học sinh dùng bút gạch chéo ô mình đã xác
định được đối tượng. Em nào gạch được ba ô hàng ngang đầu tiên là trúng
thưởng. tôi kiểm tra đối chiếu lại (phần thưởng có thể là: nhãn tên, giấy
màu, bút chì,…)
3/ Trò chơi: Đoán ô chữ:.
(Sử dụng trong những bài ôn tập theo chủ đề )
a. Mục tiêu:
Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức
b. Chuẩn bị:
- Bảng ô chữ bằng giấy roky đã hoàn chỉnh có ghi sẵn đáp án và
được che lại bằng những băng giấy
- Nội dung gợi ý cho các ô chữ
c. Hình thức: Chơi cá nhân hay chơi theo đội.
d. Luật chơi:
- Mỗi câu gợi ý có 10 giây suy nghĩ.
- Không nhất thiết phải chọn theo thứ tự ô chữ hàng ngang.
- Sau khi đã giải mã khoảng năm ô chữ hàng ngang, HS có quyền
giải đáp án nội dung ở cột dọc.
- Tôi quy định điểm khi giải được ô chữ cột ngang (nếu giải đúng ô
chữ cột ngang sẽ được ghi 10 điểm, giải mã khoá ô chữ cột dọc sẽ ghi được
50 điểm).
10



Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

- Sau khi giải mã khoá các ô chữ còn lại vẫn cứ tiếp tục chọn và trả
lời nhưng không tính điểm.
đ. Cách chơi:
- Học sinh nhìn vào bảng ô chữ, chọn con số hàng ngang. (từ 1 đến 7)
- Tôi nêu câu gợi ý cho nội dung ở ô chữ hàng ngang mà HS chọn.
- HS suy nghĩ, liên hệ thực tế đã học và trả lời.
* Nếu chơi theo đội (số lượng HS tham gia sẽ nhiều hơn):
- Tuỳ theo số lượng ô chữ hàng ngang mà chọn số lượng người chơi
và số lượt chơi.
- Sau khi HS đã giải mã được ô đã chọn, ghi điểm, thi đua theo đội.
* Minh hoạ: Ôn tập: Bài 35: Tự nhiên
Ôn nội dung: 1 số bài trong chương: Tự nhiên
Có thể ôn các bài ôn tập theo các chủ đề khác.
* Mô hình ô chữ :

1
2
3
4
5
6
7

Các gợi ý ô chữ hàng ngang:
- Câu 1 : Một bộ phận chính của cây gồm 4 chữ cái bắt đầu từ âm th:
- Câu 2: Đây là từ chỉ hiện tượng thời tiết thường xảy ra vào mùa
đông gồm 3 chữ cái bắt đầu từ âm m:
- Câu 3: Một món ăn cung cấp nhiều chất bổ được nấu từ các loại rau mà

không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày có 4 chữ cái bắt đầu từ âm c:
- Câu 4: Một từ chỉ tên một loài hoa mà các em thường tặng cho cô
giáo nhân ngày 20 tháng 11:
11


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

- Câu 5: Đây là một loại động vật có thân mềm thường kêu vo ve vào
ban đêm có 7 chữ cái bắt đầu từ âm c:
- Câu 6: Đây là một loại cá mình trơn, đầu dẹp có râu sống ở nước
ngọt. (Cho HS quan sát hình vẽ để nhận biết)
Câu 7: Một từ chỉ đồ dùng làm bằng gỗ được trang bị trong các lớp
học gồm có 6 chữ cái bắt đầu từ âm b:
* Gợi ý cho ô chữ cột dọc (nếu HS đã giải mã được 5 ô chữ và có
nhu cầu giải mã ô chữ cột dọc).
Có 7 chữ cái: Đây là một nội dung thuộc chủ đề mà các em đã học.
 Mô hình ô chữ:

C

O

N
C

H
M
Á


C
O
U
T
B

M
A
A

R
À

T
Ư
N
H
I
Ê
N

H
A
H


Â

N


N

G

G

H



1
2
3
4
5
6
7

Trên đây là trò chơi đoán ô chữ phục vụ cho phần nội dung ôn tập:
“Tự nhiên” của bài 35. Dựa vào đó, GV có thể soạn mô hình ô chữ cho nội
dung chương Xã hội hay Con người & Sức khoẻ hoặc gộp 2,3 chương lại
để ôn tập tổng hợp cho học sinh.
* Một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh và giáo viên ở phần lớn các
bài trong chủ đề "Tự nhiên" đó là việc sưu tầm tranh ảnh, vật thật có liên
quan đến chủ đề trên. Vậy làm thế nào để giúp HS và GV sử dụng những
hình ảnh sưu tầm một cách có hiệu quả. Tôi đã suy nghĩ và tìm một số trò
chơi như sau:
4./ Trò chơi: Biển nào, sông nào có nhiều cá nhất ?
a. Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt nơi sống của các loài cá.

- Rèn luyện tính thẩm mỹ trong trò chơi.
12


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

b. Hình thức: Chơi theo nhóm.
c. Chuẩn bị: Mỗi nhóm ½ tờ roki trang trí đơn giản cảnh biển, san hô.
d. Cách chơi:
- GV yêu cầu cách đặt tên cho biển, sông của nhóm mình: biển
Đông,biển Đen, sông Hàn, sông Cửu Long,…
- HS đính những con cá mà mình sưu tầm được vào tờ roki mà GV
phát, chú ý bố trí sao cho đẹp mắt, phù hợp.
- Trong khoảng thời gian 5 phút, yêu cầu các nhóm trưng bày trên
bảng lớp.
- Mời đại diện của nhóm lên kiểm tra chéo xem có con cá nào bị đính
nhầm chỗ.
- GV kiểm tra lại và cho nhóm bình chọn: nhóm nào nhiều cá nhất,
bố trí đúng và đẹp nhất sẽ được thưởng.
* Sau mỗi trò chơi ở mỗi bài học, GV cần chọn những hình ảnh sưu
tầm đẹp nhất, đính thành một cuốn album ảnh theo từng nội dung, chủ yếu
của chương trình làm tư liệu giảng dạy cho các em HS ở những năm học
sau. Chọn những bài trang trí đẹp của nhóm để trưng bày ở lớp.
Trên đây là những trò chơi tiêu biểu dành cho từng chủ đề mà tôi đã
áp dụng giảng dạy trong thời gian qua. Điều thuận lợi trong việc dạy Tự
nhiên và xã hội hiện nay là: Chương trình mở và động.
Ví dụ: Ở chủ đề "Tự nhiên", chương trình chỉ nêu một số con vật,
một số cây cối. Như vậy, giáo viên có thể lựa chọn cây, con vật phổ biến ở
địa phương mình để dạy, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh nội dung và
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ học sinh lớp mình và

điều kiện ở địa phương mình nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu môn học. Cách
biên soạn sách giáo khoa mới còn tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các
trò chơi học tập cho học sinh. Vì vậy, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng
những trò chơi ở chủ đề này phục vụ cho chủ đề khác trong môn học ở các
khối lớp. Có thể cải biên phục vụ cho các môn học khác trong chương
13


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

trình. Từ đó tạo được nhiều trò chơi hấp dẫn và thú vị nhằm lôi cuốn học
sinh tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập cho
học sinh.
III. KẾT QUẢ
Qua quá trình sử dụng hình thức trò chơi học tập để dạy môn
Tự nhiên và Xã hội, thành công đầu tiên mà tôi nhận thấy được các em
là sự ham thích, hứng thú đối với môn học này cụ thể là các em thực
hiện nghiêm túc những yêu cầu của cô giáo về khâu chuẩn bị trò chơi.
Ngay cả những em học sinh trước đây lơ là với môn học này, bây giờ
cũng đã tập trung chú ý. Việc tổ chức cho các em chơi thường xuyên
giúp học sinh trở nên hoạt bát hơn, nhạy cảm hơn, dễ dàng thích ứng với
bất kỳ một trò chơi nào. Không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu.
Học sinh không còn cảm thấy bị gò bó với lượng kiến thức mà tôi muốn
chuyển tải. Hầu như tất cả học sinh đều nhớ bài ngay tại lớp, giờ học
thực sự trở thành niềm vui của các em. Ngoài ra, kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết của các em cũng tiến bộ rất đáng kể thông qua môn học này.
Kĩ năng sống của các em được hình thành, củng cố và dần hoàn thiện
thông qua các bài học. Các em có ý thức biết bảo vệ các con vật có ích,
biết giữ trường lớp sạch sẽ… Đặc biệt là kĩ năng giao tiếp của các em
được phát triển các em hỏi đáp rất lưu loát và tự giác. Dưới sự tổ chức

và hướng dẫn của tôi các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới.
Đây là một trong những thành công của tôi trong quá trình giảng dạy
môn học này.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tế và giảng dạy tôi đã rút ra kinh nghiệm như sau :
- Để một tiết dạy thành công giáo viên cần đầu tư tốt từ khâu
chuẩn bị cho đến việc tổ chức.
- Luôn luôn thay đổi các hình thức và các phương pháp một
cách hợp lý và hài hoà.
14


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

- Đặc biệt cần phải lưu ý tới phương pháp trò chơi khi cho các
em chơi vì nếu chúng ta tổ chức không thường xuyên và không tốt sẽ
dẫn tới học sinh lúng túng khi chơi.
* Trò chơi phải gần gũi, dễ chơi và "vừa tầm" với học sinh để tất cả
mọi đối tượng trong lớp đều được tham gia.
* Trò chơi phải khơi gợi tính tích cực của học sinh.
* Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện cũng như điều
kiện cơ sở vật chất cho trò chơi, đồ dùng thực hiện phải mang tính thẩm
mỹ, màu sắc phải tươi vui để thu hút học sinh.
* Trò chơi phải có sự thưởng, phạt rõ ràng để kích thích học sinh thi
đua, tạo khí thế sôi nổi (tránh ganh đua).
* Tổ chức giờ học có trò chơi phải đi đôi với việc thay đổi phương
pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh để trò
chơi phát huy được tác dụng.
- Cần phải nhắc nhở học sinh giữ trật tự khi chơi không làm ảnh
hưởng tới lớp bên cạnh.

- Trong quá trình hoạt động nhóm giáo viên cần chú ý tới khâu
tổ chức, cần biết cách chia nhóm, thường xuyên thay đổi một cách ngẫu
nhiên hoặc chia nhóm theo sở thích, trình độ. Trong quá trình học sinh
hoạt động nhóm giáo viên luôn theo dõi và hỗ trợ các em kịp thời.
- Thường xuyên sử dụng hình thức và phương pháp để giúp cho
các em học tốt hơn, giờ học rất sôi nổi, các em hứng thú và đạt hiệu quả
rõ rệt. Mọi hoạt động trong giờ học đều do học sinh làm chủ, qua đó
khích lệ các em học tập, phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ
lại nhút nhát nơi học sinh.
V. KẾT LUẬN
Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp
với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu
trường, tôi đã có những thành công đáng kể trong việc dạy học “Phát
15


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập
trong môn Tự nhiên và Xã hội” cho học sinh lớp Một. Đây các biện
pháp mà tôi thực hiện thành công ở lớp học do tôi chủ nhiệm.
Mặc dù rất cố gắng, song chắc chắn rằng đề tài của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, đặc biệt là
sự động viên, khích lệ của các cấp lãnh đạo và các thầy cô giáo. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Hòa Hải ngày 15 tháng 12 năm 2012
Người viết

Trần Thị Thanh Thủy


MỘT SỐ BÀI DẠY MINH HỌA
Tự nhiên xã hội Bài

CƠ THỂ CHÚNG TA

I/ Mục tiêu : Học sinh biết :
- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay..
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh phóng to các hình SGK
- Các mảnh bìa vẽ các bộ phận cơ thể: Đầu, Mình, Chân, Tay phục
vụ trò chơi Xếp hình
- Học sinh: SGK
III/ Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1.Ổn định lớp :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
16


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

2.Bài mới:
- GV giới thiệu môn học Tự nhiên xã hội và bài học:
Cơ thể chúng ta .

*Hoạt động 1: Quan sát tranh
*Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của
cơ thể
*Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh phóng to các hình SGK
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Em hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài
của cơ thể.
*Gv kết luận: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể
có: Đầu, mắt, mũi, tai, miệng

- HS nghe

- HS quan sát.
- HS lên chỉ và nói:
Đầu, mắt, mũi, tai,
miệng
- HS khác nhận xét ,
nhắc lại

*Hoạt động 2 : Sinh hoạt nhóm đôi
*Mục tiêu : Biết HĐ của một số bộ phận của cơ thể
và nhận biết cơ thể ta gồm có 3 phần: đầu, mình và
chân tay.
*Cách tiến hành:
- Hai em ngồi cạnh nhau quan sát tranh SGK, hãy chỉ
và nói các bạn trong tranh đang làm gì?
- Em hãy biểu diễn lại từng hoạt động của đầu,mình,
tay và chân như các bạn trong tranh.
- Sau khi các em quan sát tranh và thực hành. GV

hỏi: Em nào hãy cho biết cơ thể ta gồm có mấy phần?

- HS thảo luận nhóm đôi

-Gọi nhiều em nhắc lại.
*GV kết luận: Cơ thể của chúng ta gồm 3 phần:
đầu, mình và tay chân.Chúng ta nên tích cực vận
động không nên lúc nào ngồi yên một chỗ.Hoạt động
sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

- HS nghe

và thực hành
- HS trả lời:Cơ thể của
chúng ta gồm 3 phần:
đầu, mình và tay chân.
- HS nhắc lại

Hoạt động 3: Trò chơi Xếp hình ( Nhóm 4)
Mục tiêu: Qua trò chơi HS nắm vững: các bộ phận
của cơ thể người.
- các nhóm thi xếp,
- GV cho HS tự chọn từng mảnh ghép bộ phận cơ
nhóm nào xếp nhanh và
thể người trong các miếng bìa. Khi nghe hiệu lệnh
của GV, HS sẽ xếp các mảnh ghép có vẽ bộ phận của đúng là nhóm đó thắng
cơ thể thành hình người.
Nhận xét trò chơi. Tuyên dương đội thắng cuộc
*Hoạt động 4: Tập thể dục
*Mục tiêu:Gây hứng thú rèn luyện thân thể.

17


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

*Cách tiến hành:
-GV hỏi:Muốn cơ thể phát triển tốt các em cần làm gì - HS trả lời:tập thể dục
?
- GV cho học sinh hát bài “Cúi mãi mỏi lưng”
- HS hát
- GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát.
- HS tập thể dục
*Giáo viên kết luận: Chúng ta thường xuyên tập thể
dục để cơ thể phát triển tốt

3.Nhận xét -Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
* Dặn dò:Về nhà các em phải vận động, tập thể dục
quan sát trước các tranh vẽ bài “Chúng ta đang
lớn”.

Tự nhiên xã hội

Bài

ĂN UỐNG HẰNG NGÀY

I/Mục đích, yêu cầu: Giúp hs biết:
-Kể những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
-Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.

-Có ý thức tự giác ăn, uống của cá nhân, ăn đủ no uống đủ nước
* GDBVMT: HS biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, biết yêu
quí và chăm sóc cơ thể mình. Có thói quen giữ vệ sinh ăn uống
II/Đồ dùng dạy học:
- Giáo án Powerpoint
- Các bảng có dây đeo ghi tên các loại thức ăn phục vụ trò chơi
bạn thích ăn gì, uống gì?
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Kiểm tra bài cũ:Thực hành đánh răng rửa mặt.
-Gọi HS thực hành đánh răng, rửa mặt
-2HS thực hành
Gv cho HS nhận xét
18


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

2/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Cho HS thực hiện trò chơi “Con thỏ
ăn cỏ , uống nước, vào hang”
Từ trò chơi GV giới thiệu:Con cỏ ăn cỏ, uống nước thì
mới sống và lớn lên . Thế con người cần ăn những gì
và uống gì để mau lớn và khoẻ mạnh.Hôm nay cô
cùng các em học bài “Ăn uống hàng ngày
*Hoạt động1:Động não
*Mục tiêu: Nhận xét và kể tên những thức ăn, đồ
uống chúng ta ăn và uống hàng ngày.
*Cách tiến hành:

-Các em kể những thức ăn, đồ uống chúng ta thường
dùng hàng ngày?
-Gv viết trên bảng những thức ăn mà học sinh nêu.
-xem các hình ảnh trên màn hình
-Em hãy chỉ và nói tên từng loại thức ăn có trong
tranh.
Em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó.
-Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc không biết ăn?
*GVKL: Có rất nhiều thức ăn giúp cho cơ thể phát
triển. Hàng ngày, các em ăn nhiều loại thức ăn sẽ có
lợi cho sức khoẻ.
GDBVMT: Cần ăn chín, uống sôi. Ăn những thức ăn
đảm bảo vệ sinh.
*Hoạt động 2: Nhóm đôi
*Mục tiêu: HS giải thích vì sao các em phải ăn uống
hàng ngày
*Cách tiến hành:
-HS quan sát trên màn hình, thảo luận nhóm đôi
+Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+Các hình nào cho biết các bạn học tốt?
+Hình nào cho biết bạn nào có sức khoẻ tốt?
+Tại sao chúng ta phải ăn uống hành ngày?
*GVKL:Chúng ta cần phải ăn uống hằng ngày để có
sức khoẻ mau lớn, và học tập tốt

-Hs kể: cơm , cháo,
bánh mì, chuối , cam
,nước ngọt, sữa ….
-HS nêu


-Hs thảo luận
- Các nhóm trình bày

Giải lao
*Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
*Mục tiêu: Biết được hàng ngày phải ăn uống như thế
nào để có sức khoẻ tốt.
-HS trả lời:
*Cách tiến hành:
+Khi đói , khát
-GV lần lượt đưa các câu hỏi cho HS thảo luận:
+3 bữa:sáng,trưa.chiều
+Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống?
+Để bữa ăn chính ăn
+Hằng ngày em ăn mấy bữa?Đó là những bữa nào?
19


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

+Tại sao chúng ta không ăn bánh kẹo trước bữa ăn được nhiều và ngon
chính?
miệng
GDBVMT: Ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh. giữ vệ sinh ăn
uống và vệ sinh môi trường.
* Hoạt động 4: (cả lớp) Trò chơi: bạn thích ăn gì,
uống gì?
Mục tiêu: Qua trò chơi HS nắm vững ăn uống hằng
ngày đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
GV phát các bảng ghi tên các loại thức ăn, HS đeo vào

cổ. Một HS hỏi: Bạn thích ăn gì? HS tham gia chơi trả -Hs chơi trò chơi.
lời. Ví dụ: “Tôi thích ăn cá” Bạn đóng vai cá sẽ hỏi:
“Vì sao bạn thích ăn Cá?” HS trả lời : “vì ăn cá rất bổ
dưỡng, giúp cho cơ thể mau lớn”…
Nhận xét trò chơi, tuyên dương HS có câu trả lời
đúng và đầy đủ
*-GV kết luận chung : Hằng ngày các em cần ăn ít
nhất là ba bữa: sáng, trưa, chiều.Các em cần ăn và
uống đầy đủ để mau lớn và khoẻ mạnh, có sức khoẻ
học tập tốt , không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn
chính.
-GV nhận xét tiết học.

-HS nghe

3. Dặn dò : Thực hiện những điều vừa học.
-Chuẩn bị tranh, ảnh về các hoạt động học tập và vui
chơi -Bài tiết sau : Hoạt động và nghỉ ngơi

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Ôn tập tự nhiên
I. Mục tiêu
- Biết quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên
xung quanh.
- Nhận biết được các hiện tượng thời tiết, các con vật hoặc cây cối thông
qua các đặc điểm của chúng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh ảnh SGK
- Các thẻ bìa phục vụ Trò chơi: Nhà thông thái
III. Các hoạt động dạy học


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV: Tiết trước các con được học bài gì? - HS: Thời tiết
- GV thời tiết có thể thay đổi như thế nào? - HS: thời tiết có lúc nắng,
- GV: nhận xét đánh giá.
lúc mưa, lúc có gió mạnh,
20


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV: Giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng
cho HS nhắc lại.
b. Giảng bài mới.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
a. Mục tiêu: HS nhớ lại tất cả các cây đã
học..
b. Cách tiến hành:
- GV nêu ra các câu hỏi để HS thảo luận
và trả lời:
+ Các em hãy kể tên các loại cây mà em
biết và đã học?
+ Cây trồng để làm gì? Nó có lợi ích gì
đối với con người?
- GV cho HS làm việc theo cặp lần lượt
chỉ trên tranh SGK và nói cho nhau nghe.

- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời,
gọi HS khác nhận xét bổ sung.

lúc gió nhẹ…

Ôn tập: Tự nhiên
Quan sát tranh SGK
- HS chú ý lắng nghe.
- HS: Cây phượng vĩ, cây
bàng, cây bạch đàn, cây hoa,
cây tràm, cây đước, cây dừa,
- HS: Trồng cây để lấy quả,
hoa, lấy gỗ, che bóng mát,
chống xói mòn, sạt lở,
không khí trong lành…

Kết luận:
Cây có tác dụng rất lớn đối với con
người. Trồng cây cho bóng mát, cây còn - HS chú ý lắng nghe
cho ta gỗ, trồng cây chống sạt lở, xói mòn,
cây còn làm cho không khí thêm trong
lành…
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
a. Mục tiêu: HS nêu lại được các dấu hiệu
của thời tiết đã học.
b. cách tiến hành.
- GV nêu câu hỏi HS suy nghĩ và trả lời:
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
+ Những đám mây trên bầu trời có màu
gì?

+ Bạn có cảm thấy gió thổi vào người
không?
+ Gió nhẹ hay gió mạnh?
+ Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi ( 2).
- GV gọi lần lượt HS đứng lên trả lời các
câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét bổ sung thêm.
21

Thảo luận lớp:
- HS: Bầu trời hôm nay có
nắng, nhìn thấy mặt trời...
- HS: Những đám mây trên
bầu trời có màu trắng,
xanh...
- HS: Có gió thổi vào
người...
- HS: có gió nhẹ...
- HS: Thời tiết hôm nay
nóng...


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

Kết luận:
Thời tiết luôn thay đổi, có lúc mưa, lúc - HS chú ý lắng nghe.
nắng, có lúc gió mạnh, có lúc gió nhẹ...
* Hoạt động 3: Trò chơi Nhà thông thái
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng vốn kiến

thức mà HS đã học về con vật, cây cối và
sự vật.
Chuẩn bị:
-Các mảnh bìa được chia làm 6 ô . Trong mỗi ô
đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6 (mỗi em một
phiếu)

1
2
3
4
5
6
Hình thức: Chơi cả lớp 1 em/ phiếu
GV nêu các gợi ý về đặc điểm các con vật - HS chú ý lắng nghe và ghi
hoặc sự vật, HS nêu câu trả lời bằng cách nhớ.
ghi tên con vật hoặc sự vật vào ô tương
ứng. HS nào đúng 6/6 ô đặt danh hiệu: Nhà
thông thái.
*Ô số 1. Một hiện tượng thời tiết: Bầu trời - trời nắng
trong xanh, mọi vật đều khô ráo.
*Ô số 2: Con vật có hai cánh, thích mò bắt
ốc.Gặp hồ nước nó bì bà bì bõm. Lúc lên bờ - Con vịt
vỗ cái cánh cho khô.
*Ô số 3:Đây là một hiện tượng thời tiết khi - Trời mưa
ta muốn ra khỏi nhà phải mặc áo mưa, hoặc
che dù để khỏi bị ướt.
* Ô số 4: Đây là một loài cây: Hoa gì nở
hướng mặt trời, sắc vàng rực rỡ thắm tươi - Hoa hướng dương
muôn nhà.

* Ô số 5: Một con vật, có 6 chân, cánh
mỏng.Thường hay vo ve vào buổi tối.Gây - Con muỗi
bệnh xuất huyết cho mọi người.
* Ô số 6: Hiện tượng này làm cho chong - Gió
chóng quay được.
Tổng kết, tuyên bố kết quả đúng. Học
22


Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua việc sử dụng trò chơi học tập trong môn TN&XH…

sinh nào đúng cả 6/6 ô là thắng và được
tặng danh hiệu: Nhà thông thái.
4. Củng cố dặn dò
- GV các em hãy nói về cảnh vật tự nhiên
xung quanh?
- Về nhà xem lại bài và cần thực tốt
những gì đã học.

23



×