Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố thái nguyên và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN MẠNH QUỲNH

THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH
MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI NỘI THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM MƠ HÌNH QUẢN LÝ TẬT KHÚC XẠ
Chun ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
Mã số: 62.72.01.64

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


CƠNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến
2. PGS.TS. Đàm Thị Tuyết

Phản biện 1: ……………………………………………………….…
Phản biện 2: ………………………………………………………….
Phản biện 3: ………………………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp
trường tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
Vào hồi………giờ…….. ngày …… tháng …… năm 2020



Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Trung Tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
3. Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ (TKX) bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. TKX
ở lứa tuổi học sinh đang chiếm tỉ lệ cao và ngày một gia tăng do áp
lực học tập và việc thay đổi các thói quen, lối sống, cũng như sự phát
triển của phương tiện nghe nhìn, cơng nghệ thơng tin. Nghiên cứu
của Ovenseri-Ogbomo G.O. và cs (2010) ở Ghana cho tỉ lệ TKX ở
lứa tuổi học sinh chiếm 25,9%. Ở Việt Nam, theo Hoàng Hữu Khơi
và cs (2016) thì tỉ lệ mắc TKX ở học sinh trung học cơ sở (THCS)
thành phố Đà Nẵng là 39,8%. TKX ở lứa tuổi học sinh có liên quan
đến nhiều yếu tố khác nhau, có thể phân thành 4 nhóm chính, gồm:
(i) Yếu tố nhân khẩu học của học sinh; (ii) Yếu tố cá nhân trẻ liên
quan đến TKX; (iii) Yếu tố gia đình; (iv) Yếu tố nhà trường.
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm chính trị, kinh tế của
vùng trung du miền núi Đông Bắc; nơi có nhiều trường học với số
lượng học sinh lớn trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là thực trạng TKX ở
học sinh THCS tại thành phố Thái Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố
nào liên quan và giải pháp can thiệp phịng ngừa TKX nào có hiệu
quả? Nghiên cứu: “Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường
trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên và thử nghiệm
mơ hình quản lý tật khúc xạ” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở

học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2015.
2. Phân tích thực trạng quản lý và đánh giá hiệu quả mơ hình can
thiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tật khúc xạ
cho học sinh trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


2

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1) Là nghiên cứu khá toàn diện về TKX ở học sinh THCS
thành phố Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ TKX chung ở học
sinh 4 trường THCS nghiên cứu là 34,9%. Tỉ lệ TKX ở nữ (38,0%)
cao hơn nam (31,6%), p < 0,05. Tỉ lệ TKX ở mắt phải chiếm 33,2%,
cao hơn mắt trái (32,0%). Các yếu tố liên quan đến TKX ở lứa tuổi
học sinh: Khối lớp học cao, nữ giới, đi học thêm, thời gian chơi điện
tử ≥ 2 giờ/ngày, xem tivi ≥ 2 giờ/ngày, khơng tham gia hoạt động
ngồi trời, sử dụng bàn ghế ngồi học tại nhà có hiệu số bàn ghế
không phù hợp, không sử dụng đèn chống cận thị, tư thế ngồi học
không đúng, khám mắt định kỳ, kiến thức của học sinh và phụ huynh
về TKX khơng tốt.
2. Hoạt động phịng ngừa TKX tại trường THCS nghiên cứu là
còn rất yếu. Phụ huynh học sinh khơng quan tâm tới phịng ngừa
TKX cho học sinh. Nghiên cứu can thiệp đã xây dựng phần mềm
quản lý TKX phù hợp, tính tương tác cao, dễ sử dụng, đảm bảo tính
duy trì, tính bền vững. Sau 18 tháng can thiệp ứng dụng phần mềm
quản lý TKX, kiến thức về phòng ngừa TKX của học sinh và phụ
huynh trường can thiệp tăng lên rõ rệt (p < 0,05). Tỉ lệ học sinh giúp
việc gia đình, tham gia hoạt động ngồi trời tăng có ý nghĩa (p <

0,05); chơi điện tử, xem tivi giảm với p < 0,05. Tỉ lệ thay đổi góc học
tập gần cửa sổ, bàn ghế phù hợp và dùng đèn chống cận thị tăng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ TKX ở trường can thiệp giảm từ
30,4% xuống còn 22,9% (p > 0,05); tỉ lệ TKX ở trường chứng tăng từ
32% lên 38,2% (p > 0,05) với hiệu quả can thiệp là 218,6%.


3

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 135 trang, bao gồm: Đặt vấn đề 02 trang; Chương 1.
Tổng quan: 38 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu: 22 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 33 trang; Chương 4.
Bàn luận: 37 trang; Kết luận: 02 trang, Khuyến nghị: 01 trang.
Kết quả luận án được trình bày trong 34 bảng, 02 biểu đồ, 02
hình và 04 hộp thoại. Luận án sử dụng 132 tài liệu tham khảo trong
đó có 57 tiếng Việt và 75 tiếng Anh.
MỘT SỐ PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và một số tật khúc xạ thường gặp
1.1.1. Khái niệm về tật khúc xạ
Mắt bình thường (mắt chính thị) là mắt mà hình ảnh của vật
hội tụ đúng trên võng mạc và khi đó chúng ta nhìn rõ hình ảnh các
vật. Nếu do ngun nhân nào đó khiến mắt khơng có khả năng hội tụ
một cách chính xác những tia sáng đi vào mắt do bất thường về khúc
xạ, làm cho hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc, làm cho
mắt khơng nhìn rõ hình ảnh các vật thì gọi là mắt có TKX. TKX bao
gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị.
1.1.2. Ảnh hưởng của tật khúc xạ
1.1.3. Các loại tật khúc xạ

1.2. Thực trạng TKX ở lứa tuổi học sinh trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng cận thị học đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.2. Thực trạng viễn thị ở lứa tuổi học sinh trên thế giới và Việt Nam
1.2.3. Thực trạng loạn thị ở lứa tuổi học sinh trên thế giới và Việt Nam
1.2.4. Thực trạng TKX ở lứa tuổi học sinh trên thế giới và Việt Nam
1.2.4.1. Thực trạng TKX ở lứa tuổi học sinh trên thế giới
Nghiên cứu của Opubiri Ibeinmo và cs (2013) trên 1.242 học
sinh 5 - 15 tuổi cho tỉ lệ TKX chiếm có 2,2%. Tỉ lệ học sinh bị TKX
cả 2 mắt là 81,5%. Tỉ lệ học sinh 8 - 10 tuổi bị TKX là 40,7%, tiếp


4

theo là nhóm 11 - 13 tuổi (37,0%). Theo Sheeladevi Sethu và cs
(2018), tỉ lệ TKX ở lứa tuổi học sinh ở trẻ em Ấn Độ là 10,8%.
1.2.4.2. Thực trạng tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh tại Việt Nam
Nghiên cứu của Đinh Mạnh Cường và cs (2017) cho tỉ lệ
TKX ở học sinh THCS của tỉnh Bắc Kạn là 25,0%. Các nghiên cứu
khác về TKX ở Việt Nam thấy tỉ lệ học sinh bị TKX khá cao.
1.3. Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh
Cùng với sự thay đổi môi trường sống, sự phát triển công
nghệ thông tin, áp lực học tập... mà tỉ lệ TKX ở lứa tuổi học sinh
ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã
phân tích nhiều yếu tố liên quan đến TKX ở lứa tuổi học sinh và có
thể phân thành 4 nhóm chính, bao gồm: (i) Yếu tố nhân khẩu học của
học sinh (tuổi, giới, địa dư, dân tộc...); (ii) Yếu tố cá nhân trẻ liên
quan đến TKX (kiến thức, thái độ và hành vi phòng ngừa TKX...);
(iii) Yếu tố gia đình (kiến thức, thái độ, hành vi phịng ngừa TKX của
người chăm sóc trẻ, gen di truyền...); (iv) Yếu tố nhà trường (điều
kiện vệ sinh trường học, hoạt động truyền thơng phịng ngừa TKX,

khám chữa TKX ở lứa tuổi học sinh...).
1.4. Giải pháp can thiệp giảm thiểu tật khúc xạ
1.4.1. Các phương pháp điều trị tật khúc xạ
1.4.2. Các biện pháp ngăn ngừa mắc và hạn chế tiến triển của TKX
ở học sinh
1.4.3. Một số can thiệp phòng ngừa TKX trên thế giới
Đề cương nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng
về hiệu quả của việc ứng dụng điện thoại trong truyền thơng giáo dục
sức khỏe đeo kính mắt ở trẻ em Ấn Độ.
1.4.4. Một số can thiệp phòng ngừa TKX tại Việt Nam
Chương trình sàng lọc TKX và cấp kính miễn phí cho học
sinh nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh: Sau khi được cấp kính, tình
hình thị lực đã chỉnh quang được cải thiện rõ rệt.


5

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng đích: Học sinh THCS của 04 Trường THCS khu
vực nội thành, thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đối tượng hỗ trợ: Phụ huynh của học sinh. Đại diện Ban
giám hiệu Trường THCS; đại diện giáo viên chủ nhiệm; cán bộ y tế
học đường; cán bộ đoàn đội.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại 04 trường THCS của thành phố
Thái Nguyên, là: Trường THCS Quang Trung, Trường THCS Nha
Trang, Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Hoàng Văn Thụ.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2015 đến 12/2017.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế theo mơ hình nghiên cứu kết hợp định lượng và định
tính theo mơ hình tiến trình giải thích. Nghiên cứu định lượng được
sử dụng 2 loại hình thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mơ tả cắt ngang
và nghiên cứu can thiệp.
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.1.2. Nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng
2.4.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mơ tả cắt ngang
Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả một tỉ lệ
mắc bệnh trong quần thể, tính được n = 890, thực tế n = 1130 học
sinh. Sau khi khám và phỏng vấn xong học sinh, tiến hành phỏng
phấn đại diện phụ huynh của học sinh đã được khám TKX (bố hoặc
mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc học sinh).
Phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu từng trường được chọn dựa
theo cỡ mẫu phân chia theo tỉ lệ phù hợp với số học sinh tại trường.
2.4.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp


6

Cỡ mẫu: Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ca
thiệp: thay số vào cơng thức tính được n = 148. Thực tế, đã điều tra
được 214 học sinh và đại diện phụ huynh của 214 học sinh này ở
trường Quang Trung trước can thiệp và 338 sau can thiệp.
2.4.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Thực hiện 05 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) và 03 cuộc thảo luận
nhóm (TLN) về TKX ở lứa tuổi học sinh; 05 cuộc PVS và 03 cuộc
TLN về hiệu quả mơ hình áp dụng phần mềm quản lý TKX.
2.5. Một số hoạt động can thiệp được thực hiện

- Thành lập Tổ truyền thơng phịng ngừa TKX ở lứa tuổi học sinh.
- Cung cấp kiến thức phòng ngừa TKX cho giáo viên.
- Cung cấp kiến thức và kỹ năng TT-GDSK về TKX cho cán
bộ y tế học đường.
- Thực hiện TT-GDSK về TKX cho học sinh và phụ huynh.
- Xây dựng phần mềm quản lý TKX: />
Hình 2.2. Phần mềm quản lý tật khúc xạ
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng và yếu tố liên
quan đến TKX ở lứa tuổi học sinh
2.6.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Thực trạng quản lý và
hiệu quả mơ hình can thiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý TKX cho học sinh THCS
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số nghiên cứu


7

- Thị lực: Là khả năng mắt có thể phân biệt rõ các chi tiết của
vật. Mức độ thị lực được đánh giá theo WHO:
+ Thị lực > 7/10
: Bình thường
+ Thị lực > 3/10 - 7/10 : Giảm
+ Thị lực ĐNT 3m - 3/10 : Giảm nhiều
+ Thị lực < ĐNT 3m
: Mù
- Tiêu chuẩn đánh giá TKX của WHO:
Mắt chính thị: được coi là mắt có độ khúc xạ cầu tương đương
(Công suất cầu tương đương = công suất cầu + 1/2 công suất trụ) lớn
hơn -0,5D và nhỏ hơn +2,0D. Khúc xạ cầu tương đương = chỉ số

khúc xạ cầu + 1/2 chỉ số khúc xạ trụ. Người được coi là chính thị nếu
khơng có mắt nào cận hoặc viễn thị.
2.8. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
2.9. Phương pháp khống chế sai số
2.10. Phân tính số liệu
2.11. Đạo đức nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học
sinh một số trường THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Thực trạng tật khúc xạ ở học sinh một số trường THCS tại
nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ 3.1. Kết quả thị lực của học sinh tham gia nghiên cứu


8

Tỉ lệ thị lực khơng kính mức độ bình thường ở cả hai mắt của học
sinh các trường điều tra chiếm 51,8% (585/1130). Tỉ lệ học sinh có
thị lực giảm chiếm cao với 48,2% (545/1130).
Bảng 3.1. Tỉ lệ TKX ở học sinh phân bố theo trường nghiên cứu
Tên trường THCS

Số HS điều tra

Số HS TKX %

1. Hoàng Văn Thụ (1)


277

74

26,7

2. Quang Trung (2)

214

74

34,6

3. Nha Trang (3)

318

109

34,3

4. Chu Văn An (4)

321

137

42,4


Tổng

1130

394

34,9

p

p 1-2 > 0,05; p 1-3 < 0,05; p 1-4 < 0,05

TKX ở lứa tuổi học sinh ở trường THCS Chu Văn An chiếm
tỉ lệ cao nhất (42,4%), THCS Quang Trung 34,6% và THCS Hoàng
Văn Thụ 26,7 %. Tỉ lệ TKX chung ở học sinh nghiên cứu là 34,9%.
Bảng 3.6. Kết quả đo khúc xạ tự động ở học sinh theo mắt (n=2260)
Độ cầu tương đương

Có TKX

Khơng TKX

SL

%

SL

%


≥ +3,0 D

8

0,4

2252

99,6

+2,0 D đến +3,0 D

26

1,2

2234

98,8

> +0,5 D đến +2,0 D

126

5,6

2134

94,4


-0,5 D đến < +0,5 D

18

0,8

2242

99,2

< -0,5 D

966

42,7

1294

57,3

Không đo được TKX

0

0,0

0

0,0


Loạn thị ≥ 1 D

198

8,8

2062

91,2

Chênh lệch KX 2 mắt ≥ 1D

32

1,4

2228

98,6

Độ kính dưới -0,5 D (cận thị) có tỉ lệ 42,7%, loạn thị có độ
kính trên 1D chiếm 8,8% và độ kính trên +3D (viễn thị) chiếm 0,4%.


9

3.1.2. Các yếu tố liên quan đến TKX ở học sinh một số trường
THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Thực trạng phòng ngừa TKX ở học sinh một số trường THCS
tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.8. Kiến thức của học sinh về TKX
Kiến thức của học sinh về TKX

Đúng

Sai

SL

%

SL

%

Biết TKX gồm cận thị, viễn thị, loạn thị

225

19,9

905

80,1

Biết các yếu tố nguy cơ gây TKX

348

30,8


782

69,2

Biết tác hại của TKX

149

13,2

981

86,8

Biết các biện pháp phịng ngừa TKX

1020 90,3

110

9,7

Biết xử trí khi có biểu hiện TKX

193

17,1

937


82,9

Biết biểu hiện của cận thị

935

82,7

195

17,3

Biết biểu hiện của viễn thị

258

22,8

872

77,2

Biết biểu hiện của loạn thị

301

26,6

829


73,4

Biết phải đeo kính theo chỉ định của bác sĩ

957

84,7

173

15,3

Biết các biện pháp điều trị TKX

393

34,8

737

65,2

Tỉ lệ học sinh không biết TKX bao gồm cận thị, viễn thị và
loạn thị chiếm 80,1%. Có 30,8% học sinh biết các yếu tố nguy cơ gây
TKX; 90,3% học sinh biết các biện pháp phòng ngừa TKX.
Bảng 3.9. Hoạt động liên quan đến nhìn gần và nhìn xa của học sinh
Các hoạt động

SL


%

Có học ở trường một tuần ≤ 6 buổi

1116

98,8

Có thể dục ở trường mỗi tuần ≥ 2 tiết

1127

99,7

Có giúp việc gia đình mỗi ngày ≥ 2 giờ

434

38,4

Có học thêm ngồi giờ

1059

93,7

Có sử dụng máy tính để học mỗi ngày ≥ 2 giờ

210


18,6


10

Có chơi điện tử mỗi ngày ≥ 2 giờ

246

21,8

Có xem tivi mỗi ngày ≥ 2 giờ

432

38,2

Có tham gia hoạt động ngồi trời

761

67,3

Đa số học sinh có thời gian học ở trường từ 6 buổi trở xuống
(98,8%), có từ 2 tiết thể dục trở lên (99,7%) và học thêm ngồi giờ
chính khóa chiếm 93,7%.
Bảng 3.10. Tình hình bố trí góc học tập của học sinh
Góc học tập
SL

Có góc học tập ở nhà
1108
Góc học tập gần cửa sổ
759
Loại bàn ghế học ở nhà
Hiệu số bàn ghế phù hợp (25-28 cm)
410
Bàn ghế khác
720
Đèn chiếu sáng tại góc học tập
Đèn tuýp
176
Đèn tóc
124
Đèn chống cận thị
830

%
98,1
67,2
36,3
63,7
15,6
11,0
73,5

Có 67,2% học sinh có góc học tập gần cửa sổ, 36,3% sử dụng
bàn ghế có hiệu số bàn ghế phù hợp và 73,5% học sinh được sử dụng
đèn bàn chống cận thị để chiếu sáng tại góc học tập.
3.1.2.2. Thực trạng phòng ngừa TKX của phụ huynh học sinh

Bảng 3.12. Kiến thức về TKX ở lứa tuổi học sinh của phụ huynh
Kiến thức TKX ở lứa tuổi học sinh của

Đúng

Sai

phụ huynh

SL

%

SL

%

Biết TKX gồm cận thị, viễn thị, loạn thị

162

14,3

968

85,7

Biết các yếu tố nguy cơ gây TKX

352


31,2

778

68,8

Biết tác hại của TKX

99

8,8

1031 91,2

Biết các biện pháp phòng ngừa TKX

1048 92,7

82

7,3

Biết xử trí khi có biểu hiện TKX

142

12,6

988


87,4

Biết biểu hiện của cận thị

829

73,4

301

26,6


11

Biết biểu hiện của viễn thị

413

36,5

717

63,5

Biết biểu hiện của loạn thị

559


49,5

571

50,5

Biết phải đeo kính theo chỉ định của bác sĩ

1010 89,4

120

10,6

Biết các biện pháp điều trị TKX

199

931

82,4

17,6

Tỉ lệ phụ huynh biết khái niệm TKX bao gồm cận thị, viễn
thị và loạn thị chiếm 14,3%. Có 91,2% phụ huynh khơng biết tác hại
của TKX và 92,7% phụ huynh biết các biện pháp phòng ngừa TKX.
3.1.2.3. Các yếu tố liên quan đến TKX ở học sinh một số trường
THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa việc tham gia lớp học thêm ngồi

giờ chính khóa của học sinh với TKX
TKX

Có TKX

Khơng TKX

OR, 95%CI,

Học thêm

SL

%

SL

%

p

Khơng

17

23,9

54

76,1


1,8 (1,0 - 3,3)



377

35,6

682

64,4

p < 0,05

394

34,9

736

65,1

Tổng

Học sinh học thêm có nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,8 lần học
sinh không đi học thêm với OR = 1,8, 95%CI: 1,0 - 3,3, p < 0,05.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính học sinh với TKX
TKX


Có TKX

Khơng TKX

OR, 95%CI,

Giới

SL

%

SL

%

p

Nam

174

31,6

377

68,4

1,3 (1,0 - 1,7)


Nữ

220

38,0

359

62,0

p < 0,05

394

34,9

736

65,1

Tổng

Học sinh nữ có nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,3 lần học sinh
nam với tỉ số chênh OR = 1,3, 95%CI: 1,0 - 1,7, p < 0,05.


12

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian chơi điện tử và xem tivi
mỗi ngày của học sinh với TKX

TKX
Chỉ số

Có TKX

Khơng TKX

OR, 95%CI,

SL

%

SL

%

p

< 2 giờ

289

32,7

595

67,3

1,5 (1,1 - 2,1)


≥ 2 giờ

105

42,7

141

57,3

p < 0,05

< 2 giờ

227

32,5

471

67,5

1,3 (1,0 - 1,7)

≥ 2 giờ

167

38,7


265

61,3

p < 0,05

Tổng

394

34,9

736

65,1

Chơi điện tử

Xem tivi

Học sinh chơi điện tử ≥ 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 1,5 lần học sinh chơi điện tử < 2 giờ mỗi ngày với tỉ số
chênh OR = 1,5, 95%CI: 1,1 - 2,1, p < 0,05. Học sinh xem tivi ≥ 2
giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,3 lần học sinh xem tivi
< 2 giờ mỗi ngày với OR = 1,3, 95%CI: 1,0 - 1,7, p < 0,05.
Bảng 3.20. Liên quan giữa với hoạt động ngoài trời với TKX
Có TKX

Khơng TKX


SL

%

SL

%

p



243

31,9

518

68,1

1,5 (1,1 - 1,9)

Khơng

151

40,9

218


59,1

p < 0,05

394

34,9

736

65,1

TKX
Hoạt động ngồi trời

Tổng

OR, 95%CI,

Học sinh khơng hoạt động ngồi trời có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 1,5 lần học sinh thường xuyên hoạt động ngoài trời với tỉ số
chênh OR = 1,5, 95%CI: 1,1 - 1,9, p < 0,05.


13

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với TKX
Có TKX


TKX

Khơng TKX

Kiến thức học sinh

SL

%

%

%

Tốt

8

18,6

35

81,4

Trung bình

150

37,3


252

62,7

Yếu

236

34,5

449

65,5

Tổng

394

34,9

736

65,1

OR, 95%CI,
p

2,6 (1,1 - 6,7)
p < 0,05
2,3 (1,0 - 5,8)

p < 0,05

Học sinh có kiến thức trung bình và yếu về phịng ngừa TKX
có nguy cơ mắc TKX cao gấp 2,6 lần và 2,3 lần học sinh có kiến
thức tốt, p < 0,05.
Bảng 3.22. Liên quan giữa trang bị góc học tập tại nhà với TKX
TKX
Góc học tập

Có TKX

Khơng TKX

SL

SL

%

p

%

OR, 95%CI,

Hiệu số bàn ghế góc học tập tại nhà
Phù hợp (25-28cm)

122


29,8

288

70,2

1,4 (1,0 - 1,9)

Khơng phù hợp

272

37,8

448

62,2

p < 0,05



275

33,1

555

66,9


1,3 (1,0 - 1,8)

Khơng

119

39,7

181

60,3

p < 0,05

394

34,9

736

65,1

Đèn chống cận thị

Tổng

Học sinh học ở bàn ghế có hiệu số khơng phù hợp có nguy
cơ mắc TKX cao gấp 1,3 lần học sinh học ở bàn ghế phù hợp, p <
0,05. Học sinh không dùng đèn chống cận thị có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 1,3 lần học sinh dùng đèn chống cận thị, p < 0,05



14

Bảng 3.23. Liên quan giữa tư thế ngồi học của học sinh với TKX
Có TKX

TKX

Tư thế ngồi học
SL
Phù hợp (thẳng, mặt
cách bàn 25-30 cm) 194
Không
200
Tổng

394

Không TKX

OR, 95%CI,

%

SL

%

p


31,5

422

68,5

1,4 (1,1 - 1,8)

38,9

314

61,1

p < 0,05

34,9

736

65,1

Học sinh ngồi học khơng đúng tư thế có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 1,4 lần học sinh ngồi học đúng tư thế, p < 0,05.
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh về TKX
với TKX của học sinh
Có TKX
TKX
Kiến thức PH

SL
%
Tốt
46
25,8

Khơng TKX
%
%
132
74,2

Trung bình

153

36,5

266

63,5

Yếu

195

36,6

338


63,4

OR, 95%CI,
p
1,7 (1,1 - 2,5)
p < 0,05
1,7 (1,1 - 2,5)
p < 0,05

Tổng
394
34,9
736
65,1
Phụ huynh có kiến thức phịng ngừa TKX mức độ trung bình
và yếu thì học sinh có nguy cơ mắc TKX cao gấp 1,7 lần so với học
sinh có phụ huynh kiến thức tốt, p < 0,05.
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa việc khám mắt định kỳ với TKX
Có TKX

Khơng TKX

SL

%

SL

%


p

Khác

252

30,0

589

70,0

2,3 (1,7 - 3,0)

6 tháng - 1 năm/lần

142

49,1

147

50,9

p < 0,05

Tổng

394


34,9

736

65,1

TKX
Khám mắt định kỳ

OR, 95%CI,

Học sinh được đi khám mắt định kỳ có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 2,3 lần học sinh không được đi khám mắt định kỳ, p < 0,05.


15

3.2. Thực trạng quản lý và hiệu quả mơ hình can thiệp ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý TKX cho học sinh THCS
3.2.1. Thực trạng quản lý TKX cho học sinh THCS
Hộp 3.1. Hoạt động phòng ngừa TKX từ phía nhà trường
“...Hàng năm nhà trường chỉ có hoạt động khám sức khỏe định kỳ
cho các cháu học sinh trong đó có khám mắt. Cịn tun truyền về
vấn đề TKX ở lứa tuổi học sinh thì cần phải có cơng văn hoặc có chỉ
đạo từ phịng giáo dục chúng tôi mới tiến hành được...”
Bà Nguyễn Thị H. - Trường THCS Nha Trang
“...Hoạt động phòng chống các bệnh học đường trong đó có TKX ở
lứa tuổi học sinh của trường chúng tơi là chưa có gì, có nhiều
ngun nhân của vấn đề này, nhưng theo tôi chủ yếu là do thiếu kinh
phí...”

Bà Phạm Thị H. - Trường THCS Chu Văn An
Nhìn chung các ý kiến cho thấy: chưa có hoạt động truyền
thơng phịng ngừa TKX tại trường học.
Hộp 3.2. Hoạt động phịng ngừa TKX từ phía gia đình
“... các cháu lớn rồi... các cháu đã có ý thức trong việc học và học
đúng tư thế cho nên theo tôi không cần. Hơn nữa bây giờ mình cịn
bận bao nhiêu việc, thời gian đâu mà để ý nữa...”
Ông Trần Văn N. - Phụ huynh học sinh
“... Bố mẹ cháu bận lắm, cháu tự đi học, tự đi học thêm, tự bật ti vi
và xem máy tính để học thơi. Cháu nghĩ giờ cháu đã lớn, bố mẹ
không cần quản nữa...”
Em Nguyễn Huy H. - Học sinh THCS
Kết quả hộp trên cho thấy việc phòng ngừa TKX cho học
sinh THCS ở các phụ huynh còn rất hạn chế.


16

3.2.2. Hệ thống phần mềm

Hình 3.1. Danh sách bệnh nhân khám TKX
- Xây dựng thành công hệ thống phần mềm quản lý TKX.
- Nhập, quản lý dữ liệu kết quả khám TKX cho 1.130 học sinh.
- Ban hành quyết định triển khai ứng dụng phần mềm vào quản lý
phòng ngừa TKX và thành lập tổ truyền thơng phịng ngừa TKX cho học
sinh trường THCS Quang Trung, thành phố Thái Nguyên.
- Tổ chức 01 hội thảo triển khai ứng dụng phần mềm vào quản lý,
phòng ngừa TKX cho giáo viên trường THCS Quang Trung.
- Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm cho học sinh,
phụ huynh của học sinh và giáo viên trường THCS Quang Trung.

- Thực hiện nhắn tin nhắc khám định kỳ TKX cho phụ huynh của
214 học sinh bị TKX qua phần mềm liên lạc điện tử của nhà trường.
- Tổng số lượt truy cập là 113.627 lượt
- Thực hiện 8.325 cuộc tư vấn online


17

3.2.3. Hiệu quả mơ hình can thiệp ứng dụng phần mềm quản lý
TKX cho học sinh Trường THCS Quang Trung
Bảng 3.26. Thay đổi kiến thức về TKX của học sinh trường can
thiệp (trường Quang Trung)
Kiến thức của học sinh TrướcCT*
về TKX
SL
%

Sau CT
SL

%

CSHQ

p

Biết TKX gồm cận thị,
viễn thị và loạn thị

172


80,4

309 91,4

13,7

<0,05

Biết yếu tố gây TKX

145

67,8

309 91,4

34,8

<0,05

Biết tác hại của TKX

178

83,2

324 95,9

15,3


<0,05

Biết các biện pháp
phịng ngừa TKX

183

85,5

332 98,2

14,9

<0,05

Biết xử trí khi có TKX

171

79,9

306 90,5

13,3

<0,05

Biết biểu hiện TKX


54

25,2

308 91,1

261,5

<0,05

Biết cần đeo kính phù hợp
theo chỉ định của bác sĩ

165

77,1

322 95,3

23,6

<0,05

Biết biện pháp ĐT TKX

68

31,8

331 97,9


207,9

<0,05

* Trường can thiệp: cỡ mẫu ntrước CT = 214; nsau CT = 338
Sau 18 tháng can thiệp, kiến thức về TKX của học sinh
trường Quang Trung tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp, p < 0,05.
Bảng 3.28. Thay đổi kiến thức về TKX của phụ huynh trường can
thiệp (trường Quang Trung)
Trước CT*
Kiến thức TKX của
phụ huynh
SL
%

Sau CT
SL

%

CSHQ

P

Biết TKX bao gồm cận
thị, viễn thị và loạn thị

180


84,1

326 96,4

14,6

<0,05

Biết yếu tố gây TKX

414

65,9

290 85,8

30,2

<0,05

Biết tác hại của TKX

190

88,8

322 95,3

7,3


<0,05

Biết các biện pháp

196

91,6

312 92,3

0,8

>0,05


18

phịng ngừa TKX
Biết xử trí khi có TKX

187

87,4

321 95,0

8,7

<0,05


Biết biểu hiện TKX

104

48,6

314 93,0

91,4

<0,05

Biết phải đeo kính theo
chỉ định của bác sĩ

185

86,4

318 94,1

8,9

<0,05

Biết biện pháp ĐT TKX

152

71,0


319 94,3

32,8

<0,05

* Trường can thiệp: cỡ mẫu ntrước CT = 214; nsau CT = 338
Sau can thiệp, kiến thức của phụ huynh học sinh về TKX
tăng lên rõ rệt, sự thay đổi giữa trước so với sau can thiệp có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) với CSHQ dao động từ 10 – 90,0%.
Bảng 3.30. Thay đổi một số hoạt động liên quan đến nhìn gần và
nhìn xa của học sinh trường can thiệp (trường Quang Trung)
Trước CT*
Sau CT
Các hoạt động
CSHQ
p
SL
%
SL
%
Có học ở trường một
208 97,2 329 97,3
-0,1
>0,05
tuần ≤ 6 buổi
Có thể dục ở trường/
209 97,7 330 97,6
0,0

>0,05
tuần ≥ 2 tiết
Có giúp việc gia đình
82
38,3 284 84,0 -119,3 <0,05
mỗi ngày ≥ 2giờ
Có học thêm ngồi giờ
200 93,5 314 92,9
0,6
>0,05
Có sử dụng máy tính
39
18,2 84 24,9 -36,4 >0,05
để học ≥ 2 giờ
Có chơi điện tử mỗi
47
22,0 44 13,0
40,7
<0,05
ngày ≥ 2 giờ
Có xem tivi mỗi ngày
81
37,9 65 19,2
49,2
<0,05
≥ 2 giờ
Có hoạt động ngồi
144 67,3 298 88,2 -31,0 <0,05
trời
* Trường can thiệp: cỡ mẫu ntrước CT = 214; nsau CT = 338

Sự thay đổi một số hoạt động nhìn gần nhìn xa sau can thiệp
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


19

Bảng 3.32. Thay đổi bố trí góc học tập của học sinh trường can thiệp
Góc học tập
Góc học tập gần cửa sổ
Bàn ghế học ở nhà có
hiệu số phù hợp
Đèn tại góc học tập là
đèn chống cận thị

Trước CT*

Sau CT

CSHQ

p

302 89,3

34,7

<0,05

35,5


241 71,3

100,8

<0,05

72,4

315 93,2

28,7

<0,05

SL

%

142

66,4

76
155

SL

%

* Trường can thiệp: cỡ mẫu ntrước CT = 214; nsau CT = 338

Sự thay đổi góc học tập sau can thiệp tốt lên với CSHQ lần
lượt là 34,7%; 100,8% và 28,7%, p < 0,05.
Bảng 3.34. So sánh sự thay đổi tỉ lệ TKX của trường can thiệp và
trường đối chứng
Trường chứng
Trường Điều tra ban Sau 18
TKX
đầu
tháng
SL
%
SL %

56
32,0 68 38,2
Không
119
68,0 110 61,8
CSHQ
- 193,8%
> 0,05
P
* Lớp 6,7: cỡ mẫu nban đầu
= 175; lớp 8,9: cỡ mẫu
nsau 18 tháng = 178

Trường can thiệp
Trước
Sau CT
HQCT

CT*
SL % SL %
38 30,4 40 22,9
218,6
87 69,6 135 77,1
24,8%
> 0,05
* Lớp 6,7: cỡ mẫu
ntrước CT = 125; lớp 8,9
cỡ mẫu nsau CT = 175

Sau can thiệp, tỉ lệ TKX ở trường can thiệp (Quang Trung) giảm
từ 30,4% xuống cịn 22,9% (khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê p >
0,05). Tỉ lệ TKX ở trường chứng (Nha Trang) tăng từ 32% lên 38,2%
(p > 0,05). Hiệu quả can thiệp là 218,6%.


20

3.2.4. Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm quản lý TKX cho
học sinh THCS qua kết quả định tính
Hộp 3.3. Hiệu quả quản lý TKX cho học sinh
“...Tôi đánh giá phần mềm này là tốt đấy. Tôi cứ xem, em nào diễn
biến TKX không tốt, tôi nhắn tin cho phụ huynh để kèm tốt hơn…”
Bà Nguyễn Thị H. - GV Trường THCS Quang Trung
“...Giáo viên, phụ huynh, học sinh và bác sỹ tương tác lẫn nhau,
cùng nhau hỗ trợ điều trị TKX cho học sinh...”.
Bà Bùi Việt H. - GV Trường THCS Quang Trung
Nhìn chung các ý kiến cho thấy: Phần mềm quản lý TKX
tăng tính tương tác giữa các thành phần trong điều trị TKX cho học

sinh, cung cấp kết quả điều trị và giải đáp thắc mắc kịp thời.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến TKX ở học sinh
THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Thực trạng TKX ở học sinh một số trường THCS tại nội
thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu của Hồng Hữu Khơi và cs (2016) cho thấy tỉ lệ
TKX ở học sinh THCS thành phố Đà Nẵng là 39,8%. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỉ lệ TKX chung ở học sinh nghiên
cứu là 34,9%. Đây là sự khác biệt do địa bàn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, kết quả soi đáy mắt trực
tiếp cho thấy: Độ kính dưới – 0,5D (cận thị) có tỉ lệ cao nhất, chiếm
42,7%, tiếp đến là loạn thị có độ kính trên 1D chiếm 8,8% và thấp
nhất là độ kính trên 3D (viễn thị) chiếm 0,4%. Kết quả này chỉ ra
trong các TKX thì tỉ lệ học sinh bị cận thị chiếm cao nhất. Kết quả
nghiên cứu của Đinh Mạnh Cường và cs (2017) cũng cho thấy trong
các bệnh của TKX thì cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất với 12,8%, tiếp
theo là viễn thị (8,0%), và loạn thị là 4,2%.


21

4.1.2. Các yếu tố liên quan đến TKX ở học sinh một số trường
THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Giới cũng là yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới TKX. Nghiên
cứu của Phạm Văn Tần (2010) cho kết quả phân tích mơ hình hồi
quy: học sinh nữ mắc cận thị cao hơn so với học sinh nam với tỉ số
chênh OR = 1,6; 95%CI = 1,0 – 2,4. Nghiên cứu của chúng tôi đồng
thuận với nghiên cứu của trước: nữ giới có tỉ lệ TKX (38,0%) cao
hơn nam giới (31,6%), OR = 1,3, 95%CI: 1,0 - 1,7, p < 0,05.

Trong chương trình học tập, do chịu sức ép nặng về thành
tích, học sinh thường phải học rất nhiều, do đó mắt phải làm việc liên
tục..., trong tư thế nhìn quá gần; mặt khác thời gian hoạt động ngoài
trời và nghỉ ngơi thư giãn cho mắt q ít. Kết quả nghiên cứu của
chúng tơi cho thấy: học sinh học thêm có tỉ lệ TKX (35,6%) cao hơn
học sinh khơng đi học thêm (23,9%). Có mối liên quan giữa TKX ở
lứa tuổi học sinh với việc học thêm của học sinh (p < 0,05). Có mối
liên quan giữa mắc TKX ở lứa tuổi học sinh với thời gian chơi điện
tử và xem tivi. Có mối liên quan TKX với tham gia hoạt động ngoài
trời của học sinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Có mối liên quan giữa mắc TKX với hiệu số bàn ghế không
phù hợp và không sử dụng đèn chống cận thị của học sinh (p < 0,05).
Có mối liên quan giữa mắc TKX với tư thế ngồi học của học sinh,
nghĩa là học sinh ngồi học không đúng tư thế có nguy cơ mắc TKX
cao gấp 1,4 lần học sinh ngồi học đúng tư thế, p < 0,05. Việc khơng
ngồi học đúng tư thế có ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe của mắt. Sự
thiếu quan tâm của phụ huynh khi cho rằng con mình đã lớn khơng
cần nhắc nhở/quan tâm quan sát, vơ hình chung đã làm tăng nguy cơ
mắc TKX ở lứa tuổi học sinh.
Nghiên cứu cho thấy: có mối liên quan giữa TKX với kiến
thức của học sinh và kiến thức của phụ huynh về TKX (p < 0,05):
kiến thức càng thấp thì tỉ lệ TKX càng cao. Khoa học hành vi: kiến
thức tốt, thái độ tốt thì thực hành tốt, bệnh ít; kiến thức thấp, thái độ
khơng quan tâm thì thực hành khơng tốt, bệnh nhiều.


22

4.2. Thực trạng quản lý và đánh giá mơ hình can thiệp và ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý TKX cho học sinh THCS

4.2.2. Hiệu quả mơ hình can thiệp và ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý TKX cho học sinh THCS
Trước thực tế tỉ lệ học sinh mắc TKX có xu hướng tăng
nhanh, đã có nhiều mơ hình can thiệp giảm thiểu và phịng ngừa
TKX trên thế giới và Việt Nam, mỗi nghiên cứu có ưu nhược điểm
khác nhau. Đối với tình hình thực tế Việt Nam, nghiên cứu can thiệp
bằng cách kết hợp phát hiện điều trị sớm, can thiệp cán bộ y tế trường
học, thực hiện truyền thông cho cả học sinh, phụ huynh và giáo viên;
đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học sinh bị
bệnh và TT-GDSK theo chúng tơi là mơ hình phù hợp. Kết quả
nghiên cứu thấy: sau 18 tháng can thiệp, kiến thức về TKX của học
sinh trường Quang Trung tăng lên rõ rệt, p < 0,05. Nghiên cứu của
chúng tôi ứng dụng phần mềm trong việc nhắc nhở phụ huynh quan
tâm đến TKX của học sinh, cung cấp kiến thức về TKX đã cho kết
quả tốt. Sau can thiệp, kiến thức tốt của phụ huynh tăng lên rõ rệt với
kiến thức tốt mức thấp nhất là 85,8% và cao nhất là 96,4%. Sự thay
đổi trước sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với CSHQ dao
động từ 10 – 90,0%.
Đối với các hoạt động nhìn gần và nhìn xa: sau can thiệp, tại
trường Quang Trung, tỉ lệ học sinh có thời gian giúp việc gia đình ≥ 2
giờ/ngày và tham gia hoạt động ngoài trời tăng lên sau can thiệp với
CSHQ là 119,3% và 31,0%, p < 0,05. Tỉ lệ học sinh có thời gian chơi
điện tử ≥ 2 giờ/ngày và xem tivi ≥ 2 giờ/ngày giảm sau can thiệp với
CSHQ là 40,7% và 49,2%, p < 0,05. Đánh giá các kết quả thay đổi
hoạt động này theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng để đánh giá hiệu quả
can thiệp là tỉ lệ mắc TKX. Kết quả nghiên cứu can thiệp giảm thiểu
TKX của chúng tôi thấy: sau can thiệp, tỉ lệ TKX ở trường can thiệp
(Quang Trung) giảm từ 30,4% xuống còn 22,9% (p > 0,05); tỉ lệ
TKX ở trường chứng (Nha Trang) tăng từ 32% lên 38,2% (p > 0,05);



23

HQCT là 218,6%. Mặc dù cho HQCT cao nhưng việc giảm tỉ lệ TKX
lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh một số hạn chế nhất định của nghiên cứu thì những ưu
điểm chính trong nghiên cứu này là tính duy trì và tính bền vững.
Việc xây dựng được phần mềm, tích hợp được vào trang web của nhà
trường, đảm bảo tương tác chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà
trường đã tạo ra những can thiệp trong quản lý điều trị và TT-GDSK
một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt
Nam thực hiện ý tưởng can thiệp bằng ứng dụng phần mềm trong
quản lý TKX. Đây là can thiệp đầu tiên áp dụng cách tiếp cận mới
với việc ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với định hướng của
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc chủ động tiếp cận cách
mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong
khám chữa bệnh và đào tạo. Việc ứng dụng phần mềm đã tăng cao
tính tương tác giữa học sinh, gia đình và nhà trường, đây chính là hạn
chế trong quá trình triển khai các chương trình tại trường học trước
đây. Việc ứng dụng phần mềm đã làm cho sự phối hợp các bên liên
quan chặt chẽ hơn, thực hiện các biện pháp phòng ngừa TKX thường
xuyên, đồng bộ và bền vững.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến TKX ở học sinh một
số trường THCS tại nội thành thành phố Thái Nguyên
 Tỉ lệ TKX chung ở học sinh 4 trường THCS nghiên cứu là
34,9%. Tỉ lệ TKX ở nữ (38,0%) cao hơn nam (31,6%), p < 0,05.
Tỉ lệ TKX ở mắt phải chiếm 33,2%, cao hơn mắt trái (32,0%).
 Kiến thức của học sinh và phụ huynh về TKX chưa đầy đủ.

 Có mối liên quan giữa: khối lớp học cao, giới nữ, học sinh đi
học thêm; học sinh chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày; xem tivi ≥ 2
giờ/ngày; không tham gia hoạt động ngồi trời, sử dụng góc học
tập ở nhà với hiệu số bàn ghế không phù hợp; không sử dụng
đèn chống cận thị; tư thế ngồi học không đúng; khám mắt định


×