Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG. LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.89 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

LUẬN ÁN TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

LUẬN ÁN TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 9.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.GS.TS.VŨ CHÍ CƯƠNG
2.TS.ĐÀO THẾ ANH

HÀ NỘI – 2018


1

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Xuân Trường, Đỗ Văn Trường, Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Đào Thế Anh và Đinh
Hoàng Nam, 2016; Thành phần loài thực vật và thành phần hóa học nhóm cây ưu thích làm thức
ăn xanh cho bò H’mông trong vụ đông xuân tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;
Tạp chí khoa học và công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 64, tháng 6/2016, trang 7992.
2. Hoàng Xuân Trường, Vũ Chí Cương, Đào Thế Anh, Nguyễn Thị Phương và Đinh Hoàng
Nam, 2017; Hệ thống chăn nuôi bò H’mông của người Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng; Tạp chí khoa học và công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 74, tháng 4/2017,
trang 89-100.
3. Hoàng Xuân Trường, Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thiện Trường Giang,
Đào Thế Anh và Dương Thu Anh. Xác định giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn bản
địa phổ biến dùng nuôi và vỗ béo bò H’mông bằng phương pháp in vitro gas production;
Tạp chí khoa học và công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 76, tháng 6/2017, trang 5967.



2

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Hmông thường sống trên vùng núi cao, điều kiện tự nhiên ở đây tương đối khó
khăn, thiếu đất để trồng cây thức ăn cho bò, thiếu nguồn nước phục vụ chăn nuôi (vào mùa đông
nhiều hộ phải gánh nước xa nhà 3-5km). Tuy vậy, đồng bào người dân tộc Hmông rất chịu khó,
chịu gian khổ và duy trì phát huy tốt các tập quán, kinh nghiệm chăn nuôi. Thành công lớn nhất của
người Hmông đó là vẫn giữ được các giống vật nuôi tốt như bò Hmông, lợn đen bản địa và gà đen.
Trong chăn nuôi bò, người Hmông có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là phương thức vỗ béo
bò trong vụ đông, khi mà nguồn thức ăn như cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp hạn chế. Kinh
nghiệm này là một điểm khác biệt mà những dân tộc khác cùng trên địa bàn như Dao, Tày và
Nùng... không có được. Vào vụ đông xuân, người Hmông nuôi và vỗ béo bò bằng nhiều loại lá cây
được lấy về từ trên rừng, sau đó thái nhỏ và trộn với cháo ngô cho bò ăn. Loại bò được đưa vào vỗ
béo là bò đực tại thời điểm vụ đông sau các vụ cày cấy (bò đã được khai thác sức kéo). Cùng với
trồng trọt và khai thác tự nhiên, những kiến thức, kinh nghiệm bản địa trong chăn nuôi bò đã một
phần giúp người Hmông tồn tại và phát triển được trên các vùng núi cao, nơi có ít đất canh tác và
có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Để hiểu rõ hơn một số kiến thức bản địa trong nuôi và vỗ béo bò
đực của người Hmông trong vụ đông, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến thức bản địa và
một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông”.
2. MỤC TIÊU
Tổng hợp và xác định được một số kiến thức bản địa của người Hmông trong nuôi và vỗ
béo bò Hmông trong vụ đông.
Xác định được một số giải pháp nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông
tại tỉnh Cao Bằng.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận án đã tổng hợp và phân tích được hiện trạng hệ thống chăn nuôi và thị trường tiêu thụ
bò Hmông Cao Bằng, đây là căn cứ để xác định được một số kiến thức bản địa của người Hmông
trong chăn nuôi và vỗ béo bò trong vụ đông trước khi bán.
Luận án đã phân loại và xác định được giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn bản

địa mà người Hmông đã sử dụng trong vụ đông để nuôi và vỗ béo bò Hmông. Hiện nay, 41 loại cây
thức ăn đã được làm tiêu bản lưu giữ tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã
đóng góp và làm phong phú thêm vào bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
gia súc, gia cầm Việt Nam.
Luận án đã xác định được ảnh hưởng của phương thức vỗ béo bò đực truyền thống của
người Hmông tới khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi khi
nuôi trong thời gian 60 ngày.
Luận án cũng đã xác định được khẩu phần ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi sử
dụng các loại cây thức ăn bản địa phối trộn thêm thức ăn tinh để vỗ béo bò Hmông 2 tuổi. Các kết
quả trong nghiên cứu này giúp ích lớn cho các doanh nghiệp, HTX chăn nuôi bò Hmông thâm canh
và sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi và nông nghiệp.
Luận án đã xác định được mô hình về tổ chức sản xuất liên kết với thị trường, tạo ra kênh
hàng chất lượng từ đó nâng cao giá trị và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông tại Cao Bằng.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, làm tài
liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo, các cơ quan trong nông nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã
và người chăn nuôi bò Hmông.


3

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Mặc dù đã có một số nghiên cứu trước đó về bò Hmông, nhưng chỉ luận văn này mới thực
hiện nghiên cứu phân tích kỹ, mô tả và tư liệu hóa cụ thể một số kiến thức bản địa của người
Hmông trong việc sử dụng các cây thức ăn bản địa để nuôi và vỗ béo bò Hmông trong vụ đông
mang tính hệ thống.
Luận án đã nghiên cứu, phân loại được 41 loại cây thức ăn khác nhau; phân tích được
thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 6 loại cây thức ăn bản địa được bò ưu thích và người
Hmông đã sử dụng để nuôi và vỗ béo bò trong vụ đông. Hiện các tiêu bản thực vật được lưu giữ
trong Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, là nguồn tư liệu gốc cho các nghiên cứu tiếp theo về cây thức
ăn cho bò tại miền núi phía Bắc.

Nghiên cứu đã bổ sung và tối ưu hóa kiến thức bản địa trong việc phối trộn khẩu phần và
lựa chọn bò đực để đưa vào vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các kết quả nghiên cứu về tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống truy
xuất nguồn gốc và liên kết với thị trường theo chuỗi giá trị cho sản phẩm thịt bò Hmông tại Cao
Bằng là cách làm mới phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Luận án cung cấp thông tin và luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý có thêm các
căn cứ về lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi bò miền núi phía Bắc
mang lại hiệu quả cao nhất.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Toàn bộ luận án sau chỉnh sửa theo góp ý của phản biện độc lập còn 146 trang, 3 Chương, 44
bảng, 13 hình, tham khảo 168 tài liệu trong và ngoài nước, có 3 các công trình nghiên cứu khoa học
trong nước có liên quan đến luận án được công bố và phần phụ lục.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Kiến thức bản địa là điều quan trọng cho sự tồn tại của di sản lịch sử và văn hoá của một nhóm
người cụ thể vì nó "Hình thành nên xương sống của bản sắc xã hội, kinh tế, khoa học và công nghệ"
(Odora Hoppers, 2001 trích theo UNESCO, 2016).
Người Hmông có nhiều kiến thức bản địa trong chăn nuôi bò, từ khâu quản lý và khai thác
con giống, sử dụng cây thức ăn trên rừng để vỗ béo bò, chủ động tham gia vào thị trường. Đặc biệt
trong hệ thống chăn nuôi bò Hmông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, các kiến thức về vỗ béo
bò trong vụ đông được thể hiện rõ và hơn hẳn các địa phương khác.
Các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án này gồm:
- Hiện trạng hệ thống chăn nuôi và thị trường tiêu thụ bò Hmông tại huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng
- Kiến thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các loại cây thức ăn mà người Hmông
thường sử dụng để nuôi và vỗ béo bò trong vụ đông xuân có độ đa dạng, thành phần hóa học và giá
trị dinh dưỡng như thế nào? Đây là điểm khác biệt và là câu hỏi cần được trả lời bằng các công
trình nghiên cứu khoa học.
- Giá trị của thịt bò Hmông có khả năng tăng lên bao nhiêu % khi có thử nghiệm về thị
trường thông qua việc thành lập Hội chăn nuôi và tạo ra các kênh phân phối chất lượng cao, sản
phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và được quảng bá bài bản trên nhiều kênh thông tin tới trực

tiếp người tiêu dùng.
- Qua các nghiên cứu về kiến thức bản địa trong vỗ béo bò vào vụ đông xuân, cùng các giải
pháp thử nghiệm về thị trường sẽ rút ra được các khuyến nghị gì giúp các hộ chăn nuôi, các doanh
nghiệp, HTX/THT đầu tư và phát triển chăn nuôi bò tại các tỉnh miền núi phía Bắc được hiệu quả
hơn.


4

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Bò Hmông: Bò tại các hộ trong các nhóm cùng sở thích tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng,
Cao Bằng
- Các loại cây thức ăn bản địa người Hmông sử dụng để chăn nuôi và vỗ béo bò Hmông.
Nhóm các loại cây ưu thích là cây có sẵn trong vụ đông, dễ thu hái và được bò ưu thích ăn nhiều,
cũng được người dân sử dụng nhiều trong khẩu phần.
- Các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò thịt và thí nghiệm giải pháp thị trường: hộ
chăn nuôi, thu gom, lò mổ, cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng.
+ Nghiên cứu về HTCN bò Hmông được tiến hành tại 60 hộ người Hmông có chăn nuôi bò
Hmông. Các hộ điều tra được chọn theo các tiêu chí:
+ Hộ đang có nuôi bò Hmông từ 01 con trở lên và đa dạng thành phần kinh tế (hộ nghèo,
cận nghèo, trung bình và khá).
+ Chọn hộ ngẫu nhiên từ danh sách các hộ trong các nhóm sở thích chăn nuôi bò tại huyện
Hà Quảng
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại tỉnh Cao Bằng và Thành phố Hà Nội
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 2011 đến 2017
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phân tích hệ thống chăn nuôi bò Hmông tại Cao Bằng
2.2.2. Nghiên cứu nguồn thức ăn xanh trong vụ đông dùng để nuôi và vỗ béo bò Hmông tại vùng
nghiên cứu
2.2.3. Nghiên cứu tối ưu hóa một số kiến thức bản địa trong vỗ béo bò Hmông
2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được
vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa
2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông trong thời
gian vỗ béo
2.2.4. Nghiên cứu một số giải pháp thị trường
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phân tích hệ thống chăn nuôi bò Hmông Cao Bằng
2.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ người Hmông chăn nuôi bò bằng bảng
câu hỏi với các chỉ tiêu chính
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Các báo cáo, bài báo khoa học đăng trên tạp chí, internet, số
liệu, báo cáo do địa phương Sở NN và PTNT tỉnh Cao Bằng, Phòng NN và PTNT huyện Hà Quảng
cung cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab 16. Các
tham số thống kê ước tính bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (Mean), sai số tiêu
chuẩn (SE). Sử dụng mô hình phân tích phương sai ANOVA. So sánh các giá trị trung bình theo
cặp bằng phép so sánh Tukey ở mức ý nghĩa p < 0,05. Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu
(Correlation).
2.3.1.4. Tính toán hiệu quả chăn nuôi bò Hmông
Các công thức tính hiệu quả chăn nuôi dựa theo giáo trình Kinh tế vi mô, (2006) của TS Trần
Văn Đức & Ths Lương Xuân Chính, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông
nghiệp Việt Nam). Các chỉ tiêu cần tính là tổng doanh thu và thu nhập thuần.


5



6

2.3.2. Nghiên cứu nguồn thức ăn xanh trong vụ đông dùng để nuôi và vỗ béo bò Hmông tại
vùng nghiên cứu
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thực địa: Mẫu tiêu bản được thu thập có sự tham gia của người dân đang nuôi bò
Hmông tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thông qua phỏng vấn 30 người dân và thu
hái các loại cây thức ăn ngoài thực địa. Các mẫu sau khi thu thập đều có sự phỏng vấn chéo để
khẳng định sự thống nhất giữa các hộ gia đình trong sử dụng mỗi loài thực vật.
- Phân tích, định loại mẫu và xử lý số liệu: áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình
thái để định loại các mẫu tiêu bản. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên
cứu phân loại và định loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái
của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của
cơ quan sinh sản.
Phương pháp phỏng vấn 30 hộ gia đình thường xuyên thu hái cây cỏ làm thức ăn cho bò để
lựa chọn nhóm cây thức ăn ưa thích, tiến hành cho điểm tất cả các mẫu vật thu được theo các tiêu
chí sau: Thức ăn ưa thích nhất (3 điểm); Thức ăn thích (2 điểm); Thức ăn bổ sung (1 điểm). Sử
dụng phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích và lựa chọn được nhóm cây ưa thích nhất.
Sau khi lựa chọn nhóm thức ăn ưa thích với 6 loại cây, đã lấy mẫu đưa về Phòng phân tích
thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi – Viện chăn nuôi để phân tích. Sáu (06) mẫu cây thức ăn phổ biến
được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4325:2007) có sự tham gia của người chăn nuôi bò
Hmông. Mẫu các cây thức ăn được phân tích thành phần hóa học gồm các chỉ tiêu: vật chất khô,
protein thô, mỡ thô, xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số theo các phương pháp trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các thành phần hóa học của thức ăn
Chỉ tiêu

Phương pháp thử


Vật chất khô

TCVN 4326 -2001

Protein tổng số

TCVN 4328 - 2007

Mỡ thô

TCVN 4331 - 2001

Xơ thô

TCVN – 4329-2007

NDF
ADF
Khoáng tổng số

AOAC 973.18.01
AOAC 973.18.01
TCVN – 4327-2007

Tính toán chất khô có thể tiêu hóa (digestible dry matter-DDM) và chất khô ăn vào [dry matter
intake-DMI (% khối lượng cơ thể) của thức ăn thô được ước tính từ NDF và ADF (Ward, 2008).
Công thức tính các chỉ số này như sau:
DDM = 88.9 − (0.779 × % ADF); DMI (% khối lượng cơ thể) = 120/(% NDF)
Mẫu thức ăn sau khi phân tích cũng được dùng để làm thí nghiệm sinh khí in vitro gas production
tại phòng thí nghiệm của Viện chăn nuôi.

2.3.3. Nghiên cứu tối ưu hóa một số kiến thức bản địa trong vỗ béo bò Hmông
2.3.3.1. Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò
Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản
địa
Bố trí thí nghiệm: 15 bò ở các lứa tuổi 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi được phân vào 3 lô thí nghiệm. Bò
trong mỗi lô có khối lượng tương đối đồng đều ở mỗi lứa tuổi (P>0,05), mỗi lô có 5 bò
theo sơ đồ sau:


7

Chỉ tiêu

Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiệm
Lô 1
Lô 2

Lứa tuổi (tháng)
Số con (n)

24
5

36
5

Lô 3
48
5


Quy trình chăn nuôi: Bò thí nghiệm được nuôi theo đúng quy trình vỗ béo bản địa của
người dân tộc Hmông.
Bảng 2.4. Công thức thức ăn vỗ béo bò Hmông theo kinh nghiệm bản địa
Loại thức ăn

Khối lượng (kg)

Vật chất khô (%)

Ngô nghiền
Sung

2
2

26,2
11,7

Chéo béo Quảng Tây

2

9,0

Đa lá bóng

2

15,1


Lân tơ uyn

2

6.3

Hóp thân tái

2

18,3

Thích Bắc bộ

2

13,4

Tổng cộng
Vật chất khô của hỗn hợp (%)
Protein thô (g/100 g VCK)

14

Năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK)

100
48,4
10,6

9,3

* Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về tăng khối lượng:
Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt:
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt: pH, màu sắc, mất nước bảo quản, mất nước chế biến và độ
dai (độ mềm) của thịt bò
2.3.3.2. Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò
Hmông trong thời gian vỗ béo
Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Completely
Randomize Designs) trên 15 bò đực Hmông có độ tuổi trung bình 24 tháng tuổi, khối lượng trung
bình 320 kg nuôi vỗ béo trong các hộ chăn nuôi. Thời gian nuôi thí nghiệm là 60 ngày.
Thức ăn vỗ béo gồm: Thức ăn thô gồm các loại cây thức ăn bản địa như: Sung, Chéo béo
Quảng Tây, Đa lá bóng, Lân tơ uyn, Hóp thân tái và Thích bắc bộ và có bổ sung thức ăn tinh gồm:
ngô nghiền, sắn khô và đậu tương.
Khẩu phần 2 và 3 được tính toán dựa trên tiêu chuẩn của Kearl, L. C.1982
Bảng 2.7. Công thức thức ăn vỗ béo bò Hmông
KP1
KP2
KP3
Loại thức ăn
%VCK
KL (kg) %VCK KL (kg) %VCK KL (kg)
Ngô nghiền
26,2
2
34,3
2.6
25,9
1.98

Sắn khô
12,5
1.1
Đậu tương
3,3
0.3
5,0
0.4
Sung
11,7
2
15,4
2.63
17,4
2.97
Chéo béo Quảng tây
9,0
2
11,8
2.62
13,4
2.97


8

Đa lá bóng
Lân tơ uyn
Hóp thân tái
Thích Bắc bộ

Tổng cộng

15,1
6,3
18,3
13,4
100

2
2
2
2
14

13,1
8,2
8,0
5,8
100

1.73
2.6
0.87
0.86
14.21

7,4
9,3
9,1
100


Vật chất khô của hỗn hợp
(%)

48,40

47,63

47,59

Protein thô (g/100 g VCK)

10,6

12,07

12,13

Năng lượng trao đổi
(MJ/kg VCK)

9,3

9,9

10,31

0.98
2.95
0.99

14.34

Chi phí cho từng khẩu phần ăn trong thí nghiệm cụ thể trong bảng 2.8.
Bảng 2.8. Chi phí cho từng khẩu phần thí nghiệm
KP 1
Thức ăn tinh

KP 2

Tổng tiền
VNĐ

Kg

KP 3

Tổng tiền
VNĐ

Kg

Kg

Tổng tiền
VNĐ

Ngô nghiền

2,0


13,000

2,6

16,900

1,98

12,870

Bột sắn

0,0

0,0

0,0

0,0

1,10

4,268

Đậu tương

0,0

0,0


0,3

4,281

0,40

6,487

Tổng

2,0

13,000

2,9

21,181

3,48

23,625

* Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về tăng trọng:
- Thay đổi khối lượng bò; tăng khối lượng bò; lượng thức ăn thu nhận
- Hiệu quả sử dụng thức ăn: kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phân tích phương sai một chiều, không chồng số liệu
(ANOVA, one-way unstacked procedure) cho thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn (completely
randomized designs – CRD) trên phần mềm MINITAB 16. Mô hình toán thống kê sử lý số liệu là:

Yij = µ + αi + eij
2.3.4. Nghiên cứu một số giải pháp thị trường
2.3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Chọn người Hmông có chăn nuôi bò Hmông: 30 hộ trong Hội chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt
Cao Bằng có sử dụng NHTT và 30 hộ ngoài Hội chăn nuôi. Các hộ tham gia thí nghiệm được chia
thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 hộ.


9

Bảng 2.9. Hai nhóm hộ tham gia thí nghiệm về thị trường
Nhóm đối chứng:
Nhóm thí nghiệm:
Là nhóm không tham gia vào Hội Là nhóm hộ có tham gia vào Hội chăn
Chỉ tiêu
chăn nuôi
nuôi và có sử dụng NHTT (n=30)
(n=30)
Qui mô bò/hộ
3 ± 0,25
3 ± 0,35
Số bò bán/năm
1 ± 0,22
1 ± 0,25
Phương thức chăn
Truyền thống
Truyền thống
nuôi
Phương thức bán bò
Bán cho thu gom tại xã

Bán cho lò mổ tại
T/P Cao Bằng
Sản phẩm cuối cùng
Thịt bò không có nhãn mác
Thịt bò có dán Nhãn hiệu tập thể, rõ
nguồn gốc xuất xứ
Xây dựng mỗi liên Không thành lập nhóm, không Thành lập các Nhóm cùng sở thích
kết
tham gia vào Hội
(Liên kết ngang); có kế hoạch SXKD;
Liên kết với lò mổ Lương Văn Ngân
tại TP Cao Bằng và tham gia vào Hội
chăn nuôi bò thịt Cao Bằng
www.hmongbeef.vn
Các đối tác thị
Tự do
Công
ty
Rural
food
trường
(www.ruralfood.vn) Siêu thị Big C;
cửa hàng Hà An, nhà hàng Quả Trám
21 Phùng Hưng, Hà Nội...
2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Nghiên cứu giải pháp về thị trường, cụ thể: các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
- Liên kết của người nông dân trong 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng
- Tỷ lệ bán, tần suất bán và giá bán giữa 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng
- Hiệu quả chăn nuôi bò Hmông giữa 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng
- Liên kết giữa các hộ trong nhóm sở thích với lò mổ, công ty và siêu thị

- Giá trị gia tăng của thịt bò Hmông trong nhóm thí nghiệm
2.3.4.3. Cách tính giá trị gia tăng của thịt bò Hmông trong thí nghiệm:
Các công thức dựa theo giáo trình Kinh tế vi mô, 2006, của TS Trần Văn Đức & Ths
Lương Xuân Chính, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG TẠI CAO BẰNG
3.1.1. Một số thông tin chung các hộ điều tra
Số liệu điều tra 60 hộ chăn nuôi bò thịt người Hmông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
cho kết quả ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Thông tin chung của các hộ được điều tra (n=60)
Hộ cận
STT
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
Hộ Trung Bình
Hộ khá
nghèo
1
Tổng số hộ
30
9
9
12
điều tra
2
3
4
5

Tỷ lệ (%)

Số nhân khẩu
Số lao động
Số bò/hộ

50
6,00a ± 1,58
3,13a ± 1,22
1,80b ± 0,14

15
4,33b ± 1,58
2,56b ± 1,24
1,33b ± 0,17

15
4,44b ± 1,51
2,78b ± 0,83
2,44ab ± 0,53

20
4,42b ± 1,51
2,75b ± 0,97
3,58a ± 0,98


10

STT

Chỉ tiêu


6

Kinh nghiệm chăn
nuôi bò (năm)

7

Trình độ văn hóa của
chủ hộ
Tỷ lệ biết nghe nói
không biết đọc viết
(%)
Tỷ lệ biết đọc biết
viết (%)
Tỷ lệ không biết
tiếng phổ thông (%)

8

Khó khăn trong chăn
nuôi bò
Tỷ lệ hộ thiếu lao
động để nuôi bò (%)
Tỷ lệ hộ cần vốn để
mua bò (%)
Tỷ lệ hộ thiếu kỹ
thuật chăn nuôi (%)
Thiếu thức ăn xanh
vào vụ đông (%)

Thiếu thức ăn tinh
(%)

23,67b± 7,18

Hộ cận
nghèo
25,56b± 7,26

50

33,33

0,00

0,00

46,67

55,56

100,00

100,00

3,33

11,11

0,00


0,00

0,00

0,00

44,44

91,66

63,33

22,22

11,11

0,00

60,00

44,44

44,44

25,00

100

100


100

100

88,71

55,55

22,22

0,00

Hộ nghèo

Hộ Trung Bình

Hộ khá

20,00c± 10,00

29,17a ± 9,00

Các chữ số giống nhau trong cùng một dòng thì không khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê, các chữ
số khác nhau trong cùng một dòng thì khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê.
Đa số các hộ chăn nuôi bò chủ yếu là các hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trên 50%, hộ cận nghèo
và trung bình chiếm 15% và hộ có kinh tế khá chiếm 20% trong tổng số các hộ được điều tra.
Với nhóm hộ nghèo, cận nghèo thì không thiếu lao động trong chăn nuôi bò, nhưng nhóm
hộ trung bình và khá thì thiếu lao động để thực hiện việc chăn nuôi bò.
Số lượng bò trong hộ phụ thuộc vào kinh tế của hộ, hộ nghèo nuôi ít bò nhất (trung bình

1,8 con/hộ, hộ nuôi nhiều nhất 4 con/hộ), và hộ khá nuôi nhiều bò nhất (trung bình 3,58 con/hộ, có
hộ nuôi đến 12 con). Sự khác biệt về số lượng bò theo phân loại kinh tế của hộ có ý nghĩa về mặt
thống kê (p=0,013).
Kinh nghiệm lớn nhất của người Hmông trong chăn nuôi bò đó là quản lý con giống, đặc
biệt là đực giống được nuôi nhốt riêng và có chế độ chăm sóc cao hơn; thứ hai là sử dụng các cây
thức ăn sẵn có trong tự nhiên trên rừng để phối trộn thành khẩu phần ăn để nuôi và vỗ béo bò trong
vụ đông; tập đoàn các cây thức ăn trong vụ đông chưa có nghiên cứu nào đề cập tới.
3.1.2. Quy mô chăn nuôi bò Hmông
Bảng 3.2. Quy mô hộ chăn nuôi bò trong các hộ được khảo sát (n=60)
Quy mô
Chỉ tiêu
1- 2 con
3 - 5 con
≥ 6 con
Số hộ
51
6
3
Tỷ lệ %
85
10
5
Số lượng bò/hộ
1,60
3,66
9,00


11


Các hộ chăn nuôi có quy mô từ 1-2 chiếm đa số (85% tổng số hộ được điều tra), sau đó đến
quy mô trung bình từ 3-5 con/hộ (chiếm 10%) và các hộ chăn nuôi với quy mô từ 6 con trở lên
chiếm tỷ lệ nhỏ (5%).
3.1.3. Đặc điểm HTCN bò của người Hmông tại Hà Quảng, Cao Bằng
Có 2 phương thức chăn nuôi chính:
Phương thức bán chăn thả: 100% bò cái và bê vào những ngày nắng ráo, ấm áp được người dân
chăn thả tại trên rừng, ven đường và nơi có thức ăn. Người dân thường kết hợp việc đi làm nương
rẫy với chăn bò.
Phương thức nuôi nhốt: Với bò đực 100% nuôi nhốt, trung bình một tuần cho ra khỏi chuồng vận
động 2-4 tiếng có người chăn dắt và vào những ngày nắng hay tạnh ráo.
Trong 3-4 tháng mùa đông cả bò cái, bê và bò đực đều được nuôi nhốt tại chuồng, người
dân đi cắt cỏ, cây thức ăn về cho bò ăn và có bổ sung thêm thức ăn tinh, muối ăn, nước được hâm
nóng, và chuồng nuôi được quây bạt tránh mưa gió lùa.
3.1.4. Khả năng sinh sản của bò Hmông tại xã Hạ thôn, Hà Quảng, Cao Bằng
Bảng 3.3. Tuổi đẻ lứa đầu của bò Hmông (n=60)
< 36 tháng
< 48-60 tháng
Tuổi đẻ lứa đầu
36-48 tháng tuổi
>60 tháng tuổi
tuổi
tuổi
Số hộ có bò (hộ)
30
21
9
0
Tỷ lệ (%)
50
35

15
0
Tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò Hmông ở đây chủ yếu là dưới 36 tháng tuổi chiếm tới 50%; từ
36-48 tháng tuổi chiếm tới 35%, ở 48-60 tháng tuổi là 15% và trên 60 tháng tuổi là 0%.
Bảng 3.4. Nhịp đẻ của bò Hmông (n=60)
Nhịp đẻ của bò Hmông
Số hộ có bò (hộ)
Tỷ lệ (%)

1 năm 1 lứa

3 năm 2 lứa

2 năm 1 lứa

3 năm 1 lứa

36
60

21
35

3
5

0
0

Có tới 60% số hộ có bò để 1 năm 1 lứa, 35% đẻ 3 năm 2 lứa và 5% đẻ 2 năm một lứa.

* Thị trường: Các hộ đều nắm được thông tin về giá bò, thông tin về người thu gom trong xã hay
những người hay đến xã để hỏi mua bò. Người dân tự do bán bò cho người mà họ muốn bán, không
có ai ép giá được người dân, quá trình định giá bò do cả 2 bên cùng thảo luận và tới thống nhất. Bò
chủ yếu bán cho thương lái mang qua Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh.
3.1.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò Hmông
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò kiêm dụng và bò vỗ béo
ĐVT: 1000 đồng/con
Bò kiêm dụng
Bò vỗ béo
STT
Chỉ số
SE
SE
(nông dân)
(thu gom)
I
Tổng thu/con
34.287
28.288
1.1 Thu từ công cày kéo
1.172
41
0
1.2 Thu từ bán bò
30.484
616
28,133
733.0
1.3 Giá trị từ phân bò
2.631

73
155
6.3
II
Tổng chi/con
23.814
27.399
2.1 Giống
9.145
185
25.333
843
2.2 Thức ăn tinh
850
40
990
56.9
2.3 Giá trị công lao động gia đình
13.047
126
800
50.6
2.4 Thú y
57
3
50
1.3
2.5 Khấu hao TSCĐ
715
24

225
18
III Lợi nhuận thuần/con
10.497
458
890
90
Tỷ lệ lợi nhuận thuần/giá trị
IV
80%
111%
công lao động gia đình
V
Số bò bán (con/hộ/năm)
0,86
12,5


12

STT
VI

Chỉ số

Bò kiêm dụng
(nông dân)

Ước tính thu nhập hỗn
hợp/hộ/năm


SE

Bò vỗ béo
(thu gom)

20.247

SE

21.122

Trung bình mỗi hộ nuôi bò kiêm dụng sẽ có lợi nhuận thuần là 10.497 nghìn đồng/con ( với
thời gian nuôi được một bò trung bình là 3,3 năm/con). Thu nhập thuần bò vỗ béo đạt được là 890
nghìn đồng/con.
Với truyền thống chăn nuôi bò lấy công làm lãi ta tính được thu nhập hỗn hợp = (lợi nhuận
thuần + giá trị ngày công quy đổi) x số lượng bò/hộ/năm cho ta thấy chăn nuôi bò đa mục tiêu
(kiêm dụng) là 20.247 nghìn đồng/hộ/năm và từ nuôi bò vỗ béo là 21.122 nghìn/hộ/năm.
3.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN THỨC ĂN NUÔI BÒ HMÔNG TẠI CAO BẰNG
3.2.1. Phân loại các cây thức ăn chăn nuôi bò bản địa tại Cao Bằng
Tổng số 41 loại cây thức ăn được thu thập trên cơ sở phỏng vấn người dân địa phương. Tất
cả các mẫu vật đã được mã hóa (T_CB 01 đến T_CB 41) và hiện đang được lưu giữ tại Phòng Sinh
học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Trong đó đã chọn ra được 6 loại cây thức ăn ưa thích nhất, 6
loại này đã được lấy mẫu về phân tích thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng tại Viện chăn nuôi.
3.2.1.1. Đa dạng về thành phần loài
Quá trình nghiên cứu định loại, chúng tôi đã xác định tên khoa học cho 41 số hiệu tiêu bản
thực vật, gồm 41 loài thuộc 35 chi của 24 họ thực vật trong 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và
Hạt kín (Angiospermae). Ngành Dương xỉ có duy nhất họ Ráng nhiều chân với 3 loài (chiếm 7,3%)
của 3 chi (chiếm 8,6%) được sử dụng làm thức ăn cho Bò Hmông tại khu vực nghiên cứu (Bảng
3.7).

Bảng 3.7. Đa dạng các taxon (họ, chi, loài) thuộc các ngành/lớp thực vật tại khu vực nghiên cứu
Họ
Chi
Loài
Ngành/lớp thực vật
Ngành Dương xỉ (Polypodiaceae)
Ngành Hạt kín (Angiospermae)
Lớp 1 lá mầm (Monocotyledoneae)
Lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae)
Tổng

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

1

23
5
18

4,2
95,8
20,8
75,0

3
32
7
25

8,6
91,4
20,0
71,4

3
38
7
31

7,3
92,7
17,1
75,6

24


100

35

100

41

100

Thành phần loài thực vật được lựa chọn làm thức ăn cho bò Hmông trong điều kiện nuôi
nhốt trong suốt giai đoạn vỗ béo rất đa dạng và chủ yếu là các loài thực vật 2 lá mầm. Trong đó, họ
có nhiều loài nhất là họ Dâu tằm (Moraceae) gồm 4 loài.
3.2.1.2. Đa dạng về dạng sống
Kết quả nghiên cứu đa dạng về dạng sống của các cây thức ăn gia súc cho bò Hmông tại
khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 10 kiểu dạng sống chính (Bảng 3.8).


13

Bảng 3.8. Kiểu dạng sống của các cây thức ăn cho bò Hmông tại nơi nghiên cứu
Kiểu dạng sống
Ký hiệu
Số loài
Tỷ lệ (%)
Cây gỗ lớn
Cây gỗ nhỡ
Cây gỗ nhỏ
Cây bụi

Cây dạng thân cau dừa
Cây dạng tre trúc
Cây dạng dây leo thân gỗ
Cây dạng dây leo gỗ hay bụi trườn
Cây dạng cỏ đứng

GOL
GOT
GON
BUI
CAU
TRE
DLG
GLT
COD

4
1
2
16
1
2
3
2
6

9,7
2,4
4,8
39

2,4
4,8
7,3
4,8
14,6

Cây dạng dây leo thân cỏ

COL

4

9,7

10 dạng
sống

41 loài

100%

Tổng số dạng sống và số loài

Trong tổng số 41 loài thực vật đã ghi nhận, 22 loài được đồng bào dân tộc Hmông sử dụng
toàn bộ thân làm thức ăn cho bò (chiếm 53%) với các kiểu dạng sống chính như BUI, DLG, GLT,
COD, COL. Các loài còn lại (19 loài) được sử dụng duy nhất phần lá làm thức ăn cho bò (chiếm
47%) với các kiểu dạng sống chính như GOL, GOT, GON, BUI, CAU, TRE, COD, COL.
3.2.1.3. Nhóm cây thức ăn ưa thích
Nhóm cây thức ăn ưa thích nhất là nhóm cây được bò lựa chọn đầu tiên và ăn với lượng
lớn trong lô thức ăn được cung cấp. Nghiên cứu dựa trên đánh giá cho điểm của 30 hộ nuôi bò cho

kết quả như bảng 3.9.
Bảng 3.9. Nhóm thức ăn ưa thích nhất của bò Hmông
Điểm lựa
STT
Tên khoa học
Tên phổ thông
Tên địa phương
chọn
Rhaphidophora
1
Lân tơ uyn
Cầu tong
90
decursiva (Roxb.) Schott
2
Ficus obscura Blume
Sung
60
3
Ficus vasculosa Wall.ex Miq
Đa lá bóng
60
Pseudostachyum polymorphum
4
Hóp thân tái
90
Munro
Oreocnide kwangsiensis
Chéo béo Quảng
5

Mảy roi
90
Hand.Mazz
Tây
6
Acer tonkinense Lecomte
Thích bắc bộ
Sâu sắn
90
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm thức ăn ưa thích nhất của bò Hmông tại khu vực
nghiên cứu bao gồm 6 loài thực vật thuộc 5 chi và 5 họ thực vật trong ngành hạt kín, với điểm lựa
chọn trong khoảng 60-90 điểm.
3.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 6 cây thức ăn ưu thích
Kết quả phân tích thành phần hóa học và dinh dưỡng của 6 loại cây thức ăn mà bò Hmông
ưa thích đã cho thấy đây là những cây có hàm lượng protein tổng số, xơ thô và mỡ thô cơ bản cao
hơn các cây thức ăn thông thường như cỏ voi, thân lá ngô.


14

Bảng 3.10. Thành phần hóa học của 6 loại cây thức ăn ưa thích nhất của bò Hmông
T
T

Thức ăn

DM
(%)

CP


1

Fat

CF

NDF

ADF

Ash

% DM
33,8
55,87

DDM
(%)

DMI
(%
BW)
2,1

Sung (Ficus
39,8
11,9
2,63
38,04

9,5
59,3
obscura Blume)
2 Chéo béo Quảng 30,5
13,8
2,03 25,1
45,79
29,17
15,5
66,2
2,6
tây (Oreocnide
kwangsiensis
Hand. Mazz)
3 Đa lá bóng
51,0
11,7
2,35 23,6
46,8
28,98
9,7
66,3
2,6
(Ficus
vasculosa Wall.
Ex Miq.)
4 Lân tơ uyn
21,3
13,4
3,23 35,4

63,86
39,06
10,1
58,5
1,9
(Rhaphidophor
decursiva Roxb.
Schott
5 Hóp thân tái
62,1
9,8
1,76 35,7
78,66
40,05
7,6
57,7
1,5
(Pseudostachyu
m polymorphum
Munro)
6 Thích Bắc bộ
45,4
8,9
2,16 26,4
54,49
37,22
10
59,9
2,2
(Acer

tonkinense
Lecomte)
Ghi chú: DM: vật chất khô; CP: protein thô; Fat: mỡ thô; CF: xơ thô; NDF: xơ không hòa tan
trong môi trường trung tính; ADF: xơ không hòa tan trong môi trường axit; Ash: khoáng tổng số;
DDM: chất khô có thể tiêu hóa; DMI (% BW): chất khô ăn vào (% khối lượng cơ thể).
Thành phần hóa học của các cây thức ăn nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể như
vật chất chất khô của mỗi cây thức ăn biến động từ 21,3-61,2%, thấp nhất là cây Lân tơ uyn và cao
nhất ở cây Hóp thân tái. Hàm lượng protein thô (CP) dao động từ 8,9-13,8%
Về hàm lượng chất khô có thể tiêu hóa (%DDM) và chất khô ăn vào (DMI) phần trăm khối
lượng cơ thể của thức ăn thô được ước tính từ NDF và ADF cho thấy dao động từ 57,7-66,3% đối
với chỉ tiêu DDM và 1,5-2,6% đối với chỉ tiêu DMI cho thấy khả năng để gia súc có thể thu nhận
tương đối cao.
Lượng khí tích lũy khi lên men in vitro tại các thời điểm ủ mẫu và đặc điểm sinh khí khi
lên men in vitro gas production các cây thức ăn được trình bày ở bảng 3.11 và bảng 3.12.
Bảng 3.11. Lượng khí tích lũy khi lên men in vitro tại các thời điểm ủ mẫu cây thức ăn (ml) (Mean
± SE), n=3
Cây thức ăn
Chéo
béo
Lân tơ uyn
Thời
Đa lá bóng
Sung
Quảng tây
(Rhaphidop
Hóp thân tái
Thích Bắc
gian ủ
(Ficus
(Ficus

(Oreocnide
hor
(Pseudostachyu
bộ (Acer
mẫu
vasculosa
obscura
kwangsiensi
decursiva
m
polymorphum
tonkinense
(giờ)
Wall. Ex
Blume)
s Hand.
(Roxb.)
Munro)
Lecomte)
Miq.)
Mazz)
Schott
3
10,7 ± 0,9
10,6 ± 0,1
8,1 ± 0,6
7,3 ± 0,5
4,6 ± 0,2
6,1 ± 0,5
6


15,9 ± 0,9

14,8 ± 0,4

11,4 ± 0,2

11,5 ± 0,3

8,3 ± 0,4

8,5 ± 0,2


15

12

26,1 ± 0,7

25,8 ± 0,4

22,8 ± 0,1

21,7 ± 0,4

18,0 ± 0,6

18,7 ± 0,6


24

44,3 ± 0,1

45,6 ± 0,5

42,4 ± 0,5

40,6 ± 0,9

37,0 ± 0,4

37,3 ± 0,6

48

50,3 ± 0,6

50,6 ± 0,5

48,1 ± 0,5

45,6 ± 0,9

42,0 ± 0,4

42,3 ± 0,6

72


53,3 ± 0,6

53,6 ± 0,5

51,1 ± 0,5

48,6 ± 0,9

45,0 ± 0,4

45,3 ± 0,6

96

55,3 ± 0,6

55,6 ± 0,5

53,1 ± 0,5

50,6 ± 0,9

47,0 ± 0,4

47,3 ± 0,6

Lượng khí sinh ra khi lên men là các kết quả thu được khi lên men các cơ chất khác nhau
của thức ăn tại cùng một thời điểm ủ mẫu. Kết quả cho thấy lượng khí tích lũy sinh ra tại các thời
điểm 24 và 48 giờ ủ mẫu các cây thức ăn dao động tương ứng 37,0-45,6 ml và 42,0-50,6 ml cao
hơn so với kết quả nghiên cứu trên cỏ Voi 30 ngày tuổi, cỏ Voi 35 ngày tuổi, Cỏ Voi 60 ngày tuổi,

cỏ Prizantha, cỏ tự nhiên và cỏ hỗn hợp (34,02; 33,15; 15,55; 13,07; 15,38 và 16,94 ml ở thời điểm
24 giờ; 41,03; 41,91; 26,89; 26,54; 25,69 và 23,77 ml ở thời điểm 24 giờ) của Vũ Chí Cương và cs
(2004).
Bảng 3.12: Đặc điểm sinh khí khi lên men in vitro, các giá trị ME, OMD và TDN của 6 loại cây
thức ăn ưu thích (Mean ± SE), n=3
Cây thức ăn
Chéo béo
Đa lá bóng
Lân tơ uyn
Hóp thân tái
Thích Bắc
Chỉ
Sung (Ficus
Quảng tây
(Ficus
(Rhaphidopho
(Pseudostachyum
bộ (Acer
số
obscura
(Oreocnide
vasculosa
r decursiva
polymorphum
tonkinense
Blume)
kwangsiensis
Wall. Ex
(Roxb.)
Munro)

Lecomte)
Hand. Mazz)
Miq.)
Schott
A
10,7 ± 0,9
10,6 ± 0,1
8,1 ± 0,6
7,3 ± 0,5
4,6 ± 0,2
6,1 ± 0,5
B
44,0 ± 0,4
44,5 ± 0,4
44,6 ± 1,1
42,7 ± 0,4
41,9 ± 0,3
40,7 ± 0,2
A+B

54,7 ± 0,6

55,1 ± 0,5

52,7 ± 0,5

50,0 ± 0,9

46,5 ± 0,3


46,9 ± 0,6

c

0,059

0,060

0,058

0,059

0,058

0,056

± 0,002

± 0,001

± 0,001

± 0,002

± 0,001

± 0,001

3,47


3,67

3,80

3,63

3,73

3,90

± 0,03

± 0,07

± 0,06

± 0,07

± 0,03

± 0,06

8,91

9,19

8,64

8,48


7,79

7,77

± 0,15

± 0,06

± 0,07

± 0,12

± 0,05

± 0,08

59,67

60,80

57,96

56,31

53,15

53,37

± 0,97


± 0,41

± 0,46

± 0,76

± 0,34

± 0,54

57,94

59,43

56,46

55,61

51,92

51,83

± 0,80

± 0,33

± 0,38

± 0,62


± 0,28

± 0,45

L
ME

OM
D
TDN

Ghi chú: A(ml): Khí sinh ra ban đầu; B (ml): Khí sinh ra trong thời gian ủ mẫu; (A+B)(ml): tiềm
năng sinh khí; c (phần/giờ): tốc độ sinh khí; L (giờ): pha dừng; ME (MJ/kg vật chất khô): năng
lượng trao đổi; OMD (%): tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; TDN (%): tổng chất dinh dưỡng có thể tiêu
hóa


16

Tiềm năng sinh khí (A+B) của mẫu thức ăn khi lên men biến động từ 46,5-55,1 ml tùy
thuộc loại cây thức ăn, thấp nhất ở cây Hóp thân tái và cao nhất đối với cây Chéo béo Quảng tây.
Tốc độ sinh khí (c) của thức ăn nghiên cứu cũng khác nhau, dao động từ 0,056-0,060.
Giá trị năng lượng: cây Thích bắc bộ có giá trị năng lượng ME thấp nhất (7,77 MJ/kg chất
khô) trong khi đó giá trị này cao nhất thấy ở cây Chéo béo Quảng tây (9,19 MJ/kg vật chất khô).
Thông thường, giá trị năng lượng của thức ăn thấp hơn 7 MJ/kg vật chất khô được coi là không thể
chấp nhận sử dụng cho bò thịt và dê (NRC, 1981;1985).
Giá trị tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (TDN) thấp nhất ở cây Thích bắc bộ
(51,83%) và cao nhất ở cây Chéo béo Quảng tây (59,43%).
Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) cũng cho thấy có sự dao động giữa các loại cây thức ăn
nghiên cứu, cụ thể giá trị này cao nhất thấy ở cây Chéo béo Quảng tây (60,80%) và thấp nhất ở cây

Hóp thân tái (53,15%).
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA MỘT SỐ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
3.3.1.Ảnh hưởng tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi
khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa
3.3.1.1. Tăng trọng của bò Hmông khi vỗ béo
Bảng 3.13. Tăng trọng của bò trong thí nghiệm (Mean ± SE)
Lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
Lô 1 (2 tuổi)
Lô 2 (3 tuổi)
Lô 3 (4 tuổi)
Số bò (con)
Khối lượng ban đầu (kg)
Khối lượng tháng thứ nhất (kg)
Tăng trọng tháng thứ nhất (kg/con/ngày)
Khối lượng tháng thứ hai (kg)
Tăng trọng tháng thứ 2 (kg/con/ngày)
Tăng trọng cả kỳ (kg/con/ngày)

5
337,2 ± 7,42
352,2 ± 7,48
0,500 ± 0,011
369,6 ± 7,55
0,580 ± 0,027
0,540a ± 0,016

5
369,2 ± 12,2
377,8 ± 12,10

0,287 ± 0,031
392,4 ± 12,5
0,487 ± 0,017
0,387b ± 0,012

5
399,8 ± 11,2
407,4 ± 11,4
0,253 ± 0,027
419,2 ± 11,0
0,393 ± 0,054
0,323c ± 0,038

Tăng khối lượng đạt cao nhất ở nhóm bò 2 năm tuổi (0,540 kg/con/ngày) trong khi đó thấp
nhất ở nhóm bò 4 năm tuổi (0,323 kg/con/ngày). Sự khác biệt tăng trọng giữa các nhóm bò theo dõi
thí nghiệm có ý nghĩa thống kê với (P <0,05).
3.3.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo
Kết quả về lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở bảng 3.16
cho một số nhận xét như sau:
- Lượng thức ăn ăn vào (kg chất khô/con/ngày) dao động từ 6,7 – 6,75 kg tùy theo lứa tuổi
bò thí nghiệm, mức thu nhận thức ăn giữa các lô thí nghiệm không có sự khác biệt về ý nghĩa thống
kê (P>0,05). Về chất khô ăn vào (g/kg W 0,75) dao động từ 74,04 – 82,20 g và chất khô ăn vào (%
khối lượng cơ thể) từ 1,65 - 1,9%. Theo Preston và Willis (1967), lượng chất khô thu nhận của bò
tơ (200 kg) xấp xỉ từ 2,8-3% khối lượng cơ thể của chúng. Điều này cho thấy, mức cho ăn khẩu
phần vỗ béo bò của người Hmông thực hiện trong nghiên cứu này thấp, do đó lượng ăn vào chỉ đủ
duy trì và tăng khối lượng ở mức thấp đặc biệt với bò 3 và 4 năm tuổi, kết quả này phù hợp với
tăng khối lượng của bò vỗ béo được trình bày ở trên.
Bảng 3.14. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SEM)
Chỉ tiêu


Nhóm bò
Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Chất khô ăn vào (kg/con/ngày)

6,70 ± 0,14

6,72 ± 0,16

6,75 ± 0,22

Chất khô ăn vào (g/kg W0,75)

82,20 ± 1,37

77,96 ± 3,09

74,04 ± 3,34


17

Chất khô ăn vào (% khối lượng)
Tiêu tốn TĂ (kg CK/kg tăng trọng)
Tiêu tốn ME (MJ/kg tăng trọng)


1,9 ± 0,17

1,76 ± 0,12

1,65 ± 0,14

12,41 ± 0,63

17,38 ± 0,68

22,75 ± 0,81

115,20 ± 10,63

161,36 ± 9,73

211,25 ± 12,68

Tiêu tốn chất khô/kg tăng trọng của bò Lô 1, Lô 2 và Lô 3 vỗ béo qua các thời điểm khác
nhau lần lượt là 12,41; 17,38 và 22,75 kg chất khô/kg tăng khối lượng, thấp nhất ở nhóm Lô1 nuôi
vỗ béo lúc 2 năm tuổi và cao nhất ở nhóm nuôi vỗ béo 4 năm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa về
mặt thống kê (P<0,05).
3.3.1.3. Khả năng sản xuất thịt của bò thí nghiệm
Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát bò thí nghiệm
Chỉ tiêu

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)


Lô 3 (4 tuổi)

3

3

3

Khối lượng bò hơi (kg)

392,00 ± 4,73

414,33 ± 8,29

435,33 ± 6,89

Khối lượng thịt xẻ (kg)

213,48 ± 2,67

226,27 ± 4,48

237,01 ± 3,79

Khối lượng thịt tinh (kg)

174,19 ± 2,08

186,04 ± 3,92


195,25 ± 2,95

Khối lượng xương (kg)

39,98 ± 0,56

42,77 ± 0,82

44,62 ± 0,70

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

55,46 ± 0,07

54,61 ± 0,06

54,44 ± 0,06

Tỷ lệ thịt tinh (%)

45,44 ± 0,05

44,90 ± 0,17

44,87 ± 0,03

Tỷ lệ xương (%)

10,02 ± 0,08


10,32 ± 0,02

10,55 ± 0,02

Số bò mổ

Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ xương giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác về
mặt ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh ở lô thí nghiệm bò 2 tuổi (54,46
% và 45,44 %) cao hơn so với bò 3 tuổi (54,61 % và 44,90 %) và 4 tuổi (54,44 và 44,87%).
3.3.1.4. Chất lượng thịt bò thí nghiệm
* Độ pH cơ thăn
Bảng 3.16. Độ pH cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm
Thời gian sau giết thịt

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

45 phút

6,62 ± 0,06

6,87 ± 0,13

6,82 ± 0,09

24 giờ


5,75 ± 0,09

5,72 ± 0,08

5,67 ± 0,11

48 giờ

5,61 ± 0,07

5,59 ± 0,12

5,56 ± 0,05

Bảng 3.16 cho thấy giá trị pH ở các thời điểm đo 45 phút, 24 giờ và 48 giờ của các mẫu thịt
bò Hmông trong các lô thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (P>0.05).
* Màu sắc cơ thăn
Bảng 3.17. Màu sắc cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm
Thời gian sau
Chỉ tiêu
Lô 1 (2 tuổi)
Lô 2 (3 tuổi)
Lô 3 (4 tuổi)
giết mổ
*
Màu L
24
42,75 ± 0,81
39,34 ± 1,02
37,05 ± 0,93

48
42,57 ± 0,71
40,20 ± 0, 67
38,50 ± 0,82


18

a*

24
48
24
48

b*

19,17 ± 0,37
21,11 ± 0,70
6,80 ± 0,46
10,14 ± 0,34

20,73 ± 0,53
21,18 ± 0,34
7,94 ± 0,68
10,88 ± 0,49

20,82 ± 0,69
22,39 ± 0,67
9,75 ± 0,52

11,03 ± 0,64

Tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ bảo quản, giá trị L của lô 1 có giá trị cao hơn so với lô 2 và
3, các giá trị a*, và b* có giá trị thấp hơn so với lô 2 và 3 nhưng sự khác biệt này giữa các lô thí
nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Nghĩa là màu đỏ của thịt bò 3 tuổi và 4 tuổi
đậm hơn và vàng hơn so với bò 2 tuổi nhưng không rõ rệt.
* Tỷ lệ mất nước trong bảo quản và chế biến
Bảng 3.18. Tỷ lệ mất nước của thịt tại các thời điểm bảo quản và chế biến
Thời gian sau
Chỉ tiêu
Lô 1 (2 tuổi)
Lô 2 (3 tuổi)
Lô 3 (4 tuổi)
giết mổ
Mất nước bảo quản (%)
24
1,92 ± 0,14
1,78 ± 0,43
1,40 ± 0,29
48
2,35 ± 0,26
1,73 ± 0, 48
1,52 ± 0,57
Mất nước chế biến (%)
24
37,03 ± 2,14
32,62 ± 1,84
31,18 ± 1, 75
48
38,5 ± 1,25

35,50 ± 2,12
34,45 ± 0,59
Tỷ lệ mất nước sau bảo quản và chế biến là cao nhất ở lô thí nghiệm 1 (1,92 % và 37,03 %
tại 24 giờ; 2,35 % và 38,50 % tại 48 giờ) thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 (1,4 % và 31,18 % tại 24 giờ
và 1,52 % và 34,45 tại 48 giờ). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
* Độ dai của thịt
Bảng 3.19. Độ dai của thịt tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm (N)
Thời gian sau giết thịt

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

24 giờ

65,10 ± 2,18

70,00 ± 1,75

86,50 ± 1,82

48 giờ

64,21 ± 1,75

69,04 ± 2,07

84,31 ± 1,64


Thị bò Hmông ở lô thí nghiệm 1 có giá trị độ dai thấp nhấp (24 giờ: 65,1 N và 48 giờ:
64,21 N), sau đó đến lô thí nghiệm 2 (24 giờ: 70 N và 48 giờ: 69,04 N) và cao nhất là lô thí nghiệm
3 (24 giờ: 86,5 N và 48 h: 84,31 N). Điều này có nghĩa là thịt bò Hmông có độ dai tăng dần theo
tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Độ dai của thịt được phân loại theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA 1997)
được trích dẫn bởi Shackelford và cs (1997), độ dai của thịt bò lúc 48 giờ sau giết thịt được phân
loại: Thịt có độ dai < 60 N được coi là thịt mềm; Từ 60 - 90 N thịt dai trung bình; Thịt > 90 N được
coi là thịt dai. Như vậy, thịt bò Hmông có độ dai ở mức trung bình.
* Các chỉ tiêu dinh duỡng
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của các mẫu thịt bò trong thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
Lô 1 (2 tuổi)
Lô 2 (3 tuổi)
Lô 3 (4 tuổi)
VCK
%
25,35 ± 0,03
25,03 ± 0,12
25,10 ± 0,08
Khoáng tổng số/VCK
%
3,67 ± 0,09
3,68 ± 0,02
3,78 ± 0,07
Protein tổng số/VCK
%
77,48 ± 0,27
77,24 ± 0,34

77,12 ± 0,41
Lipit/VCK
%
7,18 ± 0,23
7,55 ± 0,19
7,96 ± 0,15
Các giá trị dinh dưỡng như khoáng tổng số, protein thô, lipit và VCK của thịt bò Hmông giữa
các lô thí nghiệm không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, điều đáng
chú ý là tỷ lệ mỡ ở thịt bò lô 3 (4 tuổi) thì cao hơn cao hơn lô 1 (2 tuổi) và lô 2 (3 tuổi), nhưng chưa
có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).


19

3.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông
trong thời gian vỗ béo
3.3.2.1. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm
Bảng 3.21. Tăng khối lượng của bò trong thí nghiệm (Mean ± SE)
Nhóm bò theo từng khẩu phần
Chỉ tiêu
KP1
KP2
KP3
Số bò (con)
Khối lượng ban đầu (kg)
Khối lượng tháng thứ nhất TN (kg)
Tăng khối lượng tháng thứ nhất
(kg/con/ngày)
Khối lượng tháng thứ hai (kg)
Tăng khối lượng tháng thứ

hai (kg/con/ngày)
Tăng khối lượng cả kỳ
(kg/con/ngày)

5
322,4 ± 3,50
337,6 ± 3,52

5
325,2 ± 3,61
346,1 ± 3,96

5
324,4 ± 4,81
345,8 ± 4,37

0,506a ± 0,028
356,4 ± 3,97

0,693b ± 0,019
370,2 ± 3,72

0,713b ± 0,017
370,4 ± 4,21

0,626a ± 0,051

0,806b ± 0,013

0,820b ± 0,025


0,567a ± 0,039

0,750 b ± 0,011

0,767b ± 0,018

Ghi chú: các số mũ có chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Mức tăng khối lượng của nhóm bò ăn KP1 có sự khác biệt về mặt thống kê (P<0,05) so với
nhóm bò ăn KP2 và KP3. Bò ăn khẩu phần 3 (KP3) tăng khối lượng đạt cao nhất (0,767
kg/con/ngày) trong khi đó thấp nhất ở nhóm bò ăn khẩu phần 1 (KP1) (0,567 kg/con/ngày).
3.3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo
Bảng 3.22. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SEM)
Chỉ tiêu

Nhóm bò theo từng khẩu phần
KP1

KP2

KP3

Chất khô ăn vào (kg/con/ngày)

6,70a ± 0,17

7,21b ± 0,14

7,23b ± 0,23


Chất khô ăn vào (g/kg W0,75)

84,73a ± 1,17

89,54b ± 3,07

89,85b ± 3,14

Chất khô ăn vào (% khối lượng)
Tiêu tốn TĂ (kg CK/kg tăng khối
lượng)
Protein ăn vào (g/con/ngày)

1,97a ± 0,15

2,07b ± 0,13

2,08b ± 0,11

11,82a ± 0,52

9,61b ± 0,58

9,43b ± 0,37

713,50a ± 38,25

870,25b ± 43,21


877,00b ± 41,57

Tiêu tốn ME (MJ/kg tăng khối lượng)

109,78a ± 10,16

95,36b ± 9,53

97,23b ± 12,08

Ghi chú: các số mũ có chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì sai khác ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Lượng chất khô ăn vào của các nhóm bò ăn 3 khẩu phần khác nhau có sự khác biệt về mặt
ý nghĩa thống kê (P<0,05), đạt cao nhất ở nhóm bò ăn khẩu phần 3 (KP3) và thấp nhất ở nhóm bò
ăn khẩu phần 1 (KP1). Về chất khô ăn vào (kg/con/ngày) dao động từ 6,7 – 7,23 kg; chất khô vào
(g/kg W0,75) dao động từ 84,73 – 89,85 g và chất khô ăn vào (% khối lượng cơ thể) từ 1,97 - 2,08%.
Tiêu tốn chất khô/kg tăng khối lượng của nhóm bò ăn KP1 cao hơn so với nhóm bò ăn KP2
(9,61 kg chất khô/khối lượng cơ thể) và KP3 (9,43 kg chất khô/khối lượng cơ thể) (P<0,05).


20

3.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG
3.4.1. Biến động thị trường bò thịt Hmông
Bảng 3.23. Tỷ lệ bò Hmông bán qua các kênh tiêu thụ theo thời gian (%)
Thời gian điều tra
Thị trường
Thị trường ngoại tỉnh
Thị trường
nội tỉnh

Trung Quốc
Hà Nội
Bắc Ninh
2007

01

85

0

14

2010

03

0

97

0

2013

06

0

76


18

2016

15

0

0

85

Bảng 3.23 cho thấy từ năm 2007 đến năm 2016, tỷ lệ bò được tiêu thụ ở các thị trường
khác nhau có sự biến động lớn.
Lái buôn Trung Quốc chuyên thu gom và mua bò có khối lượng lớn trên 400 kg, giá cao
hơn với giá mà thu gom trong nước từ 5-10%, tương đương với 1,4 - 2,8 triệu/con bò Hmông.
Nguyên nhân mà thương lái Trung Quốc có thể thu mua bò giá cao dần lên trong những năm qua là
do tỷ giá chênh lệnh giữa đồng Việt Nam với đồng nhân dân tệ, cụ thể trước năm 2008 giá 01 CNY
đổi được hơn 2000 VNĐ, năm 2013 giá 01 CNY đổi được 2500 VNĐ và tới nay 2017 thì 01 CNY
đổi được 3.282 - 3.384 VNĐ. Một nguyên nhân nữa là thị trường Trung Quốc cần một lượng lớn
thịt các loại, trong đó có thịt bò, nên họ phải nhập khẩu với số lượng lớn.
3.4.2. Một số thử nghiệm giải pháp thị trường
3.4.2.1. Xây dựng mối liên kết các tác nhân sản xuất qua liên kết nhóm với Hội chăn nuôi và
tiêu thụ bò thịt Cao Bằng
Bảng 3.24. Thông tin chung của hai nhóm chăn nuôi bò Hmông trong TN
Nhóm 1
Nhóm 2
Chỉ tiêu
ĐVT

(Không tham gia
(Tham gia vào Hội)
vào Hội)
Tổng số hộ tham gia (n)
Hộ
30
30
Qui mô chăn nuôi bò cả nhóm
Con/nhóm
93
95
Qui mô chăn nuôi bò của hộ
Con/hộ
3,1 ± 1,13
3,17 ± 2,24
Tỷ lệ hộ có nhu cầu chia sẻ thông
%
30
100
tin thị trường
Qui mô chăn nuôi bò ở hai nhóm hộ không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Về
mức độ chia sẻ thông tin thị trường thì 100% các hộ tham gia vào Hội có nhu cầu chia sẻ với nhau,
ở nhóm không tham gia vào Hội chỉ có 30% là những hộ bán 2 bò trong thời gian thí nghiệm.
Bảng 3.25. Hiệu quả bán bò của hai nhóm hộ tham gia thí nghiệm
Nhóm 1 (Không tham gia
Nhóm 2 (Tham gia
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
vào hội)
vào hội)

Số bò bán của cả nhóm
Con/nhóm
28
44
Giá bán trung bình 1 bò
Nghìn đồng
30.495
31.651
Doanh thu từ bán bò của nhóm
Nghìn đồng
853.860
1.392.625
Doanh thu từ bán bò của hộ trong Nghìn đồng
37.103a ± 12.871
46.421b ± 24.645
nhóm
Số bò bán của nhóm hộ không tham gia Hội là 28 con, trung bình 1,22 con/hộ. Với nhóm
hộ tham gia vào Hội thì số bò bán được là 44 con lớn hơn so với nhóm hộ không tham gia là 16


21

con, trung bình mỗi hộ bán 1,47 con/hộ.
Giá bán bò trung bình của các hộ chăn nuôi đơn lẻ thuộc nhóm 1 là 30,945 nghìn đồng/con,
trong khi đó các hộ nhóm 2 có liên kết với nhau có giá bán bò trung bình là: 31,651 nghìn
đồng/con, cao hơn so với nhóm là 1,156 nghìn đồng/con. Sự khác biệt này là do, các hộ chăn nuôi
bò riêng lẻ thì ít có thông tin thị trường, nên bị trả giá thấp hơn do thương lái phải đi lại nhiều tốn
chi phí mới mua đủ số lượng lớn. Các tác nhân thương mại thay vì đi tìm mua từng con bò tại các
hộ riêng lẻ thì giờ đây họ có thể mua cùng lúc nhiều bò tại các nhóm hộ thuộc Hội tiết kiệm được
thời gian, chi phí nên chấp nhận trả giá cao hơn.

Do giá bán bò của các hộ trong nhóm có sự chênh lệch khá lớn nên doanh thu từ bán bò
của từng hộ có bán bò trong hai nhóm thí nghiệm có sự khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
3.4.2.2. Xây dựng thương hiệu và các công cụ quảng bá sản phẩm thịt bò Hmông Cao Bằng
Việc xây dựng bảo hộ NHTT cho sản phẩm thịt bò Hmông Cao Bằng để tăng quảng bá và
maketing cho sản phẩm thịt bò Hmông Cao Bằng là hết sức cần thiết, thông qua đó tiến tới việc xây
dựng kênh hàng đặc sản gắn với hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được thực hiện.
Để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm thịt bò Hmông trên thị trường và
giảm nguy cơ bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ danh tiếng và thương
hiệu cho sản phẩm một cách chính thức, Hội chăsn nuôi và tiêu thụ thịt bò Cao Bằng đã xây dựng
thành công Nhãn hiệu tập thể cho thịt Bò Hmông Cao Bằng. NHTT thịt bò Hmông đã được cục
SHTT cấp văn bằng bảo hộ độc quyền tại Quyết định số: 11969/QĐ-SHTT, ngày 13/3/2012. Đây là
cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm bền vững.

Hình 3.7. Logo NHTT bò Hmông Cao Bằng
Sau khi được nhà nước bảo hộ NHTT, đã có nhiều hoạt động quảng bá và giới thiệu sản
phẩm thịt bò Hmông đến người tiêu dùng đã được thực hiện thông qua nhiều hội nghị, hội thảo tác
nhân trong chuỗi giá trị, cụ thể:
Bảng 3.26. Số lượng hội nghị, hội thảo quảng bá sản phẩm
TT

Nội dung hội nghị

Số lượng
(người)

Địa điểm
tổ chức

Thành phần tham dự


1

Hội nghị mở đầu liên kết
nông dân với các kênh phân
phối chất lượng cao

100

Cao
Bằng

Các tác nhân địa phương, nhà quản
lý và các thương lái Hà Nội

2

Hội nghị các tác nhân chuỗi
giá trị bò thịt

120

Hà nội

Hội nữ người tiêu dùng Hà Nội, Lò
mổ, siêu thị, khách sạn


22


TT

Nội dung hội nghị

Số lượng
(người)

Địa điểm
tổ chức

3

Hội nghị các tác nhân chuỗi
giá trị bò thịt

60

Hà nội

4

Hội nghị giới thiệu sản
phẩm và thử nếm

200

BigC
Hà nội

5


Hội nghị ra mắt Hội chăn
nuôi và tiêu thụ bò thịt Cao
Bằng

500

Cao
Bằng

6

Thử nếm, giới thiệu sản
phẩm tại khách sạn Grand
plaza,; Hệ thống siêu thị
toàn quốc vào cuối tuần, tại
Nhà hàng

1000

Grand
Plaza Hà
Nội,
Big C,
Quả
Trám

Thành phần tham dự
Có Big C, Phở vuông, Khách sạn
Khăn quàng đỏ, hội nữ tiêu dùng Hà

Nội…
Có 50 người chăn nuôi và 150 người
tiêu, VTV1, VTV6, Thời báo kinh tế,
báo Nông Nghiệp
463 nông dân, VTC; truyền hình Cao
Bằng; báo Thông tấn xã, báo nhân
dân, thời báo kinh kế
Đại diện các trường mầm non; VTC;
đài tiếng nói Việt Nam, người tiêu
dùng

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tăng cường quảng bá qua nhiều kênh khác nhau như:
internet, họp báo, truyền hình...cụ thể đã có nhiều bài báo trên các báo Nông nghiệp Việt Nam;
Thời báo kinh tế; Báo nhân dân và Thông tấn xã Việt Nam. Điểm nổi bật là đã xây dựng được 2
website: ; và trực tiếp do công ty Ruralfood tại Hà Nội đầu
tư nhằm quảng bá cho sản phẩm và quản lý hệ thống bán hàng.
3.4.2.3. Xây dựng thử nghiệm kênh phân phối rõ nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thịt bò
Hmông Cao Bằng
Năm 2011-2016, đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho
thịt bò Hmông Cao Bằng, dựa trên nguyên tắc mỗi hộ có một mã số và cập nhật thông tin trên
Website. Người tiêu dùng có thể biết được miếng thịt bò họ mua là của hộ chăn nuôi nào, được giết
mổ và đóng gói tại đâu. Hiện tại có 2 website hỗ trợ quảng bá sản phẩm thịt bò Hmông Cao Bằng
đã hoạt động là: và hoạt động nghiên cứu này để làm tăng
giá trị thương hiệu cho sản phẩm, đồng thời tăng giá trị gia tăng cho thịt bò Hmông Cao Bằng.

TT

Bảng 3.27. Hiệu quả của xây dựng NHTT và hệ thống truy xuất nguồn gốc
Bò Hmông không
Bò Hmông có NHTT

Chỉ tiêu
ĐVT
có NHTT và truy
và truy xuất nguồn
xuất nguồn gốc
gốc

1

Giá mua thịt bò Hmông tại lò
mổ Cao Bằng

Nghìn
đồng/kg

230

230

2

Chi phí vận chuyển lò mổ về
cửa hàng cao cấp

Nghìn
đồng/kg

5

5


3

Chi phí đóng gói, dán thương
hiệu NHTT

Nghìn
đồng/kg

0

4

4

Chi phí bảo quản

1

1

5

Tổng chi phí của cửa hàng/kg
thịt bò Hmông

236

240


Nghìn
đồng/kg
Nghìn
đồng/kg


23

6

Giá bán của thịt bò Hmông tại
cửa hàng tiện ích

Nghìn
đồng/kg

270

310

7

Lợi nhuận tăng lên/1kg thịt bò
Hmông của cửa hàng

Nghìn
đồng/kg

34


70

Chênh lệch gia tăng/1kg thịt bò
Hmông có NHTT và truy xuất
nguồn gốc
Hiệu quả trung bình/1 con bò
thịt Hmông có NHTT

Nghìn
đồng/kg

0

36

0

5.040

8
9

Nghìn
đồng/con

Giá bán thì có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm không sử dụng nhãn hiệu tập thể và hệ thống
truy xuất nguồn gốc với nhóm sử dụng nhãn hiệu tập thể và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
lần lượt là 270 nghìn đồng/kg và 310 nghìn đồng/kg. Lợi nhuận thu được/1kg thịt bò Hmông của
cửa hàng tiện ích bán thịt bò Hmông không có nhãn hiệu tập thể và cửa hàng bán thịt bò Hmông có
nhãn hiệu tập thể và truy xuất nguồn gốc lần lượt là 34 nghìn đồng và 70 nghìn đồng, chênh lệch

tạo ra giữa 2 nhóm sản phẩm là 36 nghìn đồng/1kg.
Hệ thống các cửa hàng bán lẻ tiện ích theo các tuyến phố tại Hà Nội bán sản phẩm thịt bò
Hmông Cao Bằng có đóng gói, có sử dụng thương hiệu NHTT và hệ thống truy xuất nguồn gốc cho
sản phẩm đã tăng sự tin tưởng về chất lượng cho người tiêu dùng và tăng uy tín cho sản phẩm, qua
đó chấp nhận và sẵn sàng trả giá cao hơn. Giá bán lẻ thịt bò Hmông Cao Bằng tại các cửa hàng tiện
ích theo tuyến phố tại Hà Nội có sử dụng thương hiệu NHTT và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản
phẩm tăng lên 14,96% cho 1 kg thịt bò từ lò mổ Cao Bằng đến người tiêu dùng Hà Nội tương
đương 36 nghìn đồng. Đây là giá bán thử nghiệm bước đầu nên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên,
khi có được sự tin tưởng của người tiêu dùng chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc
rõ ràng cũng như hệ thống quảng bá và maketing sản phẩm tốt hơn thì giá bán sản phẩm thịt bò
Hmông Cao Bằng còn có thể tăng giá cao hơn nữa.


×