Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN BẾN SUNG - HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN SAU NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 118 trang )

VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN
BẾN SUNG - HUYỆN NHƢ THANH, TỈNH THANH HÓA
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN SAU NĂM 2030
Cố vấn:
Chủ nhiệm:
Chủ trì:
Tham gia:
- Kiến trúc:

Kts. Lê Trí Giai
Ths. Kts. Lê Hồng Văn
Kts. Nguyễn Mạnh Hùng
Kts. Đặng Thị Thƣơng
Kts. Ngô Văn Hùng
Kts. Nguyễn Anh Dũng

- Hạ tầng kỹ thuật:
- Kinh tế:
- VSMT:
- Quản lý kỹ thuật:
- Trƣởng phòng:
Chủ đầu tƣ
UBND HUYỆN NHƢ THANH

Ths. Ks Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ks. Trần Văn Thanh


Ks. Lê Minh Tâm
Ths. Ksmt. Lê Thị Hà
Ths. Kts. Lê Hồng Văn
Ths. Kts. Phạm Xuân Na
Đơn vị tƣ vấn
VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC

Hoàn thành, năm 2015

1


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 2
1.
2.
3.
4.

DẪN NHẬP .................................................................................................................................................................... 5
LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ............................................................... 5
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ........................................................................................................................................... 8
MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ ........................................................................................................................................... 9

PHẦN II: ÐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ ƢU THẾ PHÁT
TRIỂN................................................................................................................................................................. 11

1.
2.
3.
4.

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ..................................................................................................................... 11
CÁC QUAN HỆ NỘI NGOẠI VÙNG.................................................................................................................. 12
CƠ SỞ KINH TẾ KỸ THUẬT TẠO THỊ ............................................................................................................ 12
TIỀM NĂNG KHAI THÁC QUỸ ĐẤT ĐÔ THỊ .............................................................................................. 13

PHẦN III: ÐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG15
1. HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ, LAO ĐỘNG ........................................................................................... 15
1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ............................................................................................................................ 15
1.2. Hiện trạng dân số và lao động...................................................................................................................... 16
2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI........................................................................................................................ 16
3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................................................... 17
4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN.................................................................................................................... 22
4.1. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................................................................ 22
4.2. Đặc điểm thuỷ văn........................................................................................................................................... 23
5. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ..................................................................................................................................... 24
5.1. Tài nguyên đất: ................................................................................................................................................ 24
5.2. Tài nguyên rừng:............................................................................................................................................. 24
5.3. Tài nguyên khoáng sản:................................................................................................................................. 24
6. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG ................................................................... 25
6.1. Đất ở:................................................................................................................................................................. 25
6.2. Các trung tâm hành chính chính trị văn hóa:............................................................................................ 25
6.3. Đất cây xanh: ................................................................................................................................................... 26
6.4. Khu vực dịch vụ thương mại: ....................................................................................................................... 26
6.5. Khối y tế, giáo dục: ......................................................................................................................................... 26
6.6. Đất công nghiệp và kho tàng:....................................................................................................................... 26

6.7. Đất an ninh quốc phòng:.............................................................................................................................. 27
6.8. Đất nghĩa địa: .................................................................................................................................................. 27
6.9. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật........................................................................................................................... 27
6.10. Hiện trạng thoát nước mưa ........................................................................................................................ 28
6.11. Hiện trạng cấp nước - Thoát nước thải và vệ sinh môi trường ........................................................... 29
6.12. Hiện trạng cấp điện - Chiếu sáng.............................................................................................................. 29
7. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP........................................................................................................................................... 31
7.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn ................................................................................................................... 31

2


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

7.2. Đánh giá chung các dự án QH xây dựng đã và đang triển khai trên địa bàn khu vực quy hoạch:32
PHẦN IV. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH VÙNG BẾN SUNG VÀ PHỤ CẬN............................. 38
1. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÙNG .................................................................................................................. 38
1.1. Dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội. ........................................................................................................... 38
1.2. Dự báo khả năng và quá trình đô thị hóa. ................................................................................................. 39
2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG ................................................................................. 41
2.1. Quan điểm ........................................................................................................................................................ 41
2.2. Cấu trúc phát triển đô thị............................................................................................................................... 42
2.3. Tính chất và chức năng.................................................................................................................................. 42
2.4. Phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu lập quy hoạch....................................................................... 42
2.5. Ý tưởng phát triển............................................................................................................................................ 43
2.6. Hướng tới đô thị phát triển thông minh ...................................................................................................... 47
2.7. Phân vùng chức năng và kịch bản phát triển khu vực Bến Sung và phụ cận ..................................... 48
3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT....................................................... 50

3.1. Chuẩn bị kỹ thuật: ........................................................................................................................................... 50
3.2. Điều kiện địa hình, các tai biến địa chất. .................................................................................................... 50
3.3. Giao thông:....................................................................................................................................................... 51
3.4. Các vấn đề hạ tầng kỹ thuật cơ bản khác:.................................................................................................. 52
PHẦN V: ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH QHCXD THỊ TRẤN BẾN SUNG ................................. 53
1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ............................................................................................................... 53
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: .......................................................................................................... 53
1.2. Tính toán dự báo dân số cho thị trấn Bến Sung đến năm 2030 ............................................................. 53
2. CÁC PHƢƠNG ÁN CƠ CẤU................................................................................................................................. 57
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG .............................................. 59
4. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................................................................. 61
5. CÁC ĐỊNH HƢỚNG VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN .................................................................................. 64
6. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT....................................................... 65
6.1. Định hướng phát triển giao thông................................................................................................................ 65
6.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật....................................................................................................................... 70
6.3. Định hướng cấp nước..................................................................................................................................... 76
6.4. Định hướng thoát nước thải, vệ sinh môi trường...................................................................................... 79
6.5. Định hướng cấp điện ...................................................................................................................................... 82
6.6. Định hướng hệ thống thông tin liên lạc....................................................................................................... 84
7. ÐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC...................................................................................................... 85
7.1. Vấn đề môi trường chính ............................................................................................................................... 85
7.2. Sử dụng tài nguyên.......................................................................................................................................... 86
7.3. Vấn đề cần quan tâm trong ĐMC đối với đồ án QHC Thị trấn Bến Sung ......................................... 92
7.4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch............................. 92
7.5. Dự báo, đánh giá tác động môi trường của việc thực hiện quy hoạch................................................. 95
7.6. Đề xuát các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát ô nhiễm, kế hoạch quản lý và giám sát môi trường97
7.7. Kiến nghị. ........................................................................................................................................................100

3



VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

7.8. Phần bản vẽ kèm theo: 02 bản vẽ: .............................................................................................................101
8. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (GIAI ĐOẠN 2015-2025) .........................................................101
8.1. Mục tiêu ...........................................................................................................................................................101
8.2. Đề xuất ranh giới đô thị phát triển và khu dân cư hiện hữu .................................................................102
8.3. Quy hoạch sử dụng đất đai, phân khu chức năng và xác định địa điểm xây dựng các công trình chủ yếu: 102
8.4. Chương trình hóa các mục tiêu cải tạo và xây dựng đô thị đến 2025:...............................................104
8.5. Khái toán kinh phí đầu tư, phân kỳ đầu tư, nguồn vốn:.........................................................................105
PHẦN VI: ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 109
1. ÐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH........................................................................109
2. PHÂN VÙNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN ................................................109
2.1. Khu vực trung tâm dịch vụ thương mại. ...................................................................................................109
2.2. Cây xanh cảnh quan đô thị..........................................................................................................................109
2.3. Các khu ở. .......................................................................................................................................................110
2.4. Khu vực các công trình công cộng. ...........................................................................................................110
PHẦN VII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................111

4


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. DẪN NHẬP

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng
điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nƣớc
và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú nhƣ bãi tắm
Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vƣờn quốc
gia (VQG) Bến En (Nhƣ Thanh). Lợi thế về địa lý, giao thông và lòng hiếu khách
của con ngƣời xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách
trong và ngoài nƣớc. Phát triển du lịch là một trong những chƣơng trình trọng tâm
của tỉnh trong thời gian tới;
Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong phạm vi các xã Hải Vân, Hải
Long, và VQG Bến En, có vị trí địa lý thuận lợi nằm cách thành phố Thanh Hóa
khoảng 39 km về phía Tây Nam, cách bờ biển Hải Hoà (Tĩnh Gia) và khu kinh
tế (KKT) Nghi Sơn khoảng 36km và chỉ cách thủ đô Hà Nội 200km - trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, nơi tập trung nhiều trung tâm thƣơng mại, công
nghiệp lớn của cả nƣớc, là một quần thể hội tụ nhiều loại hình du lịch hấp dẫn,
hứa hẹn thu hút nhiều khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.... Tất cả vẻ đẹp của
thiên nhiên và con ngƣời nơi đây đã tạo cho Bến Sung nói riêng, Nhƣ Thanh nói
chung một nét độc đáo của hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn mà ít nơi nào có
đƣợc, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và thu hút khách du lịch trong
và ngoài nƣớc đến tham quan trên địa bàn.
2. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
a) Mở rộng thị trấn Bến Sung để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai
đoạn mới:
- Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bến Sung, huyện Nhƣ Thanh đến năm
2010 đƣợc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số: 3108/QĐ-UB
ngày 19/11/2001 với quy mô dân số khoảng 5.000 ngƣời; diện tích quy hoạch
584,15ha, bao gồm một phần diện tích và dân số hai xã Hải Vân và xã Hải Long
(diện tích xây dựng đô thị khoảng 65,0ha). Thị trấn đƣợc quy hoạch chủ yếu phát
triển dọc theo Quốc lộ (QL.) 45 (tuyến kết nối thành phố Thanh Hóa - Bến Sung Yên Cát), đến nay đã quá thời hạn thực hiện;
- Thị trấn Bến Sung, huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập năm
2002, theo Nghị định số: 44/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ (về việc

thành lập các phƣờng thuộc TP. Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Bến Sung,
huyện Nhƣ Thanh - tỉnh Thanh Hóa). Thị trấn Bến Sung là thị trấn huyện lỵ của
5


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

huyện Nhƣ Thanh, với địa giới hành chính khoảng 480ha, dân số 3.955 ngƣời.
- Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển (kể từ khi đƣợc thành lập năm
2002 đến nay 2014), thị trấn Bến Sung đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng theo
quy hoạch nhƣ: Trụ sở các cơ quan hành chính - chính trị, các công trình văn
hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ thƣơng mại, nhà ở...v.v, trở thành trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện, một động lực quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội;
- Tuy nhiên quỹ đất xây dựng trong phạm vi quản lý hành chính hiện tại
của thị trấn cơ bản đã hết (đất còn lại chủ yếu là đất đồi núi, sông suối không
thuận lợi cho xây dựng), dân số đã đạt 5.845 ngƣời - vƣợt 845 ngƣời so với quy
mô tính toán trong quy hoạch đƣợc duyệt năm 2001.
b) Gần đây xuất hiện nhiều điều chỉnh về chiến lược có tác động lớn tới
định hướng phát triển đô thị Bến Sung như:
b.1. Những điều chỉnh chiến lược liên quan đến vùng nghiên cứu quy hoạch:
- Quyết định 108/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng phát triển
hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25%;
- Quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm 2025 tầm nhìn
sau 2025, thị trấn Bến Sung thuộc trục phát triển Đông Tây Nam Thanh 1 (Quốc
lộ 45) nối kết các đô thị Yên Thái, Nông Cống, Bến Sung, Yên Cát với Quốc lộ
48 tại Đồng Mới, Quế Phong tỉnh Nghệ An và đƣợc xác định là trung tâm kinh
tế xã hội tiểu vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hóa;

- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số
3975/QĐ-UBND ngày 18/11/2014;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Nhƣ Thanh đến năm 2020.
b.2. Các dự án trọng điểm liên quan đến vùng nghiên cứu quy hoạch:
+ Đƣờng Hồ Chí Minh cách thị trấn 15km về phía Tây theo Quốc lộ 45 đã
hoàn thành đầu tƣ giai đoạn 1, đƣa vào khai thác sử dụng, tuy không trực tiếp,
nhƣng thông qua Quốc lộ 45 kết nối thị trấn Bến Sung với hành lang kinh tế Bắc
Nam này tại thị trấn Yên Cát (Nhƣ Xuân), tạo điều kiện thuận lợi để thị trấn Bến
Sung cũng nhƣ huyện Nhƣ Thanh hội nhập và phát triển.
+ Thị trấn Bến Sung nằm trong vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Bến En về
phía Đông, là một trong những danh thắng nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên
tƣơi đẹp, hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng, là một trọng điểm
phát triển du lịch trong hệ thống du lịch tỉnh Thanh Hóa (Vƣờn Quốc gia Bến En
6


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

đƣợc thành lập năm 1992 theo Quyết định số: 33/CP ngày 27/01/1992 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trƣởng - nay là Chính phủ, với diện tích trên 16.000 ha thuộc
địa phận hai huyện Nhƣ Thanh và Nhƣ Xuân, tỉnh Thanh Hóa);
+ Đề án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Thanh
Hóa đến năm 2020” (Quyết định số: 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa), xác định đô thị huyện lỵ Bến Sung với
quy mô dân số 12.000 ngƣời, đô thị du lịch Bến En với quy mô 4.000 ngƣời;
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cao
cấp, nuôi trai lấy ngọc Vƣờn quốc gia Bến En tại xã hai Hải Vân và xã Hải

Long, huyện Nhƣ Thanh đã đƣợc UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết
định số: 349/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 (cách thị trấn Bến Sung khoảng
1,8km về phía Tây Nam).
+ Quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đến năm 2025 (tại Quyết định số:
1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009) thị trấn Bến Sung, huyện Nhƣ Thanh đƣợc xác
định là đô thị loại IV với quy mô dân số 30.000 ngƣời, một đô thị trung tâm vùng
huyện trong hệ thống đô thị.
+ Khu kinh tế Nghi Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), cách thị trấn Bến Sung
khoảng 37km về phía Đông Nam, là một trong bốn cụm kinh tế động lực của tỉnh
Thanh Hóa, là một trung tâm phát triển kinh tế của khu vực Nam Thanh - Bắc
Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ với các ngành kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh tế
biển nhƣ: Công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, cảng nƣớc sâu, dịch vụ du
lịch, phát triển nông lâm ngƣ nghiệp, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Là đô thị động lực của vùng có sự tác động lan tỏa đối với thị trấn Bến Sung.
- UBND tỉnh đã có chủ trƣơng lập Dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng nối
Cảng hàng không Thọ Xuân với Khu kinh tế Nghi Sơn, tiểu dự án 2 đi qua thị
trấn Bến Sung là tiền đề quan trọng để phát triển thị trấn.
Từ những nội dung trên, việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Bến Sung đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030 phù hợp với tầm nhìn và
những định hƣớng phát triển chung của toàn vùng (vùng Nam Thanh - Bắc
Nghệ), khu vực Bến Sung và phụ cận; đặc biệt chú trọng sự gắn kết với khu du
lịch Bến En; mối quan hệ "song hành" và "tƣơng tác" cùng phát triển với cụm
kinh tế động lực Nghi Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng, nhằm khai thác tiềm năng
lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn mới là
rất cần thiết.

7


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA


Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

3. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 08/6/2014;
- Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị;
- Thông tƣ số: 10/2010/TT- BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ quy
hoạch của từng loại đô thị;
- Thông tƣ số: 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ xây dựng hƣớng
dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
- Quyết định số: 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trƣởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án QHXD;
- Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về
việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số: 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn
2011-2020;
- Quyết định số: 294/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh về phê
duyệt quy hoạch sử dụng đất thị trấn Bến Sung đến năm 2020;
- Quyết định số: 3615/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 đƣợc Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt về Quy hoạch phát triển mạng lƣới siêu thị, trung tâm thƣơng mại
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quyết định số: 1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ;
- Quyết định số: 108/QĐ-UBND, ngày 10/1/2012 về việc phê duyệt Đề án
xây dựng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô
thị hóa 25%;
- Quyết định số 3975/QĐ-UBND, ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh Thanh

Hóa về việc Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số: 1269/QĐ-UBND ngày 19/4/2010 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhƣ
Thanh đến năm 2020;
- Quyết định số: 3108/QĐ-UB ngày 19/11/2001 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bến Sung, huyện
Nhƣ Thanh đến năm 2010;
- Quyết định số: 2402/QĐ-UB ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa
8


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

về việc phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bến
Sung, huyện Nhƣ Thanh đến năm 2030;
- Thông báo số 106/TB-UBND ngày 23/7/2015 Thông báo kế t luâ ̣n của
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hồi tại Hội nghị nghe báo cáo điều
chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bến Sung, huyện Nhƣ Thanh;
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm hiện
hành của nhà nƣớc.
4. MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ
a. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa QHTT phát triển Kinh tế - xã hội của huyện Nhƣ Thanh và tỉnh
Thanh Hóa; các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, quy
hoạch vùng lãnh thổ....v.v liên quan (nhƣ QHTT hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa;
Quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Thanh Hóa; Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông tỉnh Thanh Hóa...v.v);

- Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, vị trí, đặc biệt chú trọng lợi
thế gần đƣờng Hồ Chí Minh, Vƣờn Quốc gia Bến En, Khu du lịch Bến En, sự kết
nối với Khu kinh tế Nghi Sơn và hệ thống đô thị trong vùng... nhằm phát triển đô
thị theo hƣớng bền vững, trở thành một trung tâm tổng hợp của huyện và một điểm
du lịch hấp dẫn của tỉnh, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
huyện Nhƣ Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung;
- Nghiên cứu Quy hoạch vùng khu vực Bến Sung và phụ cận nhằm cụ thể hóa
các dự báo, tầm nhìn, chiến lƣợc phát triển kết nối đô thị Bến Sung và du lịch sinh
thái hồ Bến En gắn với Vƣờn Quốc gia Bến En hƣớng tới hình thành một đô thị du
lịch loại IV với dân số khoảng 30.000 ngƣời đến năm 2030. Trong đó, khu vực Bến
Sung là đô thị huyện lỵ, trung tâm tổng hợp hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của huyện, phát triển về thƣơng mại, nhà ở, dịch vụ tƣơng hỗ cho Khu du
lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng Bến En.
b. Nhiệm vụ:
* Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bến Sung,
huyện Nhƣ Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Quy hoạch vùng khu vực Bến Sung và phụ cận, tỷ lệ 1/10.000 khoảng 46,5km2
+ Lập Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 khoảng 944,0ha.
- Xác định các tác động qua lại tƣơng hỗ của Vƣờn Quốc gia Bến En, Khu
du lịch Bến En, di sản, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên với đô thị Bến Sung
9


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

trong mối liên hệ vùng về khung không gian, khung kết nối hạ tầng kỹ thuật và
phân định các chức năng du lịch - dịch vụ - đô thị trong toàn vùng nghiên cứu;

- Bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần
kinh tế và sự cân đối thống nhất giữa các chức năng trong và ngoài đô thị dƣới
góc độ quy hoạch xây dựng, thông qua việc dự báo chính xác nhu cầu về xây
dựng và sử dụng đất đai đô thị để định hƣớng phát triển không gian đô thị, lập
kế hoạch xây dựng hợp lý theo các giai đoạn, phù hợp thực tế, góp phần tạo điều
kiện thúc đẩy phát triển đô thị;
- Bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của ngƣời dân
thông qua hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu chức năng hoạt động của các
bộ phận trong đô thị, tạo môi trƣờng sống tiện nghi nhất cho ngƣời dân đô thị.
* Quan điểm quy hoạch:
- Đô thị Bến Sung là đô thị vệ tinh nằm trong tổng thể của vùng đô thị Nam
tỉnh Thanh Hóa. Theo quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm
2025 tầm nhìn sau 2025, thị trấn Bến Sung thuộc trục phát triển Đông Tây Nam
Thanh 1 (Quốc lộ 45) kết nối các đô thị Yên Thái, Nông Cống, Bến Sung, Yên
Cát, nối với Quốc lộ 48 tại Đồng Mới, Quế Phong tỉnh Nghệ An và đƣợc xác
định là trung tâm Kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hóa;
- Có xuất phát điểm từ khu vực thị trấn hiện hữu và dân cƣ phi nông nghiệp
dọc trục Quốc lộ 45, là một cơ sở thƣơng mại dịch vụ sẵn có, đây là một dạng quy
hoạch nâng cấp, cải tạo và mở rộng đô thị từ một khu vực thị trấn sẵn có;
- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bến Sung đến năm 2030,
tầm nhìn sau năm 2030 phù hợp với tầm nhìn và những định hƣớng phát triển
chung của toàn vùng (vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ) và khu vực Bến Sung và
phụ cận; đặc biệt chú trọng sự gắn kết với khu du lịch Bến En; mối quan hệ
"song hành" và "tƣơng tác" cùng phát triển với cụm kinh tế động lực Nghi Sơn
và Lam Sơn - Sao Vàng, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế, tạo động lực phát
triển kinh tế xã hội của huyện;
- Định hƣớng Quy hoạch chung thị trấn Bến Sung dựa trên cơ sở là các yếu
tố nội lực, lợi thế phát triển kinh tế du lịch dịch vụ, thƣơng mại, giao thông của
địa phƣơng có sự tác động của các yếu tố ngoại lực. Tuy nhiên cũng cần khẳng
định sự cần thiết của tác động ngoại lực nhằm thúc đẩy các điều kiện trên phát

triển. Điều này cần đƣợc thể hiện trong đồ án quy hoạch thông qua các ý đồ về
phát triển không gian, phân chia sử dụng đất theo chức năng, quy hoạch xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khái toán tổng mức đầu tƣ và phân kỳ đầu
tƣ xây dựng.
10


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

PHẦN II: ÐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG
NGUỒN LỰC VÀ ƢU THẾ PHÁT TRIỂN
1. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
- Đƣờng Hồ Chí Minh
cách thị trấn 15km về phía
Tây theo Quốc lộ 45 đã hoàn
thành đầu tƣ giai đoạn 1, đƣa
vào khai thác sử dụng, tuy
không trực tiếp, nhƣng thông
qua Quốc lộ 45 kết nối thị
trấn Bến Sung với hành lang
kinh tế Bắc Nam này tại thị
trấn Yên Cát (Nhƣ Xuân), tạo
điều kiện thuận lợi để thị trấn
Bến Sung cũng nhƣ huyện
Nhƣ Thanh hội nhập và phát
triển.

Vị trí, vị thế mối liên hệ vùng tỉnh


- Thị trấn Bến Sung nằm
trong vùng đệm của Vƣờn
Quốc gia Bến En về phía
Đông, là một trong những
danh thắng nổi tiếng với cảnh
quan thiên nhiên tƣơi đẹp và
hệ sinh thái động thực vật
phong phú và đa dạng, là một
trọng điểm phát triển du lịch
trong hệ thống du lịch tỉnh
Thanh Hóa (Vƣờn Quốc gia
Bến En đƣợc thành lập năm
Vị trí thị trấn trong quy hoạch vùng
1992 theo Quyết định số:
Nam Thanh Bắc Nghệ
33/CP ngày 27/01/1992 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng - Nay là Chính phủ, với diện tích trên 16.000 ha
thuộc địa phận hai huyện Nhƣ Thanh và Nhƣ Xuân, tỉnh Thanh Hóa);
- Đề án “Rà soát, điều Quy hoạch Tổng thể hệ thống đô thị Thanh Hóa đến
năm 2020” (Quyết định số: 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của Chủ
11


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

tịch UBND tỉnh Thanh Hóa), xác định đô thị huyện lỵ Bến Sung với quy mô dân
số 12.000 ngƣời, đô thị du lịch Bến En với quy mô 4.000 ngƣời; Quy hoạch chi

tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng cao cấp, nuôi trai lấy ngọc
Vƣờn quốc gia Bến En tại xã hai Hải Vân, Hải Long, huyện Nhƣ Thanh đã đƣợc
UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày
02/02/2010 (cách thị trấn Bến Sung khoảng 1,8km về phía Tây Nam).
- Quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ đến năm 2025 (tại Quyết định số:
1447/QĐ-TTg ngày 16/9/2009) thị trấn Bến Sung, huyện Nhƣ Thanh đƣợc xác
định là đô thị loại IV với quy mô dân số 30.000 ngƣời, một đô thị trung tâm vùng
huyện trong hệ thống đô thị.
- Khu kinh tế Nghi Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), cách thị trấn Bến Sung
khoảng 37km về phía Đông Nam, là một trong bốn cụm kinh tế động lực của tỉnh
Thanh Hóa, là một trung tâm phát triển kinh tế của khu vực Nam Thanh - Bắc
Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ với các ngành kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh
tế biển nhƣ: Công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, cảng nƣớc sâu, dịch vụ
du lịch, phát triển nông lâm ngƣ nghiệp, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc
phòng. Là đô thị động lực của vùng có sự tác động lan tỏa đối với thị trấn Bến
Sung.
- UBND tỉnh đã có chủ trƣơng lập Dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng Sao
Vàng - Nghi Sơn. Tiểu dự án 2 đi qua thị trấn Bến Sung là tiền đề quan trọng để
phát triển thị trấn.
2. CÁC QUAN HỆ NỘI NGOẠI VÙNG
- Tỉnh Thanh Hoá tiếp giáp trực tiếp với vùng Nam Bắc Bộ (Ninh Bình), với
vùng Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La) tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào), phía Nam
giáp tỉnh Nghệ An. Cách Hà Nội 150 km, Vinh 130 km, giáp với biển Đông và
cảng nƣớc sâu Nghi Sơn là nhịp cầu nối Thanh Hoá với cả nƣớc và Quốc tế.
- Thị trấn nằm trên Quốc lộ 45 nối TP Thanh Hóa - TT Nhƣ Xuân (đƣờng
Hồ Chí Minh) giao với tuyến đƣờng nối CHk Thọ Xuân với KKT Nghi Sơn.
- Thị trấn Bến Sung cách thành phố Thanh Hoá khoảng 35 km, Khu kinh tế
Nghi Sơn khoảng 35km, đô thị Yên Mỹ khoảng 30km, thị trấn Yên Cát gắn với
đƣờng Hồ Chí Minh khoảng 15km, TT Nông Cống 8 km. Bị chi phối bởi các cực
tăng trƣởng: TP Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.

3. CƠ SỞ KINH TẾ KỸ THUẬT TẠO THỊ
Thị trấn Bến Sung có các yếu tố kinh tế kỹ thuật tạo thị nhƣ sau:
- Có hệ thống giao thông đối ngoại đã và đang hình thành rất thuận tiện cho
12


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

việc giao lƣu kinh tế, lƣu thông phân phối hàng hóa;
- Có vị trí địa lý, cơ hội và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển
các ngành dịch vụ, du lịch, thƣơng mại.
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ
Giai đoạn đến năm 2025 Bắc miền Trung sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ để trở
thành một trung tâm công nghiệp nặng (Cảng và Lọc hoá dầu Nghi Sơn, luyện
kim Thanh Khê - Nghi Sơn, Xi măng Hoàng Mai - Nghi Sơn) đuổi kịp mức phát
triển bình quân cả nƣớc vào năm 2020. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm vùng
(GDP) khoảng 8 - 9%. Năm 2014 đã xuất hiện việc tăng tốc phát triển của các
khu công nghiệp Bắc miền Trung (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Hòn La và
Đông Nam Nghệ An). Có 5/11 khu kinh tế công nghiệp của cả nƣớc, sẽ sớm
hình thành cụm đô thị công nghiệp Nghi Sơn, Hoàng Mai, vùng Nam Thanh Bắc
Nghệ (đỉnh cực Nam của tam giác tăng trƣởng đồng bằng Bắc Bộ).
3.2. Định hƣớng phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hoá:
Dự kiến tốc độ tăng trƣởng GDP khoảng 13% thời kỳ 2012, trên 15% thời
kỳ 2020, nâng mức GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh so với cả nƣớc từ 50%
hiện nay lên 60% năm 2010 và vƣợt mức bình quân cả nƣớc sau năm 2015.
* Cơ cấu kinh tế:
- Năm 2014: nông nghiệp 23%,
công nghiệp 40%, dịch vụ 37%;

- Đến 2020: nông nghiệp 10%, công
nghiệp 50%, dịch vụ 40%;

4. TIỀM NĂNG KHAI THÁC QUỸ ĐẤT ĐÔ THỊ
Trên quan niệm dân gian về địa hình thể, lựa chọn đất xây dựng;
- Trên cơ sở hình thái đô thị sẵn có, phát triển đô thị trên những vùng đất
cao cốt 8,0-15,5m, hạn chế xây dựng trên những khu vực có địa hình trũng thấp
cốt < 7,0m, địa chất yếu;
- Trên cơ sở thị trấn Bến Sung hiện tại, hạn chế mở rộng về phía Bắc Đông Bắc do các dãy núi cao khó xây dựng, phát triển chủ yếu về phía Tây Tây Nam và phía Nam thuộc 2 xã Hải Long và xã Hải Vân đến giáp KDL Bến
En, tƣơng lai gắn kết chặt chẽ với khu Bến En, lấy đây làm động lực chính thúc
13


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

đẩy sự phát triển kinh tế thị trấn Bến Sung cũng nhƣ của huyện Nhƣ Thanh.
- Nhân tố chính hƣớng tới sự phát triển: chịu tác động rõ nét của vùng kinh
tế động lực Nam Thanh Bắc Nghệ, chịu tác động của thành phố Thanh Hoá, khu
kinh tế Nghi Sơn và đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.

Hình : Sơ đồ chọn đất và hướng phát triển khu vực Bến Sung và phụ cận
Địa hình khu vực thị trấn Bến Sung chủ yếu là đồi núi, hƣớng Đông Bắc Tây Nam. Thị trấn Bến Sung nằm trong thung lũng kiến tạo bởi các dãy núi,
thuộc vùng lõm dọc 2 bên sông Mực tạo cho nơi đây địa hình vô cùng phong
phú với sông, hồ, đồi và núi; đồng thời hình thành 2 vùng lõm, là 2 vùng cảnh
quan chính: Vùng cảnh quan dọc 2 bên sông Mực và vùng cảnh quan khu vực
hồ Đồng Lớn.

14



VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

PHẦN III: ÐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG
1. HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ, LAO ĐỘNG
1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
- Phạm vi nghiên cứu: Gồm toàn bộ địa giới quản lý hành chính thị trấn Bến
Sung hiện tại, một phần xã Hải Vân (gồm: các thôn Xuân Phong, thôn Kim Sơn, và
thôn Cầu Máng), một phần xã Hải Long (gồm: thôn Đồng Hải, một phần thôn Vĩnh
Lợi, một phần thôn Đồng Long), một phần xã Phú Nhuận (một phần thôn Phú
Quang), một phần xã Yên Thọ (một phần thôn Yên Trung). Diện tích lập quy
hoạch dự kiến khoảng 944,0ha.
- Nhìn chung đất đai thị trấn Bến Sung có nguồn gốc phù sa cổ. Đại bộ
phận đất phù sa cổ có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, loại đất
này hiện nay nhân dân chủ yếu trồng lúa và luân canh.
- Trong quá trình thu nhập số liệu và khảo sát thực tế, kết hợp so sánh với
hồ sơ địa phƣơng đang lƣu giữ kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
Bảng : Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch
Đơn vị tính: ha
TT

TÊN KHU ĐẤT

TT
BẾN
SUNG


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Đất hành chính, cơ quan
Đất thƣơng mại, dịch vụ
Đất dân cƣ đô thị
Đất dân cƣ thôn xóm
Đất văn hóa, thể thao
Đất trƣờng học
Đất y tế
Đất nghĩa trang
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây lâm nghiệp
Đất trồng cây ăn quả
Đất trồng cây lâu năm khác
Đất trống, bãi rác
Đất sông ngòi, ao hồ
Đất đƣờng nhựa
Đất đƣờng bê tông, đá
Đất đƣờng Đất
Tổng

8,37
1,31
91,57
8,18
7,73
1,45
4,02
61,23
70,37
146,39
8,85
15,87
2,74
35,96
6,95
7,51
1,90
503,00



HẢI
LONG
0,30
2,53
10,35
0,24
3,26
28,78
9,92
46,60
6,50
0,15
12,97
0,32
1,18
2,90
126,00


HẢI
VÂN
7,32
26,65
0,48
0,54
0,37
2,75
72,31
13,76
74,80

16,12
22,60
1,35
1,65
3,50
244,20


YÊN
THỌ

TỔNG
(HA)
-

20,18
44,15
1,58
1,30
1,52
1,57
0,50
70,80

8,67
1,31
101,42
57,18
8,66
8,27

2,06
10,03
206,47
95,63
267,79
15,35
33,29
2,89
73,05
8,62
11,91
8,80
944,00

TỶ
TRỌNG
(%)
0,94
0,14
11,01
6,21
0,94
0,90
0,22
1,09
22,41
10,38
29,06
1,67
3,61

0,31
7,93
0,94
1,29
0,96
100,00

Nguồn: UBND huyện Như Thanh

15


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

Nhận xét: tại thị trấn Bến Sung quỹ đất thuận lợi cho xây dựng không
nhiều, tuy nhiên tại các xã mở rộng quỹ đất này còn rất dồi dào, chủ yếu là đất
trồng lúa, đất trồng màu. Mật độ xây dựng trong khu vực các xã mở rộng thấp,
khả năng phát triển đô thị tƣơng đối thuận lợi. Quỹ đất ven sông Mực có thể
phát triển loại hình công trình dịch vụ du lịch - sinh thái - cảnh quan vui chơi
giải trí, thể thao.
1.2. Hiện trạng dân số và lao động
- Nhƣ Thanh là một huyện miền núi, có diện tích tự nhiên 588,29 km², dân
số 85.152 ngƣời, với 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Thái, Mƣờng, Thổ. Lao động chủ
yếu là nông, lâm nghiệp và một số nhỏ làm dịch vụ buôn bán, xây dựng.
- Tổng dân số hiện trạng trong khu vực nghiên cứu quy hoạch khoảng 9.450
ngƣời. Trong đó: Thị trấn Bến Sung khoảng 5.845 ngƣời, xã Hải Vân khoảng
1.740 ngƣời, xã Hải Long khoảng 761 ngƣời, xã Yên Thọ 1.104 ngƣời. Tại thị trấn
Bến Sung lao động kinh doanh dịch vụ và thƣơng mại chiếm 90%, lao động sản xuất

nông nghiệp chỉ chiếm 10%. Khu vực dự kiến mở rộng lao động sản nông nghiệp
chiếm 29% , lao động phi nông nghiệp chiếm 71%; trình độ văn hóa tƣơng đối cao.
Đây là yếu tố tích cực cho phát triển thành phần kinh tế công nghiệp và dịch vụ và
thu hút dân cƣ đến sinh sống trong đô thị. Bởi vậy trong quá trình phát triển đô thị
cần có các biện pháp đào tạo để nâng cấp chất lƣợng lao động.
Cơ cấu hộ dân cƣ khu vực là vừa phải (trung bình: 3,1người/hộ) phần lớn
các gia đình có 3 thế hệ, nhu cầu san tách hộ tƣơng đối lớn.
2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI
a. Thị trấn Bến Sung
Tăng trƣởng kinh tế bình quân: 18%/năm;
Thu nhập bình quân: 18,0 triệu đồng/ngƣời/năm
Tỷ lệ hộ đói nghèo: 0,6 %.
b. Các xã dự kiến mở rộng
Tăng trƣởng kinh tế bình quân: 15,4%/năm;
Thu nhập bình quân: 15,5 triệu đồng/ngƣời/năm
Tỷ lệ hộ đói nghèo TB: 12 %
c. Tổng dân số trong khu vực nghiên cứu: 9.450 người
+ Thị trấn Bến Sung hiện nay: 5.845 ngƣời
+ Khu vực dự kiến mở rộng: 3.605 ngƣời.
16


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

d. Tổng lao động trong khu vực: 4.750 người
+ Thị trấn Bến Sung: 3.100 ngƣời
+ Khu vực dự kiến mở rộng: 1.650 ngƣời


3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1. Phạm vi, ranh giới Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bến Sung:
- Phạm vi và ranh giới: Gồm toàn bộ địa giới quản lý hành chính thị trấn
Bến Sung hiện tại, một phần xã Hải Vân (gồm: các thôn Xuân Phong, thôn Kim
Sơn, và thôn Cầu Máng), thôn Đồng Hải xã Hải Long, thôn Yên Trung xã Yên
Thọ. Ranh giới cụ thể nhƣ sau:
+ Phía Bắc: Giáp thôn Vĩnh Lợi xã Hải Long;
+ Phía Nam: Giáp thôn Đồi Dẻ, thôn Đồng Mƣời xã Hải Vân;
+ Phía Đông: Giáp xã Phú Nhuận, huyện Nhƣ Thanh và xã Vạn Thắng
huyện Nông Cống;
+ Phía Tây: Giáp các thôn Hải Thanh, Vĩnh Lợi, Đồng Long xã Hải Long.
17


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

3.2. Quy mô nghiên cứu:
+ Diện tích lập quy hoạch dự kiến khoảng 944,0ha, trong đó: Thị trấn Bến
Sung khoảng 480,4ha, xã Hải Vân khoảng 244,2ha, xã Hải Long khoảng
126,0ha, xã Yên Thọ khoảng 70,8ha.
+ Dân số hiện tại năm 2014 khoảng 9.450 ngƣời.
+ Dân số dự báo đến năm 2025 khoảng 13.000 ngƣời
+ Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 15.000 ngƣời, trong đó: Dân số
tăng thêm khoảng 5.550 ngƣời.

Hình : Ranh giới, phạm vi điều chỉnh mở rộng
3.3. Đặc điểm kiến trúc, cảnh quan tự nhiên
Khu vực nghiên cứu quy hoạch có các cảnh quan chính sau đây:

a. Cảnh quan đô thị dọc Quốc lộ 45:
Tập trung các công trình
trọng điểm của huyện và thị
trấn nhƣ Huyện ủy, UBND,...
Hình thành các điểm dân cƣ
tƣơng đối sầm uất dọc theo trục
18


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

Quốc lộ 45. Công trình xây dựng chủ yếu là nhà ở dân tự xây, kết hợp ở và kinh
doanh dịch vụ.
b. Khu vực sông Mực, hồ Đồng Lớn:
Là khu vực có cảnh quan
rất đẹp, lãng mạn. Do đặc điểm
địa hình là thung lũng của các
dãy núi đồng thời là vùng hạ lƣu
của hồ Sông Mực nên cả vùng
thƣờng xuyên bị ngập mỗi khi lũ về, tạo điều kiện cho hệ thủy sinh phát triển, là
địa điểm lý tƣởng để phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái.
Hồ Đồng Lớn là phụ lƣu của hồ Sông Mực có các ngọn núi đá bao quanh với
mực nƣớc tƣơng đối ổn định, nơi đây có phong cảnh đẹp, hữu tình có tiềm năng
khai thác du lịch sinh thái hồ kết hợp với nghỉ dƣỡng, văn hóa, thể thao. Hiện nay
đã có dự án “Thiên đƣờng nghỉ dƣỡng Bến En” đã đầu tƣ vào khu vực này.
c. Cảnh quan đồi Bái Sim, núi Đồng Hang, Đồng Mười: nằm bao quanh
thị trấn là khu vực cảnh quan đồi núi, từ đây có thể bao quát toàn cảnh thị trấn với
nhiều góc nhìn đẹp. Bên cạnh dãy núi đá Hải Vân với nhiều cụm hang đẹp nhƣ

hang Ngọc, Động Tiên, đặc biệt có khu di tích lịch sử hang Lò cao kháng chiến
Hải Vân mà tên tuổi đã gắn liền với Giáo sƣ Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Dƣới sự
chỉ huy của ông, nơi đây Việt Nam cho ra đời những mẻ gang để sản xuất vũ
khí, góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng cùng với những
phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc Thổ, Mƣờng, Thái... gắn với các đền
Phủ Sung, Khe Rồng, Phủ Na...
3.4. Đặc điểm địa hình địa mạo
Nền địa hình khu vực quy
hoạch có thể phân thành các
dạng sau:
Địa hình núi đá cao: gồm
khu vực phía Nam là các dãy
núi đá cao, hiểm trở. Nơi cao nhất là 272m, đây là khu vực không thuận lợi cho
việc xây dựng. Các núi chính nhƣ núi Đồng Hang, núi Đồng Mƣời.
Địa hình đồi núi đất: Tập trung chủ yếu ở phía Bắc gồm nhiều đồi thoải nối
nhau, cao độ thay đổi từ 30.0m-115.0m. Chủ yếu là đất lâm nghiệp trồng rừng.
Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở khu trung tâm, chiếm diện tích lớn.
Khu vực có địa hình bằng phẳng, cao độ thay đổi trong khoảng 11,0m÷15,0m.
19


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

Chủ yếu là đất dân cƣ hiện hữu. Một phần nhỏ đƣợc sử dụng làm đất canh tác
nông nghiệp.
Địa hình trũng thấp: Là khu vực dọc theo hai bên bờ sông Mực, có địa hình
tƣơng đối thấp cao độ thay đổi từ 2,0m÷10,0m, thƣờng xuyên bị ngập trong mùa
mƣa, đặc biệt khi hồ Sông Mực xả lũ thì khu vực này bị ngập hoàn toàn với thời

gian ngập từ 3 - 5 ngày.
3.5. Các khu vực có điểm nhìn đẹp
Khu vực cảnh quan đồi Bái Sim, đỉnh Eo Gắm, Eo Nga, đỉnh Ao Trời:
Là khu vực có nhiều điểm nhìn đẹp cần đƣợc khai thác triệt để trong suốt
quá trình phát triển. Đỉnh Ao Trời có cốt cao độ trên 130,0m, là địa điểm ngắm
cảnh lý tƣởng, điểm nhấn quan trọng, cũng nhƣ cao nhất trong khu vực nghiên
cứu quy hoạch. Đồi Bái Sim tuy khá nhỏ nhƣng nằm ở vị trí đẹp, tạo cảnh quan vi
khí hậu cho khu vực phía Đông Bắc thị trấn.
Sông Mực: với những khúc cong uốn lƣợn mềm mại đi qua thị trấn, mang
dáng dấp của con rồng thời Lý ẩn mình trong theo địa hình đồi, cồn bãi... tạo ra sự
thay đổi thú vị cho thị giác. Đặc biệt nhìn từ đồi Bái Sim, núi Đồng Hang, đỉnh
Ao Trời.

Hình : Các khu vực có điểm nhìn đẹp
Các cửa ngõ đô thị:
Trên Quốc lộ 45 có 02 cửa ngõ: Phía Đông có cửa ngõ đón hƣớng từ thành
20


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

phố Thanh Hóa và Phía Tây hƣớng từ đƣờng Hồ Chí Minh đi qua thị trấn đón
phía Nghi Sơn, Tân Dân. Phía Nam có Đƣờng tỉnh 520 (nối CHK Thọ Xuân KKT Nghi Sơn) đón hƣớng KKT Nghi Sơn và phía Bắc có cửa ngõ đón hƣớng
CHK Thọ Xuân.
3.6. Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Hệ sinh thái động thực vật: hệ sinh thái rừng xanh núi thấp ở Bắc Trung
Bộ, là rừng thứ sinh phục hồi và hệ sinh thái rừng trồng, do hệ thống những
thuận lợi nên hệ sinh thái phát triển nhanh.

- Hệ trạng cảnh quan: Các dãy núi đá vôi thuộc xã Hải Vân với một số hang
động còn giữ đƣợc vẻ tự nhiên nguyên thủy chƣa bị tác động của con ngƣời nhƣ:
Hang Ngọc, có chiều dài 80m, rông 8m, cao 2,5m, có nhiều thạch nhũ óng ánh
muôn màu, muôn vẻ, giữa hang là một khối thạch nhũ to lớn, lấp lánh nhƣ ngọc
nên gọi là hòn Ngọc, trong hang có con suối nhỏ chảy ra tạo thành con suối
nhỏ, nƣớc trong và mát. Ngoài ra có một số hang động có thể khai thác phát
triển các loại hình du lịch nhu hang Dơi ở Hóa Quỳ, hang Suối Tiên ở Hải Vân,
thung đàm….
- Hồ sông Mực: Rừng Bến En ôm trọn dòng sông Mực, mùa Đông nƣớc
trong tới nỗi các thiếu nữ ngƣời Thái, ngƣơi Thổ, ngƣời Mƣờng vẫn thƣờng ra
chải tóc soi gƣơng. Đảo Độc Lập, đảo Đợi, đảo Mực, đảo Nàng Tiên, đảo Cá
Vàng… những cái tên riêng với nhiều huyền thoại mà ngƣời bản địa nơi sơn
cƣớc đi xuyên rừng đặt cho. Từ đập sông Mực đi xuồng phải mất vài giờ cũng
mới đƣợc nửa dòng sông. Bạn có thể câu tôm, câu cá sủ vàng, cá bạc ma… rồi
ghé vào chốt “Luồn rừng”, chốt “Lim” cùng với kiểm lâm viên nƣớng cá ăn.
- Vƣờn quốc gia Bến En: Theo thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng.
VQG Bén En có 597 loài thực vật, tiêu biểu nhƣ Linh xanh, Sắng lẻ, Lát hoa,
Trai lý, Vũ hƣơng, Vàng tâm, Chò chỉ… nhƣ cây lim xanh nghàn năm tuổi với
đƣờng kính 3 m và trên 300 loài cây dƣợc liệu. Qua nhiều lần điều tra, khảo
satscho thấy VQG có 322 loại động vật trong đô, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái,
68 loài cá, 499 loài côn trùng. Có nhiều loại động thực vật đƣợc xếp vào diện
sách đỏ, quý hiếm toàn cầu đang bị đe dọa diệt chủng nhƣ Vƣợn má trắng
Hylobates Leucogenys, lừng cóc chorotogale owstone, báo lửa catopuma
temminckii, voi châu á elephas maximus, rùa vàng… đƣợc ghi nhận có tai VQG
này. Tuy nhiên, số lƣợng cá thể của các quần thể thƣ lớn tại Bến En rất thấp do
hậu quả của tình trạng săn bắt quá mức nên dẫn đến một số loài bị cạn kiệt. Nếu
so sánh với một số VQG nằm trên dãy Trƣờng Sơn cho thấy; Hệ thực vật VQG
21



VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

Bến En có số lƣợng rất lớn, ngoài ra các loài thú, lƣỡng cƣ, bò sát đứng thứ 2,
loài chim đứng thứ 3 trong hệ thống các VQG trên dãy Trƣờng Sơn.
- Hang động: Bên cạnh vƣờn quốc gia Bến En là dãy núi đá Hải Vân với
nhiều cụm hang đẹp nhƣ hang Ngọc, Động tiên, hang dơi... ngoài ra có di tích
lịch sử cạch mạng thời kỳ chống pháp là di tích khu di tích lịch sử hang Lò cao
kháng chiến Hải Vân mà tên tuổi đã gắn liền với Giáo sƣ Viện sĩ Trần Đại
Nghĩa. Dƣới sự chỉ huy của ông, nơi đây Việt Nam cho ra đời mẻ gang để sản
xuất vũ khí, góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng cùng với
những phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc Thổ, Mƣờng, Thái..., ngoài ra
có các nghề đan lát, dệt thổ cẩm.
- Văn hóa bản làng: Phóng tầm mắt ra xa, ta còn thấy khói bếp của bản
Mƣờng, bản Thái , làng lúng, làng Quảng, làng Cốc, làng Đàm, làng Hòa Bình...
là nơi sinh sống của một bộ phận thuộc cộng đồng các dân tộc thiểu số bao gồm
Thái, Thổ & Mƣờng. Đặc biệt đồng bào nơi đây vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều nét
văn hóa, phong tục tập quán và nghề thủ công truyền thống khá đặc sắc mang
tính nhân văn cao, có giá trị trong vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tài nguyên vật thể. Theo kết quả điều tra có một số chùa, đền và một di
tích lịch sử nhƣ điện Ngọc ỏ Xuân Bình, đền Rồng ở Hải Long thờ 1 vị tƣớng
của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV gọi
là đền Đức Ông và đền Phủ Sung là thờ Bà Chúa Liễu Hạnh thánh mẫu.
- Tài nguyên phi vật thể: Đến Bến En, du khách còn đƣợc nghe kể nhiều
huyền tích về sự hình thành của khu vƣờn này nhƣ là đảo Tình Yêu, Hạnh Phúc,
Núi Đôi, Hy Vọng...
4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN
4.1. Đặc điểm khí hậu
Thị trấn Bến Sung nằm trong vùng khí hậu miền núi tỉnh Thanh Hóa, có

những điểm chủ yếu sau:
+ Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm 8.500 0C - 8.6000C, riêng
vụ mùa chiếm khoảng 58-60%) nền nhiệt độ tƣơng đối cao, mùa đông lạnh nhiệt
độ trung bình ở tháng 1 là 15.50C (thấp nhất có khi xuống tới 2-50C), nhiệt độ
cao nhất vào tháng 7 trung bình 30-350C (có ngày cao nhất 39-410C). Biên độ
nhiệt độ năm là 10-120C, biên độ nhiệt độ ngày là 5,5-60C. Nhìn chung, nhiệt độ
trong năm tƣơng đối điều hòa, lƣợng ánh sáng phù hợp với sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống nhân dân.
+ Lượng mưa: Tổng hợp lƣợng mƣa bình quân 1600-1800mm/năm, vụ
22


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

mùa chiếm 85-89% tổng lƣợng mƣa, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,
trung bình đạt 200-300mm/tháng, lớn nhất vào tháng 8 và tháng 9 đạt tới 350400mm tháng 12 đến tháng 2 năm sau ít mƣa, trung bình 10-12mm/tháng.
+ Gió: Chủ yếu có 2 hƣớng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thƣờng xuất hiện
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có mang theo mƣa phùn, nhiệt độ thấp giá rét
ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, gió Đông Nam thƣờng xuất hiện
từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hƣởng của gió
Tây và Nam khô nóng và đời sống nhân dân. Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 610, kèm theo mƣa to gây ngập úng, làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất và đời
sống nhân dân.
+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 85-86%, mùa đông vào những ngày
khô hanh độ ẩm xuống thấp tới 50%( thƣờng xảy ra vào tháng 12). Cuối đông
sang xuân vào những ngày mƣa phùn độ ẩm lên tới 90% và có thời điểm bão
hòa, ẩm ƣớt (thƣờng xảy ra vào tháng 2-3) nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cho sản
xuất nông nghiệp.
4.2. Đặc điểm thuỷ văn

Khu vực thị trấn Bến Sung có diện tích nƣớc mặt phong phú với nhiều sông
hồ lớn, cụ thể nhƣ sau:
Thị trấn Bến Sung nằm dƣới hạ lƣu của hồ sông Mực, có sông Mực chảy qua
giữa thị trấn. Hồ sông Mực là hồ điều tiết nhiều năm, hồ cấp II, đƣợc xây dựng năm
1977 để cung cấp nƣớc sinh hoạt và tƣới cho ba huyện Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh và
Nông Cống với diện tích tƣới khoảng 11.344 ha. Cụm công trình đầu mối đặt tại xã
Hải Vân (huyện Nhƣ Thanh).
Sông Mực: Con sông lớn nhất trong khu vực, bắt nguồn từ hồ Đồng Lớn là
vùng phụ lƣu của hồ sông Mực. Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa và phục
thuộc vào chế độ thủy văn của hồ Sông Mực. Vào mùa khô sông cạn, tuy nhiên
vào mùa mƣa lũ sông Mực và vùng diện tích hai bên bị ngập hoàn toàn. Nhìn
chung sông Mực hiện tại lòng sông nhỏ, cạn, nhiều vật cản, không đảm bảo khả
năng thoát nƣớc vào mùa mƣa lũ.
Suối Bến Ván: Bắt nguồn từ huyện Nhƣ Xuân chảy qua xã Hải Long và đổ
vào Sông Mực tại khu vực gần đền Đức Ông.
Sông Máng hay kênh Nông Giang là kênh dẫn nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp
bắt nguồn từ hồ Đồng Lớn cung cấp nƣớc tƣới cho các huyện Nhƣ Thanh, Nông
Cống và Tĩnh Gia.
Ngoài ra trong khu vực còn có các khe, suối nhỏ đƣợc hình thành từ các
23


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

khe núi, đổ nƣớc vào sông Mực.
Hồ Đồng Lớn: Là vùng phụ lƣu của hồ Sông Mực, có chức năng điều hòa
lƣu lƣợng nƣớc xả của hồ Sông Mực đồng thời là nguồn cấp nƣớc cho nhà máy
nƣớc sạch Bến Sung và nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp cho huyện Nhƣ Thanh,

Nông Cống và Tĩnh Gia.
Một số hồ nƣớc nhỏ đƣợc hình thành từ những vùng trũng do các đồi núi
bao quanh nhƣ hồ Hải Tiến, hồ Bu Bu…
Các công trình thủy lợi: Các công trình thủy lợi trong khu vực quy hoạch
nổi bật bao gồm:
+ Đập Mẩy: Là đập đất kè bê tông ngăn giữa hồ Bến En với hồ Đồng Lớn dài
470m, cao 38,5m. Hồ có dung tích 174 triệu m3, mặt thoáng rộng 3.000 ha nằm trong
Vƣờn quốc gia Bến En.
+ Đập Khe Rồng: Là đập thủy lợi ngăn hồ Đồng Lớn với khu dân cƣ đƣợc kè
đá kiên cố. Đập có một cửa xả nƣớc vào sông Máng và một trạm bơm thủy nông.
+ Đê sông Mực: Là tuyến đê kè ngăn lũ chạy dọc từ đập Rồng đến nghĩa
địa thôn Đồng Hải. Là kè đất đƣợc lát đá mặt bảo vệ. Đê có một cống hộp 5 cửa
thoát nƣớc khu vực hồ Đồng Lớn vào sông Mực
+ Đập sông Mực: Là một cửa thu nƣớc đƣợc bê tông hóa để thu nƣớc từ hồ
Đồng Lớn và các khu vực trũng đổ vào sông Mực.
Ngoài ra nguồn nƣớc ngầm xuất hiện sâu từ 12m-15m, tuy nhiên chất
lƣợng không đảm bảo vì bị nhiễm phèn, sắt. Nguồn nƣớc mạch sâu nhƣng
không thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
5. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN
5.1. Tài nguyên đất:
Trong diện tích 944,0ha của khu vực phần lớn là đất phù sa cổ, đất đỏ
Bazan phân hóa phù hợp cho việc trồng màu và cây công nghiệp.
5.2. Tài nguyên rừng:
Hiện tại khu vực đỉnh Ao Trời, đồi Bái Sim, đồi 20 diện tích rừng trồng
khoảng gần 267 ha. Diện tích rừng này tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả
kinh tế, nhƣng nó đem lại hiệu quả về môi truờng sinh thái rất lớn, đồng thời tạo
cảnh quan thiên nhiên cho cả khu vực.
5.3. Tài nguyên khoáng sản:
Trong khu vực có mỏ đá, cát, sỏi làm nguyên liệu xây dựng phân bố khu vực
phía Bắc thuộc các dãy núi, tuy nhiên trữ lƣợng không lớn.

24


VIỆN QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC THANH HÓA

Tel: 0373.858558 - Fax: 0373.850893 - Email: – Website: www: thanhhoacpi.vn

6. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
6.1. Đất ở:
Các công trình nhà ở đƣợc chia làm ba loại: Nhà ở kết hợp buôn bán, nhà ở
kiểu đô thị và nhà ở kiểu nông thôn. Nhà ở kết hợp buôn bán phát triển dọc trên
Quốc lộ 45, Đƣờng tỉnh 520. Nhà ở kiểu đô thị phân bố trong các khu trung tâm
thị trấn còn lại nhà ở kiểu nông thôn phân bố tƣơng đối tập trung theo khu vực
ven sông và các cánh đồng lúa, ven sƣờn đồi.

Nhà ở kết hợp buôn

Nhà ở kiểu đô thị

Nhà ở nông thôn

bán
Các công trình nhà ở kết hợp buôn bán và nhà ở kiểu đô thị đƣợc xây dựng
tƣơng đối kiên cố với tầng cao chủ yếu là 2-3 tầng. Còn lại phần lớn nhà ở tại
các xã mở rộng là nhà tạm và bán kiên cố, phân bố mật độ thấp khoảng 40%.
Hình thức kiến trúc chắp vá, lai tạp. Hạ tầng kỹ thuật và VSMT còn kém, cần
đƣợc chỉnh trang cải tạo cho phù hợp cải thiện chất lƣợng sống của nhân dân.
6.2. Các trung tâm hành chính chính trị văn hóa:
Trung tâm hành chính chính trị nhƣ Huyện ủy, UBND huyện, Viện kiểm
sát, Tòa án, đƣợc xây dựng kiên cố với vị trí, diện tích, không gian và hình thức

kiến trúc phù hợp, đảm bảo phát triển lâu dài của đô thị.
Với các công trình nhƣ Kho bạc, Chi cục thuế, Công an, Huyện đội có diện
tích chƣa đảm bảo hoặc vị vị trí không thuận lợi cần phải quy hoạch vị trí mới
phù hợp.
Các trung tâm văn hóa thuộc khu vực thị trấn và các xã mở rộng đều đã đƣợc
đầu tƣ xây dựng đảm bảo hoạt động quản lý và sinh hoạt cho đời sống nhân dân địa
phƣơng.
Hệ thống nhà văn hóa thôn, công trình thể dục thể thao, vui chơi giải trí
cũng đƣợc chính quyền quan tâm đầu tƣ tƣơng đối hoàn chỉnh.
Huyện đã đầu tƣ xây dựng một sân vận động phía Bắc cầu Khe Rồng với
quy mô trung bình, phục vụ cho nhu cầu cơ bản ngƣời dân thị trấn.

25


×