Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY MÓC VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI (TRAENCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.79 KB, 23 trang )

Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÁY MÓC VẬT
TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI (TRAENCO)
I. Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị giao thông vận
tải trong giai đoạn tới của Công ty:
1. Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của ngành
Giao thông vận tải:
Như nghị định của Trung ương đã ghi rõ mục tiêu kinh tế của đất nước ra trong giai
đoạn hiện nay là công nghệ hoá - hiện đại hoá. Ngành Giao thông vận tải cũng đã xây dựng
kế hoạch cơ khí hoá hiện đại hoá trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, đầu tư phát triển công nghệ đóng tàu, cơ khí
chế tạo ô tô, phương tiện vận tải, các cảng sông cảng biển, phát triển giao thông nông thôn
nhằm giao lưu kinh tế giữa các vùng của đất nước, tập trung đầu tư phát triển giao thông ở
hai thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phía Bắc Hà
Nội, vành đai kinh tế phía Đông Bắc ba tỉnh: Hải Phòng; Hải Dương; Quảng Ninh . . . .
Trong sáu năm qua Bộ Giao thông vận tải đã triển khai 46 dự án với nguồn vốn ưu
đãi của ngân sách Nhà nước và nước ngoài để khôi phục, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới
hơn 2000 km đường bộ và cầu đường sắt. Đường sá trong các thành phố được mở mang,
hàng nghìn km đường nông thôn được nâng cấp, nhiều cảng biển quan trọng đã được cải tạo
và xây dựng mới. Nhờ đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt nam đã được cải thiện rõ
rệt. Những dự án đầu tiên đã hoàn thành, đưa vào khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và của tiến trình hội nhập khu
vực và thế giới, năng lực của ngành Giao thông vận tải còn rất hạn chế, nhiều vấn đề cấp
bách được tập trung giải quyết. Để đạt tới mục tiêu cơ bản từ năm 2005 đến năm 2010 khối
lượng vận tải tăng gấp 3-4 lần hiện nay, những việc ngành Giao thông vận tải phải làm là:
Hoàn thành việc nâng cấp một số tuyến đường trọng điểm ở các vùng kinh tế tập
trung như vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến thuộc hành
lang Đông - Tây trong khuôn khổ dự án phát triển và hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở
1


Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
rộng (Việt Nam - Thái Lan - Lào - Cămpuchia và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc), các tuyến
đường thuộc địa bàn phát triển chiến lược kinh tế.
Mở rộng hệ thống giao thông đô thị, xây dựng các tuyến vành đai và các trục hướng
tâm tại các thành phố lớn . . .
Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải và Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư phát triển cho việc
hiện đại hoá các thiết bị cơ sở vật chất để các tuyến đường trọng điểm, cầu phà, các phương
tiện giao thông đường thuỷ bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở hạ tầng hiện tại cũng
như tương lai, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công trình xây dựng. Muốn vậy thì không còn
cách nào là phải nhập khẩu các máy móc thiết bị, phương tiện vật tư hiện đại của nước ngoài
trong điều kiện kinh tế và nền khoa học kỹ thuật của nước ta còn chưa đáp ứng được.
Sự vận động khách quan của cơ chế thị trường đòi hỏi phải có các chính sách về điều
tiết nhập khâủ của Nhà nước. Các doanh nghiệp đòi hỏi phải có môi trường ổn định, hạn chế
các biến động xấu của nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu hàng ngoại có mức độ và hợp lý sẽ tạo
nên thị trường sôi động và lành mạnh. Trong quá trình quản lý hoạt động nhập khẩu, Nhà
nước luôn quán triệt ba mục tiêu:
- Nhập đúng chủng loại, số lượng, kịp thời và liên tục.
- Hạn chế tối đa hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ.
- Nhập khẩu trên cơ sở bảo vệ sản phẩm trong nước.
Trong những năm qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản giao thông vận tải có xu hướng
tăng nhanh với tốc độ bình quân hàng năm tăng 35%. Theo vụ Kế hoạch - Đầu tư Bộ Giao
thông vận tải thì trong giai đoạn 1999 - 2005, bình quân vốn đầu tư xây dựng cơ bản giao
thông vận tải xấp xỉ 10.512 tỷ đồng/ năm và nhu cầu vốn tăng bình quân mỗi năm khoảng
20%. Ngoài ra hàng năm ngân hàng Nhà nước cấp cho sự nghiệp kinh tế giao thông một
khoản tiền khá lớn để duy trì bảo dưỡng đường xá, cảng . . . mỗi năm bình quân năm bình
quân từ 265 đến 300 tỷ đồng. Cùng với một số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn duy tu
bảo dưỡng các công trình giao thông vận tải hàng năm thì thị trường cung ứng vật tư thiết bị
cũng tăng lên.

2
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Với chức năng là một doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của
ngành Giao thông vận tải. Công ty Xây dựng và Thương mại có nhiệm vụ bảo đảm cung ứng
vật tư thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải của
đất nước phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ hết
sức nặng nề nhưng vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã giao cho Công
ty. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ Công ty đã đặt ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể
cho các năm tới như sau.
2. Phương hướng hoàn thiện và phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết
bị Giao thông vận tải của Công ty trong thời gian tới:
Trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty đã được Bộ quy định và thị trường kinh doanh đã
được xác lập, sản xuất kinh doanh của Công ty có sự điều chỉnh theo hướng:
Giữ vững sản lượng và mặt hàng truyền thống với mức tăng trưởng trung bình 5%
gồm: Nhựa đường, thiết bị thi công, săm lốp các loại, phương tiện vận tải . . .
Tăn nhanh doanh số sản xuất và dịch vụ từ 30% - 40% năm. Trong đó chú trọng vào
lĩnh vực xuất khẩu lao động và xây dựng công trình giao thông.
Trên cơ sở phát triển sản xuất, lực lượng lao động cũng tăng trưởng để đáp ứng nhu
cầu nhiệm vụ và thay thế lao động hàng năm 5%. Bên cạnh đó tăng cường sử dụng lao động
tại chỗ, hợp đồng thời vụ để tăng biên chế lao động một cách hợp lý.
Thu nhập người lao động cũng tăng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh tăng.
3
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Các chỉ tiêu cụ thể của Công ty trong ba năm tới:
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005
I

1.
2.
3.
Tổng doanh thu
Thương mại: Xuất nhập khẩu và
kinh doanh máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng.
Xây dựng
Xuất khẩu lao động
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Người
237
177
50
1500
269
185
69
2300
322
212
93
3000
II Nộp ngân sách Tỷ đồng 30 36 43,2
III Số lao động (kể cả lao động thời vụ) Người 1000 1200 1400
IV Thu nhập bình quân 1000đ/năm/ngườ
i
18000 21000 24000

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002
Riêng kế hoạch xuất nhập khẩu là khâu then chốt và trọng tâm phát triển của
Công ty đặc biệt đối việc nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị Giao thông vận tải lại càng quan
trọng. Công ty đã lên kế hoạch nhập khẩu từng loại mặt hàng thiết bị với yêu cầu về thông số
kỹ thuật phù hợp để cung cấp cho các đơn vị trúng thầu các công trình xây dựng cầu đường.
Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh việc cung ứng máy móc thiết bị thi công cũng được đưa
ra đấu thầu. Vì vây Công ty Xây dựng và Thương mại đã không ngừng tìm hiểu thị trường
ngoài nước nhằm nhập khẩu những hàng hoá tốt nhất, giá cả phù hợp, đa dạng về chủng loại
để phù hợp với nhu cầu trong nước. Trong bản kế hoạch dự kiến phương hướng phát triển
của Công ty trong 3 năm dưới đây, riêng về nhập khẩu máy móc thiết bị làm đường Công ty
phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 18% mỗi năm trong đó chú trọng nhập khẩu các máy móc
thiết bị chuyên dụng và dây truyền công nghệ sản xuất ra nguyên liệu phục vụ ngành Giao
thông vận tải.
Đây là một mục tiêu lớn và quan trọng của Công ty. Muốn hoàn thành thành
tốt mục tiêu nhiệm vụ Công ty phải không ngừng cố gắng đây mạnh và hoàn thiện công tác
nhập khẩu sao cho vừa đạt chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đồng thời mang lại hiệu quả cao
cho Công ty.
4
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
II. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị
giao thông vận tải ở công ty xây dựng và thương mại
A. Những giải pháp về phía Công ty
1. Tăng cường biện pháp nghiên cứu thị trường
Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
phải gắn liền với thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu hoạt động của mình. Thị trường
cũng là nơi sàng lọc những doanh nghiệp không thích nghi được với nó. Đối với các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường trong và
ngoài nước là rất cần thiết .

* Nghiên cứu thị trường trong nước:
Khi nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị vật tư trong nước, công ty cần chú trọng
nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc cũng như tình hình sản xuất máy móc trong nước ra
sao. Để biết được tình hình tiêu thụ và sử dụng máy thi công trong nước cần tạo ra các mối
quan hệ chặt chẽ với vụ kế hoạch nhằm theo dõi sự biến động của thị trường trong nước. Căn
cứ vào các luận chứng kinh tế kỹ thuật và khối lượng công việc thi công mà Công ty có thể
đánh giá được tình hình thị trường trong nước, lập ra phương án kinh doanh hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, Công ty cần có những thông tin về đối thủ cạnh
tranh như:
+ Thông tin vế số lượng các đối thủ cạnh tranh có mặt hàng cạnh tranh với Công ty.
+ Thông tin về khả năng tài chính của các đối thủ
+ Thông tin về quy mô kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, giá cả, hoạt động dịch vụ
vận chuyển của đối thủ.
Đối với thị trường có tính chất sống còn, Công ty nên tổ chức các đại diện thương mại
chuyên biệt với chức năng nghiên cứu và thông báo thường xuyên các thông tin về thị trường
hàng hoá tại địa bàn đó để giúp cho Công ty xây dựng được các kế hoạch tác nghiệp cụ thể,
nhanh chóng chớp lấy thời cơ kinh doanh để đạt được hiệu quả cao.
5
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Hệ thống tổ chức thu thập thông tin của doanh nghiệp phải được tổ chức theo vùng
lãnh thổ tức là lập ra nhóm chịu trách nhiệm nghiên cứu địa bàn được giao từ khâu thu thập
cho đến khẩu xử lý thông tin và báo cáo kết quả cho Công ty, kết hợp chặt chẽ với việc
nghiên cứu tại văn phòng nghiên cứu thị trường nhằm giảm bớt độ nhiễu tạp của thông tin,
tăng độ chính xác và nhanh chóng để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh.
Hiện nay đối thủ cạnh tranh của Công ty khá nhiều gồm các Công ty trong ngành Giao
thông vận tải, ngoài ngành và cả các Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn.
* Đối với thị trường ngoài nước:

Chuyển sang hoạt động theo hạch toán kinh doanh, Công ty phải tự tìm bạn hàng giao
dịch nên nắm vững thị trường nhập khẩu là công việc rất có ý nghĩa đối với Công ty. Trong
thời gian tới, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu cần đây mạnh hơn công tác này, cần nghiên
cứu cụ thể hơn và nắm chính xác các chế độ chính sách, luật pháp có ảnh hưởng như thế nào
đến kinh doanh trực tiếp ở thị trường đó cũng như phong tục tập quán ở thị trường đó. Cần
nắm rõ hơn uy tín, cơ sở vật chất và tình hình kinh doanh nội địa của bạn hàng cần giao dịch,
xác định được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của người đứng tên giao dịch bên bạn, áp
dụng kỹ thuật hiện đại phân tích thị trường và so sánh giữa chúng để tìm ra thị trường nhập
tối ưu. Nghiên cứu nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết qua mạng Internet.
Hiện nay Công ty nhập máy móc thiết bị chủ yếu từ thị trường của các nước đã phát
triển và trong tương lai hầu hết các loại máy móc sẽ được nhập khẩu từ các nước này. Do đó
cần có những thông tin về khu vực đó bao gồm: Khả năng đáp ứng của từng nước, giá cả như
thế nào? đặc đặc cần quan tâm đến các nước xuất khẩu lớn như: Nhật, Nga, . . . Các thông
tin nghiên cứu thị trường phải đầy đủ để có thể có được nhận định tổng quát về diễn biến tình
hình thị trường thế giới và thị trường khu vực. Trên cơ sở đó doanh nghiệp lựa chọn mặt
hàng kinh doanh, xác định số lượng nhập và lựa chọn thương nhân phù hợp.
* Về nghiên cứu giá cả:
Khi nghiên cứu thiết bị toàn bộ doanh nghiệp cần tiến hành so sánh tổng giá trị các
thiết bị đơn chiếc trong dây chuyền sản xuất mà có thể nhập khẩu riêng lẻ trên thị trường thế
giới và trị giá thiết bị toàn bộ trong đơn chào hàng của khách hàng nước ngoài. Kinh nghiệm
của Công ty cho thấy rằng giá thiết bị toàn bộ trong các đơn chào hàng thường cao hơn tổng
6
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
giá trị các thiết bị lẻ bao gồm trong thiết bị toàn bộ ấy khi công ty nhập khẩu riêng rẽ trên thị
trường thế giới. Để từ đó tránh sự nhập khẩu với giá quá cao, không tiết kiệm được chi phí
và nâng giá thành lên.
Tuy nhiên cần chú ý rằng danh mục hàng hoá trong mậu dịch quốc tế rất rộng và
không ngừng tăng lên do đó khi nghiên cứu giá cả của mặt hàng máy móc thiết bị làm đường

doanh nghiệp cần lưu ý đến những đặc điểm kỹ thuật của loại hàng hoá ấy để phân tích và
đánh giá xu hướng biến động của giá cả cho chính xác.
Từ nhận định tổng quát về thị trường trong nước và ngoài nước, về giá cả nhập khẩu
công ty phải xác định được số lượng máy móc thiết bị nhập khẩu và các yêu cầu về thông số
kỹ thuật, chất lượng, nhãn hiệu . . . của hàng hoá. Để xác định số lượng máy móc nhập khẩu,
công ty cần nắm vững nguồn hàng nhập khẩu của các đơn vị, hiệp định đã ký, hạn ngạch
được cấp hoặc chỉ tiêu đã được đăng ký. Ngoài ra công ty cần xác định được số lượng mặt
hàng tối ưu là số lượng hàng nhập vừa thoả mãn đưọc nhu cầu trong nước, vừa tiết kiệm
được chi phí đặt hàng.
Tiếp theo là việc lựa chọn thương nhân hay đối tác kinh doanh là lựa chọn bạn hàng
khả dĩ có thể cộng tác tốt ở nước ngoài, bên cạnh các công ty sản xuất máy móc thiết bị ngày
càng phát triển, có uy tín trong giao dịch buôn bán còn có một số công ty “ma” chỉ có một
lượng vốn ít hoặc các công ty nhỏ dựa vào công ty lớn để làm ăn. Giao dịch với các công ty
này rất nguy hiểm. Vì vậy công ty phải nghiên cứu kỹ tình hình tài chính, uy tín của các hãng
nước ngoài nhằm đảm bỏ an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình. Máy móc thiết bị thi
công thường có giá trị cao, vốn bỏ ra lớn nên công ty cần phải thận trọng trong giao dịch.
Tóm lại nghiên cứu thị trường để quyết định xem mua như thế nào? Mua khi nào? Mua của
ai? Và mua với giá nào?
Các thông tin sau khi được thu nhập phải xử lý và cần được sử dụng kịp thời để
phục vụ cho công tác nhập khẩu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường, giá cả trong việc đề ra chiến thuật kinh
doanh của Công ty. Căn cứ vào việc dự đoán xu hướng phát triển của thị trường và trước hết
do nhu cầu về máy móc thiết bị làm đường trong ngành càng tăng, doanh nghiệp cần lên kế
7
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
hoạch nhập khẩu từng loại mặt hàng thiết bị với yêu cầu về thông số kỹ thuật phù hợp để
cung cấp cho các đơn vị trúng thầu các công trình xây dựng giao thông đường bộ.
Vậy trong điều kiện cụ thể hiện nay của các doanh nghiệp cần áp dụng chiến thuật

kinh doanh: Ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng với số lượng lớn (có thể dựa vào đơn đặt hàng
của các đơn vị) nhằm giảm được giá nhập khẩu, giảm chi phí tăng lợi nhuận.
Giá máy móc thiết bị thuộc loại hàng hoá được sản xuất trong ngành kinh tế có trình
độ tập trung sản xuất và lũng loạn cao, do vậy nọ chịu ảnh hưởng của các chính sách về giá
cả của các tập đoàn lũng loạn rất lớn. Khi dự đoán xu hướng giá trên thị trường sẽ tăng lên
thì Công ty cần tích cực mua nhanh khối lượng hàng cần nhập để tránh khi giá tăng. Nếu giá
trên thị trường có xu hướng giảm xuống thì tới mức thấp nhất mới mua vào với số lượng lớn
nhất. Nhưng giá máy móc thiết bị làm đường biến động rất ít nên Công ty có thể áp dụng
chiến thuật chủ động tới mức mua vào một khối lượng hàng hoá trong kế hoạch dự định nhập
khẩu khi giá xuống thấp nhằm tiếc kiệm được ngoại tệ.
* Vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường cho việc giao dịch và ký hợp đồng:
Do đặc điểm tình hình của thị trường nên việc lựa chọn thời gian giao dịch đúng lúc
có ý nghĩa rất quan trọng, lựa chọn thời gian giao dịch kịp thời hay chậm trễ sẽ đem lại
những kết quả rất khác nhau.
Thời gian giao dịch dài hay ngắn là tuỳ ở khối lượng hàng hoá định mua và dung
lượng thị trường. Nếu khối lượng hàng hoá ít thì không nên kéo dài thời gian giao dịch.
Ngược lại, nếu khối lượng hàng hoá lớn mà dung lượng thị trường lại hạn chế thì thời gian
tiến hành phải dài thích đáng. Vì đối với số lượng lớn trị giá hàng triệu USD doanh nghiệp
phải có thời gian nghiên cứu cẩn thận và chính xác.
Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp cần phải vận dụng các kết quả nghiên
cứu và đánh giá tình hình thị trường và các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị thường có
giá trị lớn nên phải cẩn thận để tránh thiệt hại. Thông thường trong thực hiện đều có sự trả
giá tuỳ thuộc vào nghệ thuật thương lượng, khối lượng mua và các điều kiện khác. Những
cuộc thương lượng là những phương pháp đảm bảo giá cả cạnh tranh. Do đó Công ty phải
nắm bắt được các tình huống có lợi cho việc thương lượng.
8
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7
Các giải pháp nhằm hoàn thiện
Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Trong việc ký kết hợp đồng Công ty cũng cần có sự xem xét chặt chẽ các điều khoản

trong hợp đồng để tránh rắc rối về sau và tránh sơ hở về pháp lý kinh tế.
Hoàn thiện tiếp nhận và kiểm tra hàng hoá:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty với những mặt hàng có độ phức tạp rất
cao như máy thi công, sắt thép xây dựng và sắt thép chuyên dụng. Đây là những mặt hàng rất
khó xác định về chất lượng, giá trị vì vậy khi nhận hàng từ phía đối phương cần hết sức
nghiêm túc tuân theo những điều khoản đã quy định trong hợp đồng như chất lượng, trọng
lượng, kiểu dáng mẫu mã. Củng cố, nâng cao và tuyển chọn đội ngũ nhân viên có chuyên
môn, kinh nghiệm để hạn chế sự sai lệch khi nhận hàng.
Đặc biệt trong số máy móc thiết bị nhập khẩu từ Nhật và Tây Âu có một số là hàng
cũ. Do vậy để tránh việc nhập các thiết bị đã qúa cũ cần có những cán bộ chuyên môn giỏi về
kỹ thuật, phối hợp chặt chẽ và thực hiện tốt khâu kiểm tra và giám định hàng hoá. Nên áp
dụng phương pháp giám định tại bến đi (PSI) giám đinh toàn diện mọi loại hàng nhập tại
nước cung ứng trước khi hàng gửi đi. Việc giám định sẽ chấp nhận chất lượng và số lượng
hàng hoá có phù hợp với yêu cầu đặt hàng không. Giám định tại Cảng đến không cho phép
khắc phục các hư hỏng hay thiếu hụt của lô hàng. Điều đó sẽ dẫn đến bế tắc trong thông quan
hàng hoá tại cảng đến và mọi chi phí liên quan sẽ tăng lên.
Nếu thực hiện tốt khâu này Công ty sẽ tránh được những tổn thất không đáng có trong
nhập khẩu hàng hoá.
Mở rộng thị trường nhập khẩu và hình thức nhập khẩu:
Để có những điều kiện thuận lợi trong nhập khẩu, Công ty cần có nhiều nguồn. Do đó
vấn đề mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ với bạn hàng có ý nghĩa chiến lược. Ngoài
những bạn hàng truyền thống như các Công ty ở Nga, Nhật, Trung Quốc . . . Công ty cần
phải xúc tiến hơn nữa trong việc mở rộng thị trường ở các nước Úc; Pháp; Mỹ; Anh; Đức . . .
đó là các nước có nền công nghiệp về máy móc thiết bị ngành giao thông vận tải phát triển,
có khả năng cung cấp vật tư cho ngành giao thông vận tải phong phí đa dạng do nhu cầu của
các nưóc trên thế giới cũng như nước ta nói riêng. Do vậy, Công ty cần tìm kiếm tích cực và
tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng khi làm ăn với một số đối tác mới có khả năng quan hệ lâu
9
Phạm Thị Quỳnh Hoa - A2CN7

×