Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.06 KB, 22 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo
hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI.
I. Giải pháp vĩ mô:
Hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức phát triển mới, mang lại nhiều lợi
ích cho quốc gia và tạo động lực để xây dựng những Tập đoàn công nghiệp có đủ để
tham gia đấu thầu các gói thầu có giá trị và quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh với
các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức mới
nên nó còn xa lạ với Việt Nam cũng như các nhà thầu trong nước, do vậy bên cạnh sự
nỗ lực tự đổi mới để khẳng định mình trên thị trường của các nhà thầu thì Nhà nước
cũng cần có những giải pháp và chính sách được cụ thể hóa.
1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban
ngành với nhau.
Đại hội Đảng X đã xác định đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một
nước Công nghiệp với hai tiêu chí là phải có một ngành công nghiệp nặng phát triển
dựa trên nền tảng của các lĩnh vực như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, dây chuyền
thiết bị, đóng tàu, công nghiệp ô tô... và phải hình thành các tập đoàn công nghiệp
nặng. Có thể nói ngành công nghiệp nặng là cái gốc để phát triển các lĩnh vực công
nghiệp khác.
2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu.
Trong cơ chế thị trường, việc đấu thầu và cạnh tranh là cần thiết để phát triển
và trong giai đoạn sau gia nhập WTO thì thực hiện đấu thầu cũng phải phù hợp với
thông lệ quốc tế. Nhưng thực tế cho thấy rằng, hiện nay đối với các dự án/gói thầu
trong nước có nguồn vốn là Nhà nước, ODA hoặc nguồn vốn nước ngoài thì hầu hết
nhà thầu ngoại trúng. Điểm qua các dự án đang xây dựng hiện nay, có 23 NM thuỷ
điện công suất từ 50-2.400MW do nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị cơ điện; 11
NM nhiệt điện chạy than, chỉ có 1 NM nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 do Lilama làm
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
1
2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
tổng thầu, các dự án còn lại do nước ngoài làm tổng thầu; 18 NM ximăng, chỉ có NM
ximăng Sông Thao do Lilama làm tổng thầu, 17 NM còn lại do nước ngoài - chủ yếu
là Trung Quốc làm tổng thầu… Điều đó sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền
kinh tế đất nước. Cụ thể:
- Nhà thầu ngoại trúng thầu sẽ kéo theo một lực lượng đông đảo lao động nước
ngoài vào Việt Nam. Bởi vì theo như các nhà thầu nước ngoài thì năng lực và trình
độ tay nghề của lao động tại nước sở tại không đáp ứng đủ yêu cầu. Điều này đã làm
cho nhu cầu việc làm của lao động trong nước giảm đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay khi mà các nhà quản lý dự báo năm 2009 số lượng lao động không có việc làm sẽ
là 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông
báo .(Theo công bố của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội ngày 8.4).
- Nhà thầu ngoại trúng Tổng thầu EPC, tức là họ sẽ đảm nhận từ việc lập dự án,
thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng, đồng nghĩa với việc nước trúng thầu có
thể mang vật liệu từ ngoài vào trong khi đó những vật liệu, thiết bị này trong nước có
thể chế tạo được như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa trong nước không thể tiêu
thụ được.
- Phần lợi nhuận sinh ra sẽ chảy vào túi của nước ngoài.
Một số giải pháp:
- Nhà nước phải đứng trên lợi ích quốc gia. Đại hội X của Đảng đã xác định
đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Do đó trong các
dự án/gói thầu trọng điểm thì nhà nước có thể chỉ định thầu hoặc cho đấu thầu rộng
rãi nhưng các nhà thầu nước ngoài muốn tham gia thì phải liên doanh liên kết với nhà
thầu trong nước để tham gia đấu thầu và nhà thầu trong nước sẽ đóng vai trò chính.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện luật đấu thầu.
3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình.
a) 6 giải pháp :
- Thể chế hóa các hoạt động liên quan tới chất lượng công trình. Theo “Quy
định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định số
18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, công tác quản lý

Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
chất lượng công trình xây dựng sẽ được xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế, thi
công xây lắp, bảo hành và bảo trì công trình. Trong giai đoạn thi công xây lắp, nhà
thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự giám sát chất lượng thi công. Nhà
thầu phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào khẳng định
được chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được yêu
cầu tổ chức nghiệm thu. Nhà thầu sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính và trước
tiên về chất lượng công việc mình hoàn thành. Sau khi hoàn thành công tác thi công
xây lắp, trước khi tổng nghiệm thu, chủ đầu tư phải yêu cầu các cơ quan chức năng
quản lý kỹ thuật chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường, an
toàn thiết bị… tiến hành kiểm định và có văn bản chứng nhận phù hợp (các văn bản
này không thể thiếu trong hồ sơ hoàn thành công trình).
- Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Kiểm tra, giám
sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Tổ
chức tốt việc phê duyệt thiết kế sơ bộ của cơ quan quản lý xây dựng trong quá trình
thẩm định dự án; Không đầu tư dàn trải, coi trọng quản lý các yêu cầu kỹ thuật trong
phê duyệt dự án, đặc biệt là việc phân kỳ dự án.
- Đôn đốc các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng được phân cấp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định, kiểm tra đột
xuất và định kỳ việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây
dựng của chủ đầu tư và các chủ thể khác, xác định việc thực hiện đúng quy định của
chủ đầu tư về mặt pháp lý và kỹ thuật.
- Hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đủ mạnh, bao gồm các trung tâm
kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành của các sở, viện và DN nhằm nâng cao
năng lực của các tổ chức kiểm định, hoàn thiện và thống nhất nội dung phương thức
kiểm định chất lượng đầu vào, đánh giá chất lượng đầu ra để thực hiện mục tiêu kiểm
soát các yếu tố liên quan tới chất lượng sau đấu thầu.

- Đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực của các nhà thầu thông qua việc cho điểm.
Khi đấu thầu, những nhà thầu nào đạt đủ điểm yêu cầu về lĩnh vực nào thì mới được
tham gia đấu thấu công trình thuộc lĩnh vực đó nhằm tránh những tiêu cực trong đấu
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
thầu. Những nhà thầu kém năng lực, không có khả năng tài chính và kinh nghiệm sẽ
không được tham gia đấu thầu. Những nhà thầu nào trúng thầu mà không thực hiện
đúng theo hợp đồng với chủ đầu tư, làm ăn gian dối, chất lượng công trình kém sẽ bị
nêu tên công khai và có thể bị cấm tham gia đấu thầu những công trình khác.
- Xây dựng chế tài thưởng phạt về chất lượng công trình xây dựng.
b) Tiếp tục tổ chức cuộc vận động nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm
xây dựng.
Chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng là một trong rất nhiều yếu tố để làm
nên thương hiệu của một doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp đó
trên thị trường xây dựng. Cuộc vận động trong sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức về
chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp tham gia, từ cán bộ
quản lý Nhà nước đến chủ doanh nghiệp và người lao động, công nhân trong các
công ty sản xuất hay trên công trường coi việc đảm bảo chất lượng công trình và sản
phẩm xây dựng là trách nhiệm và cống hiến của mỗi người, và chất lượng là uy tín, là
thương hiệu của doanh nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng về mỗi sản phẩm, mỗi
công trình xây dựng chính là sự tồn tại của doanh ngiệp, là công ăn việc làm của mỗi
cá nhân. Từ việc thay đổi nhận thức, các doanh nghiệp sẽ không ngừng đào tạo, nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, đổi mới, nâng cao công tác tổ
chức, điều hành, quản lý, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đầu tư thiết bị hiện
đại phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Cuộc vận động và nâng cao chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng được
Bộ xây dựng đưa ra vào 2 giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2006-2010. Trong giai
đoạn 2000-2005, thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã có 548 công trình, sản phẩm

xây dựng đạt chất lượng Huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt doanh
nghiệp được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình,
sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Vệt Nam. Hệ thống quản lý, đảm bảo
chất lượng của các đơn vị tham gia Cuộc vận động ngày càng được củng cố, hoàn
thiện theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000. Nếu như, năm 2000,
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
cả nước chưa có một doanh nghiệp xây lắp nào có chứng chỉ về quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO-9000 thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 70 doanh nghiệp xây lắp
và tính cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 200 đơn vị đã được cấp
chứng chỉ này.
Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn đầu như trên thì trong giai đoạn
tiếp theo, phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động xây
dựng đạt được Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000 và ISO- 14000, chuẩn
bị sức mạnh cho cuộc cạnh tranh mới với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi
đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
II. Giải pháp vi mô.
Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và chủ trương hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là một chủ trương rất lớn của Đảng va Nhà
nước ta. Một trong những thuận lợi lớn nhất của hội nhập kinh tế thế giới là các
doanh nghiệp Việt nam sẽ khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, nâng cao vị
thế của mình, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. Nhưng mặt khác, hội nhập kinh
tế quốc tế thì doanh nghiệp việt nam phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp nước ngoài và sự cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu cũng không phải
là một ngoại lệ. Các nhà thầu trong nước không chỉ đơn thuần cạnh tranh với nhau
mà phải cạnh với các nhà thầu nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt nam. Và một thực
tế đã cho thấy hiện nay nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng của Việt Nam đều do

các nhà thầu nước ngoài trúng thầu và thực hiện và điều này đã đẩy rất nhiều nhà
trong nước rơi vào cảnh lao đao, khoanh tay đứng nhìn các nhà thầu nước ngoài thực
hiện các dự án trọng điểm. Do đó để thắng thầu, bên cạnh những giải pháp và chính
sách của nhà nước thì bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải tự nỗ lực để nâng
cao năng lực của mình.
1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC.
Tổng thầu EPC có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được
sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình; có trách nhiệm cung
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết do đó để đảm bảo cho tiến
độ công trình cũng như chất lượng công trình sau này khi đưa vào chạy thử và bàn
giao ( điều này sẽ ảnh hưởng tới sự đánh giá về năng lực Tổng thầu của chủ đầu tư)
thì sau khi trúng thầu nhà thầu trong hợp đồng phải xác định được phạm vi công việc
một cách chi tiêt. Điều này là rất quan trọng do liên quan tới việc phân chia công việc
và trách nhiệm phải thực hiện giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trên thực tế, khi triển
khai dự án/ gói thầu, có những có những công việc rất khó được phân định rõ ràng
rành mạch ví dụ như: công tác chuẩn bị công trường và mặt bằng xây dựng ( làm
đường giao thông vào địa điểm xây dựng, làm hệ thống thoát nước mặt bằng, thi
công các hạng mục công trình trạm...). Đối với những công việc loại này thì cần có
sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Ngoài ra trong hợp đồng EPC cần phải nêu rõ một số vấn đề như: công suất
khai thác, công năng sử dụng , thời gian thực hiện và đặc biệt là yêu cầu về ứng
vốn...các yêu cầu này cần phải được làm rõ cả về định tính và định lượng.
- Phạm vi công việc trong hợp đồng do chủ đầu tư và Tổng thầu thống nhất và
xác định ngay từ đầu, càng cụ thể bao nhiêu càng dễ thực hiện và càng ít vướng mắc
bấy nhiêu. Vì lý do nào đó phạm vi công việc trong hợp đồng sơ sài và thiếu rõ ràng
sẽ phát sinh nhiều vướng mắc mất nhiều thời gian để tháo gỡ dẫn đến chậm tiến độ

công trình và vượt dự toán.
- Khâu đảm bảo chất lượng được chú trọng trong các điều khoản của hợp đồng
và xác định cụ thể trong công việc. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, được
xác định cho từng khâu công việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư, xây lắp,
chạy thử và vận hành. Tất cả các khâu công việc đều phải thực hiện theo quy trình kỹ
thuật và được giám sát, nghiệm thu.
- Thời gian hoàn thành công trình là một mục tiêu hết sức quan trọng của hợp
đồng cũng như dự án. Những mốc thời gian chính được xác định cụ thể trong những
điều khoản và tiến độ tổng thể của hợp đồng EPC.
- Dự án/gói thầu thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC chứa đựng nhiều rủi
ro. Trong quá trình thực hiện, những biến động về tỷ giá, thị trường, giá cả vật tư
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
thiết bị, nhân lực hay bất ổn trên thế giới đều tạo ra các rủi ro cho Tổng thầu. Những
rui ro lớn có khi ảnh hưởng tới sự thành bại của cả dự án/ gói thầu. Do đó Tổng thầu
EPC phải lường trước các rủi ro có thể xẩy ra và có các giải pháp dự trù để tránh rủi
ro và giảm hậu quả do rủi ro gây ra.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt
Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân
đối nghiêm trọng:
- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung
cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10;
- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới
là 100.
Thực trạng nguồn nhân lực của ngành xây dựng hiện nay : trẻ (tính theo tuổi
đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng
thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình

độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số
cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô
nền kinh tế. Công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng
gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả
nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm
gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước
ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày
càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công
nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số
công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người,
chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Cơ cấu nguồn
nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học
nghề) là 1: 1,3: 3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10.
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa khoa học quản lý
Trong công nghiệp xây dựng có ba loại nhân lực chính: cán bộ quản lý, công
nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.
Cán bộ quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công
trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao
mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt
động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình
quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có
nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác.
Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.
Công nhân kỹ thuật xây dựng (construction trade workers) chia thành ba
nhóm chính: công nhân kết cấu (structural workers), công nhân hoàn thiện (finishing
workers) và công nhân cơ điện (electro - mechanical workers). Tùy theo chuyên môn
mà công nhân kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê

tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy v.v… Một số khâu thi công có máy móc phức tạp
hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động
(operating engineers). Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề
sơ cấp, trung cấp … và được cấp chứng chỉ.
Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động
nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ
phụ (helpers) cho công nhân kỹ thuật. Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít
ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động.
Những yêu cầu đối với người làm nghề xây dựng trong thời đại hội nhập:
- Được trang bị đủ kiến thức không chỉ về chuyên môn và cả về sự bền vững
và các rủi ro, về chính sách công và quản trị công, về cơ bản kinh doanh, về khoa học
xã hội (kinh tế, xã hội học) và về cách ứng xử có đạo đức;
- Được huấn luyện kỹ năng (skill) như cách sử dụng các công cụ kỹ thuật cơ
bản (phân tích thống kê, máy tính, tiêu chuẩn quy phạm, giám sát và theo dõi dự án),
cách làm việc trong không gian điều khiển (cyberspace) với các thành viên của
nhóm biểu kiến ( virtual team) đa ngành và liên ngành, cách quản lý các nhiệm vụ,
Tăng Thị Loan Lớp: Quản lý kinh tế 47A
8

×