Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.29 KB, 21 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CTCP VÀ TTCK VIỆT NAM.
3.1.1 Định hướng phát triển CTCP.
Trên thực tế, các CTCP thường cần vốn dài hạn 3-5 năm, thậm chí là
dài hơn trong khi đó nếu sử dụng hệ thống ngân hàng huy động vốn ngắn hạn
để tài trợ cho các CTCP phát triển dài hạn thì rủi ro là rất lớn. Hiện nay, các
CTCP vẫn chủ yếu dựa vào vốn ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại nhưng
không đảm bảo an toàn nguồn vốn, vì theo tiêu chuẩn an toàn nguồn vốn, thì
vốn vay bằng khoảng 1,5 lần vốn chủ sở hữu mới đảm bảo, nhưng các CTCP
trung bình có vốn vay bằng 1,8 vốn CSH. Với tình trạng quá tải của các
NHTM, nếu CTCP không sử dụng được kênh huy động vốn với là TTCK thì
khó có cơ hội để mở rộng qui mô.
Về loại hình CTCP: CTCP là loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền
kinh tế thị trường. Việt nam đang từng bước xây dựng hoàn chỉnh nền KTTT
nên việc phát triển loại hình CTCP là một tất yếu khách quan. CTCP sẽ là loại
hình doanh nghiệp trung tâm trong hệ thống các doanh nghiệp. Với tính chất
sở hữu rộng rãi, nó có được sự quan tâm của bộ phận lớn các nhà đầu tư và là
cũng chính công công cụ để các cá nhân trong xã hội thực hiện chuyển quyền
sở hữu các tư liệu sản xuất ra của cải.
Với sự cởi mở trong các chính sách kinh tế và sự khuyến khích đầu tư
trong nước, vốn để phát triển loại hình CTCP nói riêng trong giai đoạn 2005 –
2010 ước tính khoảng 40 tỷ đôla. Đây chính là một thách thức không nhỏ với
hệ thống các định chế tài chính, mặt khác đó cũng là mục tiêu mà TTCK cần
vượt qua.
Nếu chỉ có hệ thống các NHTM là kênh cung cấp vốn duy nhất cho các
CTCP, thì CTCP sẽ phải cạnh tranh quyết liệt mà vẫn khó có thể có đủ vốn
cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, tăng cường huy động vốn trên TTCK là giải
Trang 1
1
pháp trước mắt và lâu đài đối với CTCP, TTCK sẽ là “bạn đồng hành” của


CTCP trong tương lai không xa.
3.1.2 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt nam
trong giai đoạn 2005-2010.
Chiến lược phát triển TTCK Việt nam giai đoạn 2005-2010 tập trung
vào những nội dung chính sau:
+ Phát triển TTCK tập trung từ TTGDCK lên Sở GDCK. Chuẩn bị các
điều kiện để hội nhập Sở GDCK Việt nam với thị trường chứng khoán khu
vực.
+ Củng cố qui chế hoạt động của TTCK cho phù hợp với tiêu chuẩn
của khu vực và quốc tế.
+ Thực hiện tự động hoá Sở GDCK.
+ Xây dựng TTCK phi tập trung.
+ Phát triển hoàn chỉnh TTCK về cơ cấu, tăng qui mô thị trường, hình
thành các chứng khoán phái sinh, thực hiện giao dịch không có sàn, phát triển
giao dịch qua mạng Internet.
+ Phát triển các định chế tài chính trung gian.
+ Đào tạo và nâng cao dân trí trong lĩnh vực chứng khoán.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NGOÀI CTCP.
3.2.1 Xây dựng TTCK phi tập trung (OTC).
Thị trường chứng khoán phi tập trung hay còn gọi là TTCK giao dịch
không qua quầy (Over the counter) thường dành để giao dịch các chứng
khoán không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung hay còn gọi là sở
giao dịch chứng khoán.
ở Mỹ, người ta tính toán được rằng giá trị các chứng khoán giao dịch
trên TTCK phi tập trung lớn gấp nhiều lần giá trị các chứng khoán giao dịch
trên sở giao dịch chứng khoán. ở một số nước, cơ quan quản lý Nhà nước về
chứng khoán và TTCK đứng ra tổ chức TTCK phi tập trung.
Hiện nay, Việt nam rất cần TTCK phi tập trung bởi các lí do:
Trang 2
2

i) Kể từ khi xuất hiện công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay
cũng lập tức được hình thành. Số lượng công ty cổ phần đến nay là khá lớn
nhưng số CTCP đủ điều kiện niêm yết trên TTCK tập trung là rất nhỏ, số
CTCP không đủ điều kiện niêm yết rất cần vốn. Đấy là chưa kể trong thời
gian đến 2005, Nhà nước có chủ trương đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp
xếp laị khoảng 2.500 DNNN với số vốn trên sổ sách khảng 30.000 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp cần có môi trường để giao dịch các loại chứng khoán là con
số đáng kể.
ii) Theo Luật Doanh nghiệp, việc phát hành chứng khoán ra công
chúng được điều chỉnh theo luật pháp về chứng khoán và TTCK, nhưng Nghị
định về chứng khoán và TTCK chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra
công chúng của các CTCP sẽ niêm yết tại TTGDCK. Do đó, phần lớn việc
phát hành chứng khoán của CTCP chưa được quản lý.
iii) Đang tồn tại thị trường “ngầm” hoạt động song song với thị trường
giao dịch tập trung, tuy nhiên hoạt động của thị trường “ngầm” chứa đựng
tính rủi ro cao, nếu phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến TTCK tập trung.
Việc tổ chức TTCK phi tập trung đang trở thành một yêu cầu cấp bách,
hoạt động của TTCK phi tập trung sẽ tạo tính thanh khoản cho các loại chứng
khoán chưa được niêm yết, tạo nên “sân chơi” hợp pháp cho các nhà đầu tư
và kinh doanh chứng khoán, cho các CTCP không thích hoặc không đủ điều
kiện niêm yết tại TTGDCK. Từ đó tạo một kênh huy động vốn mới cho các
CTCP mà giảm được các điều kiện niêm yết chặt chẽ của TTCK tập trung.
3.2.2 Hình thành các Quĩ đầu tư chứng khoán.
Đến cuối năm 2003, có 8 Quĩ đầu tư nước ngoài hoạt động với tổng
vốn khoảng 400 triệu USD như: Quĩ Veil (Viet nam Enterprise Investment
Limited) của công ty quản lý quĩ Dragon Capital, Quĩ Frontier của công ty
quản lý Finansa, Công ty quản lí quĩ MeKong Capital ...
Mặc dù trên thị trường đã có 13 CTCK bước đầu đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng đầu tư và các công ty phát hành, tuy vậy chưa xuất hiện một
Trang 3

3
Quĩ đầu tư chứng khoán (QĐTCK), một định chế trung gian đầu tư quan
trọng trên TTCK. Việc thiếu các quĩ đầu tư chứng khoán càng được nhắc đến
thường xuyên khi giá chứng khoán có những biến động bất thường, khi thị
trường trong thời kỳ “ảm đạm”. Lúc này, các QĐTCK - một nhà đầu tư có tổ
chức – có vai trò quan trọng để bình ổn thị trường. Nếu muốn giá chứng
khoán phản ánh trung thực tình trạng của tổ chức phát hành thì nhà đầu tư
phải có đủ trình độ hiểu biết, có khả năng phân tích để đưa ra những đánh giá
sát thức tế làm cơ sở cho quyết định đầu tư hợp lí. Quyết định đầu tư cũng
như mức giá mua bán của các QĐTCK mang hàm lượng thông tin đã xử lí với
chất lượng rất cao sẽ nâng cao tính ổn định và hiệu quả của thị trường.
Hiện nay ở Việt nam số người tham gia giao dịch trên TTCK rất ít, chủ
yếu là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đối với những nhà đầu tư này, hiểu biết
về chứng khoán và TTCK rất hạn chế, nên việc mua bán trên thị trường chịu
tác động mạnh của yếu tố tâm lí.
Khác với đầu tư cá nhân, việc đầu tư của QĐTCK có mục tiêu đầu tư
dài hạn, đa dạng hoá đầu tư, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách hiệu
quả nhờ qui mô vốn lớn và sự am hiểu kinh doanh. Do đó sẽ thu hút được sự
tham gia của rộng rãi công chúng vào TTCK. CTCP tăng được khả năng phát
hành thành công chứng khoán trên TTCK với đề án kinh doanh, sử dụng vốn
có hiệu quả và được khuyến khích hơn khi niêm yết trên TTCK. lấy ví dụ:
Quĩ Viel đã đầu tư vào CTCP cơ điện lạnh, CTCP đồ hộp Hạ long, CTCP chế
biến hàng xuất khẩu tỉnh Long an với tỷ lệ khá cao trước khi các công ty này
tiến hành niêm yết trên TTCK.
Với khó khăn về vốn, kinh nghiệm quản lý, có thể thực hiện liên doanh
với các công ty quản lí quĩ nước ngoài để thành lập QĐTCK. Để khuyến
khích, Nhà nước cần cho phép QĐTCK được hưởng ưu đãi thuế cao hơn, cụ
thể:
+ Miễn thuế TNDN đối với QĐTCK (mức ngang với nhà đầu tư cá
nhân).

Trang 4
4
+ Việc bán lại cổ phần do nhà nước nắm giữ nên ưu tiên trước hết cho
QĐTCK.
3.2.3 Đơn giản các điều kiện niêm yết.
Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, mới đầu điều kiện niêm
yết trên TTCK không nên quá chặt chẽ. Chỉ nên chú ý tới các điều kiện cơ
bản đảm bảo tính an toàn cho các nhà đầu tư như: tình hình kinh doanh có lãi
trong 2 năm, tình hình tài chính lành mạnh, ban giám đốc có kinh nghiệm
quản lý, có phương án sử dụng vốn huy động hợp lý... Còn các điều kiện khác
nên giảm bớt.
Điều quan trọng trong giai đoạn hiện nay chính là sự công khai thông
tin của CTCP trong quá trình hoạt động. Chỉ có công khai thông tin mới giảm
bớt sự bất ổn của TTCK, nhà đầu tư sẽ thấy rõ được tiềm năng của các CTCP
từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Đảm bảo được điều kiện này, chỉ số
chứng khoán VN index mới thật sự phản ánh được sự biến động của thị
trường.
3.2.4 Phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu.
Thời gian qua, trên TTCK Việt nam giao dịch trái phiếu mới chỉ dừng ở
trái phiếu kho bạc và trái phiếu NHTM. Để thật sự phát huy hiệu quả của một
kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế nói chung và CTCP nói riêng cần
phải phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu.
Bảng 18: Giá trị trái phiếu giao dịch (làm tròn)
đơn vị: 1 tỷ đồng
Năm Khối lượng giao dịch tốc độ tăng trưởng
2001 70,7
2002 121,5 172%
2003 2.496,3 2.054,5%
Tổng 2.688,5
Nguồn: Tạp chí chứng khoán, thời báo Kinh tế và tổng hợp của tác giả.

Trang 5
5
Qua bảng trên ta thấy, năm 2001 khối lượng trái phiếu giao dịch mới
chỉ có 70,7 tỷ, đến năm 2002 tăng lên 121,5 tỷ gấp 1,7 lần năm 2001. Đột
biến trong năm 2003, khối lượng giao dịch đạt 2.496,3 tỷ, gấp 20,5 lần năm
2002.
3.2.5 Giảm chi phí phát hành để giảm chi phí vốn cổ phiếu thường
mới.
Chí phí phát hành có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chi phí
vốn cổ phiếu thường mới của CTCP. Với mức chi phí vốn cổ phiếu mới hợp
lý so với chi phí nợ vay, CTCP hoàn toàn có thể lập kế hoạch huy động vốn
trên TTCK.
Như đã trình bày trong chương 1, chi phí vốn cổ phiếu thường mới
được tính bằng công thức sau:
Ke = Dt / Po(1 - F) + g
Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi chi phí phát hành giảm, ta thấy
chi phí vốn cổ phiếu thường mới cũng sẽ giảm. Thông thường ở các nước có
TTCK, chi phí phát hành vào khoảng 8%. Việt nam hiện nay chưa có con số
thống kê chính xác nhưng dựa trên các yếu tố như: cơ sở vật chất, công nghệ
thông tin, trình độ chuyên môn hóa trong TTCK, con người ... và các yếu tố
khác về chính sách tài chính, người ta ước tính chi phí phát hành hiện nay vào
khoảng 10%. Chi phí này thật sự là quá cao đối với một TTCK non trẻ. Vấn
đề bắt buộc trong thời gian tới là giảm dần chi phí phát hành để giảm chi phí
vốn chứng khoán, tạo điều kiện cho CTCP tham gia TTCK.
3.2.6 Giảm chi phí giao địch để khuyến khích các nhà đầu tư tham
gia TTCK.
Cần xem xét bỏ qua hoặc điều chỉnh lại các qui định về phí, lệ phí để
tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP khi tham gia TTCK.
Trang 6
6

Đối với các loại phí nên qui định mức trần đối với từng loại dịch vụ để
các chủ thể cung cấp dịch vụ như CTCK, Công ty tư vấn CK ... cạnh tranh với
nhau về chất lượng dịch vụ, phí dịch vụ.
3.2.7 Chính sách ưu đãi thuế.
Theo Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của Thủ tướng
Chính phủ qui định tạm thời về ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh
chứng khoán và Thông tư số 74/2000/TT-BTC ngày 19/7/2000 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Quyết định 39 nêu trên thì:
+ Miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hoạt động kinh doanh chứng
khoán trong thời gian 3 năm đầu (từ 1/1/2000 đến 31/12/2003) đối với các
hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và
tư vấn đầu tư.
+ Công ty chứng khoán và Công ty quản lí quĩ (CTQLQ) ngoài việc
được hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với qui định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 1
năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp
theo.
+ Tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết, ngoài việc được
hưởng các ưu đãi về thuế phù hợp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn
được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo
kể từ khi niêm yết CK lần đầu tại TTGDCK.
+ Nhà đầu tư cá nhân (trong nước và ngoài nước) được miễn thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao đối với khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái
phiếu và chênh lệnh mua bán chứng khoán. Thuế suất chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài đối với khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư
nước ngoài là 5%.
Thực tiễn thi hành chính sách ưu đãi tạm thời về thuế đối với TTCK
còn mang tính hình thức, không phát huy hiệu quả cao. Theo Thông tư 74 nêu
Trang 7
7

trên, CTCK được miễn thuế 3 năm 2000 – 2001 – 2002 nhưng thực tế đến
cuối tháng 7/2000 TTGDCK Tp.HCM mới đi vào hoạt động. Các CTCK phần
lớn thành lập và hoạt động bắt đầu từ năm 2001.
Mặt khác, cũng theo theo Thông tư 74, CTCK được miễn thuế giá trị
gia tăng (chứ không phải chịu thuế suất 0%) nên thực tế ưu đãi về thuế GTGT
cho CTCK dành cho nhà đầu tư được hưởng các dịch vụ của CTCK.
Đối với các CTCP niêm yết, mức ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm kể từ khi niêm yết chứng khoán chưa thực
sự khuyến khích các CTCP tham gia niêm yết. Bởi lẽ để được niêm yết, các
CTCP phải tốn kém chi phí cho quảng cáo và công khai thông tin, ngoài ra
còn rất nhiều chi phí khác phát sinh thêm do thực hiện niêm yết.
Ngoài ra, theo qui định tại Thông tư số 98/2002/TT-BTC ngày
24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ miễn, giảm thuế cho các đối
tượng được hưởng ưu đãi thuế theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP về thi hành
Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì đối tượng tham gia TTCK ngoài
được hưởng các ưu đãi khác theo qui định của Pháp luật còn được hưởng ưu
đãi theo qui định tại Thông tư này. Như vậy, Bộ tài chính có 2 văn bản là
Thông tư 74 và Thông tư 98 cùng hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động
trên TTCK, điều này gây “lúng túng” cho các đơn vị tham gia TTCK.
Đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng về
thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình công ty liên doanh quản lý quĩ đầu
tư chứng khoán (ví dụ như VMF – liên danh giữa SacomBank và Dragon
Capital). Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ áp dụng thuế suất 20% là khá
cáo so với các nước như Trung quốc – 5%, Singapore – 10%.
Đối với nhà đầu tư, ưu đãi cho các nhà đầu tư cá nhân là khá nhiều,
trong khi đãi cho các nhà đầu tư cố tổ chức như Công ty quản lí quĩ, Quĩ đầu
tư chứng khoán còn quá ít.
Do TTCK là một lĩnh vực mới, vào thời điểm ban hành Nghị định
51/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước,
Trang 8

8

×