Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp BD HS giỏi TV 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 19 trang )

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm
trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục
quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “…trường tiểu
học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi”.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền
móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi ở cấp Tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Để có được các thành quả về
giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng,
ngay từ cấp Tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng
ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục học
sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và
bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.
Trường tiểu học Trần Thị Tâm nhiều năm qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu về chất lượng giảng dạy và hiệu quả
bồi dưỡng ngày càng đòi hỏi cao. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cả một quá trình,
phải có kế hoạch cụ thể cho người dạy và cả người học. Tôi là giáo viên tiểu học
được giao nhiệm vụ bồi dưởng HSG ,vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp
tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt ở trường tiểu học”.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lí luận
Việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm động viên
khích lệ học sinh và giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao
chất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lý chỉ đạo của các cấp quản lý giáo
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
1
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học


dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao
hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Trường tiểu học là nơi đầu tiên tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động
chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng
khiếu tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và thầy cô cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ bồi
dưỡng mầm mống năng khiếu kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng
khiếu sẽ ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển
và dần định hình trở thành học sinh năng khiếu, ngược lại năng khiếu của các em
không được phát hiện hay không được quan tâm bồi dưỡng thì năng khiếu của các
em mất dần, mầm mống năng khiếu tuy có nhưng sẽ bị mai một đi.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là phát huy hết khả năng phát triển
tiềm tàng của trẻ, là tạo nguồn học sinh cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến
lược “ bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của một nhà trường. Mỗi học
sinh giỏi không những là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của
cả cộng đồng.
III.THỰC TRẠNG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG
VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THỊ TÂM
Trong những năm qua tôi được phân công dạy bồi dưỡng ở trường tiểu học Trần
Thị Tâm, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
tôi đã luôn bám sát, tìm tòi, phỏng vấn, thực nghiệm giảng dạy đặc biệt là môn Tiếng
việt. Với nhận thức đó tôi luôn đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng việt bậc
tiểu học, các tài liệu tập huấn thay sách và các tạp chí có liên quan về đại trà và nâng
cao, qua sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế giảng dạy cố gắng tìm những biện
pháp tối ưu nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở
nghiên cứu đó tôi nhận thấy:
Mục tiêu bồi dưỡng học sinh môn Tiếng việt không phải là để tạo ra những nhà
văn, nhà ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh giỏi này sẽ có những em
có khả năng trở thành những tài năng văn chương, ngôn ngữ học, mà mục tiêu chính
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm

2
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
của công tác này là: bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn
ngữ, năng lực cảm thụ văn chương đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại vừa giữ
được những tinh hoa văn hoá dân tộc vừa tiếp thu tốt những giá trị văn hoá tiên tiến
trên thế giới. Qua phỏng vấn, khảo sát tôi nhận thấy những vấn đề sau:
Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt cần nắm chắc nội dung chương
trình và kiến thức Tiếng việt, biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học
sinh làm trung tâm, biết tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình giảng
dạy biết sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở để hướng học sinh phân tích, tìm hiểu bài tập.
1. Khảo sát :
*Thuận lợi và khó khăn .
a,Thuận lợi:
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay đã được nhà trường và chính quyền
địa phương, các bậc phụ huynh quan tâm chỉ đạo sát sao.
Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác bồi
dưỡng đạt hiệu quả như: phòng học, chế độ bồi dưỡng của giáo viên, đồ dùng dạy
học... và đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên hội ý, rút
kinh nghiệm trong từng giai đoạn bồi dưỡng, hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá.
- Giáo viên bồi dưỡng thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, có
uy tín trong học sinh, nhân dân và đồng nghiệp.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì vậy
nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được sáng tỏ.
Phụ huynh phối hợp với giáo viên quan tâm đến các em như mua vở, sách nâng cao,
chăm sóc sức khỏe cho các em...Đưa đón các em đến nơi đến chốn .
Vì vậy việc cho con em tham gia các lớp bồi dưỡng được các phụ huynh hết sức ủng
hộ và tạo mọi điều kiện vật chất để con em mình tham gia.
b, Khó khăn:

Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
3
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
- Nhìn chung hiện nay, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng điều kiện
thực tế còn hạn chế cả phía nhà trường và phía cha mẹ học sinh. Việc giải quyết mối
quan hệ giữa giáo dục toàn diện và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn lúng túng
bởi có nhiều lý do.
2, Tình hình thực tế của trường:
+ Về phía phụ huynh học sinh : Số lượng phụ huynh có nguyện vọng cho con em
mình đi học bồi dưỡng môn Tiếng việt ít hơn môn Toán. Ít kiểm tra thường xuyên
việc học ở nhà, học theo nhóm.
- Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành cho việc học
tập ở nhà còn ít, việc mua sắm tài liệu tham khảo còn hạn chế dẫn đến chất lượng
không cao.
+Về phía giáo viên: Kiến thức Tiếng việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn hạn chế,
kinh nghiệm bồi dưỡng còn ít, không được phân công chuyên trách về vấn đề này.
-Thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng không nhiều chỉ chủ yếu là năm học
cuối cấp vì vậy việc nắm khối lượng kiến thức hết sức nặng nề với các em.
+ Về học sinh: Tôi thấy các em còn nhỏ, thể chất yếu như em Hạnh so với các bạn
khác thì nhỏ bé hơn.., các em rất hiếu động. Số lượng học sinh tham gia chỉ có 3 em,
so với đầu năm hiện giờ các em rất thích học, đi học chuyên cần không nghĩ buổi
nào, trừ trường hợp ốm. Nhìn chung cả 3 em tôi bồi dưỡng em nào cũng yêu thích
học văn. Bên cạnh đó sự tập trung của các em đôi khi chưa bền vững, khả năng tập
trung chưa cao, nóng vội trong các tình huống cộng với trình độ ngôn ngữ thấp so
với yêu cầu đặt ra của học sinh giỏi môn Tiếng việt tạo ra không ít khó khăn cho
công tác bồi dưỡng.
3. Kết quả của những năm trước:
Trong những năm qua tôi đã chú trọng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu
bài, tìm cách dạy tối ưu nhất để cho học sinh hiểu bài, thường xuyên kiểm tra theo
giỏi sự tiến bộ việc học của các em.

Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
4
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
GV dạy phối hợp cùng phụ huynh đưa đón các em khi cho bồi dưỡng thứ bảy .
Bên cạnh đó tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh luôn trao đổi tình
hình học tập của các em.
Qua thực tế tiết học, bồi dưỡng môn Tiếng việt phải bao gồm các bước cơ bản
sau mà tôi đã vận dụng:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà.
- Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học.
- Bước 3: Nâng cao kiến thức Tiếng việt cần bồi dưỡng cho học sinh.
- Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
Kết quả trong 5 năm các em thi cấp Tỉnh- Huyện đều đạt giải, duy rì được số
lượng HS giỏi hàng năm song chất lượng chưa cao và chưa mang tính bền vững.
* Xuất phát từ thuận lợi khó khăn trên năm học này tôi tiếp tục được giao dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi năm học 2010-2011 là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và việc
học tập của học sinh, phấn đấu học sinh đạt giải môn Tiếng việt cấp Huyện 2 giải,
cấp Tỉnh 2 giải chất lượng giải được nâng lên. Trước chỉ tiêu đã đề ra và để đạt được
học sinh giỏi cấp Huyện- Tỉnh đạt giải cao, đảm bảo tính bền vững. Tôi đã tiến hành
áp dụng một số biện pháp đổi mới dạy và học bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THỊ TÂM
1,Tiến hành khảo sát chọn học sinh ngay từ đầu năm:
- Là những em đạt học sinh giỏi lớp 4, tổ chức ra đề, cho các em thi khảo sát
*Kết quả đạt được: 03 em được chọn để bồi dưỡng.
ST
T
Họ và tên Năm sinh Con ông bà Học lớp
1 Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2000 Nguyễn Thị Hoài Cúc 5a

2 Lê Thị Tú Quyên 2000 Lê Thị Thu 5a
3 Nguyễn Đoàn Hiền Lương 2000 Đoàn Thị Hiền 5b
2, Lập kế hoạch bồi dưỡng:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
5
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
- Thời gian bồi dưỡng cụ thể:
- Ngay từ đầu năm tổ chức họp phụ huynh học sinh giỏi vào tháng 8 để thống nhất kế
hoạch bồi dưỡng và phối hợp với giáo viên.
- Bắt đầu dạy vào tháng 8. Mỗi tuần học ít nhất 2 buổi, lịch chuyên môn nhà trường
lên.
-Giáo viên lên chương trình cụ thể trọng tâm kiến thức ở lớp 4-5:
+ Nội dung: bám sát chương trình của Bộ và sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng
giáo dục và nhà trường.
+ Tài liệu bồi dưỡng:
-Sách bồi dưỡng HS giỏi Tiếng việt lớp 4-5
- Tiếng việt nâng cao lớp 4-5
-Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học môn TV
-Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học
- 30 đề ôn luyện TV
-Cảm thụ văn lớp 5
-Các đề thi HS giỏi của những năm trước.
3,Tổ chức thực hiện:
- Mỗi tuần dạy 2 buổi, một buổi tôi dạy phần luyện từ và câu, một buổi dạy phần cảm
thụ - Tập làm văn.
- Các dạng bài sau tập trong chương trình bồi dưỡng:
* Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng từ ngữ được chia làm 2 mảng.
-Kiến thức lý thuyết về từ và khả năng nắm nghĩa sử dụng.
a. Bồi dưỡng lý thuyết về từ: Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lý thuyết về
từ: từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các

dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, từ nhiều nghĩa, cùng nghĩa,
trái nghĩa…
b. Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo.
- Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ ghép.
- Khi phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
6
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
+ Nếu có quan hệ về mặt ngữ nghĩa: từ ghép.
+ Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm: từ láy.
*Lưu ý trong tiếng Việt có những từ thuần Việt như: tắc kè bồ bóng, bồ kết hay
những từ vay mượn như: xà phòng, mít tinh... là những từ đơn đa âm không nên sử
dụng làm ngữ liệu để phân tích. Trong trường hợp học sinh đưa ra tôi cần phân tích
mặt âm, mặt nghĩa để kết luận.
Các từ 2 tiếng có sự giống nhau về âm như: chôm chôm, thằn lằn, ba ba, thuồng
luồng... tuy không phải là từ láy nhưng đều được xem là từ láy.
Các kiểu từ như: ồn ào, ầm ỉ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được
giải thích là khuyết âm phụ đầu.
Các từ như cong queo, cuống quýt, kinh coong... cũng là từ lóng có phụ âm đầu
viết dưới dạng những con chữ khác nhau.
- Về phân biệt từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
+ Từ ghép tổng hợp: giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập mang tính tổng hợp khái
quát nghĩa của những từ đơn hợp thành.
VD: nhà cửa, ruộng vườn, núi sông...
+ Từ ghép phân loại: có yếu tố cụ thể hoá, cá thể hoá nghĩa cho yếu tố kia.
VD: Xe đạp, xe máy, xe điện...
*Lưu ý: Một số từ tuỳ từng ngữ cảnh mà xếp, có khi là từ ghép tổng hợp, có khi
là từ ghép phân loại.
VD: Từ "Sáng trong" trong câu "một tấm lòng sáng trong như ngọc" là từ ghép
tổng hợp, có thể đổi thành "trong sáng". Nhưng trong câu "con hãy mua cho bố cái

bóng đèn sáng trong, đừng mua bóng đèn sáng đục" thì là từ ghép phân loại.
*Dạng bài tập phân biệt từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại nhìn chung các em
nắm chắc làm bài tốt.
- Làm giàu vốn từ hay luyện kỹ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh.
- Dạng 1: Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ hay thành ngữ cụ thể.
VD: Em hiểu thành ngữ "Gió chiều nào che chiều ấy" là thế nào? Hay "lao động
trí óc" là gì?
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa- Trường Tiểu học Trần Thị Tâm
7

×