Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.89 KB, 2 trang )
Phát triển tên thương hiệu
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cân nhắc rất kỹ việc đặt tên cho con cái, bởi tin rằng tên gọi
ảnh hưởng nhất định đến tính cách của con trẻ. Tương tự, tên gọi mà bạn lựa chọn cho
thương hiệu của mình cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu được phát triển dựa trên nền tảng chiến lược mô tả trong các bài viết trước, tên thương
hiệu sẽ ăn khớp với tính cách thương hiệu đã được tạo dựng một cách kỹ lưỡng. Lý tưởng
nhất là tên thương hiệu thậm chí còn thể hiện được rõ ràng các nét tính cách của thương hiệu.
Trước tiên, hãy lưu ý rằng, chúng ta đang đề cập tên thương hiệu của doanh nghiệp, chứ
không phải tên đăng ký pháp lý. Tên pháp lý chỉ là tên chính thức sử dụng trong những thỏa
thuận ký kết hay bất cứ khi nào có yêu cầu về mặt pháp lý. Còn tên thương hiệu được sử dụng
trên thị trường, nhằm đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Trong cùng một công ty,
tên pháp lý có thể hoàn toàn khác biệt với tên thương hiệu. Hơn nữa, doanh nghiệp chỉ có một
tên đăng ký pháp lý, song có thể sử dụng nhiều tên thương hiệu khác nhau.
Tên thương hiệu cũng giống như tên gọi của bạn - đó là cái mà bạn muốn bạn bè bạn biết đến
mình. Tôi nhận thấy nhiều công ty Việt Nam vẫn sử dụng tên pháp lý với mức độ chú trọng
không khác gì tên thương hiệu và chúng thường được đặt cạnh nhau. Đây là một sự lãng phí
rất lớn đối với khoảng không gian quý giá trên các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp
sử dụng. Tệ hơn nữa, chính điều này gây phức tạp cho khách hàng trong việc ghi nhớ và liên
hệ đến thương hiệu của bạn. Tên thương hiệu mới chính là tên cần được nhấn mạnh, còn tên
pháp lý chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu cần thiết về mặt pháp lý và thường được đặt ở phần
thông tin địa chỉ của doanh nghiệp.
Khi cân nhắc việc đặt tên cho một thương hiệu mới, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tên
gọi mang tính chất mô tả. Đa phần những tên mô tả mà các doanh nghiệp sở hữu hiện nay đều
được tạo ra khi họ còn là những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực của mình. Tại thời
điểm đó không có quá nhiều sự cạnh tranh và doanh nghiệp có thể tạo được tên gọi riêng, mà
không phải cân nhắc quá nhiều, chẳng hạn như Bia Sai Gon, Vina Giầy, hay Sữa Cô gái Hà
Lan. Thậm chí đến nay, nếu những tên gọi mang tính chất mô tả như vậy vẫn có khả năng
đăng ký pháp lý đi chăng nữa, thì chúng cũng không đủ sức tạo sự khác biệt cho thương hiệu
trên thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay.
Ngày nay, những tên gọi mang tính chất gia đình thường không được đánh giá cao. Tuy nhiên,