Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Xây dựng và phát triển năng lực động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI QUANG TUYẾN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỘNG
TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI QUANG TUYẾN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỘNG
TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62 34 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phạm Thị Liên

2. TS. Phan Chí Anh

HÀ NỘI, 2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên
của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Liên và TS.
Phan Chí Anh là những người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong Viện Quản trị Kinh doanh
– Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức, gợi ý và có những nhận xét quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án này.
Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong Gia đình tôi đã
khích lệ, động viên, tạo điều kiện để tôi tự tin và quyết tâm hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Bùi Quang Tuyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Xây dựng và phát triển năng lực động tại Tập
đoàn Viễn thông Quân đội Viettel” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân
tôi. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn
nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn
dữ liệu điều tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình!

Tác giả


Bùi Quang Tuyến


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN ............................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................7
1.5 Tính mới và những đóng góp của luận án .............................................................7
1.6 Kết cấu luận án ......................................................................................................8
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 9
CHƢƠNG 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
NĂNG LỰC ĐỘNG DOANH NGHIỆP .............................................................. 10
2.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực động ............................................................10
2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................10
2.1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ...........................................................................12
2.2 Cơ sở lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp .................................................16
2.2.1 Khái niệm về năng lực động.............................................................................17
2.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động .....................................................19
2.3 Đặc điểm và các nhân tố hình thành năng lực động doanh nghiệp .....................23
2.3.1 Đặc điểm của một nhân tố trở thành năng lực động .......................................23
2.3.2 Các nhân tố hình thành năng lực động của doanh nghiệp ..............................25
2.4 Quan hệ giữa năng lực động với năng lực cạnh tranh và kết quả doanh nghiệp 32
2.4.1 Năng lực động và năng lực cạnh tranh ............................................................32
2.4.2 Năng lực động và kết quả kinh doanh ..............................................................34

2.5 Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................39
2.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................................40


2.6.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................40
2. 6.2 Các giả thuyết nghiên cứu...............................................................................41
2. 6.3 Mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở ...........................................................44
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 49
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................ 50
3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................50
3.2 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................52
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................52
3.2.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu....................................................56
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................58
3.3.1 Thống kê mô tả .................................................................................................58
3.3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................................59
3.3.3 Đánh giá chính thức thang đo ..........................................................................59
3.3.4 Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính .....................................................60
3.3.5 Phân tích đa nhóm ...........................................................................................60
3.3.6 Phân tích mức độ đánh giá về từng nhân tố trong mô hình.............................61
3.4 Vấn đề đạo đức nghiên cứu .................................................................................61
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 63
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 64
4.1 Lịch sử phát triển của Viettel: Những bước ngoặt quan trọng và ảnh hưởng của
các nhân tố năng lực động .........................................................................................64
4.2 Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................79
4.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo .........................................................................80
4.3.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhân tố “năng lực marketing” ...................80
4.3.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực thích nghi” ................................81
4.3.3 Đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực sáng tạo” ................................................82

4.3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo định hướng kinh doanh ...........................................83
4.3.5 Đánh giá sơ bộ thang đo “định hướng học hỏi” .............................................84
4.3.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “danh tiếng doanh nghiệp” ........................84


4.3.7 Đánh giá sơ bộ thang đo biến phụ thuộc “kết quả kinh doanh” .....................85
4.4 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố.................................................................86
4.4.1 Kết quả phân tích các mô hình đo lường cho từng nhân tố .............................86
4.4.2 Kết quả phân tích mô hình tới hạn ...................................................................91
4.5 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết....94
4.5.1 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết mô hình cơ sở ........95
4.5.2 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết với mô
hình cạnh tranh .........................................................................................................98
4.5.3 Kiểm định lựa chọn giữa mô hình cơ sở và mô hình cạnh tranh ...................102
4.5.4 Đánh giá tác động của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh ..103
4.6 Đánh giá sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động doanh
nghiệp tới kết quả kinh doanh theo các biến phân loại ...........................................104
4.6.1 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế..104
4.6.2 Đánh giá sự khác biệt về ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động theo
vùng miền ...............................................................................................................109
4.7 Kết quả đánh giá về kết quả kinh doanh và các nhân tố năng lực động trong
mô hình ...................................................................................................................114
4.7.1 Kết quả đánh giá kết quả kinh doanh đạt được .............................................114
4.7.2 Kết quả đánh giá về năng lực marketing .......................................................115
4.7.3 Kết quả đánh giá đối với nhân tố “năng lực thích nghi” ..............................117
4.7.4 Kết quả đánh giá về “năng lực sáng tạo” .....................................................118
4.7.5 Kết quả đánh giá về nhân tố “định hướng kinh doanh” ...............................119
4.7.6 Kết quả đánh giá về nhân tố “định hướng học hỏi”......................................120
4.7.7 Kết quả đánh giá nhân tố “danh tiếng doanh nghiệp” .................................121
4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................122

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 135
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 136
5.1 Kết luận .............................................................................................................136
5.2 Kiến nghị giải pháp nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực động của Viettel.......137


5.2.1 Tạo dựng danh tiếng doanh nghiệp qua hoạt động định vị và xây dựng
thương hiệu ............................................................................................................137
5.2.2 Nâng cao năng lực thích nghi trong quá trình kinh doanh ............................141
5.2.3 Xây dựng định hướng kinh doanh mạnh tại các đơn vị .................................146
5.2.4 Nuôi dưỡng và khuyến khích khả năng sáng tạo trong tổ chức .....................148
5.2.5 Nuôi dưỡng và phát triển năng lực marketing của tổ chức ...........................150
5.2.6 Nuôi dưỡng và phát triển định hướng học hỏi ...............................................152
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................154
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ........................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 163
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ANOVA
AMOS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Phân tích phương sai

Analysis of Variance

Phầm mềm phân tích mô hình

Analysis of a Moment Structures

cấu trúc đồng thời

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát sóng di động

BU

Business Unit

Đơn vị kinh doanh

AI

Bộ Thông tin và Truyền thông


Bộ TT & TT
CFA

Confirmatory factor analysis

Phân tích khẳng định nhân tố

CFI

Compare fit index

Chỉ thích hợp so sánh

EFA

Exploratory factor analysis

Phân tích khám phá nhân tố

GDP

Gross dometics product

Tổng sản phầm quốc nội

GFI

Goodness fit index

Chỉ số phù hợp mô hình


KMO

Kaiser Meier Olkin

Chỉ số của Kaiser Meier Olkin

MC

Marginal cost

Chi phí cận biên

MR

Marginal revenue

Doanh thu cận biên

OTT

Over the top
Kinh tế tổ chức ngành/Tổ chức

IO

Industry Oganization

IoT


Internet of Things

Internet cho mọi vật

SEM

Strutural Equation Modelling

Mô hình cấu trúc tuyến tính

SPSS

Statistical Package for the Social
Science

Phần mềm thống kê cho khoa
học xã hội

TLI

Tucker Lewis index

Chỉ số của Tucker Lewis

VAS

Value add service

Dịch vụ giá trị gia tăng


Voip

Voice over Internet Protocol

Điện thoại đường dài qua
internet

Vietnam Post and

Tập đoàn Bưu chính Viễn

Telecommunications Group

thông Việt Nam

ngành công nghiệp

RMSEA

VNPT

i


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Những định nghĩa về năng lực động.......................................................... 18
Bảng 3.1 Kết quả sau hiệu chỉnh thu được các thang đo cho từng nhân tố .............. 53
Bảng 4.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực marketing” ............................ 81
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực thích nghi” ............................ 82

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “năng lực sáng tạo” ............................... 82
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “định hướng kinh doanh”...................... 83
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “định hướng học hỏi”............................ 84
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “danh tiếng doanh nghiệp” ................... 85
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo “kết quả kinh doanh” ............................ 85
Bảng 4.8 Hệ số hiệp phương sai và tương quan giữa các cặp biến........................... 93
Bảng 4.9 Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp, trung bình và độ lệch chuẩn các
nhân tố ....................................................................................................................... 94
Bảng 4.10 Kết quả ước lượng tác động của các nhân tố năng lực động tới ............. 96
kết quả kinh doanh .................................................................................................... 96
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả
kinh doanh ................................................................................................................. 98
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng tác động của các biến với nhau trong mô hình cạnh tranh100
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các biến sau khi bỏ đi các .............. 102
quan hệ không có ý nghĩa thống kê......................................................................... 102
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cơ sở và mô hình cạnh tranh ...... 103
Bảng 4.15 Tác động của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh .......... 103
Bảng 4.16 Ước lượng mô hình khả biến giữa hai nhóm thị trường Việt Nam và thị
trường quốc tế ......................................................................................................... 105
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .................................................... 108
Bảng 4.18 Ước lượng mô hình khả biến giữa hai nhóm thị trường miền Bắc và miền Nam110
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .................................................... 114
Bảng 4.20 Kết quả đánh giá về các khía cạnh của kết quả kinh doanh .................. 114

ii


Bảng 4.21 Kết quả đánh giá đối với nhân tố đáp ứng khách hàng ......................... 115
Bảng 4.22 Kết quả đánh giá về nhân tố chất lượng mối quan hệ ........................... 116
Bảng 4.23 Kết quả đánh giá về nhân tố phản ứng với đối thủ cạnh tranh .............. 117

Bảng 4.24 Kết quả đánh giá về nhân tố năng lực thích nghi .................................. 118
Bảng 4.25 Đánh giá về nhân tố “năng lực sáng tạo” .............................................. 119
Bảng 4.26 Đánh giá về nhân tố “năng lực chủ động” ............................................. 119
Bảng 4.27 Đánh giá về nhân tố “năng lực mạo hiểm” ............................................ 120
Bảng 4.28 Kết quả đánh giá về nhân tố “định hướng học hỏi” .............................. 120
Bảng 4.29 Kết quả đánh giá về nhân tố “danh tiếng doanh nghiệp” ...................... 121

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quá trình phát triển lý thuyết năng lực động ............................................. 19
Hình 2.2 Liên kết giữa nguồn lực, năng lực tổ chức và năng lực cạnh tranh ........... 33
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu cơ sở .......................................................................... 41
Hình 2.4 Mô hình cạnh tranh với mô hình cơ sở ...................................................... 45
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 50
Hình 4.1 Biểu đồ các quốc gia Viettel đã đầu tư ...................................................... 68
Hình 4.2 Cơ cấu điều tra ........................................................................................... 79
Hình 4.3 Kết quả phân tích CFA thang đo “danh tiếng doanh nghiệp”.................... 87
Hình 4.4 Kết quả phân tích CFA thang đo “định hướng học hỏi” ............................ 87
Hình 4.5 Kết quả phân tích CFA thang đo “định hướng kinh doanh” ...................... 88
Hình 4.6 Kết quả phân tích CFA thang đo “năng lực marketing” ........................... 89
Hình 4.7 Kết quả phân tích CFA thang đo “năng lực sáng tạo” .............................. 90
Hình 4.8 Kết quả phân tích CFA thang đo “năng lực thích nghi” ............................ 90
Hình 4.9 Kết quả phân tích CFA thang đo “kết quả kinh doanh” ............................ 91
Hình 4.10 Kết quả phân tích CFA với mô hình tới hạn ........................................... 92
Hình 4.11 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) mô hình cơ sở ................................ 95
Hình 4.12 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) khi loại các biến không có ý nghĩa
thống kê ..................................................................................................................... 97
Hình 4.13 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) mô hình cạnh tranh ....................... 99

Hình 4.14 Kết quả phân tích SEM (chuẩn hóa) mô hình cạnh tranh sau khi bỏ các
biến không có ý nghĩa thống kê. ............................................................................. 101
Hình 4.15 Kết quả phân tích đa nhóm cho thị trường Việt Nam ............................ 106
Hình 4.16 Kết quả phân tích đa nhóm cho thị trường nước ngoài .......................... 107
Hình 4.17 Kết quả phân tích mô hình bất biến theo thị trường .............................. 108
Hình 4.18 Kết quả phân tích đa nhóm đối với khu vực miền Bắc .......................... 111
Hình 4.19 Kết quả phân tích đa nhóm cho khu vực miền Nam .............................. 112
Hình 4.20 Kết quả phân tích mô hình bất biến theo khu vực ................................. 113

iv


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao đã và đang
ảnh hưởng tới các doanh nghiệp ở mọi quốc gia, mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp
phải đối mặt thường trực với quá trình thay đổi, cạnh tranh và khủng hoảng (Trout
& Rivkin, 2009). Việc thiết lập các chiến lược cạnh tranh, xác định các lợi thế cạnh
tranh của từng doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận từ các lý thuyết cạnh tranh
truyền thống như mô hình năm lực lượng cạnh tranh, mô hình kim cương (Porter,
1980; 1985) đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Điều này đặt ra yêu cầu về lý luận
các doanh nghiệp có những cách tiếp cận phù hợp hơn nhằm tạo ra các lợi thế cạnh
tranh bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Về thực
tiễn, các doanh nghiệp cần chủ động nhận dạng, tạo dựng, khai thác các nguồn lực
vô hình để tạo sự khác biệt và hình thành những lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp có quy mô lớn, mức độ ảnh hưởng tới
đời sống kinh tế - xã hội cao (viễn thông, bảo hiểm…), kinh doanh trên nhiều thị
trường, chịu nhiều tác động từ các nhân tố trong môi trường kinh doanh như thay
đổi về công nghệ, cạnh tranh trong ngành... Các doanh nghiệp viễn thông không

nằm ngoài xu hướng này.
Viễn thông là một ngành giữ vai trò quan trọng với nền kinh tế và đời sống xã
hội của các quốc gia. Viễn thông được coi là “hạ tầng mềm” đảm bảo mạng lưới
liên lạc cho toàn xã hội, đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào GDP của đất nước, giải
quyết một lượng lớn lao động. Tính đến hết năm 2016 tại Việt Nam đã có 136 triệu
thuê bao di động, mật độ 140 thuê bao/100 dân (trong đó có 37 triệu thuê bao di
động 3G); số lượng thuê bao Internet băng rộng đạt 11.9 triệu thuê bao, trong đó
băng rộng cố định đạt 7 triệu thuê bao. Tổng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông
năm 2016 ước đạt 365.500 tỷ đồng (16.5 tỷ USD), chiếm khoảng 8% GDP, tốc độ
tăng trưởng trong giai đoạn 2006 – 2014 trung bình đạt 25% từ mức 2.8 tỷ (2006)
lên mức 14.2 tỷ USD (2014) và trung bình 9% trong các năm 2015, 2016 (16.5 tỷ

1


USD), cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP). Số lao động làm việc
trong ngành khoảng 80 nghìn lao động riêng cho viễn thông và 350 nghìn cho toàn
ngành thông tin truyền thông (mic.gov.vn, 2017).
Ngành viễn thông Việt Nam cũng đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn kể từ khi
xóa bỏ cơ chế độc quyền về dịch vụ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT). Sự gia nhập thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ mới cả trong nước và
nước ngoài như: Sfone, EVN Telecom, HT Mobile (nay là Vietnamobile), Viettel,
Beeline (G-tel) đã làm cho thị trường phát triển nhanh chóng. Trong thời gian 10
năm số thuê bao di động đã tăng lên hơn 30 lần từ mức chưa đến 4 triệu thuê bao
(2004) lên đến con số 138.6 triệu thuê bao (2014) và đạt ngưỡng bão hòa duy trì ở
mức hơn 135 triệu thuê bao di động đến nay (2016). Cùng với sự phát triển của
ngành viễn thông là áp lực cạnh tranh đối với những nhà cung cấp dịch vụ. Đến thời
điểm hiện tại nhiều nhà cung cấp đã không trụ vững trước các áp lực cạnh tranh dẫn
đến phải sáp nhập (EVN Telecom) hoặc rút lui khỏi thị trường của các đối tác nước
ngoài (Sfone, Beeline) hay thay đổi công nghệ (Vietnammobile). Thị trường đi vào

xu thế bão hòa với sự áp đảo của ba nhà mạng lớn nhất là Viettel, Mobifone và
Vinaphone chiếm khoảng 90% thị phần. Mặc dù số lượng doanh nghiệp cung cấp
đã giảm xuống nhưng áp lực cạnh tranh lên các nhà mạng là không nhỏ. Tiếp theo
đó là những thay đổi về khung pháp lý từ việc khuyến khích, tạo môi trường mở cho
doanh nghiệp đầu tư sang thắt chặt quản lý, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị
phần khống chế như Viettel, hay tạo thêm sự cạnh tranh cho thị trường qua hình
thức chuyển mạng giữ số dự kiến triển khai trong năm 2018. Về phía khách hàng
cũng đặt ra yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn đối với sản phẩm, dịch vụ trong khi lại
có nhiều cơ hội lựa chọn giữa nhiều nhà cung cấp nên việc triển khai chuyển mạng
giữ số trong tương lai sẽ mở ra một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ngành viễn thông cũng là ngành chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về
công nghệ, chu kỳ sống của sản phẩm công nghệ trở nên rất ngắn, những sản phẩm
thay thế dịch vụ truyền thống bắt đầu gia tăng, lấn át và tạo áp lực lên các nhà cung
cấp, trong đó đặc biệt phải kể đến sự bùng nổ của các ứng dụng OTT (over the top)

2


như Whatsapp, Wechat, Viber, Zalo, Line. Cùng với đó thế giới bắt đầu bước vào
xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với các xu hướng lớn trong
công nghệ như quá trình Internet vạn vật (IoT) trong tất cả các ngành công nghiệp,
ứng dụng công nghệ robot trong sản xuất, sử dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ
nhân tạo (AI) bằng các thuật toán về máy học (machine learning) cho việc ra quyết
định có ảnh hưởng lớn đến tất cả các ngành, doanh nghiệp và quốc gia. Đứng trước
những thay đổi nhanh chóng này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải
nâng cao năng lực thích nghi, sáng tạo, sử dụng và phát triển tri thức cũng như cải
thiện các năng lực vô hình để nhanh chóng khai thác hiệu quả đầu tư, tạo lợi thế chi
phí thấp trước các xu thế cạnh tranh.
Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay, công nghệ thông tin và viễn thông đã
len lỏi vào mọi mặt do khả năng ứng dụng cùng với xu thế giảm giá cước và giá

thiết bị kết nối. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có giá cước viễn
thông, Internet thấp nhất thế giới, theo khảo sát năm 2014 Việt Nam đứng thứ 8/148
quốc gia được khảo sát (Bộ Thông tin & Truyền Thông, 2014). Cùng với sự phát
triển nhanh chóng về công nghệ với khả năng kết nối thông tin băng rộng ngày càng
cao (3G, 4G) cũng tạo áp lực cho các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ là vấn đề
cạnh tranh, đầu tư mà còn là việc tạo dựng, khai thác các năng lực tiềm ẩn như sức
sáng tạo, khả năng thích nghi, khả năng tạo dựng tri thức... để có được năng lực
cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp mình. Bởi những nguồn lực vô hình, tiềm ẩn
mới tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp (Barney, 2001).
Đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) áp lực cạnh tranh còn lớn
hơn bao giờ hết khi Viettel tham gia đầu tư và kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Tham gia đầu tư quốc tế, Viettel phải đối mặt với các nhà đầu tư có tiềm lực về
công nghệ, tài chính, nhân lực đến từ các quốc gia phát triển (Vodafone, Singtel,
Telefónica…). Điều này đòi hỏi Viettel phải tạo ra những lợi thế cạnh tranh từ
nguồn lực của riêng mình để có thể thành công trên thị trường, đặc biệt là thị trường
quốc tế.
Trong kinh doanh, việc tạo lợi thế cạnh tranh nhằm tới mục tiêu cuối cùng là
hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận). Các trường phái lý thuyết về cạnh tranh truyền
thống như mô hình năm lực lượng cạnh tranh, mô hình kim cương của Porter (2008)

3


với giả định về sự tương đồng về nguồn lực và chiến lược kinh doanh đã trở nên
không còn hoàn toàn phù hợp trong môi trường cạnh tranh biến đổi ngày nay. Các
lý thuyết này dựa vào việc phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố môi trường hơn
là các thuộc tính khác biệt của doanh nghiệp, vào vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thực tế, lợi thế cạnh tranh trong cùng một ngành không thể tồn tại lâu dài
và dễ bị đối thủ bắt chước (Barney, 1991).
Để tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều

biến động, các học giả trên thế giới đã xây dựng lý thuyết về cạnh tranh mới dựa
trên năng lực động của doanh nghiệp (Teece và cộng sự, 1997; Keh và cộng sự,
2007; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết năng lực động
xem xét thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ phân tích các
nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp để tạo lợi thế trong kinh doanh đạt hiệu quả
mong muốn. Lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp không phủ nhận các trường
phái lý thuyết cạnh tranh truyền thống mà bổ sung cách tiếp cận phù hợp hơn trong
điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động ngày nay.
Năng lực động (dynamic capabilities) là một khái niệm mới được phát triển
từ những năm 1990. Theo Teece và cộng sự (1997): “Năng lực động là khả năng
tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng
với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Các nghiên cứu về năng lực động vẫn chủ
yếu là các nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều nhân tố tạo lên
năng lực động khác nhau. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố tạo
lên năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
(Covin & Miles, 1999; Hult và cộng sự, 2004; Keh và cộng sự, 2007; Krasnikov &
Jayachandra, 2008; Ortega & Villaverde, 2008; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị
Mai Trang, 2009; Zhou & Li, 2010; Lin & Huang, 2012). Mặc dù các nghiên cứu
cho thấy năng lực động có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhưng cách tiếp cận
của các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích ngành kinh doanh, thiếu vắng
các nghiên cứu ở cấp độ một doanh nghiệp và các nhân tố tạo nên năng lực động
doanh nghiệp cũng không được xem xét thống nhất giữa các nhà nghiên cứu
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Barney (2001), Nguyễn Đình
Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) đề nghị các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp tục

4


có những nghiên cứu mới để có bức tranh toàn cảnh về các nhân tố tạo ra năng lực
động doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh.

Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hiện nay đang đứng trước những
thách thức lớn về cạnh tranh, đặc biệt là các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư trên
thị trường quốc tế như Viettel. Do đó, việc vận dụng các lý thuyết về cạnh tranh
truyền thống (ví dụ : Porter, 1980) dựa chủ yếu trên việc phân tích xây dựng chiến
lược trong môi trường cân bằng có thể không còn phù hợp. Các nghiên cứu hiện đại
hiện nay chuyển dần sang phân tích năng lực doanh nghiệp xuất phát từ các nguồn
lực, năng lực bên trong của doanh nghiệp để thích ứng với sự biến đổi của thị
trường, hình thành lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp. Đây là một lý thuyết
mới, các nghiên cứu chủ yếu vẫn là các nghiên cứu lý thuyết (Teece và cộng sự,
1997; Eisenhardt & Martin, 2000; Ambrosini & Bowman, 2009; Nguyễn Trần Sỹ,
2013) hoặc tập trung vào một số nhân tố riêng lẻ như định hướng học hỏi (Sinkula
và cộng sự, 1997; Nguyen & Barrett, 2007), năng lực sáng tạo (Hult và cộng sự,
2004; Keh và cộng sự, 2007), năng lực thích nghi (Zhou & Li, 2009) và được phân
tích cho nhiều doanh nghiệp (Wu và cộng sự, 2007; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn
Thị Mai Trang, 2009). Các nhà nghiên cứu trên thế giới (Barney và cộng sự, 2001)
và tại Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) vẫn tiếp tục
kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa với lý thuyết này để có bức tranh toàn
cảnh hơn về các nhân tố tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên
cứu, vận dụng lý thuyết này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng hết sức cần
thiết do đặc điểm của môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều biến động hơn,
đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. Viettel là doanh nghiệp viễn thông đã tham gia
đầu tư quốc tế, phải cạnh tranh với các nhà đầu tư quốc tế có tiềm lực mạnh hơn,
biến động từ các thị trường cũng tạo nhiều áp lực hơn so với các doanh nghiệp khác
chưa tham gia đầu tư quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định và kiểm chứng ảnh
hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh tại Viettel trở nên rất
cần thiết. Đồng thời việc nghiên cứu xác định và kiểm chứng mối quan hệ giữa các
nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh của Viettel cũng có thể đem lại những
hàm ý nghiên cứu có ý nghĩa với các doanh nghiệp trong ngành (như VNPT,
FPT, ...) hay các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tham gia đầu tư trên thị trường


5


quốc tế. Chính bởi những lý do này, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề
tài “Xây dựng và phát triển năng lực động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel” cho luận án tiến sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân tố chính tạo ra năng lực
động cho doanh nghiệp và thiếp lập mô hình nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng
của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông –
Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Từ đó, xác định các nhân
tố chủ yếu của năng lực động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và gợi ý
những giải pháp nhằm nuôi dưỡng, phát triển nguồn năng lực động để nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu được
xác định như sau :
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết năng lực động doanh nghiệp
qua đó làm rõ nội hàm, xác định được tầm quan trọng của năng lực động đối với
doanh nghiệp.
Thứ hai, xác định được những nhân tố năng lực động chủ yếu của doanh
nghiệp (Viettel) và ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh.
Thứ ba, đánh giá được mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố năng lực
động doanh nghiệp tới kết quả kinh doanh và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
năng lực động với nhau qua trường hợp Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng
lực động của doanh nghiệp để nâng cao kết quả kinh doanh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra với nghiên cứu này là làm thế nào xác lập được mô hình tiên lượng
ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động đến kết quả kinh doanh và quan hệ giữa các
nhân tố này với nhau. Những câu hỏi nghiên cứu cụ thể được xác định như sau:
1. Năng lực động doanh nghiệp là gì và mối quan hệ giữa năng lực động với kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
2. Đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội, năng lực động hình thành từ những
nhân tố nào và tác động của các nhân tố năng lực động đến kết quả hoạt động
kinh doanh như thế nào?

6


3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh
khác nhau như thế nào và tác động giữa các nhân tố tạo ra năng lực động với
nhau như thế nào ?
4. Làm thế nào để nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực động tạo thành các
lợi thế cạnh canh, ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh tại Tập đoàn
Viễn thông Quân đội ?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là năng lực động của doanh nghiệp,
những nhân tố hình thành năng lực động doanh nghiệp, ảnh hưởng của năng lực
động doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh và ảnh hưởng qua lại của các nhân tố
tạo thành năng lực động với nhau.
Nội dung nghiên cứu là việc xây dựng và phát triển năng lực động doanh nghiệp
của Viettel thông qua đánh giá các nguồn lực chủ yếu tạo thành năng lực động và tác
động của chúng tới kết quả kinh doanh để từ đó xác định những đề xuất chính cho việc
nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực tạo thành năng lực động để cải thiện lợi thế
cạnh tranh và kết quả kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại các đơn vị kinh doanh cấp huyện trực
thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại Việt Nam, Cambodia, Laos và
Mozambique. Luận án sử dụng số liệu thứ cấp về tổ chức và hoạt động kinh doanh
của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (công bố) trong giai đoạn 2011 – 2016. Các giải
pháp nuôi dưỡng và phát triển năng lực động được đề xuất thực hiện đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025.

1.5 Tính mới và những đóng góp của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu đã thiết lập một mô hình tiên lượng ảnh hưởng của các nhân
tố năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông.
Thứ hai, luận án đã bổ sung và hiệu chỉnh bộ thang đo về các nhân tố năng lực
động cho các nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông.
Thứ ba, nghiên cứu đã kiểm chứng mối quan hệ tác động giữa các nhân tố
năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được tầm
quan trọng của từng nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh.
7


Thứ tư, luận án đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị dựa trên phân tích kết
quả nghiên cứu giúp ích cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh, hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong dài hạn.
Thứ năm, luận án cũng cung cấp những bằng chứng khoa học cho các nhà
nghiên cứu tiếp theo thiết lập mô hình, khám phá những nhân tố mới tạo thành năng
lực động để làm gia tăng sự hiểu biết về năng lực động và mối quan hệ của nó với
các nhân tố quản lý.
Thứ sáu, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết
năng lực động tại Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông. Kết quả nghiên cứu có thể
đem lại những hàm ý có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong ngành.
1.6 Kết cấu luận án
Kết cấu luận án gồm 5 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về luận án
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực động
doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


8


TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương này tác giả tập trung vào giới thiệu tính cấp thiết và ý nghĩa của nghiên
cứu. Tác giả cũng đã trình bày rõ được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, trong chương này tác giả còn trình bày
các tính mới và đóng góp của nghiên cứu về cả mặt học thuật lẫn thực tiễn. Cuối
cùng tác giả giới thiệu chung về kết cấu trình bày của cả luận án.

9


CHƢƠNG 2:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG DOANH NGHIỆP
2.1 Tổng quan nghiên cứu về năng lực động
Các nghiên cứu về năng lực động đã được các học giả nghiên cứu từ những
năm 1990 trên thế giới. Tại Việt Nam, Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang
đã thực hiện nghiên cứu về năng lực động năm 2009. Nhìn chung, các nghiên cứu
chủ yếu là các nghiên cứu lý thuyết dựa trên so sánh lý thuyết nguồn lực doanh
nghiệp. Một số nghiên cứu kiểm chứng mối quan hệ giữa các nhân tố tạo lên năng
lực động và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới khảo sát ở khía
cạnh các doanh nghiệp hay ngành kinh doanh (Wu, 2007; Nguyễn Đình Thọ &
Nguyến Thị Mai Trang, 2009). Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ một
doanh nghiệp, trong lĩnh vực mới như lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam còn chưa
được thực hiện. Các học giả trên thế giới (Barney, 2001) và tại Việt Nam (Nguyễn Đình
Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang) cũng cho rằng nghiên cứu về năng lực động là một lý
thuyết mới, các nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu khám phá và phát hiện các
nhân tố tiềm ẩn của doanh nghiệp tạo lên năng lực động để có cái nhìn toàn diện. Dưới

đây, tác giả tóm lược tổng quan các nghiên cứu về năng lực động theo hướng tiếp cận
nghiên cứu của một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới và tại Việt Nam :
2.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết
Các nghiên cứu về năng lực động của doanh nghiệp ban đầu bắt đầu bằng
các nghiên cứu lý thuyết dựa trên phân tích các lý thuyết cạnh tranh và đưa ra
khoảng trống về cách tiếp cận của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống và lý thuyết
nguồn lực là những lý thuyết chính cho việc thiết lập chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong đó tiêu biểu là nghiên cứu của Teee và cộng sự (2007) về năng
lực động và chiến lược. Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng thực hiện tổng
hợp về lý thuyết năng lực động cho các nghiên cứu tổng quan và diễn giải dựa trên
lý thuyết năng lực động cho các nghiên cứu của mình như nghiên cứu của Nguyễn
Trần Sỹ (2013), Bùi Quang Tuyến (2015). Trong đó :

10


Nghiên cứu của Teece và cộng sự (1997) với chủ đề “Dynamics Capabilities
and Strategic/Năng lực động và chiến lược”. Đây là một nghiên cứu lý thuyết khởi
xướng cho trường phái lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp. Các tác giả đã đi
vào phân tích các khung lý thuyết cạnh tranh trong doanh nghiệp từ lý thuyết kinh
tế tổ chức ngành, kinh tế học Chamberlain, kinh tế học Schumpeter trong phân tích
chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp (mô hình cạnh tranh, mô hình xung đột
chiến lược), lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp. Dựa trên các phân tích lý thuyết này
các tác giả đề xuất cách tiếp cận mới trong phân tích cạnh tranh và thiết lập chiến
lược kinh doanh xem xét việc sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh
trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động. Từ đó, các tác giả đưa ra định
nghĩa về năng lực động doanh nghiệp là “Năng lực động doanh nghiệp là khả năng
tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng
với sự thay đổi của môi trường kinh doanh”. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi
cho các nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp sau này. Về cơ bản, nghiên cứu

đã khái quát hóa và thiết lập nền móng cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu về năng lực
động doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này là một nghiên cứu lý thuyết các tác giả
mới đề cập đến định nghĩa các nhân tố có thể trở thành năng lực động doanh nghiệp mà
chưa xác định rõ các nhân tố cụ thể nào và cũng chưa kiểm chứng được mối quan hệ về
mặt dữ liệu giữa các nhân tố tạo ra năng lực động với kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ (2013) với chủ đề “Năng lực động - hướng
tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.
Trong nghiên cứu này tác giả phân tích khung lý thuyết về năng lực động dựa trên
các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm trước đó. Nghiên cứu
đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số nhân tố tạo lên năng lực
động cho doanh nghiệp dựa trên các nghiên cứu tiền nghiệm. Cụ thể có 6 nhân tố
tạo lên năng lực động của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đề cập phổ biến là
(1) năng lực nhận thức; (2) năng lực tiếp thu (học hỏi); (3) năng lực thích nghi; (4)
năng lực sáng tạo; (5) năng lực kết nối và (6) năng lực tích hợp. Tác giả cũng cho
rằng việc chưa có mô hình nghiên cứu kiểm định là một hạn chế lớn của nghiên cứu.

11


Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến (2015) với chủ đề “Nhận diện năng lực
động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội”. Nghiên cứu này tác giả tập trung vào
phân tích khái niệm về năng lực động và các đặc điểm của các nhân tố có thể trở
thành năng lực động doanh nghiệp. Vận dụng các khái niệm này vào quá trình hoạt
động kinh doanh của Viettel tác giả nhận dạng được sáu nhóm nhân tố chính là các
nguồn năng lực động của Viettel bao gồm (1) năng lực marketing; (2) năng lực
thích nghi; (3) năng lực sáng tạo và đổi mới; (4) định hướng kinh doanh; (5) danh
tiếng doanh nghiệp và (6) định hướng học hỏi. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào việc phân tích để nhận dạng các nguồn năng lực động của Viettel mà chưa đưa
ra các chỉ tiêu đo lường cho từng nhân tố cũng như chưa kiểm chứng được mối
quan hệ giữa các nhân tố năng lực động doanh nghiệp với kết quả kinh doanh về

mặt dữ liệu.
2.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Ngoài các nghiên cứu lý thuyết dựa trên phân tích các trường phái lý thuyết về
năng lực cạnh tranh, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng thực hiện các
nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng mối quan hệ giữa các nhân tố tạo thành năng
lực động với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu có thể kể đến như
của Sinkula và cộng sự (1997), Wu (2007), Keh và cộng sự (2007), Nguyễn Đình
Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Bùi Quang Tuyến (2015) và Bùi Quang Tuyến
& Đào Trung Kiên (2015); Đào Trung Kiên và cộng sự (2016). Trong đó:
Nghiên cứu của Sinkula và cộng sự (1997) với chủ đề Một khung phân tích
cho thị trường – nền tảng tổ chức học hỏi, liên kết giá trị, tri thức và hành vi”. Đây
là một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên một điều tra cho các doanh nghiệp kinh
doanh tại Mỹ. Các tác giả dựa trên lý thuyết về tổ chức học hỏi (một dạng của năng
lực động doanh nghiệp) để thiết lập khung phân tích ảnh hưởng của định hướng học
hỏi tới hệ thống thông tin thị trường, mức độ phổ biến thông tin thị trường và gián
tiếp đến các chương trình marketing động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này
các tác giả thiết lập một mô hình nghiên cứu với các thành phần (1) định hướng học
hỏi là một thang đo bậc cao (đa hướng) với ba thành phần là (a) cộng đồng học hỏi,
(b) chia sẻ tầm nhìn và (c) định hướng mở có ảnh hưởng đến (2) hệ thống thông tin
thị trường (Market information generation) và (3) mức phổ biến thông tin thị trường
(Market information dissemination) và (4) chương trình marketing động (Marketing
12


program dynamism). Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy có
định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức
độ phổ biến thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực
đến mức độ phổ biến thông tin thị trường. Cuối cùng là chương trình marketing động
chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố mức độ phổ biến thông tin thị trường. Như vậy,
nghiên cứu đã xem xét một số thành phần nguồn lực của doanh nghiệp có thể trở thành

năng lực động doanh nghiệp. Các tác giả khác có thể sử dụng cách tiếp cận của nghiên
cứu này để thiết lập các nhân tố năng lực động doanh nghiệp như định hướng kinh
doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số thành phần có thể là năng
lực động doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới các chương trình marketing động mà
không xem xét ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Wu (2007) với chủ đề “Entrepreneurial resoures, dynamic
capabilities and start up performance of Taiwan`s high tech firm/Các nguồn lực
kinh doanh, các năng lực động và kết quả các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh
vực công nghệ cao tại Đài Loan”. Dựa trên lý thuyết về nguồn lực và lý thuyết
năng lực động doanh nghiệp các tác giả thiết lập một mô hình nghiên cứu gồm bốn
giả thuyết chính (1) nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tính sẵn
sàng của các đối tác bên ngoài; (2) các nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích
cực đến năng lực động của doanh nghiệp; (3) tính sẵn sàng của các đốit ác bên
ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của doanh nghiệp và (4) năng lực
động doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Kết quả nghiên
cứu với 200 doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp tại Đài Loan cho thấy nguồn lực
có ảnh hưởng tích cực đến tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài và cả nguồn lực và
tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của
doanh nghiệp trong đó nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn. Kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát chịu ảnh hưởng trực tiếp của năng lực
động doanh nghiệp. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về mặt thực nghiệm về
mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu mới
tập trung vào nhóm các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Đài Loan với tiếp
cận đánh giá ở khía cạnh ngành, không tiếp cận ở khía cạnh từng doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Keh và cộng sự (2007) với chủ đề “The effects of
entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of

13



×