Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 251 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Lương Thanh

Sự hình thành thị trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở Việt
Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số:

62 31 01 01

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Lương Thanh

1


MỤC LỤC
Lời camđoan...................................................................................................................................................1
Mục lục...............................................................................................................................................................2


Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................................5
Danh mục các bảng, biểu, hình............................................................................................................8
Phần mở đầu...................................................................................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNGHÀNG
HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU.....................................................................................................................17
1.1. Khái quát về thị trường hàng hóa giao sau ...................................................................... 20
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... .................................................... 20
1.1.2. Các loại hình thị trường hàng hoá giao sau........................................................................ 25
1.1.3. Các thành phần tham gia thị trường ............................... ...................................................... 35
1.1.4. Sở giao dịch và công ty giao hoán ........................................................................................ 34
1.2. Đặc điểm và vai trò của thị trường hàng hoá nông sản giao sau.......................... 41
1.2.1. Đặc điểm của thị trường hàng hoá nông sản giao sau ................................................... 41
1.2.2. Vai trò của thị trường hàng hóa nông sản giao sau ............ ........................................... 46
1.3. Những điều kiện cơ bản để hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao
sau.......................................................................................................................................................................49
1.3.1. Trình độ phát triển của cơ chế thị trường ........................................................................... 49
1.3.2. Sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hoá ........... ....................................................572
1.3.3. Sự phát triển của thị trường nông sản giao ngay ...... ...................................................... 58
1.1.4. Trình độ phát triển của doanh nghiệp....................................................................................54
1.3.5. Khung khổ pháp lý đối với thị trường hàng hoá giao sau ........................................... 61
1.3.6. Cơ sở vật chất kỷ thuật và trình độ nhận thức của các thành phần tham gia thị
trường................................................................................................................ ............................................... 59
1.4. Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam...............................................................61
1.4.1. Kinh nghiệm thế giới....................................................... ............................................ 66
1.4.2. Một số bài học cho Việt Nam .......................................... ........................................... 71
Kết luận chương 1................................................................................................................................... 70

Chương 2.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆC


HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở NƯỚC TA ................72

2.1. Thực trạng những điều kiện cơ bản của việc hình thành thị trường hàng hoá
nông sản giao sau ở nước ta ................................................................................................................78
2.1.1. Sự phát triển cơ chế kinh tế thị trường ........................ ................................................ 78
2.1.2. Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ......................... ....................................................... 81
2


2.1.3. Tiêu thụ hàng hoá nông sản .............................................. ....................................................... 92
2.1.4. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp ....................... ...................................................... 96
2.1.5. Khung khổ pháp lý đối với thị trường hàng hoá giao sau .........................................103
2.1.6. Thực trạng về cơ sở vật chất kỷ thuật và nhận thức của các thành phần tham gia
thị trường................................................................................................... ...................................................115
2.2. Đánh giá thực trạng những điều kiện hình thành thị trường nông sản hàng
hoá giao sau .............................................................................................................................................................. 118
2.2.1. Những mặt tích cực ....................................................................................................................118
2.2.2. Những mặt còn hạn chế ...................................................... .....................................................132
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc hình thành thị trường hàng hóa nông sản
giao sau ở nước ta hiện nay ..............................................................................................................146
Kết luận chương 2...................................................................................................................................145
Ch­¬ng 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG
HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU Ở VIỆT
NAM.......................................................................................147

3.1. Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu hình thành và phát triển thị trường hàng hoá
giao sau ở nước ta ..................................................................................................................................157
3.1.1. Bối cảnh .................................................................. .....................................................157
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu hình thành và phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao

sau ở nước ta ....................................................................... ..................................................161
3.2. Dự kiến mô hình thị trường hàng hóa nông sản giao sau ở nước ta ................164
3.2.1. Về các giai đoạn hình thành ...................................................................................................164
3.2.2. Về hình thức sở hữu và quản lý nhà nước.................... ....................................................166
3.2.3. Về mặt hàng giao dịch .......................................................... ....................................................167
3.2.4. Về địa điểm .............................................................................. .....................................................168
3.2.5. Về tổ chức bộ máy của Trung tâm giao dịch ...................... ...........................................169
3.2.6. Các bộ phận chuyên môn .................................................... ....................................................170
3.2.7. Cơ chế giao dịch ............................................................ ............................................173
3.3. Các giải pháp nhằm hình thành và phát triển thị trường hàng hóa nông sản
giao sau ở nước ta ..................................................................................................................................175
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế thị trường tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ................................................................................175
3.3.2. Phát triển sản xuất tạo ra nguồn hàng nông sản quy mô lớn và chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch hàng hoá nông sản ....... ...................................................179
3.3.3. Phát triển thị trường hàng hoá nông sản giao ngay ........ .............................................183
3.3.4. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp ...............................................................................192
3


3.3.5. Hoàn thiện khung khổ pháp luật đối với kinh doanh trên thị trường hàng hoá
giao sau ...................................................................................................................................................... 1954
3.3.6. Hình thành cơ sở vật chất của sở giao dịch và nâng cao nhận thức, chuyên môn
cho các thành phần tham gia thị trường ..................................... ...................................................199
3.4. Kiến nghị............................................................................................................................................ 191
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ..............................................................................191
3.4.2. Đối với các doanh nghiệp ................................................... ....................................................192
Kết luận chương 3 .................................................................................................................................193
Phần kết luận............................................................................................................................................208
Các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án .......................................206

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................212
Phụ lục .........................................................................................................................................................220

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Từ viết tắt
tiếng Anh
AFET
AFTC
BAAC
BCEC
BIDV
CBOT
CFTC
DCE
DOAE
FAO

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Agricultural Futures
Exchange of Thailand
Agricultural Futures Trade
Commission of Thailand
Bank of Agriculture and

Agricultural Cooperatives of
Thailand
Buon Ma Thuot Coffee
Exchange Center
Bank for Investment and
Development of Vietnam
Chicago Board of Trade
Commodity Futures Trading
Commission
Dalian Commodity Exchange
Department of Agricultural
Extension of Thailand
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

Sở giao dịch hàng hóa Thái Lan
ủy ban giao dịch nông sản kỳ hạn
Thái Lan
Ngân hàng nông nghiệp và HTX
Thái Lan
Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn
Ma Thuột
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Sở giao dịch hàng hóa Chicago
ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn
(Hoa Kỳ)
Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên
(Trung Quốc)

Cục khuyến nông Thái Lan
Tổ chức lương nông Liên hiệp quốc

GAP

Good agricultural practice

HACCP

Hazard analysis and critical
control point

LIFFE

London International
Financial Futures and Options
Exchange

NYBOT

New York Board of Trade

OTC
PTBF
RSS3
SEC

Over-the-counter
Price-to-be-fixed
Ribbed Smoked Sheet No.3

Securities and Exchange
5

Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt
Hệ thống quản lý chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm
(Phân tích mối nguy và điểm kiểm
soát trọng yếu)
Sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn
(Anh)
Sở giao dịch hàng hóa New York
(Hoa kỳ)
Thị trường phi tập trung
Chốt giá sau
Mủ tờ xông khói loại 3
Ủy ban chứng khoán (Thái Lan, Hoa


SICOM

Commission
Singapore Commodity
Exchange

Kỳ)
Sở giao dịch hàng hoá Singapore

TOCOM


Tokyo Commodity Exchange

USD

United State Dollar
United State Department of
Agriculture
Vietnam Dong
World Trade Organization
Zhengzhou commodity
exchange

USDA
VND
WTO
ZCE

Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (Nhật
bản)
Đô la Mỹ
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Đồng tiền Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới
Sở giao dịch hàng hóa Quảng Châu
Trung quốc

6


2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt

B2B

Giao dịch giữa các doanh nghiệp qua hợp đồng

CNTT

Công nghệ thông tin

CPH

Cổ phần hoá

CPHDNNN

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

CQTL

Cơ quan thanh lý

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐGS

Hợp đồng giao sau

HĐTTNS

Hợp đồng tiêu thụ nông sản

HHGS

Hàng hoá giao sau

HHNS

Hàng hoá nông sản

HTX

Hợp tác xã

GDP

Tổng thu nhập quốc nội


KHCN

Khoa học công nghệ

KTTT

Kinh tế thị trường

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NSHH

Nông sản hàng hoá

PTNT

Phát triển nông thôn

TECHCOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

7


DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU, HÌNH
Danh mục các bảng
Bảng 2-1: Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm................................................................. 77
Bảng 2-2: Thực trạng sản xuất một số nông sản chủ lực qua các năm ..............................78
Bảng 2-3: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu nông sản qua các năm ...................................93
Bảng 2-4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ yếu của Việt Nam
trên thị trường thế giới qua các năm ................................................................................................. 94
Bảng 2-5: Cơ cấu một số chỉ tiêu của các khu vực doanh nghiệp ........................................98
Bảng 2-6: Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp qua cácnăm....................................99

8


Danh mục các biểu
Biểu đồ 2-1: Thực trạng diện tích và sản lượng lúa qua các năm .............................. 79
Biểu đồ 2-2: Thực trạng diện tích và sản lượng cà phê qua các năm ..........................80
Biểu đồ 2-3: Thực trạng diện tích và sản lượng cao su qua các năm ..................................82
Biểu đồ 2- 4: Thực trạng diện tích và sản lượng chè qua các năm ................ ......................83
Biểu đồ 2- 5: Thực trạng diện tích và sản lượng điều qua các năm ................................. 84
Biểu đồ 2-6: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập và đang hoạt động qua các năm ...100

9



Danh mục các hình
Hình 1-1: Mối liên kết các thành phần tham gia thị trường tập trung .............................. 36
Hình 1-2: Mục tiêu của các thành phần tham gia thị trường .................................................. 46
Hình 2-1: Cấu trúc kênh tiêu thụ lúa gạo ............................................................................. 87
Hình 2-2: Cấu trúc kênh tiêu thụ cà phê ................................................................................ 89
Hình 3 -1. Mô hình tổ chức của Trung tâm giao dịch nông sản .........................................159

10


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Việc phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Trong thời gian qua, nhờ những chủ
trương đúng đắn về phát triển sản xuất nông nghiệp, nên khối lượng nông sản hàng
hoá đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản hàng hoá đã gặp phải
những khó khăn bất cập, Chính phủ đã tiến hành một số biện pháp như trợ giá xuất
khẩu, hỗ trợ lãi suất mua gom tạm trữ… các biện pháp này mặc dù đã góp phần giảm
thiểu khó khăn về tiêu thụ nông sản cho nông dân, song nhìn chung còn thiếu tính
chiến lược và nặng về xử lý tình huống. Sự biến động phức tạp về giá cả nông sản
trên thị trường và điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” [12] vẫn thường
xảy ra. Điều đó, đã ảnh hưởng đến đời sống của nông dân và tác động xấu đến sự phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, tại các nước tiên tiến việc phát triển sản xuất nông sản thường
gắn liền với phát triển tiêu thụ, bằng cách hình thành nhiều loại hình thị trường, sử
dụng các hình thức thương mại hiện đại, thay thế cho các hình thức tiêu thụ truyền
thống, mà một trong những hình thức đó là thiết lập thị trường hàng hoá nông sản
giao sau. Đây là loại hình thị trường mà hàng hoá nông sản được mua bán, thông qua
việc giao dịch các hợp đồng giao sau. Nhờ việc giao dịch các hợp đồng này mà nhà
sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trước khi thu hoạch, kể cả từ đầu vụ, với giá

cả thoả thuận, vì vậy chủ động được khâu tiêu thụ và giảm thiểu được rủi ro về giá
nông sản hàng hoá, trước sự biến động thất thường của thị trường giao ngay.
Thị trường hàng hóa nông sản giao sau là công cụ hữu hiệu để các cơ sở chế
biến chủ động được nguyên liệu đầu vào, nhà kinh doanh xuất khẩu chủ động được
nguồn hàng xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường còn là nơi thu hút sự tham gia của các nhà
kinh doanh rủi ro dựa trên sự lên xuống của giá hàng hóa nông sản. Chính sự tham gia
của đối tượng này nên thị trường trở thành phương tiện xã hội hoá rủi ro về giá, nghĩa
là cho phép chuyển rủi ro từ những người có khả năng chịu đựng thấp như người nông
11


dân, nhà chế biến nông sản, sang các nhà đầu tư chuyên nghiệp, là những người có
khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn.
Thị trường hầng hoá nông sản giao sau là nơi để thu hút sự tham gia của các tổ
chức như ngân hàng, tài chính vào phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông
sản. Thị trường cũng là nơi cung cấp thông tin hiệu quả về tình hình sản xuất, tiêu thụ,
giá cả nông sản trong nước và thế giới, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai, qua
đó giúp cho nhà nước chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp của thị trường.
Hàng hóa nông sản giao dịch trên thị trường giao sau phải đảm bảo các tiêu
chuẩn quy định về khối lượng và chất lượng, kể cả bao bì, đóng gói, nên thị trường là
yếu tố quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy
mô lớn, chất lượng cao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường, Quyết định số 27/2007/QĐ- TTg
của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27 tháng 02 năm 2007 về phê duyệt “ Đề án phát
triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” [6], đã chú
trọng đến việc phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện
đại trong đó có sàn giao dịch hàng hoá - một hình thức sơ khai của các Sở giao dịch
hàng hoá giao sau [6]. Ngoài việc xây dựng các chợ đầu mối nông sản, Đề án đã chú
trọng đến việc hình thành các trung tâm đấu giá, sàn giao dịch nông sản ở vùng sản
xuất nông sản tập trung [6].

Để hình thành thị trường giao sau hàng hoá nông sản ở nước ta hiện nay, ngoài
việc hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động cũng như vai trò của thị trường, thì điều quan
trọng là phải xác định được các điều kiện cơ bản, cần thiết của sự hình thành thị
trường, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng các điều kiện đó. Trên cơ sở phân tích
đánh giá thực trạng các điều kiện, cần tiến hành đề xuất các định hướng, giải pháp
nhằm hình thành và phát triển thị trường trong thời gian tới.
Xuất phát từ những gì trên đây, việc thực hiện đề tài “Sự hình thành thị
trường hàng hóa giao sau cho một số nông sản ở Việt Nam” là có ý nghĩa cả về
mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

12


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
- Ngoài nước
Ở các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường hàng hoá
giao sau, trong đó có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý là:
(1). Franklin R. Edwards (1995), Futures and Option, Coloumbia University
[102]. Trong nghiên cứu này tác giả đã nêu lên bản chất, vai trò, chức năng của thị
trường kỳ hạn và quyền chọn đối với hàng hoá. Trên cơ sở nghiên cứu một số sở giao
dịch hàng hoá lớn trên thế giới như CBOT, CME, COMEX, LIFFE, tác giả đã nêu lên
mô hình tổ chức chung của các sở giao dịch hàng hoá và vai trò chức năng của từng
bộ phận cấu thành sở giao dịch hàng hoá.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các thành phần tham gia thị trường và sự liên kết
của các thành phần này, đồng thời cũng đã chỉ rõ các loại hàng hoá chủ yếu được đưa
vào giao dịch trên thị trường kỳ hạn, quyền chọn và số lượng các hợp đồng được giao
dịch thành công trong những năm 1990- 1994. Trên cơ sở phân tích các phương thức
chủ yếu để có thể nhận biết được diễn biến giá cả trên thị trường, nghiên cứu đã đề
xuất một số chiến lược giao dịch khi tham gia vào các thị trường này.
(2). Johl c.Hull (1998), “Introduction to Future and Option market” [107], đã

nêu lên một số cách thức xác định giá kỳ hạn và quyền chọn nhưng chủ yếu là đối với
các hợp đồng về tài chính như lãi suất, tiền tệ và chứng khoán. Nghiên cứu đã phân
tích những tính chất cơ bản của quyền chọn về chứng khoán, chiến lược kinh doanh
quyền chọn về chứng khoán, định giá quyền chọn chứng khoán bằng cách sử dụng mô
hình Black- Scholes. Nghiên cứu cũng đã đề cập đến một nội dung quan trọng khác là
việc sử dụng các hợp đồng về quyền chọn để bảo hiểm cho các hợp đồng kỳ hạn. Sau
khi đã nêu lên bản chất của quyền chọn về hợp đồng kỳ hạn, tác giả đã phân tích lý do
của việc sử dụng các hợp đồng quyền chọn để bảo hiểm cho các hợp đồng kỳ hạn.
(3). GS. Ross buckley (Úc) trong một nghiên cứu “Sự hình thành sở giao dịch
hàng hoá” đã trình bày tại “Hội thảo khoa học về Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn” [91]
tại Hà Nội năm 2004, đã giới thiệu về lịch sử hình thành các sở giao dịch kỳ hạn hàng
13


hoá nông sản tại các nước như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc,Úc, Hàn Quốc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các giai đoạn thông thường trong quá trình hình thành và phát
triển thị trường kỳ hạn trên thế giới. Bên cạnh phân tích, đánh giá vai trò của các giao
dịch phi tập trung, ngoài sở giao dịch, nghiên cứu cũng đã chỉ ra cách thức kết hợp
các giao dịch này với giao dịch tập trung tại sở giao dịch hàng hoá.
Ngoài các nghiên cứu trên đây, còn nhiều công trình nghiên cứu khác, song về
đại thể các nghiên cứu thường tập trung làm rõ các vấn đề về bản chất, vai trò của thị
trường, cách thức thiết lập thị trường, phân tích diễn biến giá cả của hàng hoá trong
tương lai, giá hàng hoá cùng loại giữa các thị trường khu vực khác nhau, hiệu ứng về
giá giữa các mặt hàng thay thế. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm, ở
nhiều nước người ta đã tiến hành biên soạn các giáo trình và sách tham khảo để giảng
dạy cho sinh viên trong các trường đại học thuộc chuyên ngành kinh tế tài chính.
- Trong nước
Ở nước ta do loại hình kinh doanh rủi ro còn chưa phát triển, nên những nghiên
cứu về loại hình kinh doanh này còn rải rác và nhìn chung là chưa có tính hệ thống.
Ngoài kinh doanh trên thị trường chứng khoán (một loại hình kinh doanh rủi ro) là

được nghiên cứu tương đối có hệ thống, còn kinh doanh rủi ro dựa trên sự biến đổi về
giá của hàng hoá nói chung và giá nông sản nói riêng vẫn còn là một điều mới mẻ.
Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý là:
(1). PGS. TS. Nguyễn Văn Nam - Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Thương
mại (2000) “Thị trường hàng hoá giao sau”[78]; Thông qua phân tích đánh giá việc
mua bán các hợp đồng triển hạn, kỳ hạn và quyền chọn, tác giả đã chỉ ra lợi ích của
thị trường đối với nước ta hiện nay. Nghiên cứu cũng nêu ra những nguyên tắc cơ
bản, những giai đoạn chủ yếu của việc hình thành thị trường. Đây chính là một trong
những công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam về thị trường hàng hoá
giao sau.
(2). PGS.TS. Nguyễn Văn Nam và TS. Selwyn Heibron (2004), trong đề tài
“Nghiên cứu điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt Nam” [76], thuộc
khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và
14


phát triển nông thôn” do AUSAID tài trợ; đã đánh giá hệ thống phân phối và tiêu thụ
của 8 mặt hàng gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả và thịt ở nước ta. Đề tài cũng đã
giới thiệu một số kiến thức về thị trường triển hạn, thị trường kỳ hạn và thị trường
quyền chọn. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế tiêu thụ một số mặt hàng nông
sản trong nước, đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống giao
dịch nông sản ở Việt Nam; đề xuất mô hình thí điểm giao dịch cà phê và chợ buôn
bán rau qủa.
(3).Vũ Thị Minh Nguyệt (2004) trong đề tài “Định hướng và các giải pháp phát
triển thị trường hàng hoá tập trung tại Tp.Hồ Chí Minh” của Viện kinh tế TP.HCM
[97]; đã nghiên cứu bản chất phát triển của thị trường hàng hóa tập trung mà chủ yếu
là thị trường hàng hóa giao sau và cơ chế vận hành của các sàn giao dịch hàng hóa.
Đề tài cũng đã đánh giá các mô hình thí điểm thị trường hàng hóa tập trung tại Tp. Hồ
Chí Minh; đồng thời xác định mô hình, cơ chế hoạt động chung cho sàn giao dịch
hàng hóa và đề xuất giải pháp phát triển thị trường hàng hóa giao sau.

(4). Lê Hoàng Nhi (2004), trong đề tài “Định hướng xây dựng khung khổ pháp
lý cho hợp đồng giao sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam” [59], đã đề cập đến
lịch sử hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá giao sau trên thế giới. Nghiên
cứu này đã đề cập đến các hợp đồng giao sau, cụ thể là vai trò của các hợp đồng giao
sau đối với nền kinh tế nói chung và các đối tượng cụ thể tham gia hợp đồng như các
nhà đầu tư và những người sản xuất trực tiếp.
Cũng như các nghiên cứu ở nước ngoài, nhìn chung các công trình nghiên cứu
trong nước đều tập trung vào việc giải thích các khái niệm, nêu bản chất, vai trò của
thị trường, mà chủ yếu là các sở giao dịch hàng hoá. Chưa có nghiên cứu nào nêu lên
được các điều kiện cơ bản của việc hình thành thị trường và tiến hành phân tích, đánh
giá thực trạng các điều kiện đó ở nước ta. Hơn nữa, các nghiên cứu trong nước lại quá
chú trọng vào việc thiết lập các sở giao dịch hàng hoá tập trung, còn các giao dịch
ngoài sở (phi tập trung) thường bị xem nhẹ. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta thì thị
trường phi tập trung là rất quan trọng, việc hình thành các sở giao dịch tập trung chỉ

15


có thể thu được kết quả, khi hội đủ các điều kiện cần thiết và thị trường ngoài sở đã
phát triển đến một mức độ nhất định.
Các nghiên cứu trên đây là gợi ý để NCS thực hiện đề tài này, trong luận án
của mình NCS tiếp tục giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
1). Thị trường hàng hoá nông sản giao sau là gì?
2). Để thị trường hình thành cần phải đảm bảo các điều kiện gì?
3). Các điều kiện để hình thành thị trường ở nước ta hiện nay như thế nào?
4). Những vấn đề gì đặt ra đối với việc hình thành thị trường ở nước ta?
5). Chúng ta cần phải làm gì để thị trường sớm được hình thành và đi vào hoạt
động có hiệu quả?...
Ngoài những gợi ý để NCS hình thành chủ đề nghiên cứu của mình, các công
trình trên đây còn là nguồn tư liệu qúy giá để NCS tham khảo trong quá trình thực

hiện luận án này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đề xuất định hướng, mô hình và giải pháp nhằm hình
thành thị trường hàng hóa nông sản giao sau ở nước ta.
Để thực hiện mục tiêu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa và bổ sung nhằm làm rõ bản chất, chức năng, vai trò của thị
trường;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và rút ra các bài học cho Việt nam
trong việc hình thành thị trường;
- Phân tích, đánh giá thực trạng những điều kiện cơ bản của việc hình thành thị
trường ở nước ta;
- Đề xuất định hướng, mô hình và giải pháp nhằm hình thành thị trường hàng
hóa nông sản giao sau ở nước ta trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hình thành thị trường hàng hoá nông
sản giao sau. Để thị trường hình thành, một mặt cần nghiên cứu bản chất của thị
trường, mặt khác cần phải xác định các điều kiện của việc hình thành thị trường, đồng
16


thời đánh giá thực trạng các điều kiện đó ở nước ta. Trên cơ sở hiểu rõ bản chất của
thị trường và thực trạng các điều kiện hình thành thị trường ở nước ta, luận án tiến
hành đề xuất định hướng, mô hình và giải pháp nhằm hình thành thị trường như mục
tiêu đã đề ra.
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung bao gồm các loại hình tiêu thụ nông sản ở nước ta, trong đó tập
trung vào một số nông sản chủ yếu như lúa gạo, cà phê, chè, cao su và hạt điều. Đây
là các mặt hàng nước ta có khối lượng tương đối lớn, có khả năng để đảm bảo chất
lượng và hiện đang chiếm tỷ trọng cao trên thị trường xuất khẩu.
Về không gian là trên địa bàn cả nước

Về thời gian là từ năm 1990 đến năm 2008
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Xuất phát từ đề tài
nghiên nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, nên việc sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu
được coi là phổ biến. Trong luận án này, các quan điểm của phương pháp luận duy vật
biến chứng và duy vật lịch sử, được thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các nội dung
nghiên cứu.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu này
được thể hiện qua quan điểm toàn diện, lịch sử và phát triển. Đối tượng nghiên cứu
của luận án là thị trường tiêu thụ nông sản, việc hình thành thị trường liên quan đến
lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội như: người sản xuất trực tiếp
(nông dân, nhà chế biến); những người kinh doanh rủi ro, các nhà môi giới và nhà
nước. Hơn nữa, thị trường hàng hoá giao sau là một loại hình thị trường hiện đại, việc
hình thành thị trường liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như: sự phát triển của cơ
chế kinh tế thị trường, thực trạng phát triển của sản xuất và tiêu thụ nông sản... nên
trước hết cần phải có cách nhìn toàn diện, lịch sử và phát triển.

17


- Phương pháp nghiên cứu điển hình (tiếp cận điểm - case studies): Một trong
những nội dung nghiên cứu của luận án là thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản, do
không thể tiến hành nghiên cứu đối với toàn bộ các mặt hàng nông sản, nên luận án
chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu có tính chất điển hình là lúa gạo, cà phê,
chè, cao su và hạt điều. Đây là các mặt hàng dự kiến sẽ đưa vào giao dịch đầu tiên khi
thị trường được hình thành. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thể hiện thông qua
việc các ví dụ mang tính điển hình mà luận án đưa ra trong quá trình nghiên cứu. Do
đó cùng với quan điểm toàn diện, lịch sử và phát triển, thì việc nghiên cứu một số

điển hình là cần thiết để có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, do một số hạn chế nên nguồn tài liệu được
sử dụng trong nghiên cứu là tài liệu thứ cấp mà chủ yếu là kết quả của các công trình
nghiên cứu trước đây, các báo cáo, văn kiện của Đảng và Chính phủ, báo cáo của các
Bộ ngành, kinh nghiệm các nước, các số liệu thống kê...
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án cung cấp những kiến thức mới về bản chất, chức năng của một loại
hình thị trường mới ở nước ta, đồng thời làm rõ vai trò của thị trường đối với việc
thúc đẩy tiêu thụ và bảo hiểm rủi ro về giá nông sản, trước những biến động phức tạp
của thị trường.
- Xây dựng cơ sở khoa học về những điều kiện để hình thành và phát triển thị
trường hàng hoá nông sản giao sau, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng các điều
kiện đó ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm mục tiêu và giải pháp nhằm hình thành thị trường
hàng hoá nông sản giao sau ở nước ta trong thời gian tới.
- Cung cấp những tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu về một loại
hình thị trường kinh doanh rủi ro mới ở nước ta.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo luận án sẽ được
kết cấu thành 3 chương như sau:

18


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành thị trường hàng hoá
nông sản giao sau
Chương 2: Phân tích, đánh giá những điều kiện hình thành thị trường hàng hoá
nông sản giao sau ở nước ta
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp hình thành thị trường hàng hoá
nông sản giao sau ở Việt Nam


19


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ HÌNH THÀNH THỊ
TRƯỜNG HÀNG HOÁ NÔNG SẢN GIAO SAU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA GIAO SAU

1.1.1. Khái niệm
Trong nền sản xuất hàng hoá, mục tiêu của người sản xuất không phải là trực
tiếp tiêu dùng mà là để trao đổi. Việc trao đổi các sản phẩm hàng hoá được diễn ra
trên thị trường. Thị trường là một phần không thể thiếu và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa, “là cơ sở để người sản xuất quyết định sản
xuất cái gì, cho ai và như thế nào?”1
Trên thị trường, người ta có thể tiến hành trao đổi trực tiếp, mua bán hoặc giao
dịch. Trong đó, trao đổi trực tiếp là hình thức sơ đẳng nhất. Đặc điểm của hình thức
này là hai bên phải có hàng thật và thường diễn ra trực tiếp, về thực chất trong mối
quan hệ này không thể phân biệt được, đâu là người mua và đâu là người bán. Mục
tiêu chủ yếu của những người tham gia thị trường là chuyển đổi hình thái của một giá
trị sử dụng này thành một giá trị sử dụng khác.
Mua bán là một hình thức chuyển đổi một giá trị sử dụng thành tiền đối với
người bán, đồng thời chuyển tiền thành giá trị sử dụng đối với người mua. Như vậy, ở
đây người mua và người bán có thể phân biệt được rõ ràng, người bán phải có hàng và
người mua phải có tiền. Mua bán là một hình thức trao đổi với sự tham gia của đồng
tiền, vì vậy có thể làm gián đoạn về thời gian và không gian so với trao đổi trực tiếp.
Giao dịch là hình thức hoạt động cao nhất trên thị trường, khác với hai hình
thức trên đây, mục tiêu của người mua và người bán ở đây không chỉ đơn thuần là
chuyển đổi hình thái giá trị sử dụng hoặc chuyển giá trị sử dụng thành giá trị và ngược
lại, mà thường là chuyển một lượng giá trị này thành một lượng giá trị cao hơn. Giao

1

Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 631

20


dịch diễn ra trên thị trường nhưng đây không phải là thị trường thông thường mà là thị
trường đặc biệt, có tổ chức chặt chẽ [77] [78]. Trong các giao dịch thì có những giao
dịch không nhất thiết phải nhận hàng ngay mà có khi là trong một khoảng thời gian
sau đó, vì vậy thường phải có các hợp đồng. Hơn nữa, giá cả của hàng hoá được thoả
thuận không phải là giá trên thị trường của ngày hôm nay (giá giao ngay) mà là giá dự
đoán sau một khoảng thời gian nhất định (giá giao sau) [97] [102].
Sự tách biệt về thời gian giữa giao tiền, nhận hàng và cơ chế hình thành giá cả
là tiêu chí quan trọng nhất nhằm phân biệt khái niệm giao ngay và giao sau hay thị
trường giao ngay và thị trường giao sau.
Thị trường giao ngay là thị trường mua bán sản phẩm cuối cùng của một công
đoạn hay chu trình sản xuất [76]. Hàng hoá có thể là sản phẩm thô, nguyên liệu hoặc
sản phẩm trực tiếp phục vụ tiêu dùng. Nguyên tắc giao dịch là người bán có hàng mới
chào bán, người mua tiếp cận trực tiếp với hàng hoá hoặc hiện đại hơn, là thông qua
bản mô tả cụ thể về hàng hoá định mua, khi hai bên thoả thuận xong về giá cả là giao
nhận hàng và thanh toán tiền [76].
Địa điểm diễn ra mua bán giao ngay truyền thống phổ biến nhất là chợ. Trong
mua bán giao ngay thì hình thức đấu giá là hiện đại nhất. Hình thức này thường được
áp dụng đối với những lô hàng lớn, quý hiếm, đặc thù... Việc giao dịch phải có tổ
chức chặt chẽ và địa điểm thông dụng là các sàn đấu giá [76]. Thông thường, để có
thể tiến hành đấu giá đòi hỏi phải có các điều kiện cơ bản như: sàn đấu giá, người
mua, người bán; có nhà môi giới mua và bán; có nhà kho chứa hàng.
Trên thị trường giao ngay, các giao dịch có thể thông qua các Hợp đồng giao
ngay (spot contract) [97]. Đây là bản cam kết về việc mua bán một hàng hoá nào đó

với mức giá hiện tại gọi là giá giao ngay (giá trên thị trường ở thời điểm hiện tại) [97],
việc giao hàng và thanh toán thường diễn ra trong một thời gian ngắn kể từ khi bản
hợp đồng được ký kết.
Các hình thức mua bán giao ngay có một số ưu điểm là: Người mua, người bán
thỏa thuận trực tiếp, công khai về hàng hoá và giá cả cho nên rất nhanh chóng. Giao

21


hàng và thanh toán ngay, không phát sinh rủi ro trong khâu mua bán (mua rồi không
nhận được hàng hoặc bán rồi không nhận được tiền) [76].
Ngoài những ưu điểm nói trên, mua bán giao ngay có những mặt hạn chế là:
Phạm vi thị trường hẹp, nên dù cung - cầu chỉ mất cân đối cục bộ, tạm thời cũng sẽ
gây ra những biến động lớn, nhiều khi tạo thành “cú sốc” [76] về giá. Do mang tính
cục bộ, địa phương nên có sự chênh lệch giá giữa các vùng, miền trong nước. Người
mua, người bán đều bị động và phụ thuộc vào thị trường tại thời điểm giao dịch. Thị
trường không tạo ra công cụ bảo hiểm rủi ro về giá đối với những người sản xuất trực
tiếp như nông dân…
Sự hạn chế về giá cả và sự bị động phụ thuộc của người tham gia thị trường
giao ngay, chính là cơ sở để xuất hiện một phương thức giao dịch mới là giao sau và
thị trường- nơi tiến hành các giao dịch đó là thị trường giao sau.
Trong lịch sử, giao dịch giao sau đã hình thành từ lâu giữa thương nhân và
nông dân. Vào những năm mất mùa, người nông dân trữ hàng làm giá cả tăng cao,
điều này gây khó khăn cho giới thương nhân và các nhà chế biến. Ngược lại, khi bội
thu, giới thương nhân lại dìm giá xuống, gây khó khăn cho người nông dân. Để tránh
tình trạng đó, thương nhân và nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận
về giá cả nông sản khi vào mùa vụ. Như vậy, rủi ro về kết quả thu hoạch và cung cầu
vào mùa vụ của cả hai bên đã được giải quyết trong giá của hợp đồng thoả thuận
[102] [78].
Chẳng hạn, vào thập niên 40 thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, nhờ năng suất sản xuất

lúa mì rất cao, nên những người nông dân từ khắp nơi đều vận chuyển lúa mì về thành
phố Chicago để bán. Một khối lượng lớn nông sản được tập trung vào thành phố, đến
mức thành phố không đủ kho để chứa, giá cả nông sản bị giảm xuống một cách thảm
hại, đã đẩy người nông dân vào tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân
[102].
Để khắc phục tình trạng đó, một hình thức tiêu thụ mới đã xuất hiện, đó là
trước khi vào vụ thu hoạch, các bên cùng nhau thỏa thuận trước việc mua bán. Hai
bên ký kết với nhau một hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả và thời điểm giao
22


hàng trong tương lai [59]. Nhờ đó, người nông dân, các thương nhân cũng như các
nhà chế biến nông sản biết trước rằng mình sẽ bán và mua được nông sản với giá bao
nhiêu. Quan hệ mua bán này với những ưu thế vượt trội, nên không ngừng được phát
triển.
Sự lên xuống của giá nông sản, đã tạo nên tính hấp dẫn đối với các bên trong
hợp đồng, đến nỗi người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính các hợp đồng này
trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân hoặc nhà chế biến không muốn mua
lúa mì thì họ có thể bán lại cho người khác cần nó, hoặc người nông dân không muốn
giao hàng thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác [78]. Giá chuyển
nhượng hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến giá của nông sản trên thị trường, hay
chính xác hơn là sự chênh lệch giữa giá ghi trên hợp đồng và giá nông sản trên thị
trường giao ngay.
Việc mua bán các hợp đồng ban đầu diễn ra một cách tự phát, trực tiếp giữa
nông dân và nhà buôn, hoặc nhà chế biến, gọi là thị trường phi tập trung. Về sau, các
giao dịch đó diễn ra tại một địa điểm quy định, thông qua một tổ chức chặt chẽ gọi là
thị trường tập trung hay sở giao dịch. Cả giao dịch phi tập trung (ngoài sở) lẫn giao
dịch tập trung (tại sở) tạo thành một thị trường mới gọi là thị trường hàng hoá giao
sau. Cơ chế mua bán của Sở giao dịch, cho phép những người chưa có hàng hoặc
không cần hàng thật cũng có thể tham gia mua bán các hợp đồng về hàng hoá, nếu

như họ đảm bảo các quy định của sở giao dịch.
Như vậy, thị trường hàng hoá giao sau là thị trường mà ở đó người ta mua
bán với nhau, không phải là giao ngay trực tiếp những lô hàng đang có, mà chỉ là
ký kết các hợp đồng mua bán những lô hàng sẽ có, với giá cả và những tiêu chuẩn
về chất lượng, số lượng đã định, còn việc giao hàng và thanh toán được thực hiện
sau một thời gian nhất định, theo những quy định có tính pháp lý [77].
Số lượng, giá cả, phẩm cấp, hình thức giao nhận đều căn cứ vào các điều khoản
cụ thể ghi trong hợp đồng, vì lẽ đó người ta còn gọi thị trường hàng hoá giao sau là thị
trường hợp đồng [77]. Đầu tiên, trên thị trường hàng hoá giao sau người ta buôn bán
và trao đổi với nhau các hợp đồng về sản phẩm hàng hoá mà chủ yếu là nông sản.
23


Hiện nay trên thị trường hàng hoá giao sau người ta còn tiến hành buôn bán, trao đổi,
và giao dịch với nhau các hợp đồng không chỉ về nông sản, mà còn khoáng sản, kim
loại, nhiên liệu...và cả các công cụ tài chính.
Việc tham gia vào thị trường hàng hoá giao sau về thực chất là tham gia vào
các bên của hợp đồng hàng hoá giao sau.
Hợp đồng hàng hoá giao sau là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua
hoặc bán một hàng hóa với khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, còn giá cả
không phải là giá giao ngay của thời điểm hiện tại, mà là giá trong một khoảng
thời gian sau đó nhưng lại được ấn định vào thời điểm hiện tại [77].
So với hợp đồng giao ngay, các hợp đồng giao sau nói chung có các điểm khác
biệt là về giá cả và tính linh hoạt để giải phóng nghĩa vụ các bên trong hợp đồng [97].
Trong hợp đồng giao ngay giá cả của hàng hoá là giá của thị trường ở thời
điểm hiện tại còn giá cả trong các hợp đồng giao sau là giá dự đoán của hàng hoá trên
thị trường trong tương lai [97]. Thông thường hàng hoá được giao dịch trên thị trường
giao sau là những hàng hoá có biến động về giá rất phức tạp, nên mức giá được ấn
định tại thời điểm ký kết hợp đồng, thường khác với mức giá thực trên thị trường
trong tương lai. Mức giá này được dự đoán dựa trên giá giao ngay và một số thông số

khác như tình hình cung cầu, tình hình phát triển của nền kinh tế, kể cả các diễn biến
về chính trị, xã hội… Trong thời hạn hợp đồng, sự tăng, giảm của giá cả hàng hóa
trên thị trường là áp lực và cũng là cơ hội đối với các bên tham gia hợp đồng.
Trong các hợp đồng giao ngay, nghĩa vụ và quyền lợi (hay vị thế) của các bên
tham gia không thay đổi cho đến ngày thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng
giao sau, các bên có thể kết thúc vị thế của mình trước khi hợp đồng tới hạn thông qua
việc chuyển nhượng các hợp đồng này trên thị trường [97] [59] [77]. Sỡ dĩ các hợp
đồng giao sau có thể chuyển nhượng được, là vì việc tham gia vào vị thế của hợp
đồng có thể mang lại lợi ích hoặc hạn chế được rủi ro cho người tham gia, do sự biến
động của giá cả hàng hoá trong tương lai.
Về bản chất, hợp đồng giao sau là hợp đồng phái sinh, sở dĩ như vậy là vì giá
trị của chúng bắt nguồn từ giá trị của một vật khác. Giá của hợp đồng biến đổi từ
24


×