Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN VĂN HÙNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
GẮN VỚI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN VĂN HÙNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
GẮN VỚI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Qu
ản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 8850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường

Thái Nguyên, năm 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Văn Hùng, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu
do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Xuân Trường, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số
liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình
khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
luận văn./.
Tác giả

Trần Văn Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và
Môi trường, để hoàn thành luận văn này cùng với nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo đơn
vị nơi tôi công tác. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường là giảng viên hướng dẫn khoa học cho đề tài
nghiên cứu này, là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Khoa
học, Đại học Thái nguyên đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá

trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện
Mường Tè và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tác giả

Trần Văn Hùng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 2
Chương I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên rừng bền vững ........................ 3
1.1.2. Một số khái niệm về chi trả DVMTR ..................................................... 3
1.1.3. Nội dung chi trả DVMTR ....................................................................... 4
1.1.4. Quy trình chi trả DVMTR....................................................................... 6

1.1.5. Nghiên cứu về công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững tại Việt Nam10
1.1.6. Các văn bản có liên quan ...................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 14
1.2.1. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam.................. 14
1.2.2. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý,
bảo vệ rừng ở tỉnh Lai Châu............................................................................ 19
Chương II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu................................................................ 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.2.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách
chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019 tại huyện Mường Tè ......................... 26


4

2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với
chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè ........................................... 26
2.2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng
gắn với chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè .............................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 27
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp...................................... 27
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 27
2.3.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) ............... 29
2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp, xử lý tài liệu ............................... 29
2.3.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 30
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Tè................................. 31

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 31
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 31
3.1.3. Đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội ..................................................... 35
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả
DVMTR trên địa bàn huyện Mường Tè.......................................................... 39
3.2.1. Tình hình biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Tè... 39
3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở huyện Mường Tè ..... 44
3.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chi trả DVMTR
tại huyện Mường Tè ........................................................................................ 52
3.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với
chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè ........................................... 65
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn
với chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè ..................................... 68
3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách............................................................. 68
3.3.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 69
3.3.3. Giải pháp về vốn ................................................................................... 70
3.3.4. Giải pháp xã hội .................................................................................... 71
3.3.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 81


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVPTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CCR


Chứng chỉ rừng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

FSC

Forest Stewardship Council (Chứng nhận bảo vệ rừng FSC)

MTR

Môi trường rừng

PFES

Payment for Forest Environmental Services (Chi trả Dịch vụ
môi trường rừng).

PRA

Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng


QLR

Quản lý rừng

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

REDD+

Sáng kiến quốc tế cung cấp và hỗ trợ tài chính cho những nước
đang phát triển để giảm tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính gây biến đổi khí hậu.


6

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Diện tích hiện trạng rừng các năm tại Việt Nam

18


Bảng 1.2

Diện tích chi trả DVMTR và tiền thu, chi ủy thác tiền
DVMTR từ năm 2014-2019 tỉnh Lai Châu

22

Bảng 3.1

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu giai đoạn
2016 -2018

36

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu phát triển xã hội và hạ tầng kinh tế - xã
hội giai đoạn 2015 -2018

37

Bảng 3.3.

Biến động tài nguyên rừng và tỷ lệ che phủ rừng huyện
Mường Tè giai đoạn 2011 - 2018

41

Bảng 3.4.


Khảo sát đánh giá về tình hình giao đất giao rừng

43

Bảng 3.5

Tổng thu từ các đơn vị cho Quỹ bảo vệ môi trường rừng
tỉnh Lai Châu năm 2018

49

Bảng 3.6.

Chi trả bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường tài rừng
huyện Mường Tè giai đoạn 2013 – 2018

51

Bảng 3.7

Tình hình bảo vệ và phát triển rừng năm 2018 của
huyện Mường Tè (phân theo xã, thị trấn)

55

Bảng 3.8

Tình hình bảo vệ và phát triển rừng của 6 xã phía Bắc
huyện Mường Tè năm 2018


56

Bảng 3.9

Khảo sát đánh giá về tình hình chi trả DVMTR (Khảo
sát các hộ dân nhận rừng)

61

Bảng 3.10

Khảo sát đánh giá về tình hình chi trả DVMTR (Khảo
sát cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý rừng)

62

Bảng 3.11

Tỷ lệ đánh giá của cán bộ về mức độ ảnh hưởng của chi
trả DVMTR đến quản lý tài nguyên rừng và sinh kế
người dân

63


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên hình

Trang

Biểu 1.1

Biểu đồ diễn biến diện tích chi trả DVMTR tỉnh Lai
Châu từ 2014-2019

21

Biểu 3.1

Biểu đồ tăng trưởng rừng (theo diện tích)

41

Biểu 3.2

Biểu đồ thực hiện chính sách chi trả DVMTR huyện
Mường Tè

51

CÁC BIỂU ĐỒ

CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1


Quy trình chi trả DVMTR tại Việt Nam

8

Sơ đồ 3.1.

Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Mường Tè

73

CÁC HÌNH
Bản đồ hành chính huyện Mường Tè

93

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Mường


94



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là bộ phận không thể thay thế được của môi trường sinh thái, giữ vai
trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và
các lâm sản khác, rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi trường

sống như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn
chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học ... Các chức
năng này của rừng được hiểu là các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường.
Hiện nay giá trị của rừng hầu như mới chỉ được biết đến như là nơi cung
cấp các sản phẩm sử dụng trực tiếp, đó là gỗ, củi, thức ăn...; trong khi đó, các
giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng vẫn chưa được hiểu một cách
đúng đắn. Chính vì vậy mặc dù đã và đang tạo ra nhiều lợi ích cho các ngành
sản xuất khác cũng như môi trường sống của con người,…nhưng vai trò của các
hệ sinh thái rừng hay lâm nghiệp nói chung vẫn bị đánh giá thấp. Để làm rõ
thêm giá trị của rừng trong việc duy trì và cung cấp các giá trị môi trường và
dịch vụ môi trường thì các xu hướng hiện nay trong việc quản lý và phát triển
dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cũng được đề cập.
Chi trả DVMTR là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc BVPTR,
bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của
rừng là các dịch vụ, nguồn lực mới, cơ hội đầu tư lớn để góp phần phát triển
ngành lâm nghiệp, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được
hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm BVPTR”. DVMTR đã giúp
giải quyết sinh kế, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người trồng rừng
và giữ rừng, góp phần BVPTR bền vững.
Với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có tỷ lệ che phủ rừng đạt 65,00%
(năm 2019), là huyện thượng nguồn của ông Đà trong lãnh thổ Việt Nam có các
hệ thống thủy điện và nhà máy nước sạch quy mô công suất lớn. Chính vì vậy
cần phát huy hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR để quản lý rừng bền vững.
Do vậy học viên chọn nghiên cứu Đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý


2

rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” là có tính cấp thiết.

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách
chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2018 tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (một
số số liệu được cập nhật đến năm 2019).
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác
quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng
gắn với chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Xác định được các nguồn lực chủ yếu, các yếu tố thuận lợi, khó khăn
trong công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với chi trả DVMTR; tác động của chính
sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng bền vững.
- Góp phần bổ sung và hoàn thiện những cơ sở lý luận và thực tiễn về
công tác quản lý, bảo vệ rừng, chính sách chi trả DVMTR từ đó có các giải pháp
nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn
tỉnh Lai Châu.


3

Chương I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên rừng bền vững
- Theo Luật Lâm nghiệp năm 2017, một số khái niệm được hiểu như sau:
+ Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng,
nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần
chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao

được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc
hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3ha trở lên; độ tán che từ 0,1
trở lên;
+ Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng;
+ Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được
các mục tiêu BVPTR, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng,
cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
- Quản lý tài nguyên rừng: Quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu
chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội
và môi trường; để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các
cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững"[7].
1.1.2. Một số khái niệm về chi trả DVMTR
- Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh
quan rừng.
- DVMTR là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.
- Chi trả DVMTR là quan hệ tài chính tương đối mới trên thế giới, bắt
nguồn từ quan điểm chính sách về “dịch vụ môi trường”; là quan hệ cung ứng và
chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR theo hình
thức chi trả DVMTR trực tiếp và gián tiếp.


4

- Bên cung ứng DVMTR gồm chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức
chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định
của pháp luật.
- Bên sử dụng DVMTR gồm tổ chức, cá nhân sản xuất thủy điện; sản xuất
và cung ứng nước sạch; sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước; kinh

doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR; tổ chức, cá nhân phải trả tiền
DVMTR sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
- Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR là hợp đồng được ký giữa Quỹ
BVPTR hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ BVPTR cấp tỉnh với
bên sử dụng DVMTR để trả tiền cho bên cung ứng DVMTR.
- Hợp đồng khoán bảo vệ rừng là hợp đồng được ký giữa bên khoán bảo
vệ rừng với bên nhận khoán bảo vệ rừng.
- Số tiền DVMTR thực thu trong năm là số tiền Quỹ BVPTR thực tế đã
thu được từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12, gồm tiền ủy thác thực nhận
từ bên sử dụng DVMTR, tiền lãi thu được từ số tiền bên sử dụng DVMTR chậm
trả và lãi tiền gửi từ nguồn chi trả DVMTR [7].
1.1.3. Nội dung chi trả DVMTR
- Các loại DVMTR bao gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
+ Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
+ Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn
chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh;
+ Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ
sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch;
+ Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ
rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản [7].
- Đối tượng được chi trả tiền DVMTR bao gồm:
+ Chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; tổ
chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức
kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; đơn vị


5

thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; tổ chức khoa học và công

nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân trong
nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà
nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận
khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách
nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng phải chi trả tiền DVMTR bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế
xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn
nước cho sản xuất thủy điện;
+ Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều
tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
+ Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy
trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà
kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các - bon của rừng;
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ,
nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ
sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản [7].
- Hình thức chi trả DVMTR bao gồm:
+ Bên sử dụng DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR;
+ Bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR ủy thác qua
Quỹ BVPTR;
+ Bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR ủy thác qua
Quỹ BVPTR áp dụng trong trường hợp bên cung ứng DVMTR và bên sử dụng



6

DVMTR không thỏa thuận được hợp đồng chi trả DVMTR theo hình thức chi
trả trực tiếp.
- Mức chi trả và xác định số tiền chi trả DVMTR:
+ Mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là
đơn giá đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả
DVMTR là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua
điện theo hợp đồng mua bán điện. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn chi
trả được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ chi trả (kwh) nhân với mức chi
trả DVMTR tính trên 1kwh do Chính phủ quy định;
+ Mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung cấp
3

nước sạch là đơn giá đồng/m nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền
chi trả DVMTR là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán
cho người tiêu dùng. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn chi trả được xác
3

định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn chi trả (m ) nhân với mức
3

chi trả DVMTR tính trên 1 m nước thương phẩm do Chính phủ quy định;
+ Mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ
3

nguồn nước mặt, nước ngầm là đơn giá đồng/m nước thô. Khối lượng nước thô
để tính tiền chi trả DVMTR là khối lượng nước do cơ sở công nghiệp sử dụng,
được tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm

quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước thô giữa cơ sở công nghiệp
với đơn vị bán nước thô. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn chi trả bằng
3

3

sản lượng nước thô (m ) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1 m nước do
Chính phủ quy định;
+ Mức chi trả DVMTR của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cơ sở nuôi trồng thủy sản tính bằng % tổng
doanh thu thực hiện trong kỳ do Chính phủ quy định [7].
1.1.4. Quy trình chi trả DVMTR
- Nguyên tắc chi trả DVMTR là:
+ Rừng được chi trả DVMTR khi đáp ứng các tiêu chí là một hệ sinh thái
bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các


7

yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây
thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên
núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích
liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên và cung ứng một hoặc một
số DVMTR [6].
+ Bên sử dụng DVMTR phải chi trả tiền DVMTR cho bên cung ứng
DVMTR.
+ Thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực
tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
+ Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ của bên sử dụng DVMTR.

+ Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
- Quy trình chi trả DVMTR tại Việt Nam:


8

Sơ đồ 1.1. Quy trình chi trả DVMTR tại Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp


9

Theo sơ đồ ta thấy quy trình chi trả DVMTR theo hình thức chi trả gián
tiếp được thực hiện như sau: Hàng năm các đơn vị có sử dụng DVMTR (các
Nhà máy sản xuất thủy điện, các cơ sở sản xuất nước sạch, cơ sở sản xuất công
nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước...) căn cứ sản lượng điện, nước
tiêu thụ nhân với đơn giá chi trả DVMTR theo quy định của nhà nước ủy thác
tiền về Quỹ BVPTR các cấp, trong đó: Các Nhà máy thủy điện liên tỉnh ủy thác
về Quỹ BVPTR Việt Nam, Quỹ BVPTR Việt Nam sau khi trích tối đa 0,5% để
chi cho hoạt động quản lý còn lại chuyển về Quỹ BVPTR cấp tỉnh. Các đơn vị
có sử dụng DVMTR nội tỉnh ủy thác trực tiếp cho Quỹ BVPTR cấp tỉnh.
- Sử dụng tiền ủy thác chi trả DVMTR tại Quỹ BVPTR cấp tỉnh: Số tiền
nhận được từ Quỹ BVPTR Việt Nam và nhận trực tiếp từ bên chi trả tiền dịch vụ
môi trường được sử dụng như sau:
+ Được sử dụng tối đa 10% để chi cho các hoạt động, gồm: quản lý hành
chính văn phòng theo cơ chế ủy thác, chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền, thanh
quyết toán, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến
nghiệm thu, đánh giá rừng; hỗ trợ cho hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lượng

DVMTR; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến việc chi trả DVMTR các cấp
huyện, xã, thôn/bản;
+ Trích một phần kinh phí không quá 5% so với tổng số tiền ủy thác
chuyển về Quỹ BVPTR cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để
dự phòng, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao,
khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn;
+ Số tiền còn lại để chi trả cho bên cung ứng DVMTR.
- Sử dụng tiền chi trả DVMTR tại các chủ rừng:
+ Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê
rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp thì được hưởng
toàn bộ số tiền trên để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống;


10

+ Chủ rừng là tổ chức Nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng, thì được
sử dụng 10% số tiền trên để thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, nghiệm
thu, đánh giá chất lượng, số lượng rừng để chi trả tiền DVMTR hàng năm. Số
tiền còn lại (90%) để chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Trường hợp
diện tích rừng còn lại chưa khoán bảo vệ rừng thì số tiền DVMTR chi trả cho
diện tích rừng đó do chủ rừng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về
tài chính phù hợp đối với từng loại hình tổ chức;
+ Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: tiền DVMTR được quản lý và sử
dụng theo phương án sử dụng kinh phí quản lý bảo vệ rừng do Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt.
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách
nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền DVMTR phục vụ cho
công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, nội

dung chi bao gồm: Chi cho người bảo vệ rừng; xăng, dầu cho phương tiện tuần
tra, kiểm tra rừng; hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn,
chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật; bồi dưỡng làm
đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm; phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp
luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng; hội nghị, hội thảo sơ
tổng kết và công tác thi đua khen thưởng.
1.1.5. Nghiên cứu về công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác quá mức lâm sản là nguyên
nhân chính khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong nhiều
thập kỷ qua. Diện tích rừng trồng tuy tăng nhanh từ năm 1999 đến nay nhưng
vẫn không đạt mục tiêu phủ xanh 43% diện tích cả nước vào năm 2015. Cụ thể,
tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận là 14,3 triệu hécta (năm 1945), tuy
nhiên, đến năm 1995, rừng tự nhiên đã bị lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử
dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn 8,25 triệu hecta. Trước thực
trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên đến mức đáng lo ngại trên, Chính phủ đã
tuyên bố “đóng cửa” rừng tự nhiên, đồng thời yêu cầu các địa phương tăng


11

cường trồng rừng bổ sung. Nhờ đó diện tích rừng cả nước, đặc biệt là rừng trồng
đã tăng lên đáng kể. Điển hình, năm 2005, diện tích rừng cả nước đã tăng lên
12,70 triệu hecta; năm 2009 tăng 13,20 triệu hecta. Đặc biệt, đến năm 2015,
tổng diện tích rừng cả nước đã tăng lên 14,06 triệu hecta. Tuy nhiên diện tích
rừng tự nhiên cũng chưa thể phục hồi. Theo nhận định của các chuyên gia, có
hai nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm diện tích rừng là việc chuyển đổi
mục đích sử đất rừng, đặc biệt là tình trạng khai thác lâm sản quá mức, nhất là
khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung.
Quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu của QLR thế giới và ở Việt Nam

nhằm đưa rừng về trạng thái phát triển bền vững hài hòa cả 3 yếu tố kinh tế, xã
hội môi trường. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, QLRBV trở
thành một gỉai pháp hữu hiệu để góp phẩn đạt 5 mục tiêu của Chương trình
REDD+: Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; Giảm phát thải
thông qua nỗ lực hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng các bon của rừng;
Quản lý bền vững tài nguyên rừng và Tăng cường trữ lượng các bon của rừng.
Để QLRBV không phải là hoạt động nhất thời mà là cả quá trình phấn đấu
thực hiện theo logic hệ thống: Đánh giá chính  phát hiện các khiếm khuyết
trong QLR  lập kế hoạch khắc phục, giám sát khắc phục và phát hiện các lỗi
mới (hàng năm)  lập kế hoạch khắc phục  tái đánh giá.....
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự nhận thức và hành động thực
hiện QLRBV; chưa có tiêu chuẩn riêng để đánh giá QLRBV mà hiện nay các tổ
chức QLRBV vẫn dựa theo tiêu chuẩn của FSC làm cơ sở để tổ chức đánh giá
nội bộ. Đánh giá nội bộ để có sự đánh giá và nhìn nhận về tình QLR của chủ
rừng; đồng thời để các chủ rừng có căn cứ tiến hành khắc phục các lỗi trong
QLR.
1.1.6. Các văn bản có liên quan
- Các văn bản của Trung ương:
+ Luật Lâm nghiệp năm 2017;


12

+ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ
về thi hành Luật BVPTR;
+ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ về Quỹ BVPTR;
+ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ
về chính sách chi trả DVMTR;
+ Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 9 năm 2010 của chính phủ về chính sách chi trả DVMTR;
+ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
+ Quyết định số 2284/QĐ-BNNPTNT ngày 18 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án “triển khai Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của chính phủ về chính sách chi
trả DVMTR”;
+ Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển
mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
+ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện
chính sách chi trả DVMTR;
+ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
+ Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR.
- Các văn bản của tỉnh Lai Châu:
+ Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu về thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện
Mường Tè;


13

+ Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thành lập Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu;
+ Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số

1023/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009;
+ Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
+ Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động
của Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu;
+ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thành lập Ban Chỉ đạo về kế hoạch BVPTR và
thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2020;
+ Quyết định số 632/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR
trên địa bàn tỉnh”;
+ Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy chế về trồng rừng thay thế khi
chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy chế quản lý, thực hiện chính sách chi
trả DVMTR của các nhà máy thủy điện sử dụng nước từ lưu vực của tỉnh.
- Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐ, ngày 06/6/2012
về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về kế hoạch BVPTR và
thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020.
- Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính đã ban
hành các văn bản: Công văn số 367/LN-SNN-STC ngày 10 tháng 9 năm 2012,
Công văn số số 341/LN-SNN-TTC ngày 12 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn sử


14


dụng chi phí quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện, Hạt Kiểm lâm
thành phố Lai Châu từ nguồn chi trả DVMTR.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 98/SNNLN ngày 10 tháng 3 năm 2015 về việc hướng dẫn nội dung chi và lập dự toán
chi phí quản lý Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
- Quỹ BVPTR đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự, hồ
sơ thủ tục thanh, quyết toán nguồn DVMTR và trồng rừng thay thế để các đơn vị
triển khai thực hiện đảm bảo quy định.
- UBND huyện Mường Tè ban hành Quyết định só 2438/QĐ-UBND về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý
rừng phòng hộ huyện Mường Tè.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam
Theo đánh giá của các nhà kho học và báo cáo đánh giá 8 năm tổ chức
hoạt động Quỹ BVPTR (2008-2015) và 5 năm thực hiện chính sách chi trả
DVMTR (2011-2015) ở Việt Nam thì sau 8 năm kể từ khi Nghị định số
05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ BVPTR có
hiệu lực thi hành ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể
như sau:
- Toàn quốc đã có 41 tỉnh thành lập Quỹ BVPTR; trong đó có 38 Quỹ tỉnh
đã ổn định bộ máy tổ chức, thành lập các phòng ban chuyên trách, có trụ sở
riêng, đi vào hoạt động. Các Quỹ BVPTR đã thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác chi
trả tiền DVMTR; là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong chi trả ủy
thác tiền DVMTR từ bên sử dụng đến bên cung ứng DVMTR;
- Quỹ BVPTR đã thực sự phát huy được vai trò quan trọng và địa chỉ tin
cậy trong việc huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng,
góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng. Sau 8 năm hoạt động, đã
có 322 công ty thủy điện, 88 công ty nước sạch và 59 công ty du lịch ký hợp
đồng, chi trả ủy thác tiền DVMTR với Quỹ Trung ương và các Quỹ tỉnh, thu về
được là 7.466,5 tỷ đồng trong đó 6.510 tỷ đồng tiền DVMTR và 956,5 tỷ đồng



15

tiền trồng rừng thay thế. Bình quân từ năm 2013 trở lại đây, thu tiền DVMTR
được khoảng 1.300 tỷ đồng/năm; đây là một nguồn lực to lớn, góp phần bảo vệ
rừng tốt hơn và cải thiện thu nhập cho người dân là những người trực tiếp bảo vệ
rừng, phần lớn họ đều là những hộ đồng bào dân tộc ít người và những hộ
nghèo; góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng và xóa
đói giảm nghèo;
- Các chủ rừng đã nhận thức được trách nhiệm cung ứng DVMTR là phải
làm rõ diện tích, phạm vi, ranh giới khu rừng cung ứng DVMTR phải bảo vệ
tương ứng với số tiền chi trả DVMTR được nhận, nghĩa là xác định rõ trách
nhiệm gắn liền với quyền lợi. Từ đó, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử
dụng và bảo vệ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Kết quả thực hiện tổ chức, vận hành Quỹ BVPTR và kết quả thực hiện
chính sách chi trả DVMTR thể hiện như sau:
- Ngay từ khi chính sách có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thành lập các Ban chỉ đạo, thành lập Quỹ BVPTR từ Trung ương đến địa
phương để thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
Quỹ BVPTR Việt Nam gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ
và Ban điều hành Quỹ. Trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn được giao Quỹ Trung
ương đã tích cực tham mưu cho Bộ triển khai có hiệu quả việc tổ chức vận hành
hệ thống Quỹ BVPTR gắn với thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Bên cạnh
đó, công tác quản lý tài chính luôn được chú trọng, hàng năm Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thẩm định quyết toán và có kiểm toán độc lập xây dựng
báo cáo tài chính một cách công khai, minh bạch.
Quỹ BVPTR tỉnh được thành lập và hoạt động theo Điều lệ quy định về tổ
chức hoạt động của Quỹ BVPTR tỉnh. Số lượng Quỹ tỉnh được thành lập tăng
dần lên theo thời gian, năm 2009 có 4 tỉnh (gồm Lâm Đồng, Sơn La, Lai Châu,

Đắk Nông), năm 2012 có 18 tỉnh, năm 2013 có 34 tỉnh, năm 2014 có 36 tỉnh,
năm 2015 có 40 tỉnh, năm 2016 có 41 tỉnh. Đến nay có 44 tỉnh đã thành lập Quỹ
BVPTR trên tổng sô 60 tỉnh có rừng trên cả nước. Quỹ BVPTR được phân bổ


×