Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng của người dân tại một số phường trung tâm thành phố thái nguyên và biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN VĂN CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÚI NILON
TRONG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ
PHƯỜNG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN VĂN CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÚI NILON
TRONG TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ
PHƯỜNG TRUNG TÂM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Trà Mai



Thái Nguyên, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Trà Mai. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng…. năm 2020
Tác giả

Trần Văn Cương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành
cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học ĐHTN cùng Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
người hướng dẫn khoa học TS. Ngô Trà Mai đã tận tình hướng dẫn, đóng góp
quan trọng cho sự thành công của luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ
quản lý nhà nước của TP Thái Nguyên và các hộ gia đình tham gia phỏng vấn
trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi có các nguồn tài liệu, tư liệu và

các công trình nghiên cứu liên quan.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
gia đình, cơ quan công tác và anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tác giả

Trần Văn Cương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


MỤC LỤC
LỜI

CAM

ĐOAN................................................................................................................i
CẢM

LỜI

ƠN.....................................................................................................................ii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 3
4. Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG
.........................................4

QUAN

VỀ

VẤN

ĐỀ

NGHIÊN

CỨU

1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
1.1.1. Túi nilon...........................................................................................................................4
1.1.2. Đặc tính của túi nilon .................................................................................................4
1.1.3. Ảnh hưởng của túi nilon với MT và sức khỏe con người............................5
1.1.4. Một số công nghệ xử lý chất thải túi nilon đang áp dụng ...........................7
1.2. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon trên thế giới và tại
Việt Nam ............................................................................................................. 10
1.2.1. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon trên Thế giới
............................................................................................................................................................... 10

1.2.2. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon tại Việt Nam
............................................................................................................................................................... 13

1.2.3. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon tại Thái
Nguyên

............................................................................................................................................................... 17

1.3. Những sản phẩm thay thế túi nilon .............................................................. 19
1.3.1. Túi giấy có quai ......................................................................................................... 19
1.3.2. Túi vải sử dụng nhiều lần ...................................................................................... 20
1.3.3. Túi nilon phân hủy sinh học từ vật liệu có nguồn gốc thực vật ............. 20
1.3.4. Túi dệt từ sợi nilon sử dụng nhiều lần .............................................................. 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .............................................. 23
2.3.2. Phương pháp chuyên gia ........................................................................................ 23
2.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.......................................................... 24
2.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................................ 24
2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................................ 25

2.3.6. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ...................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU......................................................................27
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên
......................27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 27
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 29
3.1.3. Đánh giá chung .......................................................................................................... 33
3.2. Đánh giá tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng của người dân tại một
số phường trung tâm TP Thái
Nguyên.................................................................................35
3.2.1. Tình hình sử dụng và phát thải túi
nilon.........................................................35
3.2.2. Tình hình tái sử dụng túi nilon
........................................................................43
3.2.3. Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về của túi nilon
......................44
3.3. Một số tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chất thải nilon tại một số
phường trung tâm TP Thái Nguyên .................................................................... 52
3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thay thế sử dụng túi nilon trong tiêu
dùng của người dân tại TP Thái Nguyên ............................................................ 54
3.4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng ................................................ 54
3.4.2. Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế.......................................................... 55
3.4.3. Thực hiện thu thuế túi nilon.................................................................................. 55
3.4.4. Tổ chức phân loại, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải nilon ...... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ.........................................................................................57
1. Kết luận ........................................................................................................... 57
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


.v


TÀI LIỆU THAM KHẢO
...............................................................................................60
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................64
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
CTR

: Chất thải rắn

MT

: Môi trường

TB

: Trung bình

TP


: Thành phố

UBND : Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon trên thế giới ................... 11
Bảng 2.1. Phân tích SWOT ................................................................................. 26
Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin mục tiêu và số hộ điều tra................................... 36
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo quy mô hộ gia đình tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 38
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo ngành nghề tại khu vực ................ 39
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo thu nhập ........................................ 41
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo giới tính ........................................ 42
Bảng 3.6. Tình hình tái sử dụng túi nilon của người dân.................................... 43
Bảng 3.7. Lý do sử dụng túi nilon của người dân............................................... 45
Bảng 3.8. Nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon đối với MT và sức
khỏe con người .................................................................................................... 46
Bảng 3.9. Thói quen xử lý rác thải túi nilon của người dân ............................... 49
Bảng 3.10. Mức độ quan tâm tới các sản phẩm thay thế túi nilon...................... 51
Bảng 3.11. Mô hình SWOT về tình hình sử dụng và phát thải túi nilon trên địa
bàn nghiên cứu .................................................................................................... 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


.v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí địa lý TP Thái Nguyên .............................................................. 28
Hình 3.2. Sử dụng túi nilon khi đi mua hàng của người dân .............................. 37
Hình 3.3. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo quy mô hộ gia đình ....................... 38
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo ngành nghề ................................... 40
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo thu nhập ........................................ 41
Hình 3.6. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo giới tính ......................................... 42
Hình 3.7. Tình hình tái sử dụng túi nilon của người dân .................................... 44
Hình 3.8. Lý do sử dụng túi nilon của người dân phường Túc Duyên ............... 45
Hình 3.9. Lý do sử dụng túi nilon của người dân phường Phan Đình Phùng..... 45
Hình 3.10. Lý do sử dụng túi nilon của người dân phường Hoàng Văn Thụ ..... 46
Hình 3.11. Nhận thức của người dân phường Túc Duyên về tác hại của........... 47
Hình 3.12. Nhận thức của người dân phường Phan Đình Phùng về tác hại của túi
nilon..................................................................................................................... 48
Hình 3.13. Nhận thức của người dân phường Hoàng Văn Thụ về tác hại của túi
nilon..................................................................................................................... 48
Hình 3.14. Thói quen xử lý rác thải nilon của người dân ................................... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

.v


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Sự ra đời của túi nilon đã mang lại rất nhiều tiện lợi, đặc biệt là trong việc
bao gói hàng hóa.Tuy nhiên, việc lạm dụng túi nilon trong đời sống thường ngày

của người dân trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã để lại
nhiều hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe con người, đến MT, đến hệ sinh thái... gây ra
nhiều quan ngại cho thế giới về mục tiêu phát triển bền vững mà cộng đồng
quốc tế và các nước khác nhau đặt ra.Trong MT tự nhiên một túi nilon phải mất
200 - 500 năm mới phân hủy gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và trở thành
một vấn nạn bức xúc đối với xã hội. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có
những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này. Trong đó, ban hành lệnh cấm
sản xuất túi nilon khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với các doanh nghiệp sản
xuất túi nilon hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua
hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi
thân thiện với MT.
Ở Việt Nam, từ lâu việc sử dụng túi nilon trong cuộc sống của người dân
đã trở thành thói quen, đi vào nếp sống vì tính tiện ích mà nó mang lại. Mỗi
ngày ở Việt Nam có một khối lượng khổng lồ CTR polyme, trong đó có hàng
triệu túi nilon bị thải ra MT sau khi sử dụng. Chúng không tự phân hủy mà tồn
tại hầu như mãi mãi trong MT hoặc ít nhất cũng kéo dài đến hàng trăm năm
[15]. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính trung bình mỗi gia đình Việt
Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất 01 túi nilon và thống kê trên phạm vi
cả nước là khoảng 25 triệu túi/ngày. Trong đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng
từ 3 - 6 túi nilon /ngày. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai TP lớn là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra MT khoảng 80 tấn nhựa và
túi nilon [1], và con số này không ngừng tăng lên. Kết quả khảo sát của Cục
Kiểm soát Ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 5 tỉnh, thành đại diện cho
3 vùng, miền cho thấy bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng, tương
đương 1 kg túi nilon/hộ/tháng [21]. Đấy là những con số biết nói, phản ánh thực
1


trạng của việc sử dụng túi nilon ở nước ta hiện nay. Các bao bì nilon hiện đang
sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy.

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa
phương, các cộng đồng cũng đã quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều
sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “Nói không với
túi nilon”, “Ngày không túi nilon”,... Tuy vậy, cần nhìn nhận thực tế, các hoạt
động này mới dừng lại ở việc “thí điểm”, sau mỗi đợt phát động, người tiêu
dùng lại quay về với túi nilon thông thường.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, TP Thái Nguyên luôn coi trọng vấn đề bảo
vệ MT nhằm đảm bảo cuộc sống, sức khỏe nhân dân không bị ảnh hưởng. TP
Thái Nguyên sáp nhập thêm 5 xã, phường nên có địa bàn tương đối rộng. Thêm
vào đó, TP cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học phổ
thông, nhiều chợ, cửa hàng và siêu thị,... nên số lượng túi nilon được người dân
sử dụng tương đối lớn.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng của người dân tại một số phường
trung tâm TP Thái Nguyên và biện pháp giảm thiểu”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng của người dân tại
một số phường trung tâm TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải túi nilon tại một số
phường trung tâm TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu túi nilon trong tiêu dùng của người
dân tại một số phường trung tâm TP Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung nghiên
cứu, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
2


- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến

tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng của người dân tại một số phường
trung tâm TP Thái Nguyên.
- Tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Thống kê các giải pháp giảm thiểu tác hại túi nilon mà nước ta và một số
nước trên thế giới đã áp dụng.
- Đánh giá tình hình sử dụng túi nilon và thực trạng công tác quản lý chất
thải túi nilon và từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nilon tại một số phường
trung tâm TP Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học: Bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý về tình hình
sử dụng túi nilon và quản lý loại chất thải này trên địa bàn TP. Từ đó có thể có
những sáng kiến góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý loại
chất thải này.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn. Đánh
giá chính xác về tình hình sử dụng túi nilon trong tiêu dùng hàng ngày và quản
lý chất thải túi nilon tại một số phường trung tâm TP Thái Nguyên. Đánh giá
những mặt làm được và chưa làm được của các hoạt động BVMT từ đó cung
cấp những kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý MT hiệu quả, góp phần giải
quyết vấn đề ô nhiễm MT tại TP trong tương lai.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm có:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Túi nilon
Túi nilon là từ thông dụng được dùng để chỉ loại bao bì nhựa mỏng có
quai xách thường được dùng để chứa đựng hàng hóa. Túi nilon được sản xuất từ
nhựa polyetylen có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra
rất chậm [27].
Túi nilon là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có
đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa
đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen)
hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin) [8].
Đến nay, tuy chưa xác định chính xác được thời gian phân hủy của túi
nilon, các nhà khoa học và giới sản xuất đều đồng ý rằng quá trình túi nilon
phân hủy trong điều kiện tự nhiên có thể mất đến 1.000 năm. Túi nilon mỏng
đựng hàng (như đang sử dụng hiện nay) được chế tạo lần đầu tiên vào những
năm 1960, được sử dụng lần đầu tiên tại các siêu thị ở Mỹ vào năm 1977 và bắt
đầu được sử dụng phổ biến tại các hệ thống bán lẻ trên thế giới, thay thế các loại
túi giấy vào những năm 1980. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện
lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hoá [27].
1.1.2. Đặc tính của túi nilon
Túi nilon hay bao bì nilon là loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện
dụng. Ngày nay, túi nilon được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt,
bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác
thải,... [11].
Túi nilon được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản
xuất từ hạt nhựa polyetylen (PE) và nhựa polypropylen (PP) có nguồn gốc từ
dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Nhựa polyetylen dùng để sản
xuất túi nilon thường có 2 loại: Polyetylen tỷ trọng thấp (Low Density
Polyethylene - LDPE) và polyetylen tỷ trọng cao (High Density Polyethylene 4



HDPE). Túi nilon có các đặc tính như độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng
mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém. HPDE thường dùng để
sản xuất loại túi nilon có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm
dẻo kém, có độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng
khi cọ xát (thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi
nilon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ. Túi nilon làm màng LDPE có
độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Nhờ độ dẻo dai, mịn
màng hơn nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng
túi nilon sẽ tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để
đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in
logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp. Túi nilon làm từ nhựa PP có độ bền cơ
học cao hơn, khá cứng nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa
HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt
hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước nên thường
dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc
hàng hoá - thực phẩm [11, 17].
1.1.3. Ảnh hưởng của túi nilon với MT và sức khỏe con người
* Ảnh hưởng tới MT
Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều lợi ích, song đến thời điểm hiện
này túi nilon lại đang là một vấn nạn MT mà nhiều quốc gia đang tìm mọi cách
để loại bỏ. Thải bỏ một túi nilon chỉ mất 1 giây, nhưng nếu không có sự tác
động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 - 1000 năm mới
có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại sử dụng khoảng 500 - 1000
tỷ chiếc túi nilon. Khi thải ra MT dưới tác động của ánh sáng, túi nilon vỡ ra
thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho
đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người.
Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200
loài sinh vật biển (cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa,...) đã chết sau khi nuốt phải túi
nilon do nhầm là thức ăn, nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi

nilon. Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới MT chính là tính chất rất khó
5


phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng như vậy
nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 - 1000 năm nếu không bị
tác động của ánh sáng mặt trời [26].
Túi nilon được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân
hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân
huỷ hoàn toàn) nên việc sử dụng túi nilon sẽ ảnh xấu đến MT sống của con
người. Sự tồn tại của túi nilon trong MT sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới MT
đất và MT nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói
mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng và làm cho
cây trồng chậm tăng trưởng. Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn
làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ
là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, rác thải từ túi nilon còn
làm mất mỹ quan tới cảnh quan MT. Không được tự ý chôn lấp chất thải túi
nilon vì sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, cũng không được đem đốt vì khi đốt
cháy nilon sẽ tạo thành khí cacbonic, metan. Đây là những chất gây hiệu ứng
nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin (có trong chất độc màu da cam) là chất cực
độc gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ và MT sống của con người [11].
Chất thải nilon tàn phá hệ sinh thái. Túi nilon nằm trong đất khiến cho đất
không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được
vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát
triển của hệ sinh thái [12].
Việc xử lý chất thải túi nilon không đơn giản. Túi nilon nếu đốt cùng với
các chất thải sinh hoạt trong điều kiện hở, không kiểm soát ở nhiệt độ thấp sẽ tạo
ra khói đen với các sản phẩm bay hơi độc hại (các VOC, semi-VOC, khói, kim
loại nặng, PAH, PCDF và dioxin) có khả năng phát tán hàng ngàn km, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến MT và sức khỏe người tiếp xúc. Ngoài ra, việc đốt túi

nilon còn thải vào MT một lượng lớn các khí nhà kính như CH4, CO2 và bụi.
Khi xử lý bằng cách chôn lấp, không chỉ túi nilon khó phân hủy mà còn làm cản
trở quá trình phân hủy của các chất thải khác, làm giảm đáng kể sức chứa của
bãi chôn lấp, rút ngắn thời gian sử dụng bãi [27].
6


* Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Những ảnh hưởng của rác thải túi nilon đối với MT và sức khỏe là rất lớn
nhưng hầu như chưa ai chú ý tới điều này. Túi nilon được tạo ra từ propylen
(C3H6) – một hợp chất là thành phần của dầu mỏ. Khi được đun nóng trong điều
kiện nhiệt độ cao cùng với các chất xúc tác, các phân tử đơn lẻ (monome) sẽ kết
hợp với nhau thành chuỗi và tạo thành polyme. Polyme là một chuỗi các
monome được gắn với nhau một cách bền vững. Polyme tạo ra từ protylen (PP).
Quá trình phân hủy tự nhiên không thể diễn ra với hợp chất mới này. Thông
thường các hợp chất trong tự nhiên sẽ dễ dàng bị phân hủy thành đường, có ích
cho cơ thể con người và động thực vật. Tuy nhiên, các liên kết vững chắc của
cacbon trong polyme không dễ bị phá hủy, bị bẻ gãy dưới tác dụng của MT tự
nhiên (H2O, không khí,... ). Các vi khuẩn giúp cho việc phân hủy trong tự nhiên
chưa đủ khả năng để xử lý loại hợp chất này [22].
Khi sản xuất túi nilon, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như
phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,...), chất hóa dẻo,.... đều là những chất
gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70 - 800C, phụ gia độc
hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, một số chất hóa
dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây
độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với
chúng [11]. Và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa
nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các
cơn mưa axit rất có hại cho phổi [22].
Nếu sử dụng túi nilon để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối,

cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành
phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở
trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại tạo chất có thể gây ung thư [11].
1.1.4. Một số công nghệ xử lý chất thải túi nilon đang áp dụng
* Chôn lấp tự nhiên
Biện pháp này rất đơn giản, phù hợp với hiện trạng khó khăn do thiếu
kinh phí, thiếu công nghệ và thói quen của cư dân tại các nước đang phát triển,
nhưng lại chiếm rất nhiều đất đai trồng trọt, gây ra mùi hôi thối do trong các túi
7


nhựa chứa các tạp chất hữu cơ, dịch nước phân hủy chất hữu cơ tràn chảy ra các
sông suối gây ô nhiễm MT nước,… [33].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2017,
rác thải nhựa chiếm khoảng 7% tổng lượng CTR. Và phần lớn CTR đều được xử
lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó điển hình là Hà Nội 95%, TP Hồ Chí
Minh là 76%. Một phần xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy. Chất thải nhựa
khó phân hủy gây nhiều vấn đề về MT như mất đất do chôn lấp, thời gian phân
hủy kéo dài gây ô nhiễm MT, chi phí xử lý tốn kém,… [19].
* Đốt chất thải nhựa để phát điện
Hiện tại, trên thế giới đang lựa chọn công nghệ đốt phát điện và nhiệt
phân. Đây là 2 giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm
ô nhiễm MT hiệu quả, mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển
của các khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam. Các tổ chức MT trên thế giới
đánh giá công nghệ nhiệt phân thuộc nhóm công nghệ nhiệt - hóa, là một trong
những giải pháp công nghệ tốt nhất hiện tại và khuyến cáo sử dụng thay thế cho
các phương pháp xử lý khác.
Ứng dụng công nghệ nhiệt phân tái chế rác nhựa vừa giải quyết bài toán
MT vừa giải quyết bài toán năng lượng tái tạo khi cung cấp cho xã hội những
sản phẩm năng lượng xanh như dầu và than nhiên liệu.

Công nghệ nhiệt phân được quan tâm tại Việt Nam khoảng 4 - 5 năm gần
đây. Một số nhà máy trong lĩnh vực MT đã và đang triển khai ứng dụng như:
Công ty Môi trường xanh Hải Dương, Công ty Môi trường Bình Phước,… và
bước đầu thu được những kết quả khả quan [19].
* Nhiệt phân
Vì cấu trúc nhựa polyetylen có những liên kết đơn nguyên tử rất ổn định.
Nếu đun nóng nhựa ở nhiệt độ cao hơn 4000C, các liên kết trong phân tử bị tách
rời theo nhiều cách khác nhau và tạo ra hỗn hợp của khí, dầu, sáp, than. Trung
Quốc đã phát minh một kỹ thuật phân hủy nhựa với chất xúc tác là hợp chất hữu
cơ - kim loại tiêu tốn ít nhiệt để tạo ra một loại nhiên liệu diesel, nhược điểm
hiện tại của kỹ thuật này là phản ứng hóa học diễn ra chậm (4 ngày) và đòi hỏi
chất xúc tác đắt tiền.
8


* Tái chế rác thải nhựa thành vật liệu mới
Công ty Tenjin của Nhật Bản biến đổi rác thải nhựa PE thành nguyên liệu
sản xuất vải và màng mỏng, đang vận hành thương mại một cơ sở có công suất
xử lý khoảng 62.000 tấn/năm từ năm 2003. John Lewis - Anh, lần đầu tiên cho
ra sản phẩm khăn tắm được làm từ nhựa tái chế, có khả năng thấm hút tốt và khô
rất nhanh. Các nhà nghiên cứu của Anh và Mỹ đã khám phá ra cấu trúc của một
enzym tự nhiên làm tác nhân phân huỷ nhựa PE, PP,… mở ra cơ hội tái chế
hàng triệu tấn nhựa, hiện đã và đang tồn tại hàng trăm năm trong MT. Một công
ty ở Áo cũng đã phát triển công nghệ sử dụng enzym để tái chế nhựa PET thành
nhựa chất lượng cao.
* Làm vật liệu xây dựng
Ở Anh, một kỹ sư đã tái chế nhựa thành chất liệu ký hiệu là MR6 để làm
đường, có chất lượng tốt hơn 60% và tuổi thọ kéo dài hơn 10 lần so với những
tuyến đường nhựa thông thường. Ở Việt Nam, nhiều đề tài thuộc các trường Đại
học và Viện nghiên cứu cũng đã tạo ra các vật liệu đáp ứng được nhiều mục đích

sử dụng: xử lý nhựa thành hạt vật liệu để đưa vào cấp phối bê tông; gạch xây
tường; phối liệu làm tăng độ bền của nền đường đất trong giao thông nông thôn;
làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…
* Tái chế các loại chất thải nhựa
Nghiên cứu chế tạo các chất phụ gia phối trộn vào nguyên liệu dùng để
sản xuất các loại túi nhựa nhằm giảm thời gian phân hủy của PE. Đây là phương
pháp mang tính bền vững, rút ngắn đáng kể thời gian phân hủy rác thải nhựa tư
hàng trăm năm xuống còn vài chục tháng. Một số các chất phụ gia được các nhà
sản xuất trên thế giới đã chế tạo trong thời gian gần đây:
- Nghiên cứu các chất phụ gia để giảm thời gian phân hủy rác thải nhựa có
nhiều loại chất phân hủy sinh học được dùng cho sản xuất túi nhựa nhằm giúp
các sản phẩm túi nilon nhanh chóng và dễ phân hủy trong môi trường.
- P–lìe, P- life là chất phụ gia được công ty Pacific Enterprise Japan Ltd
ứng dụng làm chất phụ gia phân hủy hủy, tạo ra môi trường hóa học giúp các
thành phần polyetylen phân hủy thành các bon dioxide, nước và chất lành tính,
các phân tử không độc hại, sau đó đồng hóa hoàn toàn vào tự nhiên.
9


- D2W - là chất phụ gia do công ty Symphony Environnmental
Technologies Plc, UK. D2W là một chất được tạo ra để kiểm soát và làm giảm
tuổi thọ của sản phẩm nhựa thông thường và các sản phẩm nhựa dùng trong
đóng gói.
- EPI

- là một hóa chất phụ gia gia hóa học được bán bởi (EPI -

Environmental Products Inc, Canada) là phụ gia nhựa oxo-biodegradable. để sản
xuất các sản phẩm nhựa dùng trong lĩnh vực đóng gói, ngành nông nghiệp và
phân bón, bao phủ bãi rác phân hủy, bao bọc các sản phẩm trong ngành công

nghiệp chế tạo.
- Reverte - Do Wells Plastics Limited, UK sản xuất. Đặc điểm kỹ thuật
đặc chứng của các chất phụ gia Reverte là có thể thích ứng với tuổi thọ của mỗi
loại sản phẩm có vòng đời dài hay ngắn tùy theo tỉ lệ của chất này được cho
thêm vào nguyên liệu, để khi phân hủy có thể tạo ra các trạng thái: dòn, vi phân
mảnh và cuối cùng, hoàn toàn phân thành carbon dioxide, nước và sinh khối.
- Biocom - Được sản xuất bởi công ty Paramount Packaging, Ireland.
Biocom khác với các chất phụ gia tương tự khác ở chỗ nó không bị phân hủy
trong quá trình sản xuất, các sản phẩm được pha thêm chất Biocom sẽ có tuổi
thọ bình thường khi để ở nơi thiếu ánh sáng và sự phân hủy sẽ bắt đầu xảy khi
những sản phẩm này được đưa ra MT có ánh sáng (như đưa ra khỏi thùng
carton), quá trình phân hủy tạo thành bột dưới dạng phân hữu cơ, hòa tan được
vào trong đất và hoàn toàn không làm ô nhiễm MT. Vì hạt phụ gia tự hủy này có
nguồn gốc từ tinh bột nên không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng [33].
1.2. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon trên thế giới
và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon trên Thế giới
Tại nhiều quốc gia, túi nilon từ lâu đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong
các hoạt động kinh doanh, mua sắm hàng ngày và cất trữ thực phẩm. Người dân
vẫn lạm dụng nilon như một thói quen khó bỏ, khiến lượng tiêu thụ túi nilon lên
tới vài nghìn tấn mỗi ngày. Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên Hiệp
Quốc, có 46.000 mảnh túi nilon trôi nổi trong mỗi 1,6km2 đại dương, và khoảng
94% loài chim ở Biển Bắc có nilon trong dạ dày. Trong năm 2015, người Anh
10


sử dụng 8,5 tỉ túi nilon. Nếu trải liên tiếp số túi nilon người Mỹ sử dụng, chúng
có thể tạo nên một con đường có chiều dài gấp gần 1.400 lần chiều dài đường
xích đạo Trái đất [25]. Cũng theo báo cáo của Liên hợp quốc, Trung Quốc là nơi
thải nhiều túi nilon nhất, theo sau là Liên minh châu Âu và Mỹ [16].

Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu, lục địa này sản xuất 3,4 triệu tấn túi
nilon trong năm 2008, tương đương khối lượng của hai triệu xe hơi. Mỗi người
dân châu Âu dùng 500 túi nilon mỗi năm [26].
Bảng 1.1. Các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon trên thế giới
Công cụ

Giải pháp

Quốc gia áp dụng

Cấm hoàn toàn sản xuất, bán, sử dụng túi nilon

Ấn Độ, Bangladesh, Oakland (Mỹ)
Ấn Độ (0,02mm), Trung Quốc

Cấm sản xuất loại túi nilon mỏng
Pháp lý

(0,025mm), Nam Phi (0,03mm)
Đài Loan, Trung Quốc, New

Cấm phát miễn phí túi nilon

Zealand, Úc
Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc,

Xử phạt

Nam Phi


Thuế túi nilon
Kinh tế

Iceland (22 cent/túi), New Zealand
Anh (5 pound/túi), Đức, Hà Lan,

Thu phí cho việc sử dụng túi nilon

Ikea - nhà bán lẻ nội thất ở Mỹ

Chiến dịch “Ngày không túi nilon”

Hong Kong

Tuyên

Chiến dịch “Túi riêng của bạn - 1 MT tốt hơn”

truyền

Nâng cao ý thức cộng đồng

Pháp

Chương trình quảng cáo trên ti vi

Úc

Khuyến khích sử dụng túi dùng nhiều lần


Anh (túi cho cuộc sống) ðức, Úc

Khuyến khích sự tham gia tự nguyện của các
Khác

nhà bán lẻ

Úc, Anh

Sử dụng túi phân hủy sinh học

Úc

Thu gom túi nilon để tái chế

New York (Mỹ), Úc

(Nguồn: Lê Văn Khoa và cs, 2011) [14]

11


Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đã có những giải pháp mạnh
để giải quyết vấn đề này như ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân
hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan,
Trung Quốc, Anh, một số bang ở Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch,… Và
Ủy ban Châu Âu hiện đang xem xét việc cấm sử dụng túi nilon hoặc áp đặt thuế
đối với người dùng chúng để giảm mức độ ô nhiễm MT. Một số nước thuộc EU
đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử
dụng chúng, họ phải trả tiền thuế. Ít nhất 16 quốc gia châu Phi đã có những động

thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa
những ảnh hưởng tiêu cực đối với con người. Đặc biệt, một số quốc gia đã tiến
hành đánh thuế nặng đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilon [22, 25, 26].
- Tại Đan Mạch: Luật thuế đối với túi nilon lâu đời nhất được ban hành tại
Đan Mạch năm 1993. Luật quy định các nhà sản xuất túi nilon phải trả thuế dựa
trên khối lượng túi. Thuế này sẽ được tính cho người tiêu dùng dưới dạng tiền
túi hoặc tính vào giá các hàng hóa khác. Luật thuế này đã giúp giảm 60% lượng
túi sử dụng. Và hiện nay, trung bình mỗi người Đan Mạch chỉ sử dụng khoảng 4
túi nilon/năm [25, 27].
- Tại Ireland: Một trong những giải pháp được biết đến nhiều nhất là thuế
túi nilon của Ireland, áp dụng năm 2002. Đây là luật thuế đầu tiên tính trực tiếp
đối với người tiêu dùng, với mức thuế 15 euro cent/túi. Trong vòng 5 tháng từ
khi luật thuế được áp dụng, lượng túi sử dụng giảm trên 90%. Lượng rác thải
cũng giảm đáng kể. Sau một năm, lượng túi sử dụng bắt đầu tăng. Do đó, năm
2007, mức thuế tăng lên 22 euro cent và năm 2011, luật thuế được chỉnh sửa
nhằm giữ lượng túi trung bình mỗi người sử dụng ở mức dưới 21 túi mỗi năm.
- Tại Úc: Giảm lượng rác thải nhựa ở đại dương, bảo vệ các loài sinh vật
biển là lý do chính của các chính sách túi nilon ở Châu Âu và nhiều nơi khác.
Tại Úc, luật cấm túi nilon được ban hành lần đầu được ban hành tại Tasmania
của Úc năm 2003 nhằm bảo vệ các loài cá voi. Đến nay, hơn 1/2 bang và vùng
lãnh thổ của Úc đã cấm túi nilon [27].
- Từ tháng 10/2015, các cửa hàng lớn ở Anh cũng bắt đầu tính phí mỗi túi
nilon 5 bảng với khách hàng.
12


- Trong khi đó ở Canada, một số vùng cấm dùng túi nilon và yêu cầu thay
thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada [25].
- Ngoài các vấn đề về biển, lý do các nước có chính sách kiểm soát túi
nilon có thể liên quan đến việc bùng phát dịch tiêu chảy do túi chứa nước ở

Kenya hoặc việc tắc nghẽn cống rãnh gây ngập lụt ở ở Bangladesh, Cameroon
và Philipines. Gia súc bị nghẹn bởi túi nilon là lý do ra đời của các quy định ở
Texas. Ở thủ đô của Mauritania, 70% gia súc chết do ăn phải túi nilon và tại các
tiểu vương quốc Ả Rập, mối lo ngại là đối với lạc đà.
- Tại Trung Quốc, vấn đề ô nhiễm do túi nilon ngày càng phổ biến. Một
số thành phố, tỉnh đã áp dụng các chính sách nhằm hạn chế túi nilon nhưng việc
thực thi không hiệu quả. Trước Olympic Bắc Kinh 2008, Trung quốc ban hành
luật cấm túi nilon mỏng và yêu cầu các cửa hàng tính phí đối với các loại túi dày
hơn. Chính phủ Trung Quốc công bố lượng túi sử dụng giảm hơn 2/3 mặc dù
việc tuân thủ chỉ diễn ra ở một số khu vực.
Tại Mỹ, luật chống túi nilon đã được thông qua tại 133 thành phố, hạt.
Các nước tại Châu Mỹ La tinh cũng có nhiều thành phố, địa phương ban hành
các chính sách đối với túi nilon như cấm sử dụng hoặc cấm phát miễn phí... [27].
1.2.2. Tình hình sử dụng túi nilon và quản lý chất thải túi nilon tại Việt Nam
Ở nước ta, việc sử dụng các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã
hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng đang diễn ra một cách tràn lan.
Theo một khảo sát của cơ quan MT, trung bình, một người Việt Nam trong 1
năm sử dung ít nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005,
con số này là 35kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả
khoảng 800 tấn rác thải nhựa ra MT. Đến nay, con số đó là 2500 tấn/ngày và có
thể cao hơn nữa [29].
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường cho thấy, trung bình mỗi hộ gia đình đã sử dụng 223 túi/tháng, tương
đương 1kg túi nilon/hộ/tháng. Mỗi ngày, người dân TP Hồ Chí Minh sử dụng
khoảng 8 – 10 triệu túi nilon, tương đương 60 – 70 tấn/ngày. Tại TP Cần Thơ,
mỗi ngày có đến khoảng 1030 tấn CTR được thu gom , trong đó chủ yếu là túi
nilon và nhựa tiêu dùng. Cũng theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
13



ước tính mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng từ 30 - 40 kg nhựa/năm, đồng
thời là một trong bốn quốc gia tại Châu Á (sau Trung Quốc, Indonesia và
Philippin) phát sinh chất thải nhựa nhiều nhất.
Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thải ra MT khoảng 80 tấn nhựa và
túi nilon/ngày. Số lượng bao bì nhựa và túi nilon sử dụng ngày càng gia tăng ở
Việt Nam dẫn đến lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm trong khi tỷ lệ chất thải
bao bì và túi nilon không được tái sử dụng, phải chôn lấp chiếm khoảng từ 5 8%, tương đương với khoảng 2,5 triệu tấn/năm. [7, 18, 28].
Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon
chiếm đến 7 - 8%. Đáng chú ý là lượng túi nilon tăng theo từng năm. Từ năm
2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm
MT do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các địa phương về việc tăng cường sử
dụng túi nilon thân thiện với MT nhằm thực hiện đề án. Báo cáo môi trường
quốc gia giai đoạn 2013 - 2017 cho thấy, hầu hết các địa phương đều xây dựng
các kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai đề án, đã có nhiều chương trình
mang lại kết quả tích cực như việc triển khai thí điểm cấp phát túi nilon tự phân
hủy được người dân nhiều địa phương tích cực hưởng ứng.
Vài năm gần đây, tại Cù Lao Chàm (TP Đà Nẵng), người dân đều nói
“không” với việc sử dụng túi nilon, hoạt động sinh hoạt, du lịch dịch vụ trên đảo
đều sử dụng túi giấy báo, lá,… để thay thế túi nilon.
Một số mô hình huy động phụ nữ tham gia bảo vệ MT thông qua hình
thức mang theo hộp nhựa, làn nhựa khi đi chợ, phụ nữ tự quản hạn chế sử dụng
túi nilon, trong trào gia đình năm không ba sạch,… Nhưng việc triển khai đề án
vẫn gặp nhiều khó khăn, cách thu gom rác thải nilon hiện chưa hiệu quả, chưa
quản lý, kiểm soát để hạn chế được việc sản xuất và cung cấp túi nilon,…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc giảm thiểu chất thải từ
nhựa và túi nilon là yêu cầu cấp bách, cần bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ các
sản phẩm nhựa và túi nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng
một lần. Năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào quy
mô toàn quốc “Chống rác thải nhựa” nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ

14


×