Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN BẢO YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.79 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ
NGOÀI QUỐC DOANH HUYỆN BẢO YÊN
I. Phương hướng của huyện Bảo Yên:
1. Mục tiêu đổi mới quản lý thuế.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện các biện pháp quản lý thuế cần lựa
chọn các mục tiêu chiến lược sau:
- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế sao cho đạt yêu cầu thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt mềm dẻo
phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất, kinh doanh của từng
cơ sở. Phương thức quản lý thu và quản lý bằng pháp luật, ngoài ra quản lý
thuế còn thực hiện các phương pháp như: Phương pháp kinh tế, phương pháp
tổ chức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng… Các biện pháp quản lý
thu thế phải dựa vào những quy định của hệ thống chính sách thuế cũng phải
thay đổi theo để tổ chức thực thi hệ thống chính sách đó trong xã hội.
- Giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá tình thực hiện các
biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp thuế cũng như từ phía các cơ
quan thuế, đó là một thực tế khách quan. Vấn đề ở đây là làm sao một đồng
thuế thu về cho Nhà nước với một chi phí thấp nhất. Chính là vấn đề cốt lõi
cần quan tâm trong việc xác lập, thực thi biện pháp quản lý thu thuế.
2. Phương hướng về đổi mới công tác quản lý thuế .
- Đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt các dự toán được giao.
Xét về mặt thực tiễn, kế hoạch thu thuế là dựa trên cơ sở những quy định của những
sắc thuế, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, tính toán xác định số thu cụ thể và tổ
chức động viên số thu đó vào ngân sách Nhà nước. Dự toán thu thuế được xây dựng đúng
đắn, sát với thực tế là cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch chi của ngân sách Nhà nước. Từ đó,
việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế nói chung và từng sắc thuế nói riêng
phải làm sao hoàn thành kế hoạch thu đề ra. Có thể nói, kế hoạch thu thuế vừa là mục tiêu
các giải pháp quản lý, đồng thời cũng là giải pháp đổi mới quản lý thuế, không đảm bảo
hoàn thành dự toán được giao thì sẽ không hoàn thành kế hoạch chi của ngân sách Nhà nước
1


1
trong năm tài chính. Mỗi khi kế hoạch chi của Nhà nước trong năm tài chính bị phá vĩư thì
sẽ có nhiều tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế.
- Phát huy vai trò của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thuế là một chức năng phân phối, phân phối lại của Nhà nước thực
hiện đánh thuế vào hoạt động kinh tế bao giờ cũng phát sinh ảnh hưởng đến
thu nhập, tiết kiệm vào đầu tư. Tuỳ theo mức độ đúng đắn, phù hợp với chính
sách pháp luật và biện pháp quản lý thu thuế mà ảnh hưởng đó có thể diễn ra
theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội.
Việc đổi mới quản lý thu thuế là trên cơ sở vận dụng đúng đắn chính
sách, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực
của hệ thống thuế. Thông qua hệ thống thuế, Chính phủ có thể kiểm kê, kiểm
soát, quản lý, hướng dẫn, khuyến khích sản xuất, mở rộng lưu thông, góp
phần điều chỉnh mất cân đối lớn trong nền kinh tế. Để có biện pháp quản lý
thu thuế một cách đúng đắn cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm bồi dưỡng
nguồn thu, không vì số thu trước mắt mà làm mất đi nguồn thu lâu dài.
- Đảm bảo thi hành nghiêm các pháp luật thuế.
Chúng ta xây dựng một Nhà nước pháp quyền, trong đó việc quản lý
Nhà nước chủ yếu bằng pháp luật. Sức mạnh của pháp luật thể hiện sức
cưỡng chế bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải nghiêm chỉnh tuân thủ.
Mọi hành vi đi ngược các quy định của pháp luật, cố tình vi phạm pháp luật
đều phải được xử lý và cưỡng chế thi hành, các pháp luật về thuế đã được các
cơ quan quỳên lực cao nhất, đại diện cho lợi ích của các cử tri thông qua.
Pháp luật về thuế xác định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế và
người thu thuế. Vì vậy, việc thi hành các pháp luật về thuế là sự biểu hiện các
quyền lực của Nhà nước trong thực té, là sự tôn trọng quyền dân chủ đại diện
của nhân dân. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật thuế như: hiện tượng
buôn lậu, trốn thuế, cố tình khai man gian lận thuế, dây dưa không chịu nộp
thuế, không chấp hành các quy định của luật thuế diễn ra khá phổ biến ở mọi

thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Hành vi vi phạm luật thuế rất đa
dạng và hết sức phức tạp, thậm chí có tổ chức và ngang nhiên. Đây thực sự
2
2
trở thành một căn bệnh kinh nien của xã hội, tình trạng này không được ngăn
chặn kịp thời chính là do sự buông lỏng, coi nhẹ vai trò của Nhà nước trong
việc xử lý và cưỡng chế. Chính vì thế, trong quá trình tìm kiếm các giải pháp
đổi mới công tác quản lý thuế phải hướng vào mục tiêu làm sao cho các đối
tượng nộp thuế cũng như người thu thuế thực hiện nghiêm pháp luật về thuế.
3
3
II. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THU THUẾ
THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH
1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế
huyện Bảo Yên
1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy.
1.2. Công tác cán bộ .
Vấn đề cán bộ năng lực, trình độ của cán bộ luôn là khâu then chốt.
Mọi người đều biết khi đã có đủ các điều kiện thì vấn đề con người sẽ có ý
nghĩa quyết định sự thất bại của công việc.
Cùng với quá trình phát triển toàn diện về kinh tế xã hội hiện nay ở địa
phương, những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác tổ chức quản lý thu thuế
trên địa bàn huyện sẽ cao hơn, nặng nề hơn. Điều này đòi hoi trình độ, năng
lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế phải không ngừng được nâng lên
về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong công tác quản
lý thu thuế.
Để đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế phát huy hết khả năng kiến
thức của mình và tiếp tục trao dồi những kiến thức mới, trong thời gian tới
Chi cục thuế sẽ phải tập trung, quan tâm đến những công việc cụ thể như sau:
+ Trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng,

nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phù hợp với yêu cầu mới,
đồng thời phải kết hợp với bố trí sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ để cán
bộ phát huy được năng lực sở trường, hạn chế sở đoản trong thực thi công vụ.
+ Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được chú ý thường xuyên,
kết hợp với việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm về công tác quy hoạch
bổ sung đội ngũ cán bộ kế thừa để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn
phù hợp với quy định của từng chức danh và điều kiện khả năng của mỗi cán
bộ. Trước hết trong Ban lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo các tổ đội phải nhanh
chóng chuẩn hoá trình độ theo các tiêu chuẩn đã được quy định.
+ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp phong phú đa rạng để khắc
phục bớt khó khăn, bị động trước yêu cầu " vừa học vừa làm ". Ngoài việc cử
4
4
cán bộ công chức tham gia các khoá học chính thức cần tổ chức cung cấp
những thông tin, tài liệu cho cán bộ công chức tự nghiên cứu, thường xuyên
tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên
môn cho cán bộ thuế.
+ Yêu cầu đào tạo tin học là một sự cần thiết đối với cán bộ công chức
thuế. Hiện nay số cán bộ công chức thuế làm việc trên khu vực văn phòng Chi
cục đã có trình độ sử dụng khá thành thạo máy tính. Nhưng còn lại hầu hết
cán bộ công chức các đội thuế phường chiếm khoảng 50% cán bộ công chức
chưa có điều kiện học tập. Một phần do công việc chưa đòi hỏi ngay, một
phần do Chi cục chưa có điều kiện tổ chức cho một số cán bộ công chức này
được học sử dụng máy vi tính.
Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… việc giữ vững
và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế cũng là vấn đề rất
quan trọng. Do đặc điểm công việc của cán bộ thuế, hiện nay có trên 70% số
cán bộ công chức của Chi cục là thường xuyên tiếp xúc với tiền và hàng hoá,
với nhiều loại đối tượng thuộc mọi tầng lớp xã hội. Trong điều kiện như vậy,
nếu cán bộ công chức thuế không có bản lĩnh vững vàng, không có phẩm

chất đạo đức của người cán bộ thì rất dễ bị sa ngã, dẫn đến những hành vi sai
phạm, làm thiệt hại tài sản xủa Nhà nước và lòng tin của nhân dân…ảnh
hưởng đến nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của huyện. Do vậy việc nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công chức thuế không thể
tách rời việc quan tâm, chăm lo bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của
người cán bộ. Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả Chi cục cần quan tâm tới
một số nội dung công việc cần thiết sau:
+ Tổ chức cho cán bộ được tham gia dự các lớp lý luận chính trị, từ sơ
cấp đến hệ cử nhân khi có điều kiện để nâng cao trình độ lý luận chính trị của
cán bộ, trên cơ sở đó hình thành tư tưởng chính trị vững vàng, phát huy phẩm
chất, đạo đức của người cán bộ.
+ Phối hợp với tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể, tổ chức những
đợt sinh hoạt chính trị trong nội bộ cơ quan một cách thường xuyên, thông
qua đó giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc đất nước, của ngành, của
5
5

×