Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.89 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ PHƢỚC THẢO

QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG GIAO DỊCH PHÁI
SINH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.PHAN NGỌC MINH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐÀO THỊ PHƢỚC THẢO



LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa sau đại học Trƣờng ĐH.Ngân Hàng TP.HCM, và
sự đồng ý của thầy giáo hƣớng dẫn TS.Phan Ngọc Minh, tôi đã thực hiện đề tài
“Quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam”
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin đƣợc cảm ơn sâu sắc các thầy cô giáo đã tận
tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện ở trƣờng
ĐH.Ngân Hàng TP.HCM.
Và xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn TS.Phan Ngọc Minh đã nhiệt
tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân đến những bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
luôn bên cạnh ủng hộ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong giai đoạn làm bài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài này một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do điều kiện thời gian cũng nhƣ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất
mong đƣợc sự góp ý của quý thầy cô giáo để tôi có điều kiện bổ sung khóa luận
đƣợc hoàn chỉnh hơn, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế
sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016


TÓM TẮT
Hoạt động của ngân hàng hiện đại rất phong phú và đa dạng kéo theo đó là rủi ro
ngày càng tăng. Hiện nay, công cụ phòng vệ tối ƣu nhất đã và đang đƣợc các ngân
hàng trên thế giới sử dụng là công cụ phái sinh. Đây là nghiệp vụ hiện đại và còn
khá mới mẻ tại Việt Nam cũng nhƣ tại các NHTM trong nƣớc. Chính vì vậy, các
nhà quản trị ngân hàng chƣa nắm bắt đƣợc toàn bộ công dụng cũng nhƣ lƣờng
trƣớc đƣợc hết các hạn chế có thể xảy ra khi ứng dụng các công cụ này. Nên các

chế tài của NHNN cho các công cụ này còn hạn hẹp dẫn đến việc ứng dụng của các
NHTM trong nƣớc cũng giới hạn ở một số công cụ nhất định nhƣ: kỳ hạn, hoán
đổi. Bài luận văn này từng bƣớc tìm hiểu chi tiết hơn chức năng của các công cụ
phái sinh, để từ đó ứng dụng linh hoạt vào các trƣờng hợp quản trị rủi ro. Trong khả
năng giới hạn của bài luận chỉ đề cập đến quản trị rủi ro tỷ giá. Trong đó lấy mẫu
điển hình là NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam với quá trình quản rị rủi ro tỷ giá
bằng giao dịch phái sinh từ 2012 đến 2015. Với mục đích chính đem lại cái nhìn sâu
sắc hơn để các ngân hàng cũng nhƣ các nhà chức năng thấy rõ sự cần thiết của công
cụ phái sinh nhƣ một mô thức mới cho thị trƣờng tài chính hiện đại để phòng vệ rủi
ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............................................ 6
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH........................................ 6

1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển công cụ phái sinh............................................. 6
1.1.2. Khái niệm công cụ phái sinh..................................................................... 7
1.1.3. Phân loại công cụ phái sinh....................................................................... 8

1.2.

CÁC CHỦ THỂ SỬ DỤNG CỤNG CỤ PHÁI SINH.............................14

1.3.

RỦI RO TỶ GIÁ..................................................................................... 15

1.3.1. Khái niệm................................................................................................ 15
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá.......................................................... 15
1.3.3. Phân loại rủi ro tỷ giá.............................................................................. 19
1.3.4. Các phƣơng pháp dự báo tỷ giá.............................................................. 19
1.4.

QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ................................................................. 20

1.4.1. Khái niệm................................................................................................ 20
1.4.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tỷ giá.................................................................. 20
1.5.

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ................................... 20

1.5.1. Quản lý bằng các công cụ phái sinh trong điều kiện đa ngoại tệ.............21
1.5.2. Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối............................................... 23
1.5.3. Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá....................................................... 26


1.6.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI


NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.............................................................................. 28
1.6.1. Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình QTRR của ngân hàng .. 28
1.6.2. Ƣa thích các giao dịch có lợi nhuận cao và chấp nhận mức độ rủi ro cao28
1.6.3. Hạn mức giao dịch và tổn thất cao.......................................................... 28
1.6.4. Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận quá cao..................................................... 29
1.6.5. Trình độ nhân sự không tốt..................................................................... 29
1.6.6. Sự thay đổi của các Chính sách quản lý kinh tế của Nhà Nƣớc..............30
1.6.7. Môi trƣờng kinh doanh trong và ngoài nƣớc tiềm ẩn nhiều rủi ro..........30
1.7.

KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG

BARINGS BANK................................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................ 36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG GIAO DỊCH
PHÁI SINH TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VN................................................ 37
2.1.

Tổng quan về NHTMCP Công Thƣơng VN........................................... 37

2.1.1. Tổng quan về Vietinbank........................................................................ 37
2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Vietinbank................................ 38
2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
thƣơng Việt Nam................................................................................................ 39
2.2.

Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh trong quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân

hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam................................................. 44

2.2.1. Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Công Thƣơng Việt Nam..................................................................................... 44
2.2.2. Các công cụ quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam............................................ 55
2.3.

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của NHTMCP Công Thƣơng

VN........................................................................................................................... 57
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.......................................................................... 57
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý rủi ro tỷ giá tại Vietinbank59


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................ 65
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ
GIÁ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM.................................................................... 66
3.1.

Định hƣớng phát triển công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro trong những

năm sắp tới............................................................................................................... 66
3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Công thƣơng Việt Nam...................................................................................... 66
3.1.2. Định hƣớng hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Công thƣơng Việt Nam............................................................................. 68
3.2.

Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh cho


NHTMCP Công Thƣơng VN.................................................................................. 69
3.2.1. Xây dựng khung quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại
Vietinbank theo chuẩn mực quốc tế.................................................................... 69
3.2.2. Sử dụng công cụ phái sinh...................................................................... 71
3.2.3. Sử dụng các phƣơng pháp hiện đại để tăng khả năng dự báo biến động tỷ
giá....................................................................................................................... 72
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................ 74
3.2.5. Đầu tƣ công nghệ.................................................................................... 75
3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ............................................................................ 76
3.3.

Các kiến nghị.......................................................................................... 79

3.3.1. Kiến nghị với NHNN.............................................................................. 79
3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan, chính quyền khác......................................... 80
3.3.3. Về phía Hiệp hội NH............................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 83
KẾT LUẬN............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1


DN

Doanh nghiệp

2

BO

Phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh

3

KDNH

Kinh doanh ngoại hối

4

KHCN

Khách hàng cá nhân

5

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

6


MBNT

Mua bán ngoại tệ

7

FO

Phòng Kinh doanh vốn

8

MO

Phòng QTRR thị trƣờng

9

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

10

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

11


QTRR

Quản trị rủi ro

12

SGD

Sàn giao dịch

13

TCTD

Tổ chức tín dụng

14

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

15

TSC

Tài sản có

16


TSCF

Tài sản có ngoại tệ

17

TSN

Tài sản nợ

18

TSNF

Tài sản nợ ngoại tệ

19

USD

Đô la Mỹ

20

VND

Việt Nam đồng

21


Vietinbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietinbank

43

2.2

Hạn mức trạng thái ngoại tệ tại các chi nhánh

46

2.3

Trạng thái ngoại tệ và hạn mức giao dịch, hạn mức
lỗ

47


2.4

Bảng dự báo tỷ giá USD/VND sử dụng mô hình
ARIMA

49

2.5

Đánh giá rủi ro tỷ giá bằng mô hình VAR

54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Quy mô tăng trƣởng nguồn vốn của Vietinbank

38

2.2


Quy mô và tăng trƣởng cho vay của Vietinbank

39

2.3

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

43

2.4

Doanh số mua bán ngoại tệ và sử dụng công cụ phái
sinh ngoại tệ của Vietinbank

56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế trong nƣớc ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Luật đầu tƣ với các điều khoản bổ sung cởi mở hơn đã cho phép các công ty đa
quốc gia mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dòng
vốn quốc tế luân chuyển vào Việt Nam đã và đang tăng mạnh. Các giao dịch ngoại
hối diễn ra với quy mô ngày càng lớn và với nhịp độ khẩn trƣơng.
Sự hội nhập ấy cũng kéo theo sự cạnh tranh gây gắt trên thị trƣờng tài chính.
Các ngân hàng thƣơng mại-tổ chức trung gian tài chính-giờ đây không chỉ cạnh
tranh với các trung gian tài chính phi ngân hàng trong nƣớc mà còn kể đến các ngân

hàng nƣớc ngoài. Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối dần
trở thành hoạt động chiếm tỷ trọng không nhỏ và đƣợc chú trọng. Chính vì vậy, để
có thể kiểm soát tốt lƣợng ngoại hối trong nƣớc, luật quản lý ngoại hối của nƣớc ta
quy định các giao dịch ngoại hối đều phải thông qua ngân hàng. Còn đối với các
ngân hàng, do lƣợng ngoại tệ giao dịch hằng ngầy rất lớn đòi hỏi các ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc phải luôn quản trị tốt nguồn ngoại hối của mình, ngăn ngừa
rủi ro tỷ giá.
Sự biến động của tỷ giá rất khó dự đoán và có thể gây ra nhiều thiệt hại khôn
lƣờng, thì việc ứng dụng các phƣơng pháp tiên tiến vào phòng vệ trở nên cấp thiết.
Trong những năm qua, thị trƣờng chứng khoán đã có những bƣớc phát triển vững
chắc và trở nên số động. Khung hành lang pháp lý dần quy chuẩn hơn để dẫn đƣờng
phát triển, thì việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh đã đƣợc quan
tâm nhiều hơn. Nhƣng thực tế thì các ngân hàng vẫn chƣa phát triển mạnh nghiệp
vụ này, đặc biệt là sử dụng cho bảo vệ tỷ giá. Chỉ tại các ngân hàng lớn với cở sở hạ
tầng tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, các thông tin về thị trƣờng ngoại tệ đƣợc cập
nhật nhanh chóng và sát với biến động thƣờng xuyên của tỷ giá thì nghiệp vụ này
mới đƣợc triển khai nhiều hơn.
Thực tế là công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro tỷ giá đang còn bị bỏ ngỏ. Thay vào
đó là, việc lạm dụng sản phẩm này để đầu cơ, kinh doanh thu lợi nhiều hơn hƣớng


2

đến việc xử lý hài hoà đƣợc các nhu cầu chính đáng về bảo hiểm tỷ giá của các DN
và nhà đầu tƣ. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài Quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao
dịch phái sinh tại Ngân hàng thƣơng mại Cổ Phần Công Thƣơng Việt Nam,
làm bài nghiên cứu để có cái nhìn thực tế rõ ràng hơn, thông qua đó hỗ trợ các ngân
hàng thƣơng mại và nhà kinh doanh trong nƣớc có thêm các công cụ tài chính hiệu
quả để tự tin tham gia vào hoạt động giao thƣơng và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề tài sẽ hệ thống hóa kiến thức cơ sở về công cụ phái sinh và nêu rõ sự cần
thiết tăng cƣờng quản trị rủi ro (QTRR) tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại hệ thống
ngân hàng nói chung và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
(Vietinbank) nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
-

Nêu chi tiết chức năng và vai trò của các công cụ phái sinh.

-

Đánh giá thực trạng QTRR tỷ giá bằng giao dịch phái sinh của Vietinbank.

-

Đề ra các biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tỷ giá và các giải pháp tăng cƣờng
quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết những câu hỏi sau đây:
-

Thứ nhất: Cơ sở lý luận chung gắn với thực tiễn theo quy định của NHNN về
công cụ phái sinh nhƣ thế nào?

-

Thƣ hai: Thực trạng QTRR tỷ giá bằng giao dịch phái sinh tại Vietinbank trong

những năm gần đây nhƣ thế nào?

-

Thứ ba: Các kiến nghị cần thiết để phát triển nghiệp vụ quản trị rủi ro tỷ giá
bằng công cụ phái sinh tại Vietinbank nói riêng và cho các cơ quan quản lý nhà
nƣớc nói chung?

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh.


3

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: Rủi ro tỷ giá và QTRR tỷ giá bằng công cụ
phái sinh của ngân hàng thƣơng mại.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: 2012-2015.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
thƣơng Việt Nam.
Ngoài ra, trong hoạt động KDNH, Luận văn này chỉ giới hạn phạm vi nghiên
cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có: USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF,
SGD) bởi vì đây là loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất hiện
nay tại Vietinbank, chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số giao dịch về KDNH.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập dữ liệu:
-


Chủ yếu từ các nguồn chính thức nhƣ báo cáo thƣờng niên, số liệu hoạt
động kinh doanh ngoại hối hằng năm của NHTMCP Công Thƣơng, số liệu
thông kê từ các cơ quan thống kê. Đây là số liệu có thực dễ kiểm tra.

-

Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các
tác giả trong ngoài nƣớc, cũng nhƣ tham khảo từ các nguồn tƣ liệu từ các
văn bản chính sách, quy định của cơ quan nhà nƣớc, các tạo chí khoa học,
tạp chí chuyên ngành.

Phương pháp nghiên cứu:
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn sử dụng phƣơng
pháp luận, phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn, Luận văn còn sử dụng các
phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp tổng hợp, thống kê.
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch.
- Phƣơng pháp VAR để thực hiện nghiên cứu và đối chiếu giữa chính
sách quản lý của nhà nƣớc với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng.
- Phƣơng pháp phân tích đánh giá hiện tƣợng xã hội theo tƣ duy lôgic.


4

Phân tích dữ liệu:
Thống kê, phân tích, tổng hợp, hiệu chỉnh và đánh giá dữ liệu thu thập; đồng
thời sử dụng bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên
cứu.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về công cụ phái sinh và quản trị rủi ro tỷ giá
Phần 2: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTMCP Công Thƣơng VN.
Phần 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài với mong muốn mang lại kiến thức tổng hợp, chi tiết hơn về chức năng của
các giao dịch phái sinh để các ngân hàng tùy theo môi trƣờng kinh doanh của mình
mà ứng dụng vào quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Ngoài ra, tác
giả khảo sát tình hình quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTMCP Công Thƣơng VN làm
mẫu điển hình để đánh giá việc ứng dụng công cụ phái sinh để bảo vệ rủi ro tỷ giá.
Để từ đó, đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá bằng
giao địch phái sinh, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động tỷ giá, đảm bảo
việc tăng trƣởng hoạt động kinh doanh ngoại hối, cũng nhƣ hoạt động ngân hàng
thêm an toàn, hiệu quả và bền vững.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Đối với các quốc gia phát triển, các ngân hàng luôn quan tâm đến đo lƣờng rủi
ro tỷ giá và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Vì vậy rất dễ dàng tìm
thấy các nghiên cứu về đo lƣờng rủi ro tỷ giá ở các quốc gia này. Tuy nhiên, với
Việt Nam, quản trị rủi ro tài chính ở ngân hàng còn khá mới mẻ nên chƣa có nhiều
nghiên cứu thảo luận liên quan đến vấn đề rủi ro tỷ giá. Đề tài này bổ sung vào
khoảng trống nghiên cứu rủi ro tỷ giá ở Việt Nam. Đo lƣờng độ nhạy cảm rủi ro tỷ
giá không chỉ hữu ích đối với nhà hoạch định chính sách trong tạo lập khung chính
sách phát triển ngân hàng, mà còn hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng để xây
dựng chiến thuật hoặc chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng mình.


5

Qua tìm hiểu trong những năm qua đề tài nghiện cứu về rủi ro tỷ giá bằng công
cụ phái sinh không nhiều chỉ dừng lại ở cấp độ tiểu luận ở các trƣờng cao đẳng, đại

học. Ở cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ thì các đề tài chuyên về nguyên cứu quản trị rủi ro hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng hay của các DN xuất nhập khẩu. Mặc
dù, các đề tài lớn này có đề cập đến quản trị rủi ro ngoại hối bằng công cụ phái sinh
nhƣng chỉ chiếm một phần nhỏ trong đề tài, chƣa đi sâu khai thác quản trị rủi ro tỷ
giá bằng công cụ phái sinh. Bài luận văn này tách riêng phần quản trị rủi ro tỷ giá
bằng công cụ phái sinh thành một đề tài để nghiên cứu. Với nhận thức rằng hiện nay
công cụ phái sinh ngày cáng đƣợc ứng dụng nhiều trên thế giới bởi tính linh hoạt
trong phòng ngừa rủi ro cũng nhƣ tiềm kiếm lợi nhuận do tỷ giá các đồng tiền ở các
thị trƣờng tại một thời điểm không giống nhau. Việc ứng dụng công cụ phái sinh
vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ tạo ra một hƣớng đi mới hiện đại hơn, hiệu quả hơn
cho hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển công cụ phái sinh
 Trên thế giới:
Vào thời kỳ Trung cổ, ngƣời nông dân dần dần không sống trong những nông
trang biệt lập mà gia nhập vào những cộng đồng nhỏ, đƣợc gọi trang viên hoặc
làng. Khi các cộng đồng dân cƣ đƣợc thiết lập thì giao thƣơng, buôn bán ngày càng
nhộp nhịp hơn. Các loại hiệp hội thƣơng mại, hội chợ thƣơng mại lớn đƣợc thành
lập và nở rộ. Các thƣơng nhân muốn tìm kiếm nguồn lợi lớn đều đối mặt với rủi ro,
nên họ đã tìm đến các phƣơng pháp bảo hiểm giá cả, phòng chống rủi ro cho các
mặt hàng buôn bán nông sản của mình. Lúc này, những hình thức đầu tiên của hợp
đồng kỳ hạn ra đời. Đây là hình thức sơ khai của công cụ phái sinh.
Sự phát triển của các công cụ phái sinh gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng

giao dịch các loại công cụ ấy:
-

Tại Nhật, vào ngày 24/09/1730 sàn giao dịch (SGD) hợp đồng tƣơng lai đầu

tiên trên thế giới đƣợc thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên Sàn giao dịch Gạo

-

Năm 1848 trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) ra đời và là

nơi giao dịch chính thức đầu tiên của công cụ phái sinh.
-

Tại New York (Mỹ), vào các năm từ 1870 đến 1880 liên tục ra đời 4 sàn giao

dịch: SGD bông vải và các sản phẩm đông lạnh (NYCE); SGD bơ sữa, trứng các
loại (NYMEX); SGD vàng, cao su, tơ lụa và da thú (COMEX); SGD cà phê, ca
cao và đƣờng (CSCE) VÀ NĂM 1985 SGD ngoại hối (FINEX).
-

Tại London, 1833 SGD kim loại (LME) ra đời nhập khẩu nguyên liệu phục

vụ nhu cầu công nghiệp, 1982 thành lập SGD ngoại hối LIFFE.


7

-


Vào năm1973 Sàn giao dịch quyền chọn Chicago đƣợc thiết lập. Đây là sàn

giao dịch quyền chọn chứng khoán tiêu biểu trên thế giới. Những hợp đồng hoán
đổi đƣợc giao dịch lần đầu tiên vào những năm 1980.
-

Vào cuối thế kỷ 20, trào lƣu đổi mới tài chính mạnh mẽ đã hình thành nên

một khu vực thị trƣờng tài chính với quy mô rộng khắp trên toàn cầu, phát triển
với tốc độ cao, đó là thị trƣờng các công cụ phái sinh.
 Tại Việt Nam:
Ngày 12/2/2003 NHNN đã lần đầu tiên cho phép NHTM Cổ Phần Xuất nhập
khẩu Việt Nam (Eximbank) đƣợc thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền lựa chọn
trong kinh doanh ngoại hối.
Sau đó, NHNN cũng lần lƣợt cho phép 6 ngân hàng khác là Ngân hàng Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam (Agribank), Citibank, Vietcombank, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
(ICB) và Ngân hàng Hongkong Bank chi nhánh TP.HCM đƣợc thực hiện thí điểm
Option, Trong thời gian qua khi tỷ giá biến động thất thƣờng các TCTD cũng nhƣ
các DN đã vận dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm tỷ giá cho nguồn ngoại tệ
của mình ngày càng nhiều và càng chuyển nghiệp hơn.
1.1.2. Khái niệm công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh tên tiếng Anh là Derivatives, nghĩa là phát sinh từ những tài
sản đã có sẵn nhằm nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận
hoặc tạo ra lợi nhuận. Các công cụ phái sinh còn có thể kết hợp với nhau, với những
khoản vay để tạo nên các công cụ lai tạo. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ
một số tài sản cơ sở nhƣ:
-

Hàng hóa:

+ Thực phẩm/nông sản (ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v.v..);
+ Kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…);
+ Năng lƣợng (khí đốt, dầu, v.v…);
+ Khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…).

-

Công cụ tài chính:


8

+ Cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ);
+ Trái phiếu (trái phiếu CP, Trái phiếu chính quyền địa phƣơng, Trái phiếu
+ Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ);
+ Tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro, v.v..);
+ Chứng khoán Phái sinh.
Kể từ thời điểm sơ khai hình thành hình thức đầu tiên, công cụ phái sinh đã trải
qua nhiều bƣớc tiến thăng trầm đi cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế.
Đến ngày hôm nay công cụ phái sinh đã trở nên phong phú và đa dạng phục vụ cho
các loại hình thƣơng mại, phù hợp với từng loại nhu cầu bảo hiểm của từng chủ thể
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chỉ đê cập đến công cụ phái
sinh tài chính với tài sản cơ sở là tiền tệ.
1.1.3. Phân loại công cụ phái sinh.
Giao dịch các công cụ phái sinh là một nhánh nhỏ của hoạt động kinh doanh
ngoại hối. Để hiểu rõ hơn, ta tìm hiểu từ cái bao quát đến cái chi tiết. Theo Pháp
lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Hoạt
động ngoại hối là hoạt động của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú trong giao dịch
vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung
ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối”.

Cũng theo pháp lệnh này thì hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm nhiều
hoạt động. Trong đó có “Giao dịch hối đoái dƣới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ
hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tƣơng lai và các giao dịch hối đoái khác
theo thông lệ quốc tế”.
Theo đó ta tách giao dịch giao ngay hay còn gọi là giao dịch cơ sở với các giao
dịch phái sinh:
*

Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot)
Giao dịch ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau

một lƣợng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao
ngay xác định tại ngày giao dịch. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la


9

Mỹ đƣợc xác định dựa trên tỷ giá trung tâm mà Ngân hàng Nhà Nƣớc công bố
hằng ngày, theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nƣớc và biến động trên thị
trƣờng thế giới. Thị trƣờng giao ngay là thị trƣờng cực kỳ sôi động, khối lƣợng
giao dịch hằng giờ rất lớn và với tốc độ giao dịch nhanh chóng nhằm mua bán chốt
giá chốt lời ngay sau khi thỏa thuận và để tận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá
dù là cực nhỏ.
Ưu điểm: giao dịch Spot thể hiện đƣợc lợi nhuận hay lỗ vốn ngay trong ngày
giao dịch.
Nhược điểm: phù hợp với các giao dịch thanh toán mua bán nhanh, không dùng
để bảo hiểm tỷ giá, đầu cơ kiếm lời dài hạn.
Giao dịch giao ngay là giao dịch gốc, giao dịch cơ sở của các giao dịch phái
sinh. Do tỷ giá áp dụng cho các giao dịch phái sinh đƣợc tính dựa trên tỷ giá giao
ngay chứ không hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trƣờng.

Thị trƣờng giao ngay bao gồm thị trƣờng bán buôn (còn gọi là Thị trƣờng Liên
ngân hàng) và thị trƣờng bán lẻ (là thị trƣờng với các chủ thể kinh tế). Nhƣng do
doanh số giao dịch trên Thị trƣờng Liên ngân hàng là chủ yếu, nên ngƣời ta coi thị
trƣờng giao ngay chính là Thị trƣờng Liên ngân hàng. Thị trƣờng giao ngay là thị
trƣờng tài chính lớn nhất toàn cầu. Thị trƣờng ngoại hối lớn nhất là thị trƣờng
nƣớc Anh, chiếm 37% doanh số giao dịch toàn cầu, tiếp sau là Thị trƣờng Mỹ,
Singapore, Nhật, (theo: Central Bank Survey of Foreign Exchange market Activity,
BIS, Basle, Thụy sỹ).
Thị trƣờng ngoại hối giao ngay là thị trƣờng phi tập trung, không giao dịch trên
Sở giao dịch, bao gồm các NHTM, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới
ngoại hối và cả Ngân hàng Trung ƣơng, trong đó các NHTM đóng vai trò chủ chốt.
Các thành viên tham gia thị trƣờng liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi
tính và hệ thống SWIFT. Các ngân hàng và các nhà môi giới có mối liên hệ khăng
khít, hoạt động của họ ở một số trung tâm tài chính lớn hầu nhƣ là 24 giờ/ngày
nhằm nắm bắt kịp thời đƣợc mọi diễn biến của thị trƣờng ngoại hối toàn cầu.
*

Giao dịch phái sinh:


10

a) Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward):
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một
lƣợng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn
xác định tại ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ đƣợc thực hiện vào thời điểm xác
định trong tƣơng lai.
Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do các bên tham gia giao dịch
thỏa thuận nhƣng không vƣợt quá mức tỷ giá đƣợc xác định trên cơ sở:
-


S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng.

-

Rt: Lãi suất của đồng tiền định giá (VNĐ) tính theo năm

-

Rc: Lãi suất của đồng tiền yết giá (USD) tính theo năm

-

t: Kỳ hạn của hợp đồng.

Công thức áp dụng tính tỷ giá kỳ hạn:

F = S .( 1 + Rt . t )
( 1 + Rc . t )
Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối thiểu từ 03
(ba) ngày làm việc đến 365 (ba trăm sáu mƣơi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch, tùy
theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng.
Ngày giao dịch

Ngày thực hiện (từ 3 đến 365 ngày)

Ngày xác định tỷ giá
Ưu điểm:
-


Biết đƣợc lƣợng ngoại tệ sẽ thu về hoặc bán ra khi đáo hạn hợp đồng kỳ hạn.

-

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá

giao ngay tại thời điểm hợp đồng đến hạn.
-

Hợp đồng kỳ hạn dùng để bảo hiểm rủi ro trong hoạt động thƣơng mại quốc

tế. Trong thực tế, các ngân hàng còn sử dụng công cụ này để làm cân bằng trạng
thái ngoại hối hay bảo toàn giá trị tài sản ngoại tệ mà ngân hàng mình đang có
trên thị trƣờng quốc tế.


11

-

Nghiệp vụ kỳ hạn đƣợc giao dịch rất phổ biến trên thị trƣờng giao dịch qua

quầy OTC (over – the - counter), do đó thỏa mãn đƣợc hầu hết các đối tác có
nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập
khẩu.
-

Các bên ký kết không chịu một khoản phí nào.

-


Ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá biến động ngƣợc chiều với kỳ vọng

trong tƣơng lai. Nếu ngân hàng ở vị thế bán hợp đồng kỳ hạn của đồng yết giá
sẽ chịu rủi ro khi tỷ giá giảm và ngƣợc lại.
-

Giao dịch kỳ hạn có tính thanh khoản thấp, do không thể chuyển giao nghĩa

vụ cho bên thứ ba.
Ví dụ: Các DN xuất nhập khẩu thanh toán bằng USD theo tỷ giá VND/USD. Khi
tỷ giá ngày ký hợp đồng và ngày thanh toán khác nhau:
Nếu tỷ giá tăng, tức là tỷ giá khi ký hợp đồng ngoại thƣơng là 22.000
VND/USD, đến ngày thanh toán là 22.300 VND/USD, các DN nhập khẩu sẽ phải
chi ra một khoản VND nhiều hơn để mua cùng 1 lƣợng USD ban đầu khi ký hợp
đồng. Để tránh khoản thiệt hại này các DN xuất khẩu sẽ ký hợp đồng mua kỳ hạn
USD.
Và ngƣợc lại, nếu tỷ giá giảm, tức là tỷ giá khi ký hợp đồng ngoại thƣơng là
22.300 VND/USD, đến ngày thanh toán là 22.000 VND/USD, dễ thấy rằng các DN
xuất khẩu sẽ phải nhận lại một khoản VND ít hơn nếu bán cùng 1 lƣợng USD ban
đầu khi ký hợp đồng. Để tránh khoản thiệt hại này các DN nhập khẩu sẽ ký hợp
đồng bán kỳ hạn USD.
b) Giao dịch ngoại tệ tƣơng lai (Future):
Giao dịch ngoại tệ tƣơng lai là thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài
sản tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai với một mức giá nhất định, là hợp
đồng kỳ hạn đƣợc chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trƣờng giao dịch tập
trung (Sở giao dịch chứng khoán).
Ưu điểm:



12

-

Về nguyên tắc sử dụng thì hợp đồng tƣơng lai hoàn toàn tƣơng tự nhƣ hợp

đồng kỳ hạn. Tuy nhiên giao dịch hợp đồng tƣơng lai là giao dịch đƣợc chuẩn
hoá về quy mô lẫn thời gian đáo hạn và đƣợc giao dịch trên thị trƣờng có tổ
chức đó là các Sở giao dịch, vì vậy đây là đặc điểm làm cho hợp đồng tƣơng lai
có tính thanh khoản rất cao.
-

Khách hàng biết đƣợc lời lỗ hằng ngày.

-

Có thể thực hiện mua đi bán lại dễ dàng trên thị trƣờng chứng khoán để

đóng giao dịch hoặc thực hiện một giao dịch đối ứng.
-

Trƣớc khi giao dịch hợp đồng tƣơng lai, ngƣời tham gia phải ký quỹ một

khoản tiền nhất định vào tài khoản.
-

Đối mặt với rủi ro tỷ giá biến động ngƣợc chiều với kỳ vọng.

c) Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap):
Giao dịch ngoại tệ hoán đổi là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch

mua và một giao dịch bán cùng một lƣợng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với
một ngoại tệ khác (chỉ có hai đồng tiền đƣợc sử dụng trong giao dịch), trong đó
ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch đƣợc xác
định tại ngày giao dịch.
Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn
hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi giữa
Đồng Việt Nam và ngoại tệ phải có ít nhất một giao dịch là giao dịch kỳ hạn. Giao
dịch hoán đổi ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, nhƣng lại tạo ra độ
lệch về mặt thời gian (sự không cân xứng) về các luồng tiền xảy ra.
Đối với DN: Thông qua hợp đồng hoán đổi các bên tham gia có đƣợc ngoại tệ
mình mong muốn ở cùng tỷ giá mà không phải mua bán thông qua ngân hàng nên
tránh đƣợc rủi ro do biến động tỷ giá và chênh lệch giữa mua và bán.
Đối với những nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay bằng ngoại tệ sử dụng Swap để bảo
hiểm rủi ro tỷ giá.


13

Đối với ngân hàng: sử dụng để phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Với vai trò là nhà
tạo thị trƣờng, ngân hàng thƣờng sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị
khác nhau với các đồng tiền khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng
tiền nhất định, ngân hàng có thể ở trạng thái trƣờng, tức là ngân hàng đã cam kết
mua vào nhiều hơn là bán ra, hoặc trạng thái đoản, tức là ngân hàng đã cam kết bán
ra nhiều hơn là mua vào. Các giao dịch hoán đổi giúp các ngân hàng đóng trạng thái
để giảm rủi ro tỷ giá hay hoán đổi trạng thái dƣ thừa và thiếu hụt đối với từng loại
ngoại tệ.
d) Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option):
Giao dịch ngoại tệ quyền chọn là giao dịch giữa hai bên, trong đó bên mua trả
cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhƣng không có nghĩa vụ mua hoặc
bán giao ngay một lƣợng ngoại tệ với một ngoại tệ khác trong một khoảng thời gian

do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá xác định tại ngày giao dịch. Nếu bên mua chọn
thực hiện quyền mua hoặc quyền bán ngoại tệ của mình, bên bán có nghĩa vụ bán
hoặc mua lƣợng ngoại tệ đó theo tỷ giá đã thỏa thuận.
Giá mua quyền chọn là số tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán
quyền chọn để mua quyền mua hoặc quyền bán một lƣợng ngoại tệ trong giao dịch
quyền chọn. Giá mua quyền chọn do các bên thỏa thuận.
Có hai loại Quyền chọn là: Quyền chọn mua/bán (Call/Put Option): cho phép
ngƣời nắm giữ quyền mua/bán một tài sản với một giá cụ thể trƣớc hoặc đúng ngày
đáo hạn.
Có hai kiểu quyền chọn:
+ Quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option): đƣợc thực hiện bất cứ thời
điểm nào đến khi hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực sự xảy ra sau khi tiến
hành quyền chọn từ một đến hai ngày làm việc giống nhƣ trƣờng hợp ngày giá
trị trong các giao dịch giao ngay.
+ Quyền chọn kiểu châu Âu (European Style Option): chỉ đƣợc thực hiện vào
ngày đáo hạn của hợp đồng. Việc thanh toán thực sự xảy ra sau khi tiến hành


14

quyền chọn từ một đến hai ngày làm việc giống nhƣ trƣờng hợp ngày giá trị
trong các giao dịch giao ngay.
Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, TCTD đƣợc duy
trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so
với vốn tự có.
Ưu điểm: Ngƣời mua quyền chọn có thể thực hiện quyền hoặc không nếu tỷ giá
biến động ngƣợc chiều với kỳ vọng.
Nhược điểm:
-


Ngƣời mua quyền chọn trả cho ngƣời bán một khoản phí nhất định.

-

Ngƣời bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác,

ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành thanh toán khi ngƣời mua tiến hành thực
hiện quyền chọn.
-

Đối với quyền chọn mua: ngƣời mua quyền chọn mua chịu lỗ khoản phí, còn

ngƣời bán chịu lỗ không giới hạn.
-

Đối với quyền chọn bán: ngƣơi mua quyền chọn bán chịu lỗ khoản phí,

ngƣời bán chịu lỗ không giới hạn.
Tuy nhiên, không phải công cụ phái sinh nào cũng giao dịch chung trên một thị
trƣờng với nhau. Tùy vào đặc điểm, quy cách chuẩn hóa của từng loại và quy mô
mà phân ra công cụ nào giao dịch trên thị trƣờng tập trung công cụ nào không nhƣ
sau:
Thị trƣờng tập trung-Sở giao dịch
chứng khoán

Thị trƣờng phi tập trung (OTC)

Future, Options

Forward, Options, Swap


1.2.

CÁC CHỦ THỂ SỬ DỤNG CỤNG CỤ PHÁI SINH

a) Nhà tự bảo hiểm-Hedger
Là những ngƣời nắm trong tay tài sản gốc nhƣ hàng hóa, chứng khoán… và sử
dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro tiềm tàng do sự biến
động giá của các tài sản tài chính mà mình nắm giữ


15

Nhà tự bảo hiểm có thể là bất cứ ai, các tổ chức nhƣ công ty, DN sản xuất hoặc
những cá nhân nhƣ ngƣời nông dân, hộ sản xuất nhỏ…
b) Nhà đầu cơ-Speculator
Là những ngƣời sẵn sàng đối mặt với rủi ro thu lợi nhuận từ sự biến động giá cả
tài sản gốc.
Họ sử dụng công cụ phái sinh nhƣ một đòn bẩy đặc biệt.
c) Nhà kinh doanh chênh lệch giá
Là những ngƣời tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của một loại hàng hóa
giữa hai hay nhiều thị trƣờng.
Họ không phải nhà đầu tƣ mà cũng không phải là nhà đầu cơ bởi vì họ không
phải gánh chịu bất cứ một loại rủi ro nào.
Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá có thể là cá nhân, tổ chức…
1.3.

RỦI RO TỶ GIÁ

1.3.1. Khái niệm

Theo Peter S.Rose (1999) rủi ro ngoại hối là khả năng thiệt hại mà ngân hàng
gánh chịu do biến động giá cả tiền tệ trên thị trƣờng thế giới hay là thiệt hại trực
tiếp hoặc gián tiếp lên dòng tiền, tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận ròng và giá trị trên
thị trƣờng chứng khoán của ngân hàng khi tỷ giá thay đổi.
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá
1.3.2.1.

Nguyên nhân vi mô

Trong hoạt động của NHTM rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái
mở ngoại tệ.
Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao quyền
sử dụng về ngoại tệ (nhƣ quan hệ mua bán) làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Các
giao dịch phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng (nhƣ quan hệ tín dụng) không
làm phát sinh trạng thái ngoại tệ Trạng thái ngoại tệ ròng là chênh lệch giữu Tài sản
có (TSC) và Tài sản nợ (TSN) của một ngoại tệ tại một thời điểm.
Trạng thái ngoại tệ gồm:


×