Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.13 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN
THƯỞNG
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1.1 Bản chất và ý nghĩa của tiền lương.
1.1.1.1 Bản chất của quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động, do cơ quan
(doanh nghiệp) quản lý. Có các loại quỹ tiền lương như sau:
 Căn cứ vào mức độ ổn định các bộ phận quỹ tiền lương được chia thành các loại
như sau:
- Quỹ lương cố định (còn gọi là quỹ lương cấp bậc, cơ bản, bộ phận lương
cứng) là quỹ tiền lương được tính dựa vào hệ thống thang lương, bảng
lương.
- Quỹ lương biến đổi: Bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng.
 Căn cứ vào sự hình thành và tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ tiền lương được
chia ra như sau:
- Quỹ lương kế hoạch: là quỹ lương dự tính tại thời kỳ nào đó.
- Quỹ lương báo cáo (thực hiện): là số tiền thực tế đã chi, trong đó bao
gồm cả các khoản không được lập trong kế hoạch
 Căn cứ vào đơn vị thời gian quỹ tiền lương được chia thành các loại như sau:
- Quỹ tiền lương giờ.
- Quỹ tiền lương ngày.
- Quỹ tiền lương tháng.
- Quỹ tiền lương năm.
1.1.1.2 Ý nghĩa của tiền lương.
Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc
giúp cho tổ chức đạt được hiện suất cao trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng tác
động một cách tích cực tới đạo đức lao động của người lao động. Không những vậy tiền
luơng, tiền công còn có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Chính vì vậy mà các tổ chức cần quản
trị có hiệu quả chương trình tiền công, tiền luơng của đơn vị mình.
 Đối với người lao động: Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu
nhập của họ, giúp họ và gia đình trang trải các chi tiêu sinh hoạt và dịch vụ cần


thiết. Không những vậy tiền công, tiền lương kiếm được còn ảnh hưởng đến địa
vị của họ trong gia đình, trong tuơng quan với các bạn đồng nghiệp cũng như
phản ánh giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và xã hội. Khả năng kiếm được
tiền công cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để
nâng cao giá trị của họ đối tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng
góp cho tổ chức.
 Đối với tổ chức: Tiền lương là một phần quan trọng của chi phí sản xuất. Tăng
tiền lương sẽ ảnh hưởng tới chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
của công ty trên thị trường.Đồng thời, tiền công, tiền lương la công cụ để duy trì,
gìn giữ và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công
việc của tổ chức. Mặt khác, tiền công, tiền luơng cùng với các loại thù lao khác
còn là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các
chức năng khác của quản lý nguồn nhân lực.
 Đối với xã hội: Tiền công có thể ảnh hưởng quan trọng tới các nhóm xã hội và tổ
chức khác nhau trong xã hội. Tiền công cao hơn giúp cho người lao động có sức
mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng. Nhưng mặt
khác có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giaả mức sống của những người có thu
nhập không đuổi kịp mức tăng của giá cả.Đồng thời, giá cả tăng cao lại có thể
làm giảm cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm. Tiềncông
còn đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua con đường
thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của Chính phủ cũng như giúp cho
Chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.2 Tiền lương là bộ phận chính của quỹ lương
1.1.2.1 Khái niệm tiền lương.
Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật
quy định hoặc hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
1.1.2.2 Chức năng của tiền lương.
a) Chức năng tái sản xuất sức lao động: Tiền lương phải đảm bảo được tái sản
xuất sức lao động (bao gồm tái sản xuất đơn tức, tức là khôi phục sức lao

động và tái sản xuất sức lao động mở rộng). Điều này có nghĩa là với tiền
lương, người lao động không chỉ đủ sống mà còn dưđể nâng cao trình độ về
mọi mặt cho bản thân và con cái họ, thậm chí có một phần nhỏ để tích luỹ.
b) Chức năng kích thích người lao động: Tiền lương đảm bảo và góp phần tác
động để tạo ra cơ cấu lao động hợp lý trong toàn bộ nền kinh tế, khuyến
khích phát triển kinh tế ngành và lãnh thổ. Tiền lương đồng thời là đòn bẩy
kinh tế thu hút người lao động hăng say làm việc. Là động lực thúc đẩy tăng
năng suất, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn trách
nhiệm cá nhân với tập thể và công việc.
c) Chức năng thanh toán của tiền lương: Dùng tiền lương để thanh toán các
khoản chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, giúp cho người
lao động tính toán các khoản chi tiêu và họ sẽ tự điều chỉnh, cân đối chi tiêu
cho hợp lý với số tiền họ nhận được khi kết thúc một quá trình lao động.
d) Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động: Chức năng
này là biểu hiện của quy luật phân phối theo lao động.
1.1.2.3 Các nguyên tắc tiền lương.
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiên lương là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng
được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp trong
một thể chế kinh tế nhất định. Ở nước ta, khi xây dựng các chế độ tiền lương và tổ chức
trả lương phải theo các nguyên tắc sau đây:
 Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc
này dùng thước đo lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương. Theo
nguyên tắc này thì những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ…
nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì được trả lương như nhau.
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được tính công bằng và
bình đẳng trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích lớn đối với người lao
động.
 Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình
quân.

Năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là quy luật. Tiền lương của người
lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều nhân tố khách quan.
Giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao dộng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Trước tiên chúng ta xét các yếu tố, các nguyên nhân trực tiếp làm tăng tiền
lương và tiền lương bình quân.Đó là do trình độ tổ chức, quản lý sản xuất ngày càng
hiệu quả hơn. Còn đối với tăng năng suất lao động, thì ngoài những yếu tố gắn liền
với việc nâng cao trình độ lành nghề, kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lý
lao động, tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác nhưđổi mới công
nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động, khai thác và sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Vì vậy ta thấy rõ ràng rằng năng
suất lao động có khả năng khách quan tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Mặt khác khi xem xét các mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và
tiền lương thực tế, giữa tích luỹ và tiêu dùng trong thu nhập quốc dân ta thấy chúng
có liên quan tới tốc độ phát triển của khu vực sản xuất tư liệu sản xuất (khu vực I)
và khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng (khu vực II). Quy luật tái sản xuất mở rộng đòi
hỏi khu vực I phải nhanh hơn khu vực II. Do vậy tổng sản phẩm xã hội (khu vực I
cộng với khu vực II) có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng cảu tổng sản phẩm của
riêng khu vực II. Do đó, tổng sản phẩm xã hội tính theo đầu người (cơ sở của năng
suất lao động bình quân) tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản phẩm bình quân tính theo
đầu người của khu vực II (cơ sở của tiền lương thực tế). Ta cũng thấy rằng, không
phải toàn bộ sản phẩm của khu vực II được dùng cho tiêu dùng để nâng cao tiền
lương, mà một phần trong đó được dùng để tích luỹ. Điều này cũng chỉ ra rằng,
muốn tăng tiền lương thì phải tăng năng suất lao động xã hội với tốc độ cao hơn.
Trong từng doanh nghiệp thì thấy rằng, tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản
xuất kinh doanh; tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản
phẩm. Một doanh nghiệp chỉ thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung
cũng như chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm đi. Tức là mức giảm chi phí do
tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân.
Rõ rang nguyên tắc này là cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động và phát triển kinh tế.

 Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động
làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm
việctrong các ngành nghề khác nhau nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong
trả lương cho người lao động. Thực sự nguyên tắc này là cần thiết, dựa trên những
cơ sở sau đây:
Thứ nhất là trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành: Do
đặc điểm và tính chất phức tạp khác nhau về kỹ thuật và công nghệ ở các ngành
nghề khác nhau nên trình độ lành nghề bình quân giữa các ngành khác nhau cũng
khác nhau. Sự khác biệt này cần thiết phải được phân biệt trong trả lương có như
vậy mới khuyến khích được người lao động học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
lành nghề và kỹ năng làm việc nhất là trong những ngành nghề đòi hỏi kiến thức và
tay nghề cao.
Thứ hai là điều kiện lao động: Điều kiện lao động khác nhau có ảnh hưởng đến
mức hao phí sức lao động trong quá trình làm việc. Những người làm việc trong môi
trường nặng nhọc, độc hại, hao tốn nhiều sức lực phải được trả lương cao hơn
những người làm việc trong điều kiện bình thường. Sự phân biệt này làm cho tiền
lương bình quân trả cho người làm việc ở những nơi, những ngành có điều kiện làm
việc khác nhau cũng khác nhau.Để làm tăng tính linh hoạt trong việc trả lương phân
biệt theo điều kiện lao động người ta thường thêm các loại phụ cấp về điều kiện lao

×