Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.56 KB, 50 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI
VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính
1.1.1. Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính
Trong lý thuyết hạch toán kế toán đã nêu rõ phương pháp tổng hợp, cân
đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh
doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán. Một trong
những hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán là
hệ thống các bảng tổng hợp cân đối thường gọi là các báo cáo tài chính. Như
vậy, báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản,
vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của
doanh nghiệp. Để hiểu thêm về bản chất của báo cáo tài chính có thể xem xét
thêm một số quan điểm của nước ngoài khi xác định bản chất của báo cáo tài
chính.
Bản chất của báo cáo tài chính được Viện kiểm toán viên công chứng Hoa
Kỳ nêu lên như sau: Hệ thống báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích phục
vụ cho việc xem xét, đánh giáđịnh kỳ báo cáo về quá trình hoạt động của nhà
quản lý, về tình hình đầu tư trong kinh doanh và những kết quảđạt được trong
kỳ. Hệ thống báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp những sự kiện kinh tế phát
sinh được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,
những công bố và ghi chú trên thuyết minh báo cáo tài chính trên cơ sở những
nguyên tắc kế toán và những đánh giá, phán xét mang tính chất cá nhân, mà
trong đó những phán xét và các nguyên tắc kế toán được áp dụng cóảnh hưởng
chủ yếu đến việc ghi nhận, phân loại và trình bày các sự kiện kinh tế phát sinh
đó. Những đánh giá, phán xét đúng đắn tùy thuộc vào khả năng xét đoán trung
thực, liêm khiết của người lập báo cáo tài chính và các nhà quản lý doanh
nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào sự tuân thủ với những nguyên tắc kế toán đang
có hiệu lực ở mỗi quốc gia.
Một số quan điểm khác của hai tác giả Bryan Carberg và Susan Dev của
Mỹđã nêu lên bản chất của báo cáo tài chính như sau: Hệ thống báo cáo tài
chính được thiết kế và trình bày kết quả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và


những sự kiện xảy ra trong quá khứ và là kênh truyền đạt thông tin chính của
những hoạt động quản lý với thế giới bên ngoài. Khi có sự tách biệt giữa chủ sở
hữu đối với tài sản và người quản lý doanh nghiệp. Chủ sở hữu muốn biết được
tình hình tài chính của công ty thông qua đánh giá các thông tin và số liệu trên
báo cáo tài chính từ nhà quản lý. Để có các báo cáo tài chính được lập và trình
bày một cách trung thực, khách quan thông thường dựa vào hoạt động kiểm
toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. Công ty kiểm toán độc lập có thể xác
nhận tính trung thực và khách quan trên tất cả các khía cạnh trọng yếu của các
khoản mục và số liệu trình bày trên báo cáo tài chính, giúp cho các nhàđầu tư và
người sử dụng thông tin cảm thấy yên tâm hơn khi đưa ra quyết định. Chính vì
vậy, báo cáo tài chính được lập và trình bày phải tuân thủ Luật Công ty và các
quy chế của thị trường chứng khoán (nếu công ty tham gia niêm yết trên thị
trường chứng khoán).
Như vậy, báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, tổng hợp và
phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản và nguồn vốn của một
doanh nghiệp tại một thời điểm; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; tình
hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
nhất định.
1.1.2.Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thông tin trên báo cáo tài chính không
chỉ phục vụ yêu cầu quản trị của các nhà quản lý vàđiều hành doanh nghiệp mà
chủ yếu làđáp ứng nhu cầu thông tin của những đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp với mục
đích cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung hệ thống báo cáo tài chính doanh
nghiệp có tác dụng chủ yếu đối với các đối tượng sử dụng đó như sau:
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp cho việc nhận
biết và kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ
yếu của doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích

hoạt động kinh tế, tài chính, để nhận biết tình hình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài
chính, tình hình về nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Dựa vào báo cáo tài chính để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng về
kinh tế, tài chính, dựđoán tình hình và xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để
từđóđề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả.
- Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch
sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư, các dựán sản xuất, kinh doanh cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Đối với từng đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo tài chính cóý nghĩa
và tác dụng cụ thể như sau:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thông tin để doanh nghiệp
phân tích, đánh giá tổng hợp về thực trạng và tiềm năng tài chính, khả năng
thanh toán, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng
quản lý kinh tế tài chính, để từđó hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng
tài sản, chính sách huy động và sử dụng vốn, chính sách quản lý doanh thu, chi
phí và sử dụng các luồng tiền của doanh nghiệp.
- Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các
nhàđầu tư, các chủ nợ, ngân hàng: thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp
họđánh giá tiềm năng và thực trạng tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh
và khả năng sinh lời, khả năng thanh táon và những rủi ro, để có những quyết
định hợp lýđối với việc đầu tư, mức độ và thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; đối
với các nhà cung cấp và khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp
họ có những đánh giá về triển vọng kinh doanh và khả năng cung cấp nguồn
hàng, khả năng thanh toán ngắn hạn, để có những quyết định đúng đắn về các
quan hệ kinh doanh, bạn hàng.
- Đối với người lao động: thông tin trên báo cáo tài chính giúp họ hiểu
được khả năng tiếp tục hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, chi
trả của doanh nghiệp để họ có những quyết định việc làm và thu nhập.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan quản lý tài chính,
đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác: căn cứ
vào thông tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát
tính tuân thủ pháp luật kinh doanh, pháp luật về quản lý tài chính, thuế của các
doanh nghiệp vàđề ra các quyết định quản lý Nhà nước phù hợp…
1.1.2. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý
của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người
sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung
cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Thuế và các khoản nộp Nhà nước
- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
- Các luồng tiền
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác
trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu
đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đãáp
dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài
chính. Từđó, người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng
như các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
1.2. Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm 1995
Quá trình phát triển hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam cho đến trước
năm 1995 có thểđược khái quát qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn quản lý nền kinh tế theo cơchế tập trung quan
liêu bao cấp – trước năm 1986

Ởđoạn này, kế toán được sử dụng chủ yếu để quản lý việc thu, chi ngân
sách, phục vụ cho yêu cầu quản lý, kiểm soát việc chấp hành kế hoạch bảo vệ
tài sản xã hội chủ nghĩa. Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành lần đầu theo
Quyết định 122/CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính Phủ bao gồm 13 biểu
báo cáo: Bảng tổng kết tài sản; Tăng giảm tài sản và quỹ khấu hao; Vốn cơ bản;
Chi phí phục vụ, quản lý sản xuất; chi phí sản xuất theo yếu tố; Giá thành sản
phẩm so sánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục; Giá thành đơn vị các
sản phẩm chủ yếu; Những nhân tố làm tăng giảm giá thành; Tiêu thụ; Lãi lỗ và
các khoản thanh toán với Ngân sách.
Mục tiêu của hệ thống báo cáo này là nhằm hệ thống các số liệu và những
thuyết minh cần thiết nhằm thể hiện tình hình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và sử dụng vốn của đơn vị kế toán trong một thời kỳ nhất định bằng
những chỉ tiêu tài chính đã quy định. Số liệu này được các cơ quan quản lý chức
năng của nhà nước sử dụng để nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch, kiểm soát việc tuân thủ các quy định vàđiều hành các tài nguyên giữa
các xí nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống báo cáo tài chính trong giai đoạn này đã cung cấp thông tin toàn
diện về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu quản lý tập trung có
tác dụng tích cực cho việc kiểm soát và chỉđạo của cơ quan chủ quản cũng như
của các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện yêu cầu kế hoạch hóa tập
trung, phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế còn rất nhiều
manh mún và kém phát triển. Tuy nhiên hệ thống báo cáo tài chính này bộc lộ
những nhược điểm:
- Cấu trúc của hệ thống báo cáo quá cồng kềnh ( 13 báo cáo) với quy định
và việc tính toán các chỉ tiêu phức tạp, đòi hỏi người lập và người đọc
báo cáo phải có một hiểu biết tương xứng về kế toán.
- Tần số báo cáo dày đặc ( tháng, quý, 6 tháng, năm) đã làm tăng khối
lượng kế toán một cách đáng kể.
Do vậy việc lập báo cáo thường chậm trễ, mang nặng tính đối phó không đảm
bảo tính trung thực của thông tin.

Giai đoạn 2: Từ năm 1986 – 1990: Đặc điểm của giai đoạn này là nền
kinh tế có bước chuyển biến lớn, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế hạch toán kinh doanh xãhội chủ nghĩa và hệ thống báo cáo kế toán được ban
hành theo Quyết định số 13-TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cục Thống
kê ra đời, theo quyết định này, hệ thống báo cáo kế toán gồm 10 báo cáo. Tuy đã
có những thay đổi nhất định nhưng hệ thống báo cáo kế toán vẫn có số lượng và
nội dung báo cáo nặng nề, rườm rà vàđược thực hiện một cách tập trung, mang
nặng tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng tích cực cho quá trình quản
lý, điều hành trong doanh nghiệp, thông tin chủ yếu chỉ tập trung cho việc kiểm
soát chỉđạo của cấp trên và của cơ quan chức năng.
Giai đoạn 3: Từ năm 1990 – 1995:ở giai đoạn này, những chủ trương
phát triển kinh tế xã hội, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng
hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa được cụ thể hóa vàđưa vào cuộc sống
và hệ thống báo cáo tài chính kế toán định kỳ năm 1990 được ban hành theo
Quyết định số 224TC-CĐKT ngày 18/04/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Theo quyết định này, hệ thống báo cáo kế toán thống kêđịnh kỳ gồm 4 báo cáo:
Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT); Bảng kết quả kinh doanh (02/BCKT); Chi phí
sản xuất kinh doanh theo yếu tố (03/BCKT); Bảng giải trình kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh (04/BCKT).
Báo cáo kế toán ở giai đoạn này đã có những thay đổi phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế cũng như những biến đổi trong cơ chế quản lýđiều
hành doanh nghiệp và do vậy phần nào cũng làm cho thông tin có tính đa dạng
phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới vàđáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối
tượng sử dụng. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình có những
thay đổi lớn nên hệ thống kế toán nói chung và báo cáo kế toán nói riêng chưa
bao quát được hết những vấn đề mới phát sinh, do vậy các nội dung được phản
ánh cũng như cách xác định các nội dung thông tin được cung cấp vừa thiếu sót
vừa chưa đảm bảo tính khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Những hạn
chế này làm ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin cung cấp cho các đối
tượng sử dụng và do vậy phần nào đã làm mờ nhạt vai trò của kế toán trong

công tác quản lý.
Tóm lại, hệ thống báo cáo thời kỳ trước 1995 qua 3 giai đoạn có chiều
hướng giảm về số lượng báo cáo, các chỉ tiêu trình bày tăng tính tổng hợp, nội
dung các chỉ tiêu ngày càng phong phú, phản ánh đầy đủ hơn các nghiệp vụ
kinh tế mới của nền kinh tế thị trường về hình thức trình bày thông tin trên báo
cáo ngày càng thể hiện tính khoa học thông qua việc phân loại, sắp xếp các chỉ
tiêu. Hơn nữa, hệ thống báo cáo tài chính đã có sự chuyển hướng về xác định
đối tượng phục vụ, từđối tượng là phục vụ cho quản lý và kiểm soát của nhà
nước thì cuối giai đoạn này đã chuyển dần sang phục vụ thông tin cho nhiều đối
tượng khác hướng tới hội nhập với quốc tế về kế toán, làm tiền đề cho việc hội
nhập kinh tế.
1.2.2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
Giai đoạn này là giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh
tếđất nước, là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trước yêu cầu đổi
mới của nền kinh tế cũng như sự hội nhập kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam
đòi hỏi phảI được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ và triệt để cả nội dung
lẫn hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế
trong nền kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập với các nguyên tắc, chuẩn
mực, thông lệ chung về kế toán phổ biến của các nước trên thế giới và trong khu
vực. Do đó, hệ thống báo cáo tài chính ở giai đoạn sau 1995 luôn không ngừng
được hoàn thiện dần cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đãđược
ban hành.
Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp
bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, yêu cầu chỉđạo điều hành các
ngành, các Tổng công ty… có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết
khác.
Tuy nhiên, với sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống báo

cáo tài chính hiện hành đã có một số thay đổi phù hợp với các chuẩn mực kế
toán đãđược ban hành và chếđộ kế toán mới, cụ thể sự thay đổi đó như sau:
* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày
01/01/1995 gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo
cáo tài chính (B04-DN)
Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định bắt buộc chỉ
khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hệ thống báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với mục tiêu cung cấp thông
tin tài chính cho các đối tượng sử dụng, đã có sự tương thích nhất định với
thông lệ quốc tế và do vậy đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc thỏa
mãn nhu cầu thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, đây là giai
đoạn mà nền kinh tế nước ta có những thay đổi lớn, toàn diện, do đó nội dung
kinh tế tài chính trong giai đoạn này cũng phát sinh rất phong phú và phức tạp.
Đặc biêt khi các luật thuế mới được ban hành ( thuế GTGT, thuế TNDN…) thì
hệ thống báo cáo tài chính đã bộc lộ một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến
việc cung cấp thông tin liên quan đến quá trình kiểm soát của các cơ quan quản
lý Nhà nước. Do đó, đến tháng 10/2000, Bộ tài chính ban hành hệ thống báo cáo
tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC.
* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 gồm:Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết
minh báo cáo tài chính (B09-DN).
Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC thực chất
vẫn dựa trên nền tảng của hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định
1141/TC/CĐKT, nó chỉ có hệ thống hóa lại các chỉ tiêu theo các văn bản đãđược
sửa đổi trong giai đoạn từ năm 1995-2000.
Hệ thống báo cáo tài chính này đã khắc phục được phần nào hạn chế của hệ
thống trước, nóđã phản ánh kháđầy đủ các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh đã phù hợp hơn với thông lệ chung của kế

toán trên thế giới và tạo được sự tin cậy cho các đối tượng bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định về nội dung và
phương pháp lập. Vì thế, ngày 09/10/2002 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số
89/2002/TT – BTC.
* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thông tư số 89/2002/TT-
BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính:
Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 1:
Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 03: Tài sản cốđịnh hữu hình
Chuẩn mực số 04: Tài sản cốđịnh vô hình
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác
Và ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán
thực hiện 4 chuẩn mực kế toán đợt 1, theo đó hệ thống báo cáo tài chính với 4
mẫu biểu có những thay đổi ở Biểu 01-DN – Bảng cân đối kế toán và Biểu 02 –
DN – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thông tư số
105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003:
Đến ngày 31/12/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 2 được ban hành theo quyết
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 gồm:
Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số 06: Thuê tài sản
Chuẩn mực số 10: ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16: Chi phíđI vay
Chuẩn mực số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tiếp theo đó, ngày 30/12/2003, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quyết định số
234/2003/QĐ-BTC công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3 gồm:
Chuẩn mực số 05: Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên
doanh
Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư
vào công ty con
Chuẩn mực số 26: Thông tin về các bên có liên quan
Để hướng dẫn thực hiện 12 chuẩn mực kế toán mới ban hành đó, Bộ tài chính
đã ban hành thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 để bổ sung thêm
một số chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ hơn.
• Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính:
Vàđến ngày 15/02/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 4 được Bộ trưởng Bộ tài
chính ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 gồm:
Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân
hàng và tổ chức tài chính tương tự
Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm
Chuẩn mực số 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực số 28: Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các
sai sót.
Tiếp theo đó, 04 chuẩn mực kế toán đợt 5 được ban hành theo quyết định số
100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm:
Chuẩn mực số 11: Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phiếu
Chuẩn mực số 19: Hợp đồng bảo hiểm
Để hướng dẫn các chuẩn mực kế toán mới ban hành đó, Bộ trưởng Bộ tài
chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

Theo Chếđộ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, hệ
thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam bao gồm báo cáo tài chính năm
và báo cáo tài chính giữa niên độ. (Phụ lục số 01)
- Báo cáo tài chính năm gồm:
+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
- Báo cáo tài chính giữa niên độ: báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo
cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng
tóm lược.
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng đầy đủ) Mẫu số B 01a – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
(dạng đầy đủ)
Mẫu số B 02a – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) Mẫu số B 03a – DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính(dạng đầy đủ) Mẫu số B 09a – DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng tóm lược) Mẫu số B 01b – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
( dạng tóm lược)
Mẫu số B 02b – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( dạng tóm lược) Mẫu số B 03b – DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( dạng tóm lược) Mẫu số B 09b – DN
1.2.2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01- DN
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn diện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tổng giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp được phân loại theo cơ cấu tài sản và tổng giá trị nguồn hình
thành tài sản phân loại theo cơ cấu nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu)
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán người sử dụng báo cáo tài chính có thể
nhận xét,đánh giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinh
doanh, cơ cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán các
khoản nợ.
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành hai phần: tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp
lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp.
Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo bốn cột: Mã
số, thuyết minh, sốđầu năm, số cuối kỳ (quý, năm). Trong đó cột “Thuyết minh”
nhằm đánh dấu dẫn đến các phần thuyết minh trong bảng thuyết minh báo cáo
tài chính.
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình cơ bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn có
phần tài sản ngoài bảng. Tài sản ngoài bảng phản ánh những tài sản không
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc
đang sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối
kế toán.
Cơ sởđể lập Bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm trước.

- Số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết tương ứng với các
chỉ tiêu được quy định trong bảng cân đối kế toán.
Trước khi lập bảng cân đối kế toán cần phải thực hiện một số việc: tiến
hành kết chuyển các khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy
định; kiểm kê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo số
kiểm kê, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán liên quan; khóa sổ các tài khoản
tổng hợp, chi tiết để xác định số dư cuối kỳ.
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài
chính” từđoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải
tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Nhằm đảm bảo tính chính xác của bảng cân đối kế toán, khi tính toán ghi
chép các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán phải tuân theo những nguyên tắc cơ
bản sau:
- Trước khi lập bảng cân đối kế toán, cần phải kiểm tra việc ghi chép trên
sổ kế toán xem đãđầy đủ, trung thực và chính xác chưa, bằng cách đối
chiếu, kiểm tra giữa sổ sách kế toán liên quan với nhau, giữa sổ kế toán
với thực tế.
- Cột sốđầu năm lấy số liệu ở cột cuối kỳ của bảng cân đối kế toán cuối
niên độ trước chuyển sang. Sốđầu năm không thay đổi trong suốt niên độ
báo cáo.
- Cột số cuối kỳ: theo nguyên tắc lấy số dư cuối kỳ trên các sổ kế toán tổng
hợp hoặc chi tiết tương ứng với chỉ tiêu đóđể lập.
- Những chỉ tiêu phản ánh tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên nợ của
các tài khoản phản ánh tài sản ( các tài khoản loại 1 và loại 2) để lập ở
phần tài sản của Bảng.
- Những chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn thì căn cứ vào số cuối kỳ bên có của
các tài khoản phản ánh nguồn vốn tương ứng ( các tài khoản loại 3 và loại
4) để lập phần nguồn vốn.
- Những chỉ tiêu có tính chất điều chỉnh giảm cho các khoản vốn ( các
khoản dự phòng, hao mòn tài sản cốđịnh…) được lập sau chỉ tiêu mà

nóđiều chỉnh ( cùng tài sản) bằng cách lấy số dư bên có của các tài khoản
tương ứng để ghi sốđỏ ( sốâm). Tương tự những tài khoản thuộc loại 4
mà có số dư bên nợ cũng được ghi vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn, nhưng
ghi sốđỏ vìđiều chỉnh giảm nguồn vốn.
- Những chỉ tiêu liên quan đến số dư chi tiết của các tài khỏan tương ứng
như: trả trước cho người bán, khách hàng ứng trước… thì căn cứ số dư
chi tiết trên sổ tài khoản chi tiết liên quan để lập.
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải
trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời
hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12
tháng thì Tài sản và Nợ phải trảđược phân thành ngắn hạn và dài hạn theo
điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trảđược thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới
kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trảđược thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên
kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12
tháng, thì Tài sản và Nợ phải trảđược phân thành ngắn hạn và dài hạn theo
điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trảđược thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ
kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trảđược thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn
một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ
kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải
trảđược trình bày theo tính thanh khoản giảm dẫn.
1.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh

nghiệp, chi tiết theo các loạ hoạt động chủ yếu.
Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh cho biết toàn bộ kết quả hoạt động
trong kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định. Đồng thời bảng
báo cáo còn cho biết được các yếu tố liên quan đến việc tính toán xác định kết
quả kinh doanh của từng loại hoạt động ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính
và hoạt dộng khác).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho người sử dụng
những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt
động kinh doanh thông thường; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh
từ những hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
trong một kỳ kinh doanh. Đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh còn phản ánh
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong
kỳđó. Chi phí thuế thu nhập gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp
trong kỳ và chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
Thông tin cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh cùng với thông tin
trên BCTC khác giúp cho người sử dụng có những nhận xét, đánh giá về năng
lực kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong kỳ, những nhân tố,
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và triển vọng hoạt động trong thời gian tới.
Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ những
nguyên tắc kế toán cơ bản quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01
“Chuẩn mực chung”, tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày
BCTC quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” và các
quy định hiện hành về BCTC.
- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được phản
ánh trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị, ghi nhận và trình
bày có liên quan được quy định ở các Chuẩn mực kế toán cụ thể.
- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các loại chi phíđược trình bày
theo chức năng của chi phí ( theo khoản mục chi phí). Nhưng trong bản
thuyết minh BCTC doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin bổ sung

về tính chất của các khoản chi phí ( thông tin về chi phí theo yếu tố).
- Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không
thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh theo chức năng của chi phí thìđược trình bày theo tính chất của chi
phí.
Kết cấu và nội dung thông tin phản ánh trong Báo cáo kết quả họat động
kinh doanh:
- Những thông tin chung về doanh nghiệp được phản ánh trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh thực hiện như quy định đối với Bảng cân đối
kế toán, tức là phải ghi rõ tên báo cáo, tên đơn vị báo cáo ( công ty, tổng
công ty), kỳ báo cáo, đơn vị tiền tệ báo cáo…
- Phần số liệu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm các cột
“Chỉ tiêu”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Kỳ này”, “Kỳ trước” nhằm tạo
điều kiện cho sự phân tích, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước.
- Các dòng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ
tiêu chủ yếu cần phải trình bày trong báo cáo này theo quy định hiện hành
về BCTC. Các chỉ tiêu đó phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc
lỗ) từ hoạt động kinh doanh, thu nhập, chi phí, lợi nhuận (hoăc lỗ) từ hoạt
động khác ngoài hoạt động kinh doanh; chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp và lợi nhuận thuần trong kỳ.
1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và
chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo cacá hoạt động kinh doanh, hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thểđánh
giáđược khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán,
và dựđoán được luồng tiểntong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh:phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh
nghiệp như thu tiền mặttừ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng

tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương
nộp thuế, chi trả tiền lãi vay…
+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt dộng đầu tư của doanh nghiệp. Các
khoan thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty
khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản, mua
chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác…
+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp bao gồm
các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh
nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn)hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái
phiếu…
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực
tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì
tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệđược lập bằng
cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi
ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp liên quan đến thu hoặc chi tiền đã
làm tăng, giảm lợi tức như khấu hao TSCĐ, lãi vay ngân hàng chưa thanh toán,
loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi
nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.
Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp căn cứ
vào:Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Các tài liệu kế toán khác
có liên quan;
Theo phương pháp trực tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệđược lập bằng
cách xác định và phân tích các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế
toánvốn bằng tiền theo từng hoạt động và theo nội dung thu chi.
Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp căn cứ
vào:Bảng cân đối kế toán; Sổ kế toán theo dõi thu chi vốn bằng tiền (tiền mặt và
tiền gửi); Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.

1.2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phàn hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính
khác chưa trình bày rõ ràng và chi tiết được, chẳng hạn như :
- Cung cấp số liệu, thông tin vàđánh giá một cách cụ thể chi tiếthơn về tình
hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, thông tinđể phân tích đánh giá tình hình tăng giảm tài
sản cốđịnh theo từng loại, từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở
hữutheo từng loại nguồn vốn và phân tíchtính hợp lỷtong việc phân bổ
vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà ta biết được chếđộ kế toán
đangáp dụng tại doanh nghiệp từđó kiểm tra việc chấp hànhcác chếđộ, thể
lệ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đãđăng kýáp dụng cũng như
các kiến nghị vàđề xuất của doanh nghiệp
Thuyết minh báo cáo tài chính thường bao gồm các nội dung chính như giới
thiệu chung về doanh nghiệp ( đặc điểm hoạt động, chính sách kế toán áp
dụng ): phần chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (chi phí sản xuất
kinh doanh, chi tiết tăng giảm tài sản, tình hình thu nhập công nhân viên, tình
hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu…) và phần giải thích, thuyết minh một số
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (phần tự trình bàycủa doanh
nghiệp nhằm thuyết minh và giải thích một số vấn đề liên quan đến tình hình và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp chi
tiết hơn).
Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ báo cáo,
bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo tài
chính kỳ trước, năm trước.
Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính:
- Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tếđều phải

lập và trình bày báo cáo tài chính.
Các Tổng công ty, công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập
các báo cáo tài chính năm của Tổng công ty, công ty còn phải lập báo cáo tài
chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa
trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty, công ty.
- Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ
thìđược lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
Đối với Tổng công ty Nhà nước và DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc
còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa
niên độ (*).
- Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ(*)
và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại
Nghịđịnh số 129/2004NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ. Ngoài ra còn
phảI lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định
của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.
(*) Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độđược thực hiện từ năm
2008)
Báo cào tài chính hợp nhất và tổng hợp
- Báo cáo tài chính hợp nhất:
Công ty mẹ và tập đoàn làđơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.
Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 mẫu biểu báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN

×