Đề cương Sử 8-HK 1 (2010-2011)
TRƯỜNG THPT MINH THUẬN
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK1 SỬ 8 – NĂM HỌC: 2010-2011
Câu 1.Hãy nêu đặc điểm chung và các hình thức biểu hiện của các cuộc CMTS thời
cận đại (2đ) ?
* Đặc điểm chung:
- Đều do GCTS lãnh đạo, quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia đông đảo nhất
- Mục tiêu: đánh đổ chế độ PK, xác lập chế độ TBCN
- Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển
* Hình thức biểu hiện:
- Giải phóng dân tộc: CMTS Hà Lan, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ
- Nội chiến: CMTS Anh, CMTS Pháp
- Thống nhất đất nước: Đức, I-ta-li-a
- Cải cách: Nga, Nhật
Câu 2. Vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp Pháp trước cách mạng và cho biết quyền lợi giữa 3 đẳng
cấp (1đ)?
Câu 3. Trình bày ý nghĩa lịch sử, hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối
thế kỉ XVIII (2đ)?
* Ý nghĩa lịch sử của CMTS Pháp (1đ)
- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
- Tạo điều kiện cho CNTB phát triển
Trang 1
TĂNG LỮ QUÝ TỘC
ĐẲNG CẤP THỨ BA:
-Tư sản (có thế lực kinh tế, không
có quyền lực chính trị
-Nông dân (nghèo khổ nhất và bị
niều tầng áp bức, bóc lột)
- Bình dân thành thị
Nắm giữ những chức vụ cao nhất, có mọi quyền
hành, không phải đóng thuế
Đề cương Sử 8-HK 1 (2010-2011)
- Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến đỉnh cao
* Hạn chế: (1 đ)
- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của nhân dân
- Không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân
- Không xoá bỏ hoàn toàn chế độ bóc lột của phong kiến.
Câu 4. Nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa Tuyên ngôn Đảng Cộng sản 1848
(2đ)?
* Hoàn cảnh: (0,5 đ)
- Yêu cầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải có lý luận
cách mạng đúng đắn
- Sự ra đời của “Đồng minh những người cộng sản” với vai trò to lớn của Mác và
Ang-ghen
- Tháng 2 – 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản được thông qua ở Luân Đôn
* Nội dung: (1đ)
- Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của
CNXH.
- Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế dộ tư
bản và xây dựng chế dộ xã hội chủ nghĩa
- Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”
* Ý nghĩa (0,5 đ)
- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là học thuyết về CNXH khoa học đầu tiên. Đặt
cơ sở cho sự ra đời của CN Mac. Nó phản ánh nguyện vọng và quyền lợi của giai
cấp công nhân. Đồng thời là vũ khí đấu tranh chống tư sản
Trang 2
Đề cương Sử 8-HK 1 (2010-2011)
Câu 5. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy Công xã Pari 1871? Tại sao nói CX Pa-ri là nhà nước
kiểu mới?
- Công xã Pa-ri đã xây dựng nên mô hình của nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Thực hiện các quyền dân chủ, chăm lo đời sống cho người dân
Câu 6. Hãy nêu nội dung, kết quả cuộc duy Tân Minh Trị 1868 (2đ)?
* Nội dung chủ yếu (1đ)
+ Về kinh tế: thi hành nhiều cải cách: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng
đất của chế độ phong kiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế TBCN
+ Về chính trị - xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa tư sản lên nắm quyền,
thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH-KT trong chương
trình giáo dục
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, chế độ
nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. . .
* Kết quả: (0,5đ)
- Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành
thuộc địa, phát triển thành một nước TBCN
Trang 3
HỘI ĐỒNG
CÔNG XÃ
Uỷ ban Đối ngoại
Uỷ ban Tư pháp
Uỷ ban Lương thực
Uỷ ban Công tác xã hội
Uỷ ban Giáo dục
Uỷ ban Tài chính
Uỷ ban Thương nghiệp
Uỷ ban An ninh xã hội
Uỷ ban Quân sự
Đề cương Sử 8-HK 1 (2010-2011)
* Ý nghĩa: (0,5đ)
- Cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quý tộc tư sản
tiến hành mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật Bản thoát lhỏi nguy cơ trở
thành thuộc địa
Câu.7. Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga 1917 (3đ)?
* Đối với nước Nga: (1,5đ)
- Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người đưa nhân dân lao động
lên nắm quyền, xây dựng chế dộ mới – chế độ XHCN đầu tiên trên TG
* Đối với Thế giới (1,5đ)
- CMT10 dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới, là biến cố lịch sử trọng đại
nhất ở thế kỷ XX
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của
giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
Câu 8 Nêu hoàn cảnh và nội dung Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô (2đ)?
* Hoàn cảnh (1đ)
- Sau cuộc chiến tranh chống nội phản, ngoại xâm nền kinh tế nước Nga bị tàn phá nặng
nề
- Kinh tế suy sụp
- Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi
-> 3/1921 chính quyền Xô viết quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề
xướng
* Nội dung: (1đ)
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng thu thuế lương thực
- Thực hiện tự do buôn bán
- tư nhân được mở xí nghiệp nhỏ, khuyến khích TB nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
Câu 9. Nêu những nhiệm vụ và thành tựu đạt được của công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô (1925-1941)? (2đ)
* Nhiệm vụ: (1đ)
- Thực hiện công nghiệp hóa XHCN ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- Cải tạo nông nghiệp lạc hậu, đưa nông dân vào làm ăn tập thể
* Thành tựu (1đ)
- Hoàn thành trước thời hạn các kế hoạch 5 năm lần I (1928-1932), lần II (1933-1937)
- Kinh tế: các ngành CN, NN phát triển nhanh chóng, đưa Liên Xô từ một nước nông
nghiệp lạc hậu trơt thành nước CN đứng đầu Châu Âu, đứng thứ 2 TG sau Mĩ
- Văn hóa-GD: thanh toán xong nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục
- Xã hội: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
Trang 4
Đề cương Sử 8-HK 1 (2010-2011)
Câu 10. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929-1933? (2 đ)
* Nguyên nhân (1 đ)
- Do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt dẫn đến khủng hoảng
“thừa”, hàng hoá ế ẩm
- Người lao động khốn khổ, không có tiền mua
* Hậu quả: (1đ)
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới và các nước tư bản
- Hàng trăm triệu người( công nhân, nông dân. . .) rơi vào tình trạng đói khổ
- Các nước Đức-Ý-Nhật đã phát xít hoá bộ máy chính quyền, gây chiến tranh để
phân chia lại thế giới-> đây là hậu quả nghiêm trọng nhất đẩy nhân loại vào cuộc
chiến tranh thảm khốc – Chiến tranh thế giới lần thứ 2
Câu 11. Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? Em
hãy nêu nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven (2đ)?
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, 1932 Ph. Ru-
dơ-ven đã đề ra Chính sách mới (0,5 đ)
* Nội dung chủ yếu:
- Là các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển các
ngành kinh tế- tài chính (0,5 đ)
- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng dưới
sự kiểm soát của nhà nước (0,5 đ)
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng, tổ chức lại
sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm. . . (0,5 đ)
Câu 12. Nêu nguyên nhân, kết cục chiến tranh thế giới thứ hai (2đ)?
* Nguyên nhân: (1đ)
- Mâu thuẩn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa của các nước Đế quốc
- Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 => các
nước Đức-Ý-Nhật đã phát xít hoá bộ máy cầm quyền với ý đồ gây chiến tranh để
chia lại thế giới
- Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau: Khối Anh-Pháp-Mĩ >< Khối Phát xít.
Cả 2 khối cùng thù địch với Liên Xô
* Kết cục: (1 đ)
- Chủ nghĩa Phát-xít: Đức-Ý-Nhật sụp đổ hoàn toàn
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất: 60 triệu
người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại gấp 10 lần so với CTTG I.
Trang 5