Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRỌNG HÀ

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN TRỌNG HÀ

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: GS.TS. Nguyễn Đức Chính
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2:

TS. Vũ Đình Chuẩn


HÀ NỘI – 2015


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Đức Chính
2.

TS. Vũ Đình Chuẩn

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại
Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Vào hồi 14 giờ 30 ngày 14 tháng 6 năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thƣ viện , Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng Tƣ liệu Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả trong Luận án này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu trong

Luận án được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng
quy định.
Tác giả

Trần Trọng Hà

4


LỜI CÁM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng
quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ của các khoa, phòng ban chức năng trƣờng Đại
học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
Luận án.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. NGND Nguyễn Đức
Chính và TS. Vũ Đình Chuẩn - những ngƣời thầy đã hết sức tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này.
Tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các
nhà khoa học, phản biện, phản biện độc lập đã có những ý kiến quý báu và
đánh giá xác đáng để giúp cho tác giả hoàn chỉnh Luận án.
Tác giả xin cám ơn Ban Giám hiệu cùng những đồng nghiệp tại Trƣờng
THPT Yên Hòa – nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện và động viên khuyến
khích tôi học tập, hoàn thành Luận án.
Tôi chân thành cảm ơn gửi đến những thành viên trong gia đình của tôi
cùng những ngƣời bạn thân thiết đã động viên, tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận án này.
Tác giả Luận án

5



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

CNH

Công nghiệp hóa

CT

Chƣơng trình

CTGD

Chƣơng trình giáo dục

CTĐT

Chƣơng trình đào tạo

CTNT

Chƣơng trình nhà trƣờng

CĐR

Chuẩn đầu ra


CMHS
DH
DHHT
GD

Cha mẹ học sinh
Dạy học
Dạy học hợp tác
Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV
HĐH

Giáo viên
Hiện đại hóa

HS

Học sinh

NL


Năng lực

PP

Phƣơng pháp

PPDH
PT
PTCT
PTCTNT

Phƣơng pháp dạy học
Phổ thông
Phát triển chƣơng trình
Phát triển chƣơng trình nhà trƣờng

QL

Quản lý

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

SGK

Sách giáo khoa

6


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG
NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về phát triển chƣơng trình giáo dục THPT
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục
THPT
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Chƣơng trình giáo dục
1.2.2. Năng lực
1.2.3. Chƣơng nhà trƣờng cấp THPT theo định hƣớng năng lực
1.2.4. Phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
1.3. Các yêu cầu quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo

định hƣớng năng lực
1.3.1. Lấy học sinh và quá trình học tập của học sinh làm điểm xuất phát của mọi
quyết định quản lý
1.3.2. Nội dung giáo dục đảm bảo cơ bản, cốt lõi, hiện đại
1.3.3. Tăng cƣờng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
1.3.4. Dạy học tích hợp
1.3.5. Dạy học phân hóa
1.3.6. Tạo môi trƣờng để học sinh chủ động kiến tạo dƣới sự hƣớng dẫn của thầy
làm cơ sở để hình thành năng lực
1.3.7. Kiểm tra, đánh giá theo năng là điều kiện tiên quyết trong việc thực thi
chƣơng trình định hƣớng năng lực
1.3.8. Quan tâm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
1.4. Quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo định hƣớng
năng lực
1.4.1. Quản lý
1.4.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng

7

trang
i
ii
iii
iv
v
vi
1
8

8

8
12
15

29
32


1.4.3. Quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp trung học phổ thông theo
định hƣớng năng lực
1.4.4. Đặc điểm chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT
1.4.5. Điều kiện cần thiết để phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
1.4.6. Các loại hình phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
1.5. Các yếu tố tác động tới quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp
THPT theo định hƣớng năng lực
1.5.1. Bối cảnh thế giới và trong nƣớc
1.5.2. Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội
1.5.3. Hệ thống giáo dục quốc dân
1.5.4. Chất lƣợng đội ngũ
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục THPT
1.6. Tiểu kết Chƣơng 1
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH NHÀ
TRƢỜNG VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH NHÀ TRƢỜNG
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC Ở VIỆT
NAM
2.1. Phát triển chƣơng trình giáo dục và quản lý phát triển chƣơng trình
giáo dục phổ thông qua những lần cải cách, thay đổi chƣơng trình giáo dục
phổ thông ở nƣớc ta
2.1.1. Giai đoạn từ 1950 đến 1986
2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay

2.2. Thực trạng phát triển chƣơng trình nhà trƣờng và quản lý phát triển
chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo định hƣớng năng lực ở nƣớc ta
2.2.1. Giới thiệu khảo sát
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
2.2.1.3. Đại bàn khảo sát
2.2.1.4. Công cụ khảo sát
2.2.1.5. Đối tƣợng khảo sát
2.2.1.6. Mẫu khảo sát
2.2.1.7. Tiến hành khảo sát
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.3. Đánh giá chung
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục phổ
thông
2.4.1. Quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục của NewZealand
2.4.2. Quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục của Úc

8

45
46
48
54
54
56
57
58
58
58
61


61

61
63
66
66
66
67
67
68
68
68
69
69
78
84
84
88


2.4.3. Quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục của Anh
2.4.4. Quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục của Trung Quốc
2.4.5. Bài học kinh nghiệm
2.5. Tiểu kết Chƣơng 2
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH NHÀ
TRƢỜNG CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG
LỰC
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
cấp THPT theo định hƣớng năng lực

3.1.1. Nguyên tắc quán triệt quan điểm, đƣờng lối của Đảng trong đổi mới giáo dục và
đào tạo
3.1.2. Nguyên tắc tính kế thừa
3.1.3. Nguyên tắc tính hệ thống
3.1.4. Bảo đảm mục tiêu giáo dục cho mỗi lớp và cả cấp THPT
3.1.5. Nguyên tắc tính hiện thực, khả thi, linh hoạt và tạo sự đồng thuận (nhà trƣờng, GV,
HS, CMHS, ...)
3.1.6. Nguyên tắc tính chất lƣợng và hiệu quả
3.2. Định hƣớng quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo
định hƣớng năng lực
3.2.1. Tổ chức rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung chƣơng trình hiện
hành.
3.2.2. Tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung chƣơng trình của từng môn học hiện
hành theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh
3.2.3. Xây dựng cơ chế động viên khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng các
chủ đề liên môn
3.2.4. Thực hiện các giải pháp để giáo viên tích cực, chủ động đổi mới phƣơng
pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh
3.2.5. Ban hành các cơ chế khuyến khích giáo viên đánh giá kết quả giáo dục
theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của ngƣời học
3.2.6. Xây dựng kế hoạch tăng cƣờng cơ sở vất chất sƣ phạm nhà trƣờng đáp ứng
nhu cầu giáo dục học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực
3.3. Biện pháp quản lí phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo
định hƣớng năng lực
3.3.1. Lập kế hoạch quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
3.3.1.1. Mục tiêu
3.3.1.2. Nội dung
3.3.2. Tổ chức phát triển chƣơng trình
3.3.2.1. Thành lập Hội đồng phát triển chƣơng trình nhà trƣờng


9

93
98
102
105
107

107
107
107
108
108
108
108
109
109
109
110
111

111
112
112
113
113
114
114
114



3.3.2.2. Tổ chức tập huấn phát triển chƣơng trình nhà trƣờng
3.3.2.3. Tổ chức phát triển chƣơng trình nhà trƣờng theo môn học
3.3.2.4. Quản lý phát triển chƣơng trình môn học
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo
định hƣớng NL
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
3.4.2. Phân tích kết quả và bàn luận về kết quả khảo nghiệm
3.5. Thử nghiệm quản lý phát triển CTNT môn học THPT theo định hƣớng
năng lực từ CTGD hiện hành
3.5.1. Mục đích thử nghiệm
3.5.2. Nội dung thử nghiệm
3.5.3. Bàn luận về kết quả thử nghiệm
3.6. Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát dùng cho CBQL cấp trƣờng THPT
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát dùng cho GV cấp trƣờng THPT
PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo nghiệm về các biện pháp quản lý PTCTNT
PHỤ LỤC 4: Nội dung thử nghiệm quản lý PTCTNT môn Ngữ văn cấp THPT
PHỤ LỤC 5: Hƣớng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về

114
114
114
128
128

129
132
132
132
136
136
138
141
142
150
158
165
168
181

thí điểm PTCTNT phổ thông

PHỤ LỤC 6: Các biểu hiện cụ thể về phẩm chất, năng lực của học sinh THPT

DANH MỤC BẢNG

10

186


Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:

Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:

Mức độ hiểu rõ về CTGD của CBQL và GV cấp THPT
Kết quả khảo sát phân tích nhu cầu của CT hiện hành
Kết quả khảo sát cần phải xác định mục tiêu GD cấp THPT
Kết quả khảo sát mức độ hiểu về CĐR của CBQL và GV
Ý kiến về CĐR của các địa phƣơng/ nhà trƣờng
Ý kiến về nội dung cần phải dựa vào CĐR
Ý kiến không cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học
Kết quả ý kiến của CBQL và GV về PPDH với năng lực HS
Số liệu về các PPDH hiện đang đƣợc GV áp dụng
Ý kiến về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay
Kết quả khảo sát quản lí thực thi CT
Kết quả về việc đánh giá thƣờng xuyên CTNT
Số liệu đánh giá về dạy học tích hợp

Bảng 1.14:
Bảng 1.15:

Số liệu đánh giá mức dạy học phân hóa
Khảo sát về chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS


Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm những biện pháp đã đề xuất

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:

Biểu đồ phản ánh mức độ sử dụng các PPDH của GV
Biểu đồ phản ánh quan niệm về công tác tổ chức hƣớng dẫn
thực hiện CT

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

11


Hình 1.1: Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố cấu thành năng lực
Hình 1.3: Qui trình phát triển chƣơng trình
Hình 1.4: Sơ đồ phân cấp quản lý phát triển CTGD
Hình 1.5: Quy trình chung quản lý phát triển CTGD quốc gia
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam
Hình 2.1: Phân cấp xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông của Úc
Hình 2.2: Chu trình xây dựng chƣơng trình của Anh
Hình 3.1: Sơ đồ quản lý PTCTNT

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
12



Chƣơng trình giáo dục THPT là một bộ phận của chƣơng trình giáo dục phổ
thông – một thành tố quan trọng bậc nhất quyết định đến việc hình thành và phát
triển nhân cách thế hệ trẻ trƣớc khi các em bƣớc vào thực tiễn cuộc sống hoặc bƣớc
vào giai đoạn giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, chƣơng trình giáo dục phổ thông, trong
đó có chƣơng trình giáo dục THPT luôn đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm
phát triển để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Ngay từ những năm đầu tiên
của Thế kỷ XXI, nhiều nƣớc trên thế giới đã xem xét điều chỉnh, cải tổ
chƣơng trình giáo dục của mình theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời
học. Do đó, phát triển năng lực ngƣời học đƣợc xem là xu thế tất yếu của thời
đại ngày nay, nhằm giáo dục thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất, năng lực để ứng
phó với cuộc sống luôn biến đổi.
Ở nƣớc ta, nhìn lại chặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển của nền giáo
dục cách mạng kể từ năm 1945 tới nay, chúng ta đã tiến hành ba lần cải cách vào
những năm 1950, 1956 và 1979. Tiếp theo đó, những lần đổi mới chƣơng trình giáo
dục phổ thông thuộc giai đoạn 1986 - 1996 và từ 1996 đến nay, nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện tại
cũng nhƣ sau này, trƣớc những bƣớc phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
nhất là những bƣớc phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin và truyền thông,
cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nƣớc ta
với thế giới, đã đặt ra một yêu cầu to lớn đối với giáo dục nƣớc nhà, cần phải đổi
mới chƣơng trình giáo dục phổ thông nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ
phẩm chất, năng lực để có thể thích ứng với cuộc sống hiện đại và đủ sức để đƣa
đất nƣớc ta phát triển ở ngày mai.
Đối với các cơ sở giáo dục, để có chƣơng trình giáo dục phù hợp với bối
cảnh nhà trƣờng, thì nhiệm vụ phát triển chƣơng trình cần đƣợc thực hiện thƣờng
xuyên, liên tục do sự tác động của kinh tế - xã hội, sự gia tăng tri thức của nhân loại
một cách nhanh chóng. Có nhƣ vậy, nhà trƣờng mới đào tạo đƣợc thế hệ trẻ có dủ
phẩm chất, năng lực để vững bƣớc trong cuộc sống hiện đại.


13


Kể từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đƣợc ban hành, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã và đang tập trung thực hiện Đề án đổi mới Chƣơng trình và
sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời
học. Tuy nhiên, để phát triển thành công CT giáo dục phổ thông trong đó có
CT giáo dục THPT theo định hƣớng năng lực, cần có biện pháp quản lý phát
triển CTGD hiệu quả ở từng khâu của cả chu trình phát triển CTGD. Vì lẽ đó,
quản lý phát triển CTGD theo định hƣớng năng lực cấp THPT cũng cần đƣợc
nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu nhằm xây dựng biện pháp
quản lý phát triển CTGD phù hợp với bối cảnh và đặc điểm của Việt Nam.
Xuất phát từ lý do đó và với vai trò là cán bộ quản lý ở trƣờng THPT cơ sở giáo dục trực tiếp thực thi CT giáo dục THPT - tác giả luận án chọn vấn
đề “Quản lí phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo
định hướng năng lực” làm đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ cho hoạt động
thực tiễn, đồng thời mong muốn đóng góp vào việc xây dựng biện pháp quản
lý phát triển CT giáo dục THPT theo định hƣớng năng lực mà ngành Giáo dục
và Đào tạo đang chỉ đạo các nhà trƣờng triển khai.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ khung cơ sở lý luận về phát triển CTNT
và quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực; làm rõ thực
trạng phát triển CTNT và quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo định
hƣớng năng lực ở nƣớc ta hiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất biện pháp
quản lý PTCTNT cấp THPT theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Phát triển chƣơng trình nhà trƣờng phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu:


14


Quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp trung học phổ thông
theo định hƣớng năng lực ngƣời học.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quản lý PTCTGD cấp THPT theo định hƣớng phát triển năng lực có ý
nghĩa nội hàm rộng, vì bản thân CTGD có nhiều cấp độ nhƣ CTGD quốc gia,
CTGD địa phƣơng, CTGD nhà trƣờng. Năng lực trong phát triển CT cũng có
thể đƣợc hiểu là năng lực của ngƣời phát triển CTGD tức là năng lực chuyên
môn của GV, hoặc có thể hiểu cách khác là năng lực trong phát triển CTGD
là năng lực ngƣời học. Do khuôn khổ của luận án, tác giả giới hạn quản lý
PTCTGD cấp THPT ở cấp độ nhà trƣờng, năng lực đề tài nghiên cứu là
năng lực ngƣời học. Có nghĩa là, luận án tập trung nghiên cứu về quản lý
phát triển CTNT cấp THPT theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học
đƣợc gọi tắt là CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực.
Về phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu quản lý phát triển
CTNT cấp THPT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
CTNT cấp THPT và quản lý phát triển CTNT cấp THPT là những vấn
đề mới và là nhiệm vụ khó khăn với các trƣờng THPT ở nƣớc ta hiện nay.
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống lý luận về CTNT nói chung, CTNT cấp THPT
theo định hƣớng năng lực nói riêng và đề xuất đƣợc biện pháp quản lý quy
trình phát triển CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực sẽ đóng góp
không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn nhằm giúp các trƣờng
THPT hiện nay định hình đƣợc đƣờng hƣớng để tiến hành quản lý phát triển
CTNT của đơn vị mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả giáo dục, làm cơ sở để đóng góp vào việc thực hiện mục
tiêu chung là giáo dục thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng những

đòi hỏi của thời đại.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
15


Luận án sẽ tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chƣơng trình giáo dục, năng lực,
chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo định hƣớng năng lực, phát triển
chƣơng trình và quản lí phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp THPT theo
định hƣớng năng lực.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp
THPT hiện hành, trên cơ sở đó chỉ ra những thành công, ƣu điểm và rút ra
những hạn chế cần tránh trong quá trình quản lý phát triển chƣơng trình.
- Đề xuất biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp
THPT theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, ...
nhằm tổng thuật, phân tích, đánh giá, ... làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý
thuyết của đề tài cũng nhƣ định hƣớng cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu quản lý phát triển chương trình ở một số trường đại học
(vì đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chƣa có công trình nghiên cứu nào về
quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT
nói riêng) nhằm hiểu đƣợc qui trình phát triển CT đƣợc triển khai nhƣ thế
nào, thực trạng quản lý phát triển CT ra sao.
- Nghiên cứu quản lý phát triển CT giáo dục phổ thông ở một số nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu CTGD cấp THPT hiện hành ở

Việt Nam và CTGD PT định hƣớng năng lực ở một số nƣớc.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát, phỏng vấn tổng kết kinh
nghiệm. Thông qua điều tra, hội thảo, phỏng vấn, ... nhằm thu thập những
thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
16


- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của các chuyên gia có trình
độ cao về chƣơng trình; phát triển chƣơng trình, quản lý phát triển chƣơng
trình theo năng lực, ... để từ đó có một cái nhìn tổng quát, khách quan về
những vấn đề mà luận án quan tâm.
- Phương pháp thảo luận chuyên đề, hội thảo: Nhằm làm rõ những
quan điểm, khía cạnh nội dung cơ bản cần quan tâm của đề tài.
- Thống kê, xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (Statistic
Package for Social Studies), Excel, ...
8. Câu hỏi nghiên cứu
Phát triển CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực đang đặt ra cho
các nhà quản lí những vấn đề gì và cần có những biện pháp nào để giải quyết
những vấn đề đó?
9. Những luận điểm bảo vệ và đóng góp mới của luận án
9.1. Những luận điểm bảo vệ
- Để phát triển CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực phù hợp
với bối cảnh nhà trƣờng, công tác quản lý sẽ đóng vai trò quyết định đến sự
thành công hay thất bại của CTNT.
- Nhiệm vụ quản lý PTCTNT cấp THPT là nhiệm vụ của hiệu trƣởng
trƣờng THPT, do đó, hiệu trƣởng cần phải hiểu rõ bản chất CTNT theo định
hƣớng năng lực là gì, phát triển CTNT là nhƣ thế nào và cần có kỹ năng quản
lý toàn bộ quy trình PTCTNT.
- Phát triển thành công CTNT là tiền đề để nâng cao chất lƣợng giáo
dục nhằm đáp ứng mục tiêu, vì CTNT mới là CTGD gần nhất, phù hợp nhất

với đối tƣợng giáo dục và trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và pháp
triển phẩm chất, năng lực học sinh.
9.2. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt học thuật, lý luận:

17


- Thông qua việc tổng hợp, phân tích các quan điểm về chƣơng trình
giáo dục, năng lực, chƣơng trình nhà trƣờng, phát triển chƣơng trình nhà
trƣờng, quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng. Luận án đã luận giải và hệ
thống hóa những lý luận về CTNT và quản lý phát triển CTNT cấp THPT
theo định hƣớng năng lực, tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về CTNT
nói chung và CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực nói riêng.
- Luận án đã kết hợp các lý thuyết về quản lý với mô hình phát triển
CTNT để xây dựng đƣợc quy trình quản lý phát triển CTNT theo định hƣớng
phát triển năng lực ngƣời học.
Về mặt thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng
THPT ở Việt Nam, phần lớn chƣa thực sự hiểu rõ về CTNT, quản lý phát
triển CTNT, đặc biệt là quản lý phát triển CTNT theo định hƣớng năng lực.
- Những biện pháp quản lý phát triển CTNT cấp THPT mà luận án đề
xuất sẽ là tài liệu hữu ích để các nhà quản lý giáo dục, các trƣờng THPT
tham khảo, vận dụng trong quản lý phát triển CTNT ở đơn vị mình phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh nhà trƣờng.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục
trung học phổ thông theo định hƣớng năng lực

Chương 2: Thực trạng phát triển chƣơng trình nhà trƣờng và quản lý
phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp trung học phổ thông theo định hƣớng
năng lực ở Việt Nam
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình nhà trƣờng cấp
trung học phổ thông theo định hƣớng năng lực
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
18


NHÀ TRƢỜNG CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển chương trình giáo dục cấp
THPT
Nghiên cứu PTCT nói chung và PTCTGD nói riêng đã có nhiều chuyên
gia, nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm.
+ Nghiên cứu ở trong nước
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ [Phát triển chƣơng trình giáo
dục], Nxb Giáo dục, năm 2015 của tác giả Nguyễn Đức Chính, ĐHQG Hà Nội.
Tác giả trình bày một cách có hệ thống những quan điểm về CTGD. Trong đó
tác giả đã chỉ ra yếu tố những tác động tới CTGD nhƣ sự tác động của kỷ
nguyên thông tin, bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động mạnh mẽ đến vấn đề
thiết kế, thực thi chƣơng trình giáo dục. Tài liệu thể hiện tác giả tổng thuật khá
hoàn chỉnh có hệ thống các khái niệm, cách tiếp cận cũng nhƣ một số mô hình
phát triển CTGD ở bậc đại học.
Tài liệu [Những vấn đề cơ bản về chƣơng trình và quá trình dạy học] của
tác giả Nguyễn Hữu Châu, đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề
cơ bản về chƣơng trình dạy học và quá trình dạy học. Tài liệu đã nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của quá trình dạy học trong thực thi chƣơng trình. Một

chƣơng trình dạy học thành công hay thất bại tùy thuộc vào quá trình dạy học.
Tài liệu [Chƣơng trình giáo dục] của Nguyễn Văn Khôi (ĐHSP Hà Nội),
đã giới thiệu một cách tóm tắt lý thuyết phát triển chƣơng trình giáo dục, một
số quan điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp thƣờng sử dụng trong phát triển
chƣơng trình giáo dục. Tác giả cũng đã đƣa ra những khái niệm hết sức cơ bản
về chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình đào tạo, khung chƣơng trình, chƣơng
trình khung, chƣơng trình chi tiết, đề cƣơng môn học, chuẩn đầu ra, phát triển
chƣơng trình, cách thức tổ chức phát triển chƣơng trình, đánh giá chƣơng trình
giáo dục, ... cũng nhƣ đánh giá chƣơng trình môn học, đánh giá giáo trình, sách
19


giáo khoa môn học ở bậc đại học. Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả nêu
đều mang tính khái quát, giới thiệu và chƣa phải tài liệu nghiên cứu chuyên sâu
về phát triển chƣơng trình.
Một loạt báo cáo tại các hội thảo khoa học do Bộ GD&ĐT tổ chức năm
2013 nhƣ Hội thảo [Một số vấn đề chung về xây dựng chƣơng trình giáo dục
phổ thông sau 2015], với 54 báo cáo của 54 tác giả (Đỗ Ngọc Thống, Đinh
Quang Báo, Đào Thái Lai, Nguyễn Anh Dũng, Lƣơng Việt Thái, Nguyễn Công
Khanh, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồng Thuận, Đào Văn Toàn,
Dƣơng Thu Mai, ...) xoay quanh những nội dung đổi mới CTGDPT, SGK.
Những nội dung mà Hội thảo tập trung phần lớn là làm rõ nội hàm năng lực,
năng lực ngƣời học (học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói
riêng), hệ thống năng lực đầu ra ở một số nƣớc, mục tiêu và chuẩn, kinh
nghiệm đánh giá theo năng lực trên thế giới, quan điểm xây dựng CTGD của
các môn học trong CTGD phổ thông của Việt Nam sau 2015, ...
Hội thảo [Xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông theo định hƣớng
năng lực] của Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2014 với 10 báo cáo khoa học lớn tập
trung vào các vấn đề đổi mới chƣơng trình, SGK phổ thông, xây dựng chuẩn
đầu ra, các loại hình tham chiếu đánh giá NL, ...

Ngoài ra, có thể đề cập tới một số tác giả đã nhiên cứu khá công phu về
lý luận phát triển CT nhƣ [Chƣơng trình và phƣơng pháp luận phát triển
chƣơng trình] của Bùi Đức Thiệp [72, tr 21- 23, 31]. Tác giả đã đề cập tới
những nội dung lý luận nền tảng về chƣơng trình, bản chất và nguồn gốc của
CT, những nhân tố chế ƣớc tới chƣơng trình. Trong tài liệu [Thiết kế và phát
triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra] của các tác giả Đoàn Thị
Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm tác giả đã tổng thuật khá đầy đủ các
thành phần và qui trình thiết kế và phát triển chƣơng trình đào tạo ở bậc đại học
(các trƣờng đại học kỹ thuật) và mối liên hệ giữa chúng; một qui trình thiết kế
và phát triển chƣơng trình đào tạo. Mặc dù những vấn đề trong tài liệu phần lớn
chỉ mang tính chất giới thiệu và hƣớng dẫn thực hành, nhƣng điểm nổi bật của
20


tài liệu là đã đề cập đến những nội dung khá mới trong phát triển chƣơng trình
giáo dục là khái niệm chuẩn đầu ra và các cấp độ của chuẩn đầu ra; chuẩn đầu
ra theo CDIO (Conceiving – Designing – Implementing – Operating; Hình
thành ý tƣởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành) và giới thiệu qui trình thiết
kế và phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra [55].
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phƣơng đã nghiên cứu chuyên sâu về một
khâu trong quy trình phát triển CTGD qua công trình nghiên cứu [Xây dựng
phƣơng thức, tiêu chí đánh giá chƣơng trình giáo dục phổ thông]. Tác giả đã
tập trung khái quát cơ sở lý luận về đánh giá chƣơng trình giáo dục; giới thiệu
kinh nghiệm đánh giá CT giáo dục trong nƣớc và quốc tế [8]. Tác giả Cao Thị
Thặng quan tâm nghiên cứu về quan điểm dạy học trong CTGD với đề tài
[Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển CT giáo dục phổ thông
giai đọan sau 2015]. Tác giả đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn về tích
hợp, phân hóa trong CT giáo dục phổ thông; đề xuất vận dụng quan điểm tích
hợp trong việc phát triển CT giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam [9].
Tác giả Trịnh Thị Anh Hoa đã tập trung nghiên cứu về chƣơng trình nhà

trƣờng qua Báo cáo tổng kết đề tài [Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát
triển chƣơng trình nhà trƣờng trong giáo dục phổ thông]. Ở công trình này, tác
giả cùng nhóm nghiên cứu đã trình bày một số khái niệm liên quan đến chƣơng
trình nhà trƣờng, phát triển CTGD phổ thông, tổng quan kinh nghiệm PTCTNT
trong giáo dục phổ thông ở các nƣớc trên thế giới. Báo cáo cho thấy, PTCTNT
trong giáo dục phổ thông đã đƣợc nhiều nƣớc phát triển thực hiện vào những
năm 60 của Thế kỷ XX và là xu thế của nhiều nƣớc phát triển trên thế giới.
+ Nghiên cứu ở nước ngoài
Tài liệu [Curriculum development – A Guide to Practice] của Jon Wiles và
Joseph Bondi đƣợc xem là một trong những sách tham khảo hàng đầu trên thế giới
về chƣơng trình học. Tác giả tập trung nghiên cứu về chƣơng trình học trong kỷ
nguyên công nghệ cùng xu thế mới của hoạt động xây dựng chƣơng trình học. Tác
giả chỉ rõ các công nghệ dạy học mới đã tác động mạnh mẽ đến nhà trƣờng, thách
21


thức những nhà trƣờng truyền thống. Do đó, các nhà trƣờng phải phái thay đổi, điều
đó cũng có nghĩa là các nhà xây dựng chƣơng trình học, các nhà quản lý giáo dục
cũng phải đặt nhà trƣờng trƣớc những thử thách của đổi mới. Tài liệu [Developing
the curriculum] của Peter F. Oliva do Nguyễn Kim Dung dịch sang Tiếng
Việt. Tài liệu đã minh họa những cách thức mà những nhà làm chƣơng trình
học xúc tiến quá trình phát triển chƣơng trình học, đồng thời nêu khá chi tiết
những vấn đề liên quan tới việc phát triển chƣơng trình học, lý thuyết về phát
triển chƣơng trình, cũng nhƣ các thành tố của quá trình giảng dạy [21].
Một số công trình tiêu biểu khác nhƣ [Chƣơng trình: Những cơ sở,
nguyên tắc và chính sách xây dựng] của Allan C. Ornstein và Francis P.
Hunkins (1998). Các tác giả đã đƣa ra những cơ sở để xây dựng chƣơng trình
và hệ thống lý luận về CT, các bƣớc phát triển, các chính sách và khuynh
hƣớng phát triển CT [91].
Trong tài liệu [Xây dựng và đánh giá môn học và chƣơng trình học]

[105] của Robert M. Diamond (1998), tác giả đã phân tích các vấn đề xây
dựng CT, CT môn học theo quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm; quan hệ
giữa mục tiêu, môn học và CT giảng dạy; thực thi, đánh giá và cải tiến CTGD
và CT môn học [40].
Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng lực, chƣơng trình,
phát triển CTGD. Tuy nhiên, tác giả luận án nhận thấy các tài liệu mới chỉ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CT, năng lực, khung năng lực cho
học sinh phổ thông, mô hình phát triển CT, kinh nghiệm quốc tế về phát triển
CTGD. Các tài liệu nói trên mới dừng lại ở tài liệu chuyên khảo, tài liệu giảng
dạy, tài liệu học tập, bài báo khoa học tại các hội thảo khoa học, chƣa có công
trình nào tập trung nghiên cứu phát triển CTGD và PTCTNT cấp THPT theo
định hƣớng năng lực một cách toàn diện và có hệ thống.

22


1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý phát triển chương trình
giáo dục cấp THPT
Quản lý PTCT giáo dục là một hoạt động quản lý chuyên ngành có vai
trò quyết định đến sự thành bại của một CT giáo dục. Tuy nhiên, những tài
liệu, công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý PTCT giáo dục phổ thông
nói chung và quản lý PTCT giáo dục THPT nói riêng chƣa nhiều.
+ Nghiên cứu ở trong nước
Tài liệu [Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chƣơng trình giáo dục phổ
thông] của Nguyễn Lộc – Vũ Quốc Chung, đã tập trung nghiên cứu, phân tích
kinh nghiệm phát triển CTGD phổ thông ở một số quốc gia trong khu vực và
thế giới nhƣ: Anh, Úc, Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Trung Quốc, Niu Di-lân, Liên bang Nga, Phần Lan, Ca-na-da, Ai len,
Nam Phi, Xri Lan-ca, Malayxia, ... nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất
về xu hƣớng phát triển CTGD phổ thông trên thế giới, từ đó đề xuất, khuyến

nghị cho Việt Nam trong việc phát triển CTGD phổ thông sau 2015. Những nội
dung liên quan đến quản lý PTCTGD, đƣợc các tác giả giới thiệu qua cách thức
phân cấp trong xây dựng và quản lý CTGD và các chính sách trong quản lý
PTCTGD ở các nƣớc mà tài liệu quan tâm [47].
Trong tài liệu [Phát triển chƣơng trình giáo dục] của tác giả Nguyễn Đức
Chính, đã gợi ý một cách khái quát công tác quản lý PTCTGD nhƣ quản lý
phân tích nhu cầu, lựa chọn và sắp xếp nội dung, xác định hình thức kiểm tra,
đánh giá, ... Tuy nhiên, những vấn đề tác giả quan tâm lại chủ yếu phục vụ cho
quản lý phát triển CT ở bậc đại học.
Trong tài liệu [Những vấn đề cơ bản về chƣơng trình và quá trình dạy
học] của tác giả Nguyễn Hữu Châu, đã thể hiện tinh thần hƣớng đến cá nhân
ngƣời học trong quá trình PTCT và mối quan hệ hữu cơ giữa chƣơng trình và
quá trình dạy học, điều đó sẽ có tác động tới quá trình quản lý PTCT giáo dục
nói chung, nhất là quản lý PTCT giáo dục nhà trƣờng nói riêng.

23


Công trình [Quản lý xây dựng, đánh giá chƣơng trình môn học trong học
chế tín chỉ] - Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Hữu Hoan. Công trình đã giới
thiệu các công việc cần thực hiện khi quản lý xây dựng CT môn học nhƣ thế
nào. Tuy nhiên, các môn học trong luận án đề cập đƣợc thực hiện trong học chế
tín chỉ ở trƣờng đại học.
Tài liệu [Hội thảo tập huấn thí điểm phát triển CTGD nhà trƣờng phổ
thông] do Bộ GD&ĐT tổ chức đã đề cập đến những vấn đề về PTCT giáo dục
nhà trƣờng, một số biện pháp quản lý việc thí điểm phát triển chƣơng trình
giáo dục nhà trƣờng phổ thông, ... Đặc biệt tài liệu đã nêu một số biện pháp
quản lý việc thí điểm phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông ở
Việt Nam đƣợc triển khai từ 6/2013.
+ Nghiên cứu ở nước ngoài

Những tài liệu, công trình nghiêu cứu về quản lý PTCTGD điển hình
mà tác giả luận án tham khảo gồm [Developing the curriculum] của Peter F.
Oliva, bên cạnh những nội dung về chƣơng trình, PTCTGD, tác giả cũng đề
cập những nét rất khái quát tới công tác quản lý phát triển CTGD, chẳng hạn
tài liệu nêu cấp độ hoạch định CT học, các bƣớc đánh giá nhu cầu, các quyết
định tổ chức và thực hiện CT, ... Tài liệu [Curriculum development - A Guide
to Practice] của Jon Wiles – Joseph Bondi cũng đã đề cập mộ số vấn đề quản
lý phát triển CTGD.
Về xây dựng và phát triển chƣơng trình giáo dục dựa vào nhà trƣờng
(School based curriculum development), trong thời gian qua đã có một số
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhƣ: [Nâng cao năng lực xây
dựng và thực hiện đổi mới chƣơng trình, UNESCO, 6, 2005] đề cập đến
chƣơng trình nhà trƣờng ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Inđonexia..; [A Case Study of School - Based Science Curriculum
Development], Teresa Tack Shan Wong đã đề cập đến việc tiếp cận, xây
dựng, triển khai thực hiện chƣơng trình, đánh giá thực hiện chƣơng trình của
Hồng Kông; Curriculum development: fourth edition. Brady, L. (1992) đã đề
24


cập đến nội dung chƣơng trình, quá trình triển khai và việc quản lý thực hiện
chƣơng trình của Úc … Những ý kiến thảo luận đầu tiên về xây dựng chƣơng
trình theo tiếp cận “dựa vào nhà trƣờng” đƣợc hình thành những năm 1970 –
1980, chủ yếu ở một số nƣớc phát triển nhƣ: Úc, Mỹ, Anh, Canada, Isarel,
New Zealand ... và xuất hiện ở một số nƣớc châu Á vào những năm cuối của
Thế kỷ XX [39].
Bài viết [Tổng quan các công trình nghiên cứu về PTCT giáo dục nhà
trƣờng] của tác giả Nguyễn Đức Chính, Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục –
Trƣờng đào tạo cán bộ QLGD TPHCM. Công trình đã tổng lƣợc một số công
trình nghiên cứu về CT nhà trƣờng của các tác giả trong khối nói tiếng Anh,

chủ yếu của Newzealand, Úc. Theo tác giả, các công trình nghiên cứu về PTCT
nhà trƣờng bao gồm các báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo, sách chuyên
khảo, các bài phê bình, các văn bản pháp quy về chính sách giáo dục nói chung
và phát triển CTGD nói riêng. Các công trình này xuất hiện chủ yếu vào những
năm từ 1974 đến nay. Trong đó có 29 luận án tiến sĩ và hơn 300 bài viết về
PTCTNT đến từ Úc. Ngoài ra, còn có nhiều công trình đến từ Canada, Hoa Kỳ,
Vƣơng quốc Anh, Israel. Từ những năm 2000 ở Hong Kong, Trung Quốc, Đài
Loan cũng đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về PTCTNT.
Tóm lại, các công trình trong và ngoài nƣớc nói trên, tuy đã quan tâm
nghiên cứu những vấn đề lý luận về chƣơng trình, phát triển CTGD, CTNT ở
Việt Nam cũng nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, chƣa có công
trình, tài liệu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý PTCTNT theo
định hƣớng năng lực và đặc biệt là nghiên cứu về quản lý PTCTNT cấp
THPT theo định hƣớng năng lực.
Do vậy, nhiệm vụ của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
chƣơng trình, năng lực, CTNT cấp THPT theo định hƣớng năng lực và cách
thức quản lý PTCTNT phổ thông nói chung và quản lý PTCTNT cấp THPT
theo định hƣớng năng lực nói riêng nhằm đóng góp phần nào đó cho sự
nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
25


×