Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn trong dạy học chương “oxi lưu huỳnh”, hóa học 10, chương trình cơ bản theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.41 KB, 17 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Xây dựng và sử dụng bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn trong dạy học
chương “Oxi - Lưu huỳnh”, Hóa học 10, chương trình cơ bản theo định
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Bộ môn (lĩnh vực): Hóa học

Năm học 2015 – 2016


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và sử dụng bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn trong
dạy học chương “Oxi - Lưu huỳnh”, Hóa học 10, chương trình cơ bản theo định
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Hóa học
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Huyền

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: ………….
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Hóa học
Chức vụ, đơn vị công tác: GV trường …………….
Điện thoại: ………..

TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)


PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nhưng với nhiều học sinh môn hóa
học lại được coi như một môn khoa học lý thuyết nhàm chán bởi một số lý
do sau:
-

Đối với môn hóa học có những lúc học sinh học các nội dung lý thuyết (tính chất
vật lý, tính chất hóa học của một đơn chất hay hợp chất… mà đặc biệt là các thí
nghiệm cụ thể) trong sách giáo khoa còn hiện tượng thí nghiệm thực tế xảy ra như
thế nào các em không nhìn thấy được.


-

Học sinh ghi nhớ một cách máy móc các phương trình hóa học, đặc biệt ghi nhớ

-

bằng cách học thuộc lòng nên dễ chán và mau quên.
Trong hóa học một số khái niệm, định luật... nhiều khi lại rất trừu tượng, khó hiểu,
khô cứng làm cho học sinh khó tiếp thu và cảm thấy nhàm chán, nhất là đối với
những học sinh có mức độ tư duy không tốt.
Tuy nhiên, trong hóa học lại có rất nhiều nội dung có liên quan đến thực tiễn
sản xuất, đời sống... nếu người giáo viên có thể tích hợp những nội dung đó trong
bài học sẽ góp phần làm cho bài học trở nên thiết thực, sinh động, hấp dẫn... khiến
học sinh có thêm yêu thích bộ môn, có thêm động lực tiếp thu bộ môn từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở phổ thông.

Đặc biệt chương: “Oxi – Lưu huỳnh” – Hóa học 10, chương trình cơ bản có
nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề thực tiễn như: sự suy giảm tầng ozon, hiện
tượng mưa axit… có thể lồng ghép những vấn đề này vào trong bài học để giảm độ
khó hiểu cho bài học, giúp học sinh dễ tiếp thu, nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh.
Từ các lý do trên tôi xây dựng sáng kiến: “Xây dựng và sử dụng bài tập liên
quan đến vấn đề thực tiễn trong dạy học chương “Oxi - Lưu huỳnh”, Hóa học 10,
chương trình cơ bản theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh”.
Sáng kiến của tôi về mặt hình thức là không mới. Cái mới ở đây là hầu hết các
bài tập liên quan đến thực tiễn được đặt trong các tình huống (bài tập tình huống).
Đó là những bài tập mà phần giả thiết của bài tập là một bối cảnh hay một tình
huống nào đó thực tiễn đòi hỏi người học phải nhận thức và giải quyết. Tình huống
xuất phát từ thực tiễn nên có tác dụng kích thích hứng thú học tập; khả năng tìm
tòi, sáng tạo của học sinh. Học sinh giải quyết bài tập tình huống cũng là giải quyết
vấn đề do đó việc sử dụng bài tập tình huống sẽ có tác dụng phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.


Trong dạy học hóa học, tình huống đưa ra trong các bài tập có thể là một vấn đề
trong học tập thực hành, nghiên cứu hóa học; cũng có thể là một hiện tượng trong
tự nhiên về thời tiết, môi trường,... trong đó bản chất của vấn đề được đề cập được
giải thích bằng kiến thức hóa học (tất nhiên có thể tích hợp với các kiến thức các
môn học khác).
Mặc dù đã có sự đầu tư cho sáng kiến song vì điều kiện thời gian còn hạn chế,
kinh nghiệm giảng dạy còn non trẻ nên các bài tập tình huống vẫn còn nhiều hạn
chế rất mong được các Thầy, Cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


PHẦN II:
I.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

Khi xây dựng bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn cần đảm bảo các nguyên
tắc sau:
(1)

Nội dung bài tập phải chính xác, khoa học, hiện đại
Trong một số bài tập, bên cạnh nội dung hóa học còn có những nội dung xuất
phát từ đời sống, sản xuất.... Những dữ liệu đó cần phải đưa vào một cách chính
xác, không được thay đổi tùy tiện, phi thực tế.
Các thông tin đưa ra trong bài tập cần đảm bảo tính cập nhật, hiện đại. Ví dụ
trong một số bài tập về sản xuất hóa học thì nên đưa vào các dây chuyền công nghệ
đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã
quá cũ và lạc hậu hiện nay không dùng hoặc ít dùng.

(2)

Tình huống trong bài tập phải gắn với kinh nghiệm và có kiến thức sát nội dung
học tập của học sinh
Tình huống thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều và rộng. Nếu giáo
viên không chọn những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, sát nội dung học tập của
học sinh có thể khiến học sinh lâm vào tình trạng khó khăn khi giải bài tập, làm



giảm hứng thú, động lực giải bài tập của học sinh, không đảm bảo mục tiêu và tính
trọng tâm của bài học.
(3)

Tình huống phải đảm bảo tính sư phạm

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn nhiều so với chương trình kiến
thức hóa học phổ thông nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh cần phải
có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản hóa tình huống (tuy nhiên không được
thay đổi làm hiểu sai hiện tượng thực tế đó). Các yêu cầu giải bài tập cũng phải
phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
(4)

Mức độ phức tạp phải phù hợp với đối tượng học sinh

Học sinh chỉ tích cực tham gia hoạt động học tập khi các yêu cầu học tập đặt ra
phải phù hợp với khả năng của học sinh. Do đó các bài tập hóa học đặt ra phải phù
hợp với khả năng nhận thức, vốn kiến thức của đa số các học sinh. Tuy nhiên cũng
cần có những bài tập mang tính chất phân hóa cá nhân.
II.

CÁCH XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN
ĐỀ THỰC TIỄN

Để xây dựng bài tập tình huống liên quan đến vấn đề thực tiễn trong hóa học
theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh có thể thực hiện
4 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, nội dung kiến thức xây dựng bài tập, cân
nhắc yếu tố khách quan.
Để thực hiện điều này, giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, đặc biệt

lưu ý các vấn đề trọng tâm.
Bước 2: Tìm tình huống thực tiễn. Xác định kiến thức đó thuộc các vấn đề
thường gặp trong học tập, thực hành, nghiên cứu hóa học hay có trong các hiện
tượng thực tiễn nào. Tìm kiếm các tài liệu về các hiện tượng thực tiễn có liên quan
đến kiến thức xây dựng bài tập vừa xác định ở trên.
Bước 3: Viết nội dung bài tập tình huống.


Từ các tài liệu tìm kiếm được, chọn lọc các thông tin trong đó làm giả thiết của
bài tập, lưu ý đảm bảo tính khoa học chính xác, tính sư phạm, tính thực tiễn. Xây
dựng yêu cầu (câu hỏi) theo mục tiêu và mức độ nhận thức đặt ra.
Bước 4: Giải bài tập tình huống vừa xây dựng, phân tích đánh giá để chỉnh sửa
nếu có.
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Khi dạy học “Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat”, cần củng cố kiến
thức về kĩ năng pha loãng axit sunfuric đặc ở mức độ hiểu. Đây là một việc làm
phải thực hiện trong phòng thí nghiệm, do đó có thể tạo ra một tình huống trong
thực hành nghiên cứu hóa học như sau:
Một bạn học sinh muốn làm thí nghiệm chứng minh tính axit mạnh của H 2SO4
loãng. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm chỉ có axit sunfuric đặc có nồng độ 98%
nên bạn đó phải tiến hành pha loãng H2SO4 đặc. Hãy mô tả bằng lời và bằng hình
vẽ cách pha loãng axit H2SO4 đặc mà bạn học sinh đó phải tiến hành để đảm bảo an
toàn. Giải thích cách làm đó.
Hay muốn củng cố tính háo nước của axit sunfuric ở mức vận dụng có thể tạo
ra tình huống trong thực hành như sau:
Ví dụ 2: Trong giờ thực hành, khi tiến hành làm thí nghiệm cho axit H 2SO4 đặc
tác dụng với kim loại đồng, do không chuẩn bị bài một bạn học sinh vừa lấy hóa
chất vừa mở sách xem cách tiến hành thí nghiệm nên đã làm rớt 1 giọt axit xuống
sách. Bạn ấy nhận thấy vị trí sách bị axit rơi vào trở nên đen dần và bị thủng, có
khói trắng bay lên. Em hãy giúp bạn đó giải thích hiện tượng hóa học trên? Và rút

ra chú ý gì khi phải làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc?
III.

MỘT SỐ BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN
Bài 1: Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị nhưng có vai trò

quyết định đối với sự sống. Trung bình mỗi người cần từ 20 – 30 m 3 không khí để
thở mỗi ngày. Như vậy nhu cầu về oxi đối với sự sống là rất lớn vậy lượng khí oxi


trong không khí có bị cạn kiệt dần theo thời gian không? Vì sao? Em hãy đề xuất
một số biện pháp nhằm duy trì nguồn cung cấp oxi trong không khí?
Lời giải:
Lượng khí oxi trong không khí hầu như không đổi vì oxi trong không khí là sản
phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh chính là nhà máy sản xuất cacbonhidrat và
oxi từ cacbon dioxit và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời:
ánh sáng

6CO2 + 6H2O

C6H12O6 + 6O2
Nhờ sự quang hợp của cây xanh mà lượng khí oxi trong không khí hầu như
không đổi do đó để duy trì nguồn cung cấp oxi trong không khí chúng ta cần tích
cực trồng, chăm sóc cây xanh, tuyên truyền giáo dục ý thức cho mọi người…
Nhận xét
Bài tập trên dùng để củng cố kiến thức về tính chất vật lý của oxi ở mức độ
biết và ứng dụng của oxi ở mức độ vận dụng bậc cao. Bài tập này có thể sử dụng
trong khi nghiên cứu bài học hoặc dùng trong các tiết luyện tập. Bài tập không đòi
hỏi HS phải nhớ kiến thức một cách máy móc tính chất vật lý hay ứng dụng của
oxi mà cần ở HS cách vận dụng tổng hợp các kiến thức trong đó có cả vận dụng

kiến thức liên môn… để giải quyết tình huống, qua đó tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường, một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay.
Bài 2: Tầng ozon rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất vì nó hấp thụ
phần lớn tia cực tím của bức xạ mặt trời, không cho các tia này đến được Trái đất.
Nếu tầng ozon bị suy giảm, bức xạ UV sẽ đến Trái đất nhiều hơn và làm tăng bệnh
ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, làm giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng
đến hệ sinh thái biển…Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh đã phát hiện
thấy tầng ozon trên Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước
Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng ozon ở Bắc Cực có hiện
tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc Cực cũng sẽ bị
thủng. Tin này nhanh chóng truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm tầng ozon? Em hãy đề xuất một số biện
pháp bảo về tầng ozon.


Hình ảnh độ dày trung bình tầng ozon qua các năm
Lời giải:
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm tầng ozon là do hợp
chất CFC trong công nghiệp làm lạnh, ngoài ra còn do các hóa chất, khí thải công
nghiệp gây nên…
Một số biện pháp bảo vệ tầng ozon:
-

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các loại hóa chất thuộc dạng Freon.
Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch:năng lượng gió,năng lượng thủy

-

triều,năng lượng mặt trời…. hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân.
Xử lí cục bộ gây ô nhiễm trong từng khu công nghiệp,từng nhà máy,từng công


-

đoạn sản xuất riêng biệt .
Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ...
Nhận xét:
Bài tập trên dùng để củng cố kiến thức về ứng vai trò của tần ozon ở mức độ
biết và giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường (bảo vệ tầng ozon). Bài tập này có
thể sử dụng trong khi nghiên cứu bài học hoặc dùng trong các tiết luyện tập. Bài
tập không đòi hỏi HS phải nhớ kiến thức một cách máy móc mà cần ở HS cách vận
dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết tình huống, qua đó tích hợp giáo dục HS
chung tay bảo vệ tầng ozon, một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay.
Bài 3: Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt… nước là một
nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng
nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng
nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Từ năm 1906 tại Nice – Pháp đã xây


dựng nhà máy sản xuất nước đầu tiên sử dụng ozon. Tại thành phố Los Angeles,
bang California Mỹ có nhà máy xử lý nước uống lớn nhất thế giới, tất cả các loại
nước uống đóng chai đều được khử trùng, làm sạch bằng ozon. Ozon được bơm
vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m 3. Lượng dư được duy trì trong nước
khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao,
amip ...).
a. Vì sao ozon lại có tính sát trùng?
b. Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước.
c. Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 100 lít
rượu vang. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước.
Lời giải:

a.
b.

c.

Vì ozon có tính oxi hóa mạnh nên có tính sát trùng.
Để nhận biết lượng ozon dư trong nước ta có thể nhúng giấy có nhỏ dung dịch
KI và tẩm hồ tinh bột vào nước, nếu giấy xuất hiện màu xanh đặc trưng thì
chứng tỏ có ozon dư.
Lượng nước cần dùng để sản xuất 400 lít rượu vang là:
100 * 5 = 500 lít = 0,5m 3
Vì ozon được bơm vào trong nước để khử trùng với hàm lượng từ 0,5 - 5
g/m3 nên trong 0,5m3 ta có khối lượng ozon cần dùng là: 0,25 – 2,5 g.
Nhận xét:
Bài tập trên củng cố kiến thức về ứng dụng của ozon và tính chất hóa học của ozon
ở mức độ vận dụng cao. Bài tập có thể sử dụng trong nghiên cứu bài mới, trong các tiết
luyện tập, hoặc trong kiểm tra đánh giá.
Bài 4: Thủy ngân là một kim loại nặng rất độc. Người bị nhiễm độc thủy ngân
bị run chân tay, rung mí mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh... thậm trí có
thể bị tử vong khi bị nhiễm thủy ngân với nồng độ lớn (lớn hơn 100micro gam/
m3). Thủy ngân độc hơn khi ở thể hơi vì dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua nhiều con
đường như đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua da…


a.

Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân, không được dùng chổi quét mà lại rắc bột
S lên chỗ có Hg?

b.


Trong tủ thuốc mỗi gia đình thường có nhiệt kế, tuy nhiên bột S ở gia đình thường
không có. Hãy trình bày cách xử lý nhiệt kế vỡ tại nhà một cách an toàn khi không
có bột S.

Hình ảnh bột lưu huỳnh
Lời giải:
a.

Thủy ngân độc, dễ bay hơi. Ở nhiệt độ thường phản ứng ngay với S thành HgS

-

(rắn, không bay hơi) do đó quá trình thu gom Hg cũng đơn giản hơn.
Hg + S → HgS.
b. Xử lý nhiệt kế vỡ tại nhà khi không có sẵn bột S, ta tiến hành như sau:
- Cấp tốc đưa trẻ nhỏ và súc vật ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.
Hãy đóng kín cửa, không để gió lùa (để hạn chế tốc độ bay hơi của Hg). Tại nơi
thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên lại (để hạt Hg hiện ra rõ, dễ
thu dọn). Chú ý đeo găng tay khi dọn và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với

-

da tay.
Tuyệt đối không được dùng máy hút bụi để thu dọn! Ta thu gom các hạt thủy ngân
bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Thủy ngân được thu gom
cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín.
- Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà.
- Sau khi đã thu dọn, mở cửa thoáng trong vòng vài giờ liền.
Nhận xét:

Nhiệt kế thủy ngân hầu hết các tủ thuốc gia đình hiện nay đều có nhưng không
phải ai cũng biết cách xử lý nhiệt kế khi không may bị vỡ một cách an toàn. Thông
qua bài tập này HS có thể giải quyết được tình huống đó một cách hiệu quả, và có
hứng thú hơn với môn Hóa khi các tình huống trong bài tập sát với đời sống HS.
Bài 5: Hỗn hợp gồm 12%S, 13%C, 75%KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể
dùng để làm thuốc pháo.


Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt pháo.
Có ý kiến cho rằng: “Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và gây ô nhiễm môi
a.

b.

trường”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Hình ảnh vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa ở Phú Thọ
Lời giải:
a. Các phương trình phản ứng có thể xảy ra khi đốt pháo:
t0

2 KNO3 + C → 2 KNO2 + CO2
t0

2 KNO3 + S → 2KNO2 + SO2
t0

4 KNO3 + C + S → 4 KNO2 + CO2 + SO2
...
b.Đồng ý, vì sau khi đốt pháo có nhiều khí độc sinh ra như SO2, CO, CO2… không chỉ vậy

đốt pháo còn có thể gây cháy, nổ….
Nhận xét:
Giáo dục cho HS về sự nguy hiểm của pháo nổ trong ngày Tết và cam kết Tết
không đốt pháo không chỉ là nhiệm vụ của GV chủ nhiệm hay ban quản sinh mà là nhiệm
vụ của tất cả người làm giáo dục … Bài tập trên không đơn thuần là một bài tập trong bộ


môn mà đã gián tiếp giáo dục HS về sự nguy hiểm cuả pháo nổ … hướng tới một cái Tết
an toàn lành mạnh.
Bài 6: Không khí chứa một lượng nhỏ ozon (dưới 10 -6 % theo thể tích) có tác
dụng làm cho không khí trong lành. Em hãy giải thích tại sao?
1.

Sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây … bầu trời xanh

2.

cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
Ở các rừng thông không khí thường rất trong lành, dễ chịu và các viện dưỡng lão
thường được đặt ở gần các đồi thông?
Lời giải:
a.
-

Nguyên nhân:
Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm không khí trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
3O2

hv



¬


2O3

Không khí với một lượng ozon nhỏ có tác dụng làm cho không khí trong lành.
b.

Vì nhựa thông rất dễ bị oxi hóa để giải phóng 1 lượng nhỏ ozon, ozon sẽ làm cho
không khí trong lành hơn. Do đó các khu điều dưỡng hoặc chữa bệnh thường được
bố trí rất gần các rừng thông.
Bài 7: Mưa axit - hậu quả của ô nhiễm khói, bụi được phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1948 tại Thụy Điển. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, hiện tượng này
đã bắt đầu được nghiên cứu. Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa
các cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang ở vào thời kỳ bị phá hủy với
những mức độ khác nhau và sản lượng gỗ bị hủy ước tính khoảng 800 triệu đôla.
Hay như ở Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng),
trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%. Trong thập kỷ qua,
mưa axit đã gây ra sự phá hủy hàng trăm hồ và suối ở nhiều nơi trên thế giới, trong
đó có Mỹ, Canada và châu Âu.


- Hãy cho biết mưa axit là loại nước mưa như thế nào? Nguyên nhân chính
nào gây ra mưa axit là gì?
- Hãy cho biết tác hại của mưa axit? Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu
mưa axit?
Lời giải:
- Nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit: do quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá,

dầu mỏ… ) sinh ra các khí sunfua đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2)...Các khí này hoà
tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuric (H 2SO4), axit nitric
(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước
mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.
- Tác hại của mưa axit:
+ Axit mưa thấm vào đất và cây bằng cách hòa tan các chất độc hại trong đất
mà được hấp thụ bởi rễ.
+ Mưa này cũng hòa tan các khoáng chất có lợi và các chất dinh dưỡng
trong đất mà sau đó được rửa sạch, trước khi các loại cây có cơ hội sử dụng chúng
để phát triển .
+ Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu đến sinh vật dưới nước. Một số lượng cao
của axit sunfuric trong nước biển gây trở ngại cho khả năng của cá để có chất dinh
dưỡng, muối và oxy .
+ Mưa axit cũng gây thiệt hại nhân tạo cấu trúc và vật liệu: mưa axit hòa tan
đá sa thạch, đá vôi, đá cẩm thạch, ăn mòn sứ, dệt may, các công trình xây dựng
bằng đá, kim loại....
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nó có thể làm hại chúng
ta thông qua không khí và ô nhiễm đất.
Nhận xét:
Mưa axit là một trong những vấn đề hàng đầu về môi trường. Thông qua bài tập
đã giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiện tượng mưa axit.


Bài 8: Ở nhiệt độ cao hiđro kết hợp với lưu huỳnh tạo ra sản phẩm là hiđro
sunfua. Sản phẩm này chính là một trong những thủ phạm của vụ thảm họa diễn ra
ở Mehico vào tháng 11 năm 1950 khi một nhà máy ở Pozarica thải ra một lượng
H2S lớn đã làm chết 22 người và khiến 320 người nhiễm độc. Hiđrosunfua rất độc,
gây đau đầu, buồn nôn, làm mất cảm giác khướu giác, chỉ 0,1% H 2S có trong
không khí đã gây độc mạnh. Khi hít phải Hidrosunfua có thể bị (ngạt vì H 2S tác
dụng dễ dàng với Oxi), bị viêm màng kết do Hiđrosunfua tác dụng vào mắt, bị các

bệnh về phổi (vì hệ thống hô hấp bị kích thích mạnh do thiếu Oxi) có thể gây thở
gấp hoặc ngừng thở…
Trong thiên nhiên H2S là do hợp chất hữu cơ, rau, cỏ... thối rữa mà thành,
đặc biệt ở nơi nước cạn, bờ biển và sông hồ nông cạn, các vết nứt núi lửa ; ở các
suối, cống rãnh, hầm lò khai thác than. Ước tính từ mặt biển phát ra khoảng 30
triệu tấn H2S mỗi năm và từ mặt đất phát ra khoảng 50 tới 60 triệu tấn H 2S mỗi

-

năm.
a.

Trong thiên nhiên H2S được phát sinh như thế nào? Vì sao trong công nghiệp

b.

không điều chế H2S?
Hãy giải thích tại sao có thể nói: “Mặc dù có nhiều nguồn sinh ra H2S nhưng khí
này lại không bị tích tụ trong khí quyển".
Lời giải:
a.

Nguồn phát sinh H2S trong thiên nhiên:

Trong thiên nhiên H2S là do hợp chất hữu cơ, rau, cỏ... thối rữa mà thành, đặc
biệt ở nơi nước cạn, bờ biển và sông hồ nông cạn, các vết nứt núi lửa ; ở các suối,
cống rãnh, hầm lò khai thác than.
b.

Trong không khí, H2S bị oxi hóa theo các phương trình :

2H2S + 3O2dư → 2SO2 + 2H2O
2H2S + 3O2thiếu → 2S



+ 2H2O

Nếu trong không khí ẩm, ở nhiệt độ thường cũng xảy ra phản ứng tương tự :
2H2S + 3O2( không khí ẩm )




2S



+ 2H2O


Chính phương trình đó đã giải thích vì sao các dung dịch H 2S lại bị vẫn đục và
vì sao trong thiên nhiên có nhiều nguồn tạo ra H 2S nhưng không có sự tích tụ H 2S
trong khí quyển.
Nhận xét
Bài tập trên củng cố cho HS kiến thức về tính chất hóa học cuả H 2S ở mức độ
hiểu. Thông qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác thải bừa bãi
để giảm thiểu sự sản sinh H2S,
Bài 9: Một bạn học sinh muốn làm thí nghiệm chứng minh tính axit mạnh của
H2SO4 loãng. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm chỉ có axit sunfuric đặc có nồng
độ 98% nên bạn đó phải tiến hành pha loãng H2SO4 đặc. Hãy mô tả bằng lời và

bằng hình vẽ cách pha loãng axit H2SO4 đặc mà bạn học sinh đó phải tiến hành để
đảm bảo an toàn. Giải thích cách làm đó.
Lời giải :
H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào
H2SO4 đặc nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy
hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng
đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.
Hình vẽ minh họa :

Nhận xét :
Bài tập trên nhằm củng cố kiến thức pha loãng axit sunfuric ở mức độ hiểu, có
thể dùng bài tập trong nghiên cứu bài mới, trong tiết luyện tập hoặc dùng trong
kiểm tra, đánh giá.


Bài 10 : Trong giờ thực hành, khi tiến hành làm thí nghiệm cho axit H 2SO4 đặc
tác dụng với kim loại đồng, do không chuẩn bị bài một bạn học sinh vừa lấy hóa
chất vừa mở sách xem cách tiến hành thí nghiệm nên đã làm rớt 1 giọt axit xuống
sách. Bạn ấy nhận thấy vị trí sách bị axit rơi vào trở nên đen dần và bị thủng, có
khói trắng bay lên. Em hãy giúp bạn đó giải thích hiện tượng hóa học trên? Và rút
ra chú ý gì khi phải làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc?
Lời giải:
Thành phần chính của giấy: xenlulozo (C6H10O5)n.
(C6H10O5)n

H 2 SO4 (d)



6C(màu đen) 5H2O.


C 2H2SO4 (đặc) → CO2 2SO2 2H2O.
SO2 và CO2 thoát ra, làm chỗ giấy bị axit nhỏ vào sùi lên và thủng.
Khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc tuyệt đối cẩn thận và không được
nô đùa trong khi làm để tránh axit rây ra quần áo, cơ thể....
Nhận xét:
Bài tập trên nhằm củng cố kiến thức về tính háo nước của axit sufuric đặc ở
mức độ vận dụng cao, có thể áp dụng trong khi nghiên cứu bài mới, trong tiết
luyện tập hay trong kiểm tra đánh giá. Đây là một trong những tình huống mà rất
nhiều HS gặp phải khi làm thực hành.

PHẦN 3:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình sử dụng loại bài tập này trong dạy học, tôi nhận thấy học
sinh rất hào hứng, vì loại bài tập này gắn liền với các vấn đề liên quan đến thực
tiễn, nhiều vấn đề học sinh thường gặp hàng ngày. Trên cơ sở bài tập dạng này học
sinh sẽ tự định hướng và đề ra cách giải quyết các vấn đề tình huống nảy sinh từ
cuộc sống chính bản thân.
Dạng bài tập này có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học như: dạy bài mới,
ôn tập – luyện tập, thực hành. Ngoài ra có thể dùng bài tập này để kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh


Qua việc nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều về cách tra
cứu, tổng quan tài liệu, hiểu rõ hơn nguyên tắc xây dựng BTHH… Nhưng do thời
gian nghiên cứu và kinh nghiệm dạy học của bản thân còn có hạn nên nội dung
nghiên cứu của đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp đã giúp

đỡ và góp ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.



×