Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Chuyên đề Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.95 KB, 21 trang )


Phòng giáo dục và đào tạo vĩnh yên
Trường THCS Liên Bảo
Người thực hiện: Đỗ Thị Lệ Thúy
Chuyên đề lý thuyết môn ngữ văn 7
Dạy môn ngữ văn theo hướng
tích hợp

Phần I: Đặt vấn đề
1.Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó
chứng tỏ nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng,
tình cảm cho học sinh. Nó còn là môn học có mối quan hệ rất mật thiết
với các môn học khác, và các môn học khác cũng có thể góp phần học tốt
môn Ngữ Văn.
Xuất phát từ những căn cứ đó ta thấy môn Ngữ Văn có một vị trí đặc
biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS. Giúp hình
thành những con người có trình độ phổ thông cơ sở học lên những bậc cao
hơn đó là những con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tư
tưởng đúng, tình cảm đẹp, có lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự
công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có bản
lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái tốt, cái đẹp trong nghệ
thuật trước hết là trong văn học- có năng lực thực hành, có năng lực sử
dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.

Vậy muốn đạt được mong muốn đó ta phải chú ý đến đổi mới phương
pháp dạy văn theo hướng tích hợp.
Ta thường nói tới hai bộ phận Tiếng Việt và Văn học, song từ lâu ta vẫn
coi là ba phân môn. Hiện nay theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy
học môn Ngữ Văn ở trường THCS không còn nữa. Theo quan điểm tích
hợp triệt để Tam vị hướng và hoà vào nhất thể tức là sát nhập làm


một.
Việc đổi mới lần này là lần đổi mới toàn diện, triệt để có tính cách
mạng thay đổi mục tiêu.
Vậy dạy học theo quan điểm tích hợp là như thế nào có phải là rũ bỏ
toàn bộ cái cũ hay không?
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc dạy các tri
thức kỹ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối
hợp các tri thức kỹ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt
tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn

2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của đề tài
Hướng phấn đấu bao quát của Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là hình
thành cho học sinh năng lực: Phân tích- bình giá và cảm thụ văn học với
việc hình thành bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.
Với phương pháp này đây là phương pháp kế thừa phương pháp truyền
thống và phát huy tính tích cực cao độ của chủ thể học sinh- nhân vật
trung tâm. Trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn phải đạt được 4 mục
tiêu đó là: Tích hợp, giảm tải, tăng thực hành và gắn với thực tế. Nguyên
tắc tích hợp này là tìm những điểm quy đồng giữa ba phần: Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong từng đơn vị kiến thức và rèn kỹ năng
thực hành trong mỗi tiết học- bài học được cụ thể hoá bằng nhiều biện
pháp- hình thức- hoạt động linh hoạt tổ chức hướng dẫn học sinh học tập.
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một vấn đề rất lớn, vì thế giờ học
Ngữ Văn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chú
trọng tới hoạt động
của giáo viên mà còn chú trọng tới hoạt động của học
sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ,
tìm tòi, khám phá để có thể hiểu,
cảm, vận dụng tốt
kiến thức kỹ năng về


về văn học, ngôn ngữ học và hướng tới làm một bài văn đạt kết quả theo
hướng tích hợp ba phân môn Ngữ Văn ở lớp 7, trong phạm vi cả nước.
Chào mừng
20-11

Phần II: Nội dung
A.Nội dung cơ sở lý luận khoa học của đề tài
Dựa trên 6 phương thức biểu đạt khi xây dựng văn bản:
tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính -công vụ.
Mỗi bài học sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu văn bản, sau đó căn cứ trên văn
bản này để hướng dẫn các em học về kiến thức- kỹ năng tiếng Việt- làm
văn có liên quan. Việc hướng dẫn các em học theo phương pháp này là
lựa chọn- tạo nên trục đồng quy giữa văn bản văn học với nội dung các
giờ tiếng Việt- Tập làm văn.
Đối tượng phục vụ: Học sinh lớp 7 trong chương trình cải cách.
Với chương trình Ngữ văn THCS giúp cho các em có những tri thức quy
ước sử dụng tiếng Việt, các kiểu văn bản thường dùng trong giao tiếp và
sáng tác văn học. Những tri thức sơ yếu về Thi pháp, Lịch sử văn học,
một số tác gia văn học lớn, một số khái niệm và thao tác phân tích tác
phẩm văn học, những hiểu biết về văn hoá qua một số văn bản văn học ưu
tú của Việt Nam và thế giới. Biết sử dụng công cụ để giao tiếp, học tập tổ
chức điều phối các hoạt động trong cuộc sống.

Yêu cầu mỗi giờ dạy học thuộc 3 phân môn trong từng bài học như
một thể thống nhất trong mỗi giờ Văn-tiếng Việt Tập làm văn, dạy
làm sao vừa giữ được bản sắc riêng ,vừa hoà nhập với nhau để hình
thành cho học sinh những kĩ năng, năng lực tổng hợp. Đây là một điểm
lạ, lạ vì giờ đây một bài học Ngữ văn lại bao gồm cả ba mạch kiến thức
kỹ năng Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và mô hình cấu trúc bài học Ngữ

văn là một bài với ba nội dung cụ thể: Kết quả cần đạt- phần chung cho
cả ba nội dung. Phần văn bản gồm các phần nhỏ: Văn bản, chú thích văn
bản, câu hỏi đọc hiểu văn bản theo 4 loại: đọc- hiểu, suy nghĩ- vận dụng,
liên tưởng- tích luỹ, ghi nhớ- luyện tập.

B. ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy
Phần kiến thức tiếng Việt gồm: Ví dụ để phân tích, ghi nhớ,bài tập.
Lý thuyết làm văn gồm: Ví dụ để phân tích, ghi nhớ, luyện tập.
Ngoài ra mỗi bài học có phần đọc thêm, tư liệu tham khảo và phần tranh
ảnh. Vì vậy trong mỗi bài học đều nhấn mạnh những điểm đồng quy về kiến
thức kỹ năng giữa 3 phân môn để thực hiện quan điểm tích hợp. Không phủ
nhận dạy riêng từng KTKN của từng phân môn nhưng phải phối hợp thật
nhuần nhuyễn những KTKN của từng phân môn trong mỗi giờ: ( Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn) yếu tố đồng quy này chính là ngôn ngữ trong văn
bản của mỗi bài học.
Ngôn ngữ cần được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm ngữ âm, từ
vựng, cú pháp mà còn là các kiểu văn bản, các quy tắc ngôn ngữ để phản
ánh điều mà văn bản muốn thể hiện.
Trong ba nội dung của bài học Ngữ văn, giờ học làm văn có một vị trí đặc
biệt, một mặt nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ hai tiết trước( tìm
hiểu văn bản và rèn luyện kỹ năng Tiếng Việt. Mặt khác là giờ học có tính
chất thực hành tổng hợp để học sinh vận dụng những kiến thức kỹ năng:
Nghe, nói, đọc, viết theo những yêu cầu của sự hội nhập xã hội đặt ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×