Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa từ góc nhìn sinh viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.91 KB, 5 trang )

Câu Hỏi: Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam trong
xu thế toàn cầu hóa từ góc nhìn sinh viên.
LỜI NÓI ĐẦU:
Không ngoài xu thế của thời đại Việt Nam đang tiến hành công
cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới ở nhiều
lĩnh vực. Tình hình đó tác động lớn đến giá trị văn hoá dân tộc.
Cùng với nền kinh tế thị trường thì các sản phẩm văn hoá của nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ có cơ hội vào nước ta. Sự tác động của nền
văn hoá bên ngoài vào nền văn hoá dân tộc sẽ nảy sinh những thời cơ và
thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả không những tác
động đến giá trị văn hoá dân tộc mà còn tác động đến tương lai của đất
nước. Vì vậy, trong quá trình hội nhập chúng ta phải biết tiếp thu và phát
huy những mặt tích cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu
cực của “nền văn hoá bên ngoài”. Bức tranh đời sống văn hoá nước ta hiện
nay không chỉ có một màu hoặc sáng hoặc tối cho nên việc bảo vệ, duy trì,
phát huy, phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp không thể
không đồng thời hạn chế, đẩy lùi, xoá bỏ những hiện tượng lỗi thời, lạc
hậu đang làm vẩn đục môi trường văn hoá - xã hội, tạo miếng đất cho sự
xâm nhập những sản phẩm văn hoá độc hại ngoại lai.
Văn hoá dân tộc là một vấn đề rộng lớn, rất phong phú và phức tạp
có tác động to lớn đến sự trường tồn của dân tộc nói chung, từng cá nhân
nói riêng.Vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc
trong xu thế toàn cầu hóa là vấn đề cấp bách và đòi hỏi mỗi cá nhân cần có
những động thái tích cực .Là thanh niên trong thời đại mới, thấm nhuần
chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thì thế hệ sinh viên nói có
chung, mỗi cá nhân nói riêng cần có những biện pháp thiết thực để bảo vệ
và phát triển các giá trị văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
B. NỘI DUNG:
1. Gía Trị Văn Hóa Việt Nam trong xu thế Toàn Cầu Hóa
Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời của Đông Nam Á. Trên
địa bàn nước ta đã từng tồn tại nhiều nền văn hóa cổ phát triển liên tục từ


thời đại đồ đá mới sang thời đại kim khí. Chính vì thế, Việt Nam có một
nền văn hóa đa dạng đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc Việt Nam thể
1
hiện tâm hồn, đạo lý, bản lĩnh, sức sống của dân tôc Việt Nam. Bản sắc
này thể hiện trong hệ giá trị dân tộc: ở truyền thống nếp sống, phong tục
tập quán, tín ngưỡng, ở cách cảm, cách suy tư, ở khát vọng và biểu tượng
dân tôc.
Như vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với những đặc trưng
riệng của mình Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy tối đa những giá trị
văn hóa tốt đẹp của dân tộc vào việc xây và phát triển đất nước, thông qua
đó khẳng định vị thế con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Trước toàn cầu hóa người Việt Nam có khả năng phát triển, sáng
tạo, vận dung tư duy linh hoạt biên chứng, tinh thần cộng đồng, chủ nghĩa
yêu nước…vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới phát
triển toàn diện về thể lực,trí lực đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn của đát
nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực nhất định toàn cầu hóa với
kinh tế thị trường cũng đem đến không ít những hạn chế: làm suy thoái văn
hóa dân tộc, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội phát triển
mạnh, những tư tưởng phản động len lỏi thông qua các phương tiện thông
tin, chủ nghĩa vị kỉ và cá nhân gia tăng…gây nguy cơ đánh mất bản sắc
văn hóa dân tộc.
Như vậy trong xu thế toàn cấu hóa luôn tồn tại hai mặt ưu và nhược
điểm song song nhau. Các giá trị văn hóa truyền thống chín là kim chỉ nam
giúp dân tộc phát huy thế mạnh và hạn chế đẩy lùi những mặt trái do toàn
cầu hóa mang lại. Xác định đúng đắn thực trạng đất nước là cơ sở để bảo
vệ và phát triển các giá trị văn hóa, trên nền tảng đó thúc đẩy dân tộc đi
lên.
2. Bảo vệ và Phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn
sinh viên

Thứ nhất, cần tổng kiểm kê toàn bộ các loại hình di sản văn hóa
truyền thống: Trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng các loại hình di sản văn
hóa để xem loại hình di sản nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai
một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào. Mục đích của kiểm
kê là để nhận diện, xác định giá trị, sức sống của di sản, từ đó đề xuất khả
năng bảo tồn và phát huy. Về vấn đề này, Công ước của UNESCO khuyến
nghị, trước tiên cần tập trung kiểm kê những di sản hiện có. Khi điều kiện
cho phép, chúng ta sẽ tiến hành phục hồi một số di sản đã mai một. Việc
thống kê, phân loại cần thực hiện một cách có hệ thống, bài bản và cụ thể.
Công việc nhận dạng, xác định các hiện tượng văn hóa truyền thống đòi
hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng. Biện pháp có hiệu quả nhất là phát
huy tối đa sự tham gia của chủ thể văn hóa, bởi vì chính họ là người chỉ ra
cái gì là của mình, cái gì cần phải làm với di sản của họ và họ là người
2
quyết định bảo tồn. Chủ thể văn hóa là lực lượng quan trọng, góp phần vào
việc bảo tồn di sản văn hóa của chính họ.
Thứ hai, tiếp tục sưu tầm di sản văn hoá: Trước đây, việc bảo tồn
tuy có những hạn chế nhất định, nhưng đã giúp chúng ta lưu giữ được một
khối lượng di sản văn hóa truyền thống rất đáng kể. Với các thiết bị máy
móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay, công việc sưu tầm di
sản văn hóa truyền thống sẽ mang lại hiệu quả to lớn khi chúng ta huy
động được nhiều thành phần tham gia như: học sinh, sinh viên, các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý, những người làm công tác bảo tồn di sản văn
hóa và đặc biệt là nhân dân ở các địa phương. Vấn đề quan trọng đặt ra đối
với những người tham gia sưu tầm là tôn trọng khách quan, ghi chép một
cách trung thực, đầy đủ và thận trọng, tránh sự ngụy tạo.
Thứ ba, nâng cao nhận thức và giáo dục các giá trị văn hóa
truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là sinh viên: Đối với di
sản văn hóa truyền thống, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ,
giữ gìn” mà coi việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc

biệt là trong nhận thức và giáo dục mới là công việc quan trọng. Việc bảo
tồn di sản văn hóa không thể chỉ đóng khung trong phạm vi bảo tàng,
những giá trị văn hóa truyền thống sẽ chết nếu nó không được làm sống lại
trong đời sống cộng đồng của cư dân quốc gia, dân tộc đó. Chính vì thế,
chúng ta cần tìm mọi biện pháp để giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tính
lịch sử cũng như giá trị văn hóa của những di sản văn hóa truyền thống.
Tạo điều kiện cho những đối tượng công chúng không có điều kiện xuống
tận cộng đồng được tiếp cận với truyền thống văn hóa đó. Việc đó cũng
làm tăng cường nhận thức về giá trị di sản văn hóa của toàn xã hội, góp
phần bảo vệ các chủ thể văn hóa. Đây là cách thức tốt nhất để lớp trẻ tiếp
xúc trực tiếp với các giá trị dân tộc, qua đó, khơi dậy ở họ tình cảm yêu
nước, tự hào dân tộc, cần cù sáng tạo
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác
của người dân trong việc bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống: Thực tiễn chỉ ra rằng, sự nghiệp bảo vệ và phát triển các giá trị văn
hóa chỉ có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham
gia. Do đó, việc giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi
dậy ở họ lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa của cộng đồng mình là
công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu
tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa. Ngoài việc phổ biến các quy định, cần
thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung của Nhà
nước. Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia
các hoạt động bảo vệ và phát triển văn hóa. Đây cũng là cách thức thu hút
đông đảo người dân tham gia lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của
3
mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc vận động, tuyên
truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân cần gắn với cuộc vận
động xã hội hóa trong công tác bảo vệ. Chỉ khi người dân có ý thức trong
việc bảo vệ di sản văn hóa thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết
nhanh chóng và hiệu quả. Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian,

thậm chí, họ có thể mang tiền bạc, của cải và tài sản của mình để phục vụ
cho các hoạt động bảo vệ và phát triển. Tuyên truyền, vận động cần phải
làm một cách đồng bộ với nhiều phương thức khác nhau, tránh làm ồ ạt.
Bên cạnh đa dạng hóa các chương trình tuyên truyền, cần đưa vào nội dung
chương trình những thông tin cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống sinh
hoạt của người dân nhằm mang lại hiệu quả cao.
Thứ năm, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ văn hóa
cơ sở: Ở nhiều địa phương trên cả nước, cán bộ văn hóa cấp xã, phường là
những người gần gũi với dân, nắm bắt mọi diễn biến của đời sống văn hóa
cơ sở, do đó, hơn ai hết, họ là người có thể làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục ý thức tự giác của người dân trên địa bàn quản lí của mình. Họ
cũng là người có thể tham gia góp ý, phản biện các dự án bảo vệ văn hóa
trên địa bàn một cách cụ thể và sát thực nhất. Do đó cần phải có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.
C. KẾT LUẬN:
Với bề dày truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, ông cha ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, tạo lập nên nét văn hóa đặc sắc riêng của mình.
“Ôn cổ tri tân” là nhiệm vụ của các thế hệ kế tiếp. Vì vậy, hiểu đúng, lựa
chọn phương án thích hợp để giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
để thông qua đó tìm ra những giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm bảo vệ và
phát triển các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc đang là vấn đề cấp
bách hiện nay và tầng lớp trẻ nhất là học sinh sinh viên sẽ là bệ đỡ vững
chắc để phát triển mọi mặt của đời sống đất nước, để “hòa nhập mà không
hòa tan” nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toàn Cầu Hóa Và Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc. PGS.Trường

Lưu. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2003.
2. Giáo trình Văn Hóa Học. TS. Nguyễn Thị Thường. NXB Đại Học Sư
Phạm.
4
3. Khoa Học Và Công Nghệ Với Các Giá Trị Văn Hóa. Hoàng Đình Phu.
NXB khoa học và kỹ thuật.
5

×