Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.73 KB, 61 trang )

Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty
Nằm trên một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, nơi diễn ra những
chiến công hiển hách của cha ông ta, cách đây hơn 700 năm tại thị trấn Quảng
Yên – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra ba trận đánh Bạch Đằng
lịch sử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh đuổi quân Nguyên Mông
khiếp hồn bạt vía, giữ yên bờ cõi.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân được thành lập tháng
2/1999 và đến tháng 12/1999 bắt đầu đi vào hoạt động, tiền thân ban đầu là xí
nghiệp vừa và nhỏ mới đầu chỉ có 100 cán bộ công nhân viên trực tiếp và gián
tiếp sản xuất. Cho đến nay, công ty đã phát triển và tăng thêm số cán bộ công
nhân viên lên tới 382 người.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân có trụ sở nằm trên đường
10, xã Yên Giang – huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh, trên khu đất rộng
20.000 m
2
.
Phía Bắc giáp quốc lộ 10.
Phía Nam giáp sông Bạch Đằng.
Phía Đông giáp quần đảo Hà Nam, Cát Bà, Cát Hải.
Phía Tây giáp Hải Phòng.
Với vị trí như vậy, rất thuận lợi cho việc thu mua, chế biến, tiêu thụ thuỷ
hải sản của Công ty, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng phát triển.
Tên giao dịch của Công ty: HATACO
Hoạt động của Công ty thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, có
đặc điểm khác với nhiều doanh nghiệp khác là sử dụng kết quả ngành
nuôi trồng làm nguyên liệu đầu vào để chế biến nên sản xuất của công ty
chịu ảnh hưởng khá lớn vào kết qủa của ngành nuôi trồng thuỷ sản.


1
1
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thu mua, chế biến, xuất – nhập
khẩu thuỷ sản, chế biến thức ăn cho tôm, kinh doanh công cụ đánh bắt
như lưới, vó...
3.1.2. Bộ máy tổ chức và lao động của Công ty
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân là một doanh nghiệp thực
hiện chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Công ty cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một số mặt hàng thực
phẩm có chất lượng cao,đó là thuỷ hải sản đông lạnh. Do đặc điểm của công
ty là vừa chế biến, vừa tiêu thụ nên đòi hỏi công tác quản lý phải bố trí một
cách hợp lý để phù hợp với tình hình hoạt động SXKD mới đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy quản lý nên công ty đã nghiên
cứu và bố trí tương đối hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của
công ty.
Qua sơ đồ 1 ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty gồm 2
bộ phận chính.
- Bộ phận quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc và
các phòng ban.
- Bộ phận sản xuất gồm: Phân xưởng chế biến và phân xưởng cơ điện
lạnh.
Nhiệm vụ, chức năng của mỗi bộ phận như sau:
- Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ hai năm một
lần, gồm có 3 người, có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh, định
hướng đầu tư, tổ chức bộ máy trong công ty.
- Giám đốc phụ trách chung, có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành bộ máy tổ
chức sản xuất theo định hướng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, là người
đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trước cơ quan Nhà nước.
2

2
HĐQT
Chủ tịchHĐQT
Các Phó giám đốc
Giám đốc điều hành
Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Phòng kế toán
Phân xưởng chế biến
Phân xưởng cơ điện lạnh
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của Công ty
Ghi chú: + Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
+ Quan hệ phối hợp
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật chế biến có chức năng chỉ đạo kỹ
thuật từ khâu thu mua nguyên liệu, bảo quản nguyên liệu, chế biến và bảo
quản thành phẩm. Có nhiệm vụ xây dựng quy trình, cải tiến kỹ thuật chế biến
và xây dựng hệ thống định mức kỹ thuật trong chế biến
3
3
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
- Phòng kinh doanh
+ Có nhiệm vụ kết hợp với phó giám đốc thu mua nguyên liệu, đảm bảo
cả về số lượng và chất lượng phục vụ cho chế biến, xác định phương thức thu
mua hợp lý, tổ chức vận chuyển nhanh, thanh toán gọn đảm bảo uy tín cho
công ty. Mặt khác, nghiên cứu khảo sát vùng nguyên liệu tham mưu cho giám
đốc xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu và chế biến của công ty.
+ Thực hiện tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tổ
chức vận chuyển đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm tiến hành nhanh chóng,
kịp thời; thăm dò khai thác thị trường, thông tin giá cả, xác định nhu cầu thị
trường để tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Phòng kế toán

Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán – thống kê theo quy
định của pháp luật và yêu cầu quản lý của công ty, cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác và kịp thời tình hình tài sản, tiền vốn, kết quả SXKD và đề xuất
những những biện pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả SXKD,
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cán bộ công nhân viên và các cổ đông.
- Phòng Tổ chức hành chính có chức năng đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ cho người lao động, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch công tác, bộ máy
quản lý và tổ chức sản xuất theo nhiệm vụ SXKD của công ty để đạt được
hiệu quả cao, quy hoạch đội ngũ cán bộ, đào tạo, tuyển dụng cán bộ, xây dựng
nội quy, quy chế SXKD, thực hiện các chế độ về lương, BHXH, BHYT…
Đồng thời trực tiếp giám sát lao động trong quá trình sản xuất của công ty để
có mức thưởng, phạt hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt luật lao động.
- Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ thực hiện chế biến thuỷ sản theo quy
trình đã định và đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt.
- Phân xưởng cơ điện lạnh có nhiệm vụ cung cấp nước đá, duy trì hoạt
động máy móc đảm bảo điều kiện cho phân xưởng chế biến hoạt động.
Cả phân xưởng chế biến và phân xưởng cơ điện lạnh đều có ban quản
đốc, bộ phận KCS và thống kê phân xưởng.
4
4
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Nhìn chung, công ty sử dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực
tuyến, hợp lý và khoa học, phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty, xoá bỏ
khâu trung gian, phân công rõ trách nhiệm, thực sự phát huy hiệu quả lao
động của mỗi cá nhân và của từng phòng ban, phân xưởng.
3.1.3. Tình hình lao động của Công ty
Lao động là yếu tố năng động nhất của nguồn lực, đồng thời là yếu tố
đầu vào không thể thiếu đối với sản xuất. Do vậy, công tác quản lý và bố trí
nhân lực được lãnh đạo công ty rất quan tâm. Lao động được sắp xếp sử dụng
hợp lý, đúng khả năng trình độ của người lao động, tạo điều kiện để nâng cao

năng suất lao động, hiệu suất công tác, giảm chi phí lao động sống trong mỗi
đơn vị sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Hoạt động chủ yếu của công ty là
thu mua và chế biến các sản phẩm thuỷ hải sản dưới dạng đông lạnh, do đó
lao động của công ty có đặc điểm rất khác biệt so với lao động của các doanh
nghiệp khác.
- Có nhiều công việc nặng nhọc: Thu mua nguyên liệu ở các cảng, công
việc thu mua thường vào ban đêm đòi hỏi phải làm việc vào buổi đêm, cần
nam giới có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn, xốc vác.
- Có khâu công việc cần sự khéo léo, nhanh nhẹn song vẫn phải cẩn thận
như sơ chế, chế biến, đóng gói… rất phù hợp với lao động nữ.
5
5
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2003 – 2005)
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 So sánh (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
04/03 05/04 BQ
Tổng số lao động 317 100,00 400 100,00 382 100,00 126,18 95,50 109,77

I. Theo hình thức tuyển dụng
+ Lao động hợp đồng ngắn hạn 218 68,77 301 75,25 284 74,35 138,07 94,35 114,13
+ Lao động hợp đồng dài hạn 99 31,23 99 24,75 98 25,65 100,00 98,98 99,49
II. Trình độ chuyên môn
+ Đại học và cao đẳng 10 3,15 11 2,75 11 2,88 110,00 100,00 104,88
+ Trung cấp 8 2,52 10 2,50 9 2,35 125,00 90,00 106,07
+ Công nhân kỹ thuật 14 4,42 14 3,50 15 3,93 100,00 107,14 103,51
+ Lao động phổ thông 285 89,91 365 91,25 347 90,84 128,07 95,06 110,34
III. Tính chất công việc
+ Lao động trực tiếp 275 86,75 358 89,50 343 89,79 130,18 95,81 111,68
+ Lao động gián tiếp 42 13,25 42 10,50 39 10,21 100,00 92,85 96,36
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của công ty
6
6
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Qua bảng 1 cho thấy: Trong 3 năm (2003 - 2005), lao động của công ty
có sự biến động rõ rệt. Bình quân mỗi năm lao động tăng 9,77%. Năm 2003
có 317 người, năm 2004 có 400 người tăng so với năm 2003 là 26,18% (tăng
83 người). Nhưng năm 2005 so với năm 2004 tổng số lao động của công ty lại
giảm 4,5% cụ thể giảm 18 lao động và chỉ còn 382 người.
Xét theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp của công ty liên tục
tăng, bình quân mỗi năm tăng 11,68%, làm cho cơ cấu lao động trực tiếp từ
86,75% (năm 2003) tăng lên 89,50% (năm 2004) và tăng lên tới 89,79% (năm
2005). Tỷ trọng lao động gián tiếp có xu hướng giảm từ 13,25% (năm 2003)
xuống còn 10,50% (năm 2004) và xuống 10,21% (năm 2005). Điều đó chứng
tỏ công ty chú trọng bố trí lao động vào các khâu sản xuất trực tiếp tạo ra sản
phẩm, lao động gián tiếp giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Điều này phù
hợp với cơ chế mới và phù hợp với việc chuyển đổi bộ máy quản lý theo
hướng chuyên tinh gọn nhẹ. Những tháng có khối lượng công việc lớn cần
thực hiện giao hàng theo tiến độ kế hoạch, công ty huy động hết lực lượng lao

động hiện có, kể cả lao động gián tiếp xuống phân xưởng cùng sản xuất với
công nhân.
Xét theo trình độ chuyên môn của lao động: Lao động có trình độ đại
học và cao đẳng của công ty nhìn chung biến động không đáng kể. Năm 2003
là 3,15%; năm 2004 là 2,75% và xuống 2,88% vào năm 2005. Lao động có
trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật có sự biến động nhẹ, bình quân trong
3 năm tăng lần lượt là 6,07% và 3,51%. Lao động phổ thông chiếm phần lớn
trong tổng số lao động, chiếm 89,91% năm 2003, chiếm 91,25 năm 2004 và
90,84% năm 2005.
Xét theo hình thức tuyển dụng: Lao động của công ty có sự biến động
tương đối vì số lao động hợp đồng ngắn hạn chiếm 70%, còn lại 30% là lao
động hợp đồng dài hạn nên sự gắn bó của công nhân với công ty chưa thật sâu
sắc. Công ty cần có những chế độ và phương pháp quản lý thích hợp đối với
công nhân để tạo cho công nhân có sự gắn bó lâu dài với công ty.
7
7
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Qua tìm hiểu công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân chúng tôi
nhận thấy:
+ Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho
cán bộ công nhân viên thông qua việc tổ chức đào tạo tại chỗ, thi tay nghề, cử
các lao động trẻ có khả năng tiếp thu tốt đi học các lớp đào tạo ngắn hạn và
dài hạn.
+ Công ty thực hiện hình thức trả lương khoán với hệ thống định mức
khoán cụ thể cho từng công việc, khuyến khích người lao động tích cực hoàn
thành nhiệm vụ bằng cách trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm
hoàn thành, có bình xét thi đua hàng tháng. Đời sống của cán bộ công nhân
viên trong công ty cũng không ngừng được nâng cao cùng với sự phát triển
của sản xuất. Các chế độ BHXH, BHYT, bảo hộ lao động và các chế độ khác
như nghỉ ngày lễ tết, ốm đau thai sản... công ty đều thực hiện theo chế độ hiện

hành của Nhà nước.
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
3.1.4.1. Cơ sở hạ tầng của Công ty
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân được xây dựng trên diện
tích 20.000 m
2
. Trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất là 3.032 m
2
.
Cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho chế biến gồm các hệ thống thiết bị
truyền dẫn bao gồm một trạm biến thế 560 KVA phục vụ cho công ty hoạt
động. Ngoài nhu cầu về điện, nước cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt
đối với doanh nghiệp hoạt động chế biến thuỷ sản. Hệ thống cấp thoát nước
của công ty gồm 2 trạm bơm với công suất 20 m
3
/h đáp ứng không những tốt
về số lượng mà cả về chất lượng góp phần đảm bảo, nâng cao vệ sinh an toàn
thực phẩm cho sản phẩm của công ty.
3.1.4.2. Điều kiện máy móc phục vụ chế biến của Công ty
Ngay từ khi mới thành lập (2/1999), ngoài hệ thống máy móc đã có từ
trước công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân đã đầu tư thêm một số hệ
8
8
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
thống máy móc thiết bị đồng bộ ngoại nhập để phục vụ tốt nhất cho quá trình
chế biến thuỷ sản của công ty.
Hệ thống máy móc và dây truyền phục vụ cho chế biến của công ty
được thể hiện qua bảng 2.
Qua bảng 2 ta thấy: Mặc dù công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân
là một công ty nhỏ nhưng hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất

tương đối hiện đại và đầy đủ.
Ngoài việc sản xuất đá phục vụ cho chế biến còn phải phục vụ cho việc
thu mua và bảo quản nguyên liệu. Đây chính là đặc trưng của ngành chế biến
thuỷ sản.
- Máy sản xuất đá, hiện nay công ty có 2 máy sản xuất đá, máy đá vẩy
với công suất là 10 tấn/ngày, máy đá tấm với công suất là 7 tấn/ngày phục vụ
cho quá trình bảo quản nguyên liệu và sản xuất. Tuy nhiên vào những tháng
mùa vụ, sản xuất cần rất nhiều đá, 2 máy sản xuất đá của công ty làm việc hết
công suất vẫn không đủ phục vụ. Để khắc phục tình trạng này, công ty phải
mua đá của công ty thuỷ sản (II), thậm chí phải mua cả của dân để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
- Phòng tiền đông: Thuỷ hải sản sau khi được sơ chế, phân loại sẽ được
đưa vào phòng tiền đông để giữ cho nguyên liệu được tươi. Công ty có một
phòng tiền đông với công suất là 10 tấn.
- Tủ đông: Sản phẩm sau khi được phân loại theo kích cỡ, đóng gói được
đưa vào tủ đông để làm đông lạnh. Hiện nay, công ty có 2 loại tủ đông.
+ 2 Tủ đông Plate, với công suất mỗi tủ là 760 kg/h.
+ 1 tủ đông IQF có công suất là 500 kg/h đảm bảo chất lượng thành
phẩm.
- Kho trữ: Công ty có 2 kho trữ với thể tích kho trữ (I) là 70 tấn, kho trữ
(II) là 200 tấn. Đảm bảo cho quá trình bảo quản thành phẩm trước khi tiêu
thụ.
9
9
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Bảng 2: Cơ sở vật chất phục vụ chế biến
STT Tên thiết bị ĐVT
Số
lượng
Công suất

1 Máy đá vẩy Cái 1 10 tấn / ngày
2 Máy đá tấm Cái 1 7 tấn / ngày
3 Phòng tiền đông Cái 1 10 tấn
4 Tủ đông Plate Cái 2 760 kg / h
5 Tủ đông IQF Cái 1 500 kg / h
6 Kho trữ 1 Cái 1 70 tấn
7 Kho trữ 2 Cái 1 200 tấn
8 Máy hút chân không Cái 1 5 m
3
/ h
9 Hệ thống điều hoà nhiệt độ Cái 1 9000 BTU
10 Hệ thống điều hoà không khí Cái 1 216000 Kcal / h
11 Máy xay đá Cái 2 2 tấn / h
12 Lò hơi Cái 1 350 kg / h
13 Máy xay Cái 2 50 kg / h
14 Máy trộn Cái 2 50 kg / h
Nguồn : Phòng Kế toán của công ty
3.1.5. Tình hình nguồn vốn của Công ty
Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào khi hoạt
động SXKD. Nó là một trong những yếu tố cơ bản trong SXKD. Do vậy, tạo
nguồn vốn, quản lý và sử dụng vốn là một trong những nội dung nhằm đảm
bảo cho quá trình SXKD tiến hành liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tình hình biến động vốn và sử dụng vốn của công ty 3 năm qua được thể
hiện qua bảng 3.
10
10
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của Công ty qua 3 năm (2003 – 2005)
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 So sánh (%)

Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%) 04/03 05/04 BQ
Tổng nguồn vốn 7.749.235 100,00 5.721.463 100,00 5.932.242 100,00 73,83 103,68 87,49
I. Nợ phải trả 5.825.679 75,18 3.765.550 65,81 3.956.111 66,69 64,64 105,06 82,41
1. Nợ ngắn hạn 3.305.857 56,75 1.243.082 33,01 2.606.798 65,89 37,60 209,70 88,79
2. Nợ dài hạn 2.329.575 39,99 2.219.880 58,95 1.200.000 30,33 95,29 54,06 71,77
3. Nợ khác 190.247 3,26 302.588 8,04 149.313 3,78 159,05 49,35 88,59
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.923.556 24,82 1.955.913 34,19 1.976.131 33,31 101,68 101,03 101,35
1. Nguồn vốn SXKD 1.883.111 97,90 1.889.132 96,59 1.939.990 98,17 100,32 102,69 101,49
2.Các quỹ khác 40.445 2,10 66.781 3,41 36.141 1,83 165,12 54,12 94,53
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
11
11
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Qua bảng 3 ta thấy: Tổng nguồn vốn của công ty năm 2003 là 7.749.235
nghìn đồng. Trong đó gồm vốn chủ sở hữu là 1.923.556 nghìn đồng, chiếm
24,82% tổng nguồn vốn của công ty; nợ phải trả là 5.825.679 nghìn đồng,
chiếm 75,18% tổng nguồn vốn của công ty. Nợ phải trả của công ty phần lớn
là nợ ngắn hạn 3.305.857 nghìn đồng, chiếm 56,75% nợ phải trả; nợ dài hạn
chiếm 39,99% nợ phải trả, tức là 2.329.575 nghìn đồng; nợ khác chiếm 3,26%

tương đương với 190.247 nghìn đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là
nguồn vốn SXKD chiếm 97,90%; các quỹ khác chiếm 2,10% nguồn vốn chủ
sở hữu. Như vậy, trong cơ cấu nguồn vốn năm 2003, vốn chủ sở hữu chỉ
chiếm 24,82% còn lại 75,18% là nợ phải trả. Điều đó cho thấy công ty phải
vay số vốn lớn, kể cả vay ngắn hạn cũng như dài hạn, chi phí tiền lãi phải trả
là khá lớn, sẽ ảnh hưởng đến kết quả SXKD.
Năm 2004, tổng nguồn vốn của công ty giảm 26,17% so với năm 2003
chỉ còn 5.721.463 nghìn đồng. Mặt khác nợ phải trả của công ty giảm tương
đối nhiều so với năm 2003. Năm 2004, nợ phải trả của công ty chỉ còn
3.765.550 nghìn đồng, bằng 64,64% so với năm 2003. Trong cơ cấu nợ phải
trả chủ yếu là nợ dài hạn chiếm 58,95%, nợ ngắn hạn so với năm 2003 giảm
62,4%, chiếm 33,01% nợ phải trả của công ty. So với năm 2003, nguồn vốn
chủ sở hữu của công ty tăng 1,68%, trong đó nguồn vốn SXKD tăng 0,32%,
các quỹ tăng 165,12%.
Năm 2005, tổng nguồn vốn của công ty tăng so với năm 2004 là 3,68%.
Trong đó nợ phải trả tăng 5,06%, vốn chủ sở hữu tăng 1,03%. Xét trong cơ
cấu nợ phải trả của công ty năm 2005 thì nợ ngắn hạn tăng hơn 2 lần so với
năm 2004 chiếm 65,89% tổng nợ phải trả, nhưng nợ dài hạn của công ty lại
giảm 45,94%, chiếm 30,33% tổng nợ phải trả.
Qua phân tích cho thấy tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động
mạnh qua các năm. Vì nợ phải trả của công ty bình quân qua 3 năm giảm
12 12
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
17,59%, trong đó nợ dài hạn liên tục giảm qua các năm, bình quân giảm
28,23%. Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn tăng qua các năm, bình
quân qua 3 năm tăng 1,35%. Điều này cho thấy công ty hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, nhưng tổng nguồn vốn của công ty còn có sự biến
động giảm (chưa bảo toàn được vốn). Vì vậy, công ty cần có các biện pháp
quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.
Một số nhận xét sau khi nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty cổ phần

chế biến thực phẩm Hải Tân.
- Công ty có vị trí rất thuận lợi, nằm trên trục đường chính nối Hải
Phòng với Quảng Ninh, mặt bằng của công ty rất rộng 20.000 m
2
. Thị trường
cung cấp nguyên liệu dồi dào, tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên liệu.
- Công ty có nguồn lao động tương đối ổn định. Cán bộ quản lý dày dạn
kinh nghiệm trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đông lạnh.
- Từ khi thành lập đến nay, công ty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường
về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm và công ty hoạt động đạt hiệu quả.
- Sản phẩm chủ yếu của công ty là tôm, mực, cá đông lạnh và các chế
phẩm từ tôm và mực.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu sang Nhật, Trung
Quốc và những đô thị lớn ở trong nước.
3.1.6. Tình hình tài sản của Công ty
Để tiến hành hoạt động SXKD, các doanh nghiệp, đơn vị cần phải có
tài sản bao gồm tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản cố định (TSCĐ), để đảm
bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình
SXKD được tiến hành liên tục và có hiệu qủa. Tình hình tài sản và cơ cấu tài
sản của công ty được thể hiện qua bảng 4.
13 13
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Bảng 4: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2003 - 2005)
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 So sánh (%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị

(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(1000đ)
Cơ cấu
(%) 04/03 05/04 BQ
Tổng tài sản 7.749.235 100,00 5.721.463 100,00 5.932.242 100,00 73,83 103,68 87,49
I. TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn 2.906.519 37,51 2.721.699 34,39 3.306.242 55,73 93,64 121,48 106,65
1.Tiền 680.750 23,42 936.039 34,39 1.303.764 39,43 137,50 139,28 138,39
2. Các khoản phải thu 1.627.534 55,99 1.292.638 47,49 1.430.401 43,26 79,42 110,66 93,75
3. Hàng tồn kho 295.823 10,18 362.197 13,31 550.323 16,64 122,44 151,94 136,39
4. TSLĐ khác 302.412 10,41 130.825 4,81 21.754 0,67 43,26 16,63 26,82
II. TSCĐ và Đầu tư dài hạn 4.842.716 62,49 2.999.764 52,43 2.626.000 44,27 61,94 87,54 73,63
1. TSCĐ 4.835.716 99,86 2.992.764 99,77 2.619.000 99,73 61,89 87,51 73,59
2. Đầu tư dài hạn 7.000 0,14 7000 0,23 7000 0,27 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
14
14
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Qua bảng 4 thấy: Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2004 so với năm
2003 giảm 26,17% nhưng năm 2005 so với năm 2004 lại tăng 3,68%. Bình
quân 3 năm giảm 12,51%.
Tài sản cố định (TSCĐ): Nhìn chung những năm qua tài sản của công
ty luôn biến động giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2003, TSCĐ và Đầu tư
dài hạn chiếm 62,49% tổng giá trị tài sản của công ty. Năm 2004 so với năm
2003 giảm 38,06% và chiếm 52,43% tổng giá trị tài sản; so với năm 2004,
TSCĐ và Đầu tư dài hạn năm 2005 giảm 12,46%, chiếm 44,27% tổng giá trị
tài sản của công ty. Sở dĩ có sự giảm mạnh như vậy là do trong 3 năm công ty
chưa được đầu tư, trang bị, đổi mới máy móc nhưng trong quá trình hoạt động

công ty vẫn phải trích khấu hao để trả nợ.
Tài sản lưu động (TSLĐ) và Đầu tư ngắn hạn của công ty những năm
qua có sự biến động mạnh. Năm 2003 tài sản lưu động chiếm 37,51% tổng
giá trị tài sản của công ty. Năm 2004 so với năm 2003 tài sản lưu động của
công ty giảm 6,36% nhưng về tỷ trọng tăng, chiếm 34,39% tổng tài sản của
công ty. Năm 2005 so với năm 2004 tài sản lưu động của công ty tăng cả về
giá trị và tỷ trọng (tăng 21,48%) chiếm 55,73% tổng giá trị tài sản của công
ty, bình quân 3 năm tài sản lưu động của công ty tăng 6,65%. Nhưng trong cơ
cấu tài sản lưu động các khoản phải thu chiếm 55,99% trong tài sản lưu động
(năm 2003), năm 2004 so với năm 2003 giảm 20,58% chiếm 47,49% tài sản
lưu động, năm 2005 so với năm 2004 tăng 10,66% chiếm 43,26% tài sản lưu
động của công ty. Như vậy, công ty bị chiếm dụng khá nhiều vốn trong tổng
tài sản. Điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp phù hợp để làm sao
giảm bớt được các khoản phải thu trong thời gian tới.
Qua phân tích cho thấy tài sản cố định của công ty biến động giảm qua
các năm, điều này cho thấy công ty còn bị hạn chế trong việc đổi mới công
nghệ. Tài sản của công ty có sự biến động tăng, giảm qua các năm, nhưng về
15 15
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
tỷ trọng thì tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy công ty từng bước chủ
động về vốn trong sản xuất kinh doanh.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp được dùng
phổ biến trong nghiên cứu hoạt động kinh tế – xã hội. Thực chất của phương
pháp này là tổ chức điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, tổng
hợp và hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được bằng các biện pháp phân tổ
thống kê, biểu đồ thống kê. Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như
phân tích mức độ hiện tượng, phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số để
nêu bật tình hình biến động về hiện tượng kinh tế.

3.2.1.2. Phương pháp phân tích kinh doanh: Dựa vào tài liệu đã thu thập
về tình hình SXKD của công ty trong thời gian 3 năm, tính toán và phân tích
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến hiệu quả kinh tế.
3.2.1.3. Phương pháp dự tính, dự báo: Dựa trên cơ sở phân tích thực
trạng và tốc độ phát triển hiện tại, dựa trên các tiềm năng về nguồn lực (thị
trường, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động) để dự kiến xu hướng, tốc độ
biến động về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai.
3.2.2. Phương pháp cụ thể
3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu thứ cấp: Đây là nguồn tài liệu có vị trí rất quan trọng, là nguồn
tài liệu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Tài liệu này thu thập được
chủ yếu thông qua sách báo, niên giám thống kê, các báo cáo chuyên đề, báo
cáo tổng kết, đặc biệt là nguồn tài liệu lưu trữ của bộ phận thống kê kế toán,
bộ phận kinh doanh, tổ chức hành chính, các tài liệu ở công ty cổ phần chế
biến thực phẩm Hải Tân, các tài liệu về chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước trong chế biến thực phẩm.
16 16
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Tài liệu sơ cấp: Tài liệu này thu thập được thông qua điều tra thực tiễn
tình hình sản xuất ở phân xưởng, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức quản
lý ở công ty.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp cơ bản của phân
tích thống kê. Đây là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất
thông qua việc đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được
lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng,
mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong
từng trường hợp.

Tóm lại: Qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trên, nêu bật một
cách cụ thể, rõ ràng bản chất hiệu quả kinh tế ở công ty trong 3 năm (2003 –
2005), nhận thức rõ ràng những ưu điểm và nguyên nhân tồn tại, dự báo xu
hướng phát triển trong thời gian tới, trên cơ sở căn cứ khoa học đề xuất những
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế ở doanh nghiệp.
17 17
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
PHẦN THƯ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM (2003 – 2005)
4.1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chế biến thuỷ sản đông lạnh
4.1.1.1. Đặc điểm của hoạt động chế biến thuỷ sản đông lạnh
- Nguyên liệu chính dùng để chế biến là thuỷ hải sản tươi sống hoàn toàn
phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở thị trường trong nước. Số lượng, chất lượng,
giá cả nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Do đặc điểm của nguyên liệu là những sinh vật sống, quá trình
thu mua phải ăn khớp nhịp nhàng với quá trình sản xuất (nguyên liệu không
thể dự trữ với quy mô lớn và thời gian lâu như là sản xuất các sản phẩm
khác), cho nên số lượng nguyên liệu thu mua phải căn cứ vào khả năng sản
xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
+ Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
sản phẩm. Do vậy, nguyên liệu phải được tuyển chọn kỹ trước khi đưa vào
sản xuất.
+ Giá cả nguyên liệu lên xuống hàng ngày, theo từng vùng, từng
mùa vụ khai thác đòi hỏi doanh nghiệp cần thường xuyên thăm dò khảo sát để
xác định giá thu mua sát với giá thị trường.
- Công nghệ chế biến thuỷ sản có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả
và hiệu quả SXKD. Công nghệ tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng, đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), mẫu mã chủng loại sản phẩm đa
dạng phong phú, chi phí chế biến thấp. Công nghệ lạc hậu thì VSATTP không
đảm bảo, mẫu mã đơn điệu, chi phí chế biến cao, hiệu quả SXKD thấp.
18 18
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
- Về mặt tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có đặc điểm: Tiêu thụ trong nước
phụ thuộc rất lớn vào tập quán tiêu dùng của người Việt Nam (chủ yếu tiêu
thụ sản phẩm tươi sống). Sản phẩm thuỷ sản đã qua chế biến mới chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ trong thực phẩm tiêu dùng trong nước, tập trung ở các đô thị
lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất có mật độ đông dân cư, mức thu nhập cao
hơn và đòi hỏi chất lượng chế biến cao, có thể tiêu dùng được ngay. Do vậy,
sản phẩm thuỷ hải sản đông lạnh chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Thị trường
xuất khẩu chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại ở khu vực và thế
giới về chất lượng, mẫu mã, giá cả và VSATTP.
4.1.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến thuỷ hải sản đông lạnh
Công nghệ chế biến thuỷ hải sản đông lạnh tại công ty cổ phần chế biến
thực phẩm Hải Tân là một quy trình sản xuất bán tự động, liên tục qua nhiều
công đoạn với nhiều khâu chế biến khác nhau. Nguyên liệu chính để chế biến
thuỷ sản đông lạnh là các loại tôm, cá, ghẹ và thuỷ sản khác. Có thể khái quát
quy trình sản xuất chế biến thuỷ sản của công ty qua sơ đồ 2.
19 19
Thuỷ sản tươi sống Bán thành phẩm Cấp đôngT = - 450C
Thành phẩm bảo quản kho lạnhT = - 180C -150C
Sơ chế
Phân loại,cỡ hạngxếp khuôn
Ra đông,đóng gói
Xuất bán
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh
20 20

Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Thuỷ sản tươi sống trong đó tôm là loại nguyên liệu chủ yếu được đưa
vào chế biến, bao gồm các loại tôm:
Tôm he Tôm sắt
Tôm bột Tôm sú
Ngoài ra công ty còn chế biến một số thuỷ sản khác như :
Cá gồm cá thu, cá lục, cá nhòng.
Ghẹ có ghẹ nâu mảnh và xanh mảnh.
Thuỷ sản khác có: mực, ngao, sò, vạng, ngán, bề bề...
Nguyên liệu trên được đưa vào chế biến, sản phẩm đông lạnh gồm 4
nhóm hàng chính
+ Tôm đông lạnh
+ Cá đông lạnh
+ Ghẹ đông lạnh
+ Thuỷ sản khác đông lạnh
Tôm là loại nguyên liệu chủ yếu được đưa vào chế biến như sau: Trước
khi nhập kho nguyên liệu, tôm được rửa sạch và bảo quản trong các bể lạnh
và để đảm bảo độ tươi sống cho nguyên liệu, thời gian lưu kho không quá 45
giờ.
Quy trình sản xuất tôm được thể hiện theo sơ đồ 2 bao gồm 4 giai đoạn
chủ yếu sau:
- Giai đoạn 1: giai đoạn sơ chế
Tôm được bảo quản trong bể lạnh được xuất ra chế biến vào giai đoạn 1
tức là sơ chế. Công nhân được bố trí 6 người 1 bàn và chế biến theo từng loại
tôm.
+ Loại nguyên con (ký hiệu là HOSO) là những con tôm tươi, không
giãn đốt, rửa sạch và chuyển sang bàn phân cỡ hạng.
21
21
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh

+ Loại bỏ đầu (A1) là những con tôm không còn được tươi song vẫn còn
màu sắc tự nhiên, không giãn đốt được ghỡ bỏ đầu và chuyển sang bàn phân
cỡ hạng.
+ Loại bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột (A2) là những con tôm không còn màu
sắc tự nhiên, đã bị giãn đốt được bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột và chuyển sang bàn
phân cỡ hạng.
Sản phẩm của giai đoạn sơ chế là tôm bán thành phẩm được chuyển sang
giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Phân cỡ hạng
Tất cả các loại tôm sau khi qua sơ chế được chuyển sang bàn phân cỡ
hạng. Phân hạng thì tiêu chuẩn căn cứ vào độ tươi sống của sản phẩm mà
phân thành hạng 1 và hạng 2 (xem bảng 5).
Phân cỡ là tính số con/1 kg
ví dụ: 8 – 12 con/kg
- Giai đoạn 3: giai đoạn xếp khuôn
Sau khi phân cỡ hạng, tôm được tiến hành vào khuôn theo từng cỡ, loại
và đổ nước vào để cấp đông ở nhiệt độ – 45
0
C. Sau 5 giờ thì bộ phận ra khuôn
tiến hành ra đông. Mỗi khuôn được gọi là 1 Block.
- Giai đoạn 4: Ra đông, đóng gói và bảo quản thành phẩm
Sau khi được tách khuôn thì thành phẩm được đưa vào túi PE dán kín
miệng cho vào đóng kiện theo từng loại, từng cỡ hạng và đưa vào bảo quản
tại kho thành phẩm trước khi tiêu thụ ở nhiệt độ -18
0
C.
Ngoài các mặt hàng trên, công ty còn tiến hành sản xuất các mặt hàng
cao cấp như:
+ Tôm sạch, là loại tôm được sản xuất ở phòng vô trùng.
+ Tôm xay, sau khi tiến hành bóc vỏ, bỏ đầu, rút ruột ở phòng vô trùng.

Tôm được tiến hành xay nhỏ, trộn với vật liệu phụ, các gia vị và được chế
22
22
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
biến thành các thành phẩm có giá trị như trả tôm, nem tôm... Đó đều là những
thành phẩm có chất lượng cao mà người tiêu dùng ưa thích.
• Đặc điểm của sản phẩm đông lạnh
Các loại thuỷ sản được tiến hành sản xuất trên cùng 1 dây truyền sản
xuất. Sau khi chế biến sản phẩm đòi hỏi phải có một chế độ bảo quản nghiêm
ngặt, chặt chẽ.
Bảng 5: Bảng phân cỡ hạng tôm
Hạng Cỡ (con/kg) Hạng Cỡ (con/kg)
Hạng 1 (H
1
)
6 - 8
8 - 12
13 - 15
16 - 20
21 - 25
26 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
71 - 90
91 - 120
100 - 200
200 - 300
300 - 500

Brocken
Hạng (H
2
)
6 - 8
8 - 12
13 - 15
16 - 20
21 - 25
26 - 30
31 - 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
71 - 90
91 - 120
100 - 200
200 - 300
300 - 500
Brocken
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty
Ghi chú: Hạng1 ( H
1
) là loại còn màu sắc tự nhiên.
Hạng 2 ( H
2
) là loại không còn màu sắc tự nhiên.
Brocken là loại tôm vụn.
23
23

Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
4.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4.1.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu cho sản xuất
Công ty xác định rõ ràng là: Muốn sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu
quả trước hết phải tổ chức thật tốt khâu thu mua nguyên liệu vì thu mua là
khâu đầu tiên để quá trình sản xuất được liên tục, đặc biệt là trong công
nghiệp chế biến thuỷ sản. Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, chi phí nguyên liệu ảnh hưởng giá thành sản phẩm.
Nguyên liệu chế biến của công ty là thuỷ hải sản tươi sống gồm tôm, cá, ghẹ
và một số thuỷ sản khác như mực, sò, ngao, vạng... có yêu cầu rất cao về mặt
chất lượng (kích cỡ, độ tươi sống) và rất khó dự trữ bảo quản. Nếu thiếu
nguyên liệu, sản xuất sẽ bị gián đoạn. Nếu dự trữ nguyên liệu quá lớn, gây ra
ứ đọng vốn, hao hụt trọng lượng, bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Giá nguyên
liệu ít ổn định, lên xuống hàng ngày. Do vậy, công tác tổ chức thu mua phải
khoa học chặt chẽ.
Kết quả thu mua nguyên liệu của công ty được thể hiện qua bảng 6.
Qua bảng 6 thấy: 3 năm qua sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty
có sự biến động mạnh.
Năm 2003 tổng sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty là 513.365,3
kg nguyên liệu thuỷ sản các loại. Trong đó, tôm là loại nguyên liệu chủ lực
cho chế biến với 442.899,3 kg chiếm 86,27% tổng nguyên liệu thu mua của
công ty, còn lại 13,73% là các thuỷ sản khác.
Năm 2004 so với năm 2003 tổng sản lượng nguyên liệu của công ty tăng
65,13%, cụ thể tăng 334.369,9 kg. Năm 2005 so với năm 2004 sản lượng
nguyên liệu của công ty giảm 36,17%, giảm 306.604,3 kg. Mặc dù công ty
nằm gần vùng thu mua nguyên liệu nhưng sản lượng thu mua nguyên liệu của
24
24
Luận văn Tốt nghiệp Đại học SV: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
công ty có sự giao động mạnh, như vậy chứng tỏ công ty vẫn chưa chủ động

được nguồn nguyên liệu đầu vào.
Qua thực tế tìm hiểu cho thấy nguyên liệu của công ty phần lớn được
thu mua tại các bến cảng. Công ty mua trực tiếp từ tàu, thuyền của người dân
đánh bắt thuỷ hải sản nhưng công ty lại chưa có một hợp đồng chính thức lâu
dài với họ.
25
25

×