Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.84 KB, 5 trang )

CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢO QUẢN VÀ
PHÁT HUY TÁC DỤNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu là trung tâm sinh hoạt
văn hoá và khoa học không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông. Thư viện góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư
viện và các mặt cuộc sống, đồng thời góp phần tạo nên thói quen tự học tự nghiên cứu cho
cả thầy và trò từ đó tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập, thư
viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống mới cho
mọi thành viên trong nhà trường.
Hơn thế nữa thư viện trường học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng
dẫn giáo viên và học sinh đã được thể hiện rõ ở quyết định số 61 ngày 06/ 11/ 1988 của Bộ
GD- ĐT về vị trí, vai trò thư viện trường phổ thông.
Thực trạng chung hiện nay: Ở hầu hết các trường học trong Huyện nhà do điều kiện
cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn ( đặc biệt là hệ thống phòng đọc – phòng
chức năng ) nhiều trường thư viện nhà trường thực chất chỉ là một “ phòng kho” không hơn
không kém. Số lượng đầu sách phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ còn quá khiêm
tốn, sách tham khảo còn quá ít so với yêu cầu giảng dạy và học tập . Bên cạnh đó cán bộ
làm công tác thư viện hầu hết còn kiêm nhiệm chưa qua đào tạo, năng lực thấp, ý thức
công việc chưa cao, sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường chưa đúng mức nên hoạt
động thư viện các trường còn hạn chế chưa có hiệu quả cao, nhiều học sinh chưa biết sử
dụng thư viện, thậm chí chưa biết thư viện nhà trường được đặt ở đâu!
Thực tế ở đơn vị: Xuất phát từ nhận thức về vị trí vai trò thư viện trường học và yêu
cầu thực tế của đơn vị Ban giám hiệu trường chúng tôi đã quyết tâm xây dựng thư viện nhà
trường ngày càng hoàn thiện tiến tới đạt chuẩn( theo quyết định số 01 của Bộ GD- ĐT ban
hành ngày 02/11/2003). Trong những năm qua trường chúng tôi đã được sự đầu tư của cấp
trên, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sát sao của Ban giám
hiệu nhà trường, kho sách thư viện ngày càng được bổ sung phong phú hơn cả về số lượng
và chất lượng. Nhu cầu sử dụng sách báo của giáo viên và học sinh ngày càng cao. Xây
dựng bảo quản sách báo như thế nào ? Phục vụ bạn đọc như thế nào? để đưa lại hiệu quả
cao, khai thác triệt để tính tích cực của sách báo, đó là trách nhiệm và cũng là một yêu cầu


khách quan không thể thiếu được của người làm công tác thư viện.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh là giảng dạy và học tập mà công cụ
chủ yếu là sách báo. Sách báo là kho tàng tri thức của loài người, bởi vậy xây dựng bảo
quản sách báo là nhiệm vụ của thư viện.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn tổ chức tốt
thư viện trong trường học cũng có ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi vì thư viện chính là nơi bảo
đảm việc sử dụng sách báo một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. Từ những nhận thức trên về
vai trò chức năng của thư viện trong nhà trường và thực tiễn công tác thư viện trong những
năm qua tôi đã có những biện pháp bảo quản tốt sách báo tránh được những hư hỏng mất
mát các loại sách báo đáp ứng, thoả mãn nhu cầu sách báo của giáo viên và học sinh nhất
là sách giáo khoa, sách giáo viên các tài liệu tham khảo và các loại từ điển để tra cứu.
Muốn xây dựng bảo quản sách báo được tốt, ngoài trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán
bộ thư viện và những kinh nghiệm tích luỹ được trên thực tế theo tôi mấu chốt vẫn là:
- Thường xuyên tuyên truyền vận động bạn đọc giữ gìn sách báo.
- Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho thư
viện nhà trường
- Lập kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường bổ
sung sách báo mới phù hợp với nhu cầu của chương trình dạy học.
- Bảo quản sách báo theo quy định của hệ thống thư viện nhà trường và áp dụng
vào thực tiễn của đơn vị mình.
1, Tuyên truyền vận động bạn đọc giữ gìn sách báo:
Đây là yếu tố chủ đạo nhằm giữ gìn sách báo được lâu dài, đặc điểm của sách báo
thường xuyên bị hư hỏng, mất mát là do bạn đọc bảo quản không tốt, ý thức tự giác chưa
cao. Xuất phát từ đó người cán bộ quản lý thư viện phải thường xuyên tuyên truyền động
viên, đặc biệt có những bạn đọc cần được góp ý, nhắc nhở, trong quá trình mượn sách báo
cán bộ thư viện phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục và nội quy thư viện đề ra. Để sách báo
luân chuyển được thường xuyên, không để mượn quá 20 ngày, báo và tạp chí không được
mượn quá 5 ngày. Với những sách quý, hiếm yêu cầu đọc tại chỗ để người khác được cùng
đọc. Tránh tình trạng dùng sách của thư viện trường học thành kho sách riêng của cá nhân

giáo viên
2, Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho thư
viện nhà trường
Để đạt được yêu cầu của giáo viên và học sinh thì trách nhiệm không chỉ riêng nhà
trường mà cần có sự phối hợp tham gia của các cấp các ngành trong địa phương, hội cha
mẹ học sinh của nhà trường và các tổ chức đoàn thể cụ thể hoá kế hoạch tổ chức thực hiện
chặt chẽ, có biện pháp chỉ đạo và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Từ
sức đóng góp của học sinh và nguồn ngân sách xã cũng như sự ủng hộ của các tổ chức
khác trường chúng tôi đã bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện lên đến hơn một
chục triệu đồng. Cụ thể: Mua sắm được 40 ghế Xuân Hoà, bàn đọc phục vụ cho phòng đọc,
giá tủ sách đầy đủ , bổ sung gần 4 triệu đồng cho mua sắm sách giáo khoa, tham khảo.
Nhờ vậy trong những năm qua thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá của con em xã nhà.
Đồng thời thư viện đã huy động sự đóng góp của toàn dân về kinh phí để trang bị đầy đủ
giá, tủ sách.
3, Lập kế hoạch bổ sung mua sách:
Sách muốn bảo quản tốt đến đâu thì cũng có niên hạn sử dụng của nó. Vì vậy hình
thức gián tiếp để bảo quản là mua sách bổ sung định kỳ. Nhất là hiện nay huyện ta đang
được nằm trong chương trình thí điểm sách giáo khoa, việc thanh lọc những sách cũ có nội
dung lạc hậu so với chương trình, những sách rách nát cần phải được ra khỏi thư viện và bổ
sung những sách cần thiết đáp ứng với nhu cầu của việc dạy và học.
Đặc điểm hiện nay ở các trường học nói chung, điều kiện kinh phí còn hạn hẹp,
nguồn vốn bổ sung cho kho sách vẫn còn có hạn chế nên việc bổ sung kho sách phải nắm
được nguyên tắc hình thức bổ sung, nắm được nhu cầu của giáo viên và học sinh, nắm
được nguồn kinh phí để tổ chức thu mua kịp thời và có hệ thống các tài liệu cần thiết.
Tránh tình trạng bổ sung những loại sách không thiết thực với nhu cầu của giáo viên và học
sinh hoặc cung ứng chậm trễ đối với những loại cần thiết mang tính thời sự. Để giải quết
vấn đề này trường chúng tôi từ đầu năm đã thành lập một tổ công tác thư viện do đồng chí
hiệu phó trực tiếp làm tổ trưởng cán bộ thư viện làm tổ phó, 2 đồng chí tổ trưởng chuyên
môn và các đồng chí giáo viên chủ nhiệm làm tổ viên. Các đồng chí thành viên trong tổ là
mạng lưới phát hiện, sưu tầm sách báo, tư liệu mới, tổ chức giới thiệu, hướng dẫn phục vụ

nhu cầu dạy học theo mục tiêu đào tạo nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ.
Tham mưu với lãnh đạo địa phương bổ sung thêm cơ sở vật chất, cùng bàn bạc
công khai sử dụng hợp lý nguồn thu ngoài ngân sách do thư viện khai thác được như: Thu
gom giấy loại bán lấy tiền, nguồn bán sách báo cũ thanh lý, tiền đền bù sách giáo khoa của
giáo viên và học sinh.
- Hai tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo tham gia công tác thư viện có kế hoạch về sách
tổ chức sưu tầm các bài báo xây dựng kho tư liệu, hướng dẫn học sinh đọc sách. Bên cạnh
đó đòi hỏi người cán bộ thư viện phải thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tham khảo một
số trường điểm có thư viện tiên tiến nhằm rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào thư viện
trường mình, liên kết với thư viện xã và các thư viện bạn để trao đổi sách báo nhằm làm
giàu thêm cho kho sách.
4, Bảo quản sách báo theo quy định của thư viện trường học
Công tác bảo quản sách báo được tiến hành thường xuyên theo các định kỳ ( Có
lịch cụ thể) Đây là điều kiện bắt buộc mọi cán bộ thư viện phải chấp hành. Nhưng thực tế ở
hầu hết các trường học trong Huyện chưa làm đúng hoặc chưa thực hiện tốt các quy định
đó nguyên nhân là do cán bộ thư viện hiện nay còn kiêm nhiệm hoặc chưa qua đào tạo
hoặc làm việc chưa thực sự tâm huyết với nghề của mình và một nguyên nhân không kém
phần quan trọng nữa là cơ sở vật chất của một số trường còn hạn hẹp như đơn vị tôi phòng
đọc và kho sách còn chung nên việc bảo quản cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng với lòng
nhiệt tình yêu nghề và có trách nhiệm tôi luôn luôn suy nghĩ dù là làm với trách nhiệm
kiêm nhưng cũng không vì thế mà không hoàn thành trách nhiệm, không đáp ứng với vai
trò của người làm thư viện. Đây không phải là nghề nặng nhọc mà đòi hỏi là tính cần cù
chụi khó vàlàm việc phải khoa học.Trong năm qua tôi đã có những phương pháp chủ yếu.
- Mở sổ mượn sách: Trước đây cho mượn, trả còn tuỳ tiện không ghi sổ nên thất
thoát sách là vấn đề không có gì lạ. Nay tôi đã cho mở sổ theo dõi cụ thể tránh được tình
trạng mất sách đồng thời cũng tiện cho việc kiểm tra của hiệu trưởng đối với những giáo
viên, học sinh chấp hành nội quy thư viện
Ngoài trách nhiệm của bạn đọc thì bản thân tôi luôn làm tốt khâu xử lý kỷ thuật thư
viện. Trước đây còn buông lỏng sách báo sau khi mua về không được vào các sổ đăng ký
nay tôi đã vào hết các sổ đăng ký, sách báo được đóng dấu. dán nhãn ghi số đăng ký cá biệt

(đối với sách Giáo viên, sách tham khảo và sách truyện,) báo chí được đăng ký theo quý
nên việc bảo quản đi vào hệ thống hơn, đối với những loại sách quý hiếm đắt tiền được tôi
bọc băng dán trong để sử dụng được lâu dài tránh được rách nát, những loại sách đã bị rách
.nhưng xét về nội dung vẫn còn giá trị và còn có thể khắc phục được thì cũng phục chế
luôn. Kho sách luôn được lau dọn sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng để hạn chế ẩm thấp nhất
là với điều kiện nước ta mùa nắng thì rất nóng còn mùa mưa thì độ ẩm cao phải làm thế
nào để ánh nắng không chiếu trực tiếp vào sách để tránh ngả màu giấy, tham mưu với ban
giám hiệu trồng cây xanh để ngăn bớt bụi. Giá kệ sách được kê cao và không để sát
tường,mái ngói không dột tránh ẩm làm nát mục sách báo. Về mùa hè tôi luôn mở cửa sổ
để sử dụng tối đa ánh sáng, mùa đông thì chỉ mở cửa kính và dùng nguồn điện sáng thường
xuyên tránh ẩm.
Chống cháy cũng là một việc làm không kém phần quan trọng tôi đã tập cho mình
một thói quen tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng, hệ thống điện dùng trong phòng
thư viện được làm cẩn thận và thường xuyên được kiểm tra tránh trình trạng chập cháy,
dán nhãn nhắc nhở giáo viên không hút thuốc lá khi vào thư viện. Không dùng lửa hoặc để
chất dễ cháy vào thư viện. Có bình chữa cháy được để đúng nơi quy định và hướng dẫn sử
dụng khi cần thiết.
Chống mối mọt: Phòng thư viện đã được lát gạch. Toàn bộ sách báo tôi cho lên giá
cách mặt đất 50cm, thường xuyên kiểm tra và định kỳ có phun thuốc chống mối mọt,
phòng chống chuột gián phá hoại sách báo.
Tóm lại : Nhờ làm tốt công tác tổ chức bảo quản bổ sung kho sách với những biện
pháp và cách thức hoạt động của thư viện trong những năm qua đã đạt những kết quả đáng
kể từ chỗ chưa có phòng đọc nay đã có phòng đọc. chưa đủ giá tủ nay giá tủ đầy đủ. Sách
báo từ chỗ nghèo nàn nay đã được bổ sung phong phú cả về số lượng và chất lượng. Từ
chỗ độc giả chưa quan tâm đến thư viện nay đã đến với thư viện đông hơn và nhiệt tình
hơn. Chất lượng giảng dạy của nhà trường năm sau cao hơn năm trước và đã đạt danh hiệu
trường tiên tiến cấp Tỉnh đó cũng có một phần không nhỏ của công tác thư viện trường
học.
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT:
a, Kết luận :

Trong những năm qua thư viện trường học đã góp phần to lớn trong việc xây dựng
bảo quản và phát huy tác dụng tủ sách thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo. Tôi cảm thấy trách nhiệm của mình càng nặng nề hơn. Càng phải cố gắng hơn nữa,
phải học tập và bồi dưỡng nhiều hơn nữa để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ. Để phục vụ cho công tác thư viện được tốt hơn. Qua thực tiễn công tác tôi có ý
định trong những năm tới phát huy những thành tích đạt được mở rộng và huy thành tích
sáng tạo của công tác bảo quản sách báo. Phối hợp với trường bạn, các đoàn thể thanh thiếu
niên phát huy hơn nữa vai trò xây dựng và bảo quản tủ sách thư viện.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút trong quá trình công tác tại
đơn vị . Tôi muốn đưa ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng xem, mong rằng nó cũng có
những điều bổ ích trong công tác thư viện đồng thời cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp
bổ sung để kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai
đoạn hiện nay. Cùng một mục đích chung là góp phần cùng giáo viên đào tạo giúp thế hệ
trẻ trở thành những người con có ích cho đất nước, làm chủ tương lai.
b, Đề xuất:
- Về cơ sở vật chất : Đã được lãnh đạo địa phương, ban giám hiệu nhà trường quan
tâm chu đáo đầy đủ.
- Về chuyên môn nghiệp vụ: Bản thân là cán bộ kiêm nhiệm nên nghiệp vụ có lúc
còn hạn chế. Tôi rất mong được dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ trong dịp hè và điều
mong muồn nhất của bản thân là lãnh đạo ngành giáo dục sớm đưa Thông tư liên tịch của
Bộ Giáo dục -Đào tạo và Bộ Nội vụ số 34/ 2004/ TTLT/ Bộ giáo dục - Đào tạo - Bộ Nội vụ
sớm vào trường học. Có như vậy kết quả đào tạo mới ngang tầm nhiệm vụ. / .

×