Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH ASEAN +1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.11 KB, 33 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT
NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH ASEAN
+1
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ACFTA ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC THÀNH
VIÊN.
3.1.1 Cơ hội
Về mặt kinh tế, việc hình thành ACFTA sẽ mang lại cục diện cùng có lợi
cho Trung Quốc và ASEAN. Sự hợp nhất về kinh tế giữa Trung Quốc và
ASEAN sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các thương nhân mọi ngành
nghề và tạo nên sự mật thiết hơn về thông tin, giao thông và mậu dịch. ACFTA
được thiết lập sẽ có tác động tích cực tới hợp tác kinh tế khu vực ở Châu Á,
nhất là Đông Nam Á, cụ thể các nhà xuất khẩu ASEAN và Trung Quốc sẽ có cơ
hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn. Đối với các nhà xuất khẩu
ASEAN, Trung Quốc là thị trường đang mở rộng đầy hứa hẹn. Là một thành
viên của WTO , Trung Quốc đang thực hiện những cam kết trong khuôn khổ tổ
chức này nhưng lại có lợi cho các nước ASEAN. Chẳng hạn, Trung Quốc sẽ
giảm thuế đối với tất cả các mặt hàng xuống còn 5,7% trong vòng 2 đến 4 năm
tới. Đồng thời Trung Quốc cũng đã cam kết xoá bỏ hàng rào phi thuế quan,
nghĩa là xoá bỏ việc hạn chế số lượng nhập khẩu, cấm nhập khẩu và các hạn
chế khác…Tất cả các hoạt động này đều có ảnh hưởng tích cực đến các đối tác
ASEAN . Theo ước tính, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu từ
ASEAN sẽ tăng lên 10% mỗi năm. Nhũng hàng háo dựa trên tài nguyên của
ASEAN tiếp tục có lợi thế so sánh ở Trung Quốc , đặc biệt là các sản phẩm
hyđrôcacbon, các sản phẩm nông nghiệp chế biến và bán chế biến, các sản
phẩm lâm sản và hải sản. Ngoài ra, điện máy và các thiết bị tự động, máy tính,
nguồn chủ yếu từ các nước ASEAN sẽ được bổ sung vào danh mục nhập khẩu
của Trung Quốc vì đất nước này sẽ cắt giảm đáng kể toàn bộ hàng rào phi thuế
quan và thuế quan đối với hạng mục này.
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42


Ngược lại, một thị trường ASEAN ngày càng mở rộng cũng là một mục tiêu
hấp dẫn đối với thị trường Trung Quốc, bên cạnh đó, tăng trưởng thương mại
hàng hoá và thu nhập cao hơn ở các nước thành viên sẽ có tác động tích cực đến
thương mại dịch vụ, đặc biệt du lịch giữa ASEAN với Trung Quốc và đồng thời
cải thiện dòng đầu tư trực tiếp hai chiều về sản xuất và dịch vụ hỗ trợ thương
mại.
3.1.2 Thách thức
Bên cạnh những cơ hội nêu trên, các nước thành viên cũng phải đối mặt với
không ít những trở ngại, chẳng hạn như khi Trung Quốc thực hiện đầy đủ các
cam kết của mình trong khuôn khổ WTO và ACFTA thì nước này sẽ nổi nên là
một đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn các nước ASEAN trên trường quốc tế.
Hơn nữa, ACFTA còn có thể dẫn đến sự phân hoá hai cực trong các nước
thành viên, một số nước lạc hậu lo ngại rằng việc tham gia Khu vực mậu dịch
tự do không những không nâng cao sức cạnh tranh của mình mà ngược lại còn
lạc hậu hơn về kinh tế, những nước này cho rằng sức sản xuất trong nước này
không cao, khi mở cửa thị trường thì thị trường nội địacó thể bị tràn ngập bởi
khối lượng lớn hàng xuất khẩu của các nước phát triển có trình độ cao hơn dẫn
đến việc trở thành thuộc địa kinh tế của các nước này. Do vậy, một số nước
ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giảm thuế, cản trở tiến trình thúc đẩy
nhất thể hoá kinh tế khu vực.
Ngoài ra, ACFTA còn có ảnh hưởng đáng kể đền tình hình đầu tư trong khu
vực, phàn lớn các nước ASEAN trong 30 năm qua chủ yếu dựa vào đầu tư trực
tiếp từ bên ngoài, nhất là vốn đầu tư từ Nhật Bản, nếu ASEAN thiết lập Khu
vực mậu dịch tự do với Trung Quốc thì các thế lực truyền thống như Mỹ, Châu
Âu, Nhật Bản sẽ bị gạt ra ngoài. Do vậy trước hết các thành viên ACFTA sẽ
phải chịu sức ép từ phía Nhật Bản. Đầu tư của Nhật Bản tại khu vực có thể sẽ bị
giảm mạnh gây nên tổn thất trực tiếp về kinh tế. Đồng thời, việc Trung Quốc
luôn có sức thu hút to lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, và
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42

Đài Loan, vì vậy tạo nên một sức ép đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và là
một thách thức mới đối với ASEAN.
Thêm vào đó, trong số các nước ASEAN, không một nước nào có thực lực
kinh tế bằng Trung Quốc, nhưng nếu coi ASEAN là một khối thì lại có thể so
sánh được với Trung Quốc , vậy ai sẽ đóng vai trò chủ đạo ACFTA trong tương
lai cũng là một vấn đề các nước cần quan tâm nghiên cứu.
Cuối cùng là vấn đề biển Nam Trung Hoa, tranh chấp chủ quyền tại quần
đảo Trường Sa là trở ngại lớn nhất trong việc phát triẻn quan hệ ASEAN –
Trung Quốc , chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc
không được các nước ASEAN hữu quan hưởng ứng. Làm thế nào để duy trì hoà
bình, ổn định và phi hạt nhân hoá tại biển Nam Trung Hoa đã trở thành vấn đề
mà Trung Quốc và ASEAN phải đối mặt.
Tóm lại, tiềm năng và cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, thay đổi cơ
cấu và phát triển thông qua khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối
với các nước thành viên là vô cùng to lớn, việc thiết lập ACFTA chắc chắn
cũng tạo ra nhiều thách thức lớn đối với Trung Quốc và các nước ASEAN, do
đó các nước này cần có nhận thức và những bước chuẩn bị tham gia đầy đủ và
hiệu quả. Các mước cũng cần hết sức chú trọng tìm hiểu ý kiến của các doanh
nghiệp, những người sẽ trực tíêp hưởng những cơ hội, cũng như phải đối phó
với những thách thức của việc thành lập ACFTA. ở bất kỳ một quốc gia nào,
hơn ai hết doanh ngiệp là người nhận thức rõ những tác động của sáng kiến
ACFTA đối với nền kinh tế và hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp
mình.
3.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
3.2.1 Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại hai nước:
Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc là vô cùng
to lớn. Mối quan hệ này sẽ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, diễn ra trên
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và tiến từ hợp tác song phương đến hợp tác
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42

đa phương. Trong thời gian tới hai nước sẽ cố gắng làm hết sức mình với những
biện pháp cụ thể đã được vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế của hai
nước.
Trong thời gian qua hai nước đã có những tiến triển về mở rộng giao lưu
buôn bán, phát triển kinh tế, đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng kết
quả vẫn chưa tương xứng với sự phát triển về quan hệ chính trị, tiềm năng to
lớn của hai bên còn chưa được phát huy, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi,
chú trọng hiệu quả và chất lượng , hình thức đa dạng, quan hệ thương mại giữa
hai nước nhất định sẽ có bước tiến mạnh mẽ, về lâu dài chúng ta cần phải xác
định:
- Trung Quốc là nước có thị trường trên 1,2 tỷ dân, tương lai sẽ trở thành
cường quốc kinh tế, ta cần có chính sách phát triển quan hệ kinh tế
thương mạilâu dài, ổn định, cùng có lợi.
- Từng bước quy phạm hoá hoạt động buôn bánbiên giới, làm cho buôn
bán biên giới phát triển lành mạnh, có trật tự, áp dụng những biện pháp
phù hợp trong thị trường nội địa để ngăn chặn buôn lậu, hàng kém phẩm
chất tràn vào.
- Bằng nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ buôn bán lớn giữa hai nước theo
thông lệ quốc tế, nâng cao kim ngạch buôn bán hai chiều, đa dạng hoá
phương thức buôn bán bao gồm mua bán thông thường, đổi hàng, chuyển
khẩu, quá cảnh…
- Tăng cường đầu tư chiều sâu trong sản xuất, gia công, nâng dần giá trị
các mặt hàng xuất khẩu.
Thế giới ngày nay đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, khu vực
hoá, thị trường hoá thống nhất nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế đã trở
thành trào lưu chung của thời đai, thành nhân tố chủ đạo trong quan hệ giữa các
nước với nhau. Do đó đẩy mạnh hợp tác kinh tế nhằm khai thác triệt để lợi thế
của hai nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc , làm cho cả hai nước đều
thịnh vượng, đều phát triển là hợp lòng dân, hợp với xu thế của thời đại và là cơ
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
sở quan trọng nhất cho quan hệ Việt – Trung đời đời bền vững. Muốn hợp tác
kinh tế phát triển xứng tầm với tiềm năng của hai nước trong giai đoạn hiện
nay, chúng ta cần đồng thời làm cả ba việc lớn sau đây:
Một là cả hai nước đều cần đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế vùng biên
giới bao gồm cả vùng biên giới đất liền và vùng trên biển, ở đây muốn nói đến
nền kinh tế vịnh Bắc Bộ.
Hai là cả hai nước phải cùng nhau nghiên cứu, tìm ra những lĩnh vực
kinh tế có khả năng phát huy lợi thế của cả hai bên để hợp tác cùng phát triển.
Phải chăng có phải là lĩnh vực sản xuất cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, lĩnh
vực chế biến nông sản phẩm, các lĩnh vực có khả năng tạo ra sản phẩm có sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới trên cơ sở kỹ thuật thích hợp và lao động rẻ.
Ba là cả hai nước đều phải đẩy mạnh, đi sâu vào cải cách, đổi mới kinh
tế. Vì nếu như không có thị trường hoàn hảo, không có các doanh nghiệp năng
động, làm ăn có hiệu quả thì mọi kế hoạch hợp tác kinh tế chỉ dừng trên giấy,
trong các ý tưởng tốt đẹp mà thôi. Do vạy hai nước phải cùng nhau trao đổi
kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, đẩy nhanh tiến độ, đi sâu vào cải cách, đổi mới
kinh tế.
Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam.
Tuy vậy, 3 tỷ USD năm 2002 là một con số khiêm tốn so với chỉ tiêu 5 tỷ USD
năm 2005 mà Đảng và chính phủ hai nước đề ra. để đạt mục tiêu, trong thời
gian tới hai bên sẽ tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại
song phương theo thông lệ quốc tế, đa dạng hoá phương thức buôn bán,…
Hai chính pủ sẽ đôn đốc các ngành ngân hàng, hải quan, giao thông vận
tải hợp tác, tháo gỡ khó khăn, trở ngại trong thanh toán, thủ tục, vận chuyển
hàng hoá, nâng cấp cơ sở hạ tầng các cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp hai nước dễ dàng trong trao đổi hàng hoá.
Trước thực tế diện mặt hàng trao đổi chưa vững chắc, khối lượng chưa
lớn, Việt Nam và Trung Quốc sẽ thoả thuận thống nhất một số danh mục hàng
hoá trao đổi, để định hướng cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác sản xuất và

5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
kí kết hợp đồng. Hai bên sẽ chỉ định các doanh nghiệp lớn, uy tín, có sản phẩm
nằm trong danh mục trên ký kết các hợp đồng thương mại dài hạn. Sau đó, Bộ
Thương mại Việt Nam và Bộ kinh Mậu Trung Quốc có trách nhiệm đôn đốc
và giám sát việc thi hành hợp đồng.
Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu một số sản phẩm của Việt Nam như than đá, dầu thực vật, và rau quả nhiệt
đới… và hợp tác gia công hàng xuất khảu, sản xuất chế biến nông – lâm – hải
sản. Sự xuất hiện của nhóm công tác nhằm phối hợp nghiên cứu , đề xuất một
số định hướng và vận động các doanh nghiệp triển khai là cần thiết.
Ngoài ra, hàng năm, cơ quan xúc tiến thương mại Trung Quốc sẽ tổ chức
cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế
do Bộ Thương Mại Việt Nam chủ trì. Cục xúc tiến thương mại Việt Nam cũng
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia những hội chợ lớn
của Trung Quốc.
"Để đạt được kim ngạch thương mại 5 tỷ USD, chúng ta sẽ phải phối hợp
hiệu quả hơn. Trung Quốc luôn ủng hộ mong muốn của Việt Nam là gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) càng sớm càng tốt.”
3.2.2 Triển vọng quan hệ thương mại biên giới Việt – Trung
Người tiêu dùng Việt Nam hầu như mới chỉ biết đến hàng tiêu dùng chất
lượng loại bình thường của Trung Quốc, chủ yếu do các cơ sở sản xuất ở các
tỉnh phía Nam Trung Quốc. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, mặt bằng giá cả
trên thị trường Trung Quốc có thể thấp hơn, khi đó nhiều hàng hoá tiêu dùng
cao cấp sản xuất ở Thượng Hải, Thẩm Quyến…hoặc những hàng hoá của các
nước công nghiệp phát triển với ưu thế về chất lượng và giá cả khi đã vào thị
trường Trung Quốc sẽ dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên không phải mặt hàng nào của Trung Quốc cũng cạnh tranh
được với hàng Việt Nam trên thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc.
Thậm chí nhiều hàng hoá của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa

6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
chuộng như giầy thể thao , bánh kẹo, xà phòng. Theo ước tính, nếu không có
những nhân tố đột biến tác động, tổng kim ngạch xuất khẩu qua biên giới Việt –
Trung năm 2005 đạt khoảng 1.745,81 triệu USD tính theo giá năm 1994. Tuy
nhiên lộ trình thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc với
chương trình thu hoạch sớm sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại qua biên giới
Việt – Trung lên một bước phát triển cao hơn và thương mại biên giới có thể
vượt con số trên. Chúng ta có thể tham khảo số liệu trong biểu đò dưới đây về
dự báo xu hướng thương mại Việt - Trung.
Biểu 3.1
Xu hướng biến động kim ngạch thương mại biên giới Việt Trung giai đoạn
1991 -2005
Nguồn: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc sau khi bình thường
hoá, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 6 năm 2002 và tính toán theo phương
pháp dự báo xu hướng biến động phương thức biến động chính ngạch và tiểu
ngạch.
3.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Là một thành viên ASEAN thì Việt Nam cũng có những cơ hội và phải
đối mặt với những thách thức đã phân tích ở trên, song với tư cách quan hệ độc
lập với Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay thì Việt Nam lại có những cơ hội
và thách thức riêng và to lớn hơn, thậm chí chúng ta phải nghiên cứu ảnh hưởng
của ACFTA nên từng lĩnh vực cụ thể của thương mại để có những chính sách
phát triển thích hợp và bền vững.
Bên cạnh những cơ hội to lớn mà khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc đem lại cho Việt Nam như một thị trường rộng lớn với dân số
đông, thu nhập cao. Ngoài ra việc tham gai của Việt Nam vào ACFTA sẽ
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
giu0ps Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong đàm phán thương mạivà cho phép

Việt Nam ảnh hưởng lớn hơn trong chương trình nghị sự quốc tếnói chung và
việc đàm phán thương mại đa biên nói riêng.
3.3.2 Thách thức đối với thương mại Việt Nam
Thứ nhất, tình trạng mất cân đối trong quan hệ thương mại giữa hai
nước, Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản và nhập khẩu hàng
công nghiệp của Trung Quốc, bên cạnh đó tình trạng nhập siêu của Việt Nam
vẫn tiếp tục tăng.
Thứ hai, sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ thêm nặng nề, đặc
biệt đối với các ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam thì nhìn chung các
doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam trong các ngành Việt Nam
tương đối có lợi thế cạnh tranh như: dệt may, da giầy, sản xuất hàng tiêu
dùng…
Nếu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được hạ xuống như trong
cơ chế AFTA thì các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng xâm nhập thị trường
Việt Nam, và doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn để đứng vững được trên thị
trường nội địa, còn những ngành kinh tế khác sẽ không có cơ hội để phát triển.
Thứ ba, là sức cạnh tranh trên thị trường nước thứ ba của Việt Nam cũng
chịu áp lực vì hàng hoá Trung Quốc có sức cạnh tranh rất lớn về mẫu mã và giá
cả.
3.3.3 Phân tích theo từng ngành
3.3.3.1. Đối với ngành công nghiệp:
Chủ yếu phải kể đến là cạnh tranh giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc về hàng dệt may ở khu vực Châu á, trong tương lai là ở thị trường EU,
Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao về giá cả hàng hoá, dung lượng thị
trường trở thành nguy cơ đối với Việt Nam.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
3.3.3.2 Đối với ngành nông nghiệp
Khả năng ảnh hưởng của ACFTA đến nông nghiệp trong lĩnh vực thương
mại phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta, và không

chỉ so sánh với Trung Quốc mà còn phải so sánh với hàng hoá của các nước
ASEAN khác cùng xuát khẩu hàng hoá vào thị trường Trung Quốc, cho thấy
một mặt Việt Nam có nhiều lợi thế về giá thành sản xuất nông nghiệp đối với
nhiều mặt hàng nông sản nhờ vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nhân
công rẻ…, các mặt hàng đó là gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, thuỷ sản, rau quả, cao
su…
Trong khuôn khổ ACFTA thì những nhóm hàng trên đây cạnh tranh gay gắt
với hàng hoá của các nước ASEAN khác tại thị trường Trung Quốc.
- Rau quả chế biến, nông lâm sản thực phẩm chế biến khác.
- Đối với loại quả tươi ôn đới mà Việt Nam không sản xuất được, thuế suất
thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu nhiều hơn vào nước ta cũng gián tiếp
làm giảm tiêu thụ những sản phẩm rau quả sản xuất trong nước.
- Những mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, ngô, lúa
mỳ, … sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều lắm do thuế MFN của Việt Nam
đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không cao.
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
Biểu 3.2
Thuế nhập khẩu MFN đối với các nhóm hàng mà nước ta
nhập từ Trung Quốc :
Mặt hàng Thuế nhập khẩu MFN(%)
Giống cây trồng các loại 0
Rau tươi 30
Quả (lê, táo, cam, quýt…) 40
Rau quả, thịt chế biến 50
Ngô 5
Lúa mỳ 0
Phân bón 0
Thuốc bảo vệ thực vật 0 -1
Thuốc thú y 0

Da các loại 5
Nguồn: Bộ kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy:
Thuế MFN của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là rất cao đối với các
mặt hàng như rau quả, thịt chế biến, … và chính những nhóm hàng này sẽ chịu
tác động rất lớn theo hướng bất lợi khi tham gia tự do hoá thương mại vì khi đó
thuế xuất nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống, điều này đồng nghĩa với việc
một khối lượng lớn hơn rau quả chế biến, thịt chế biến,… sẽ được nhập khẩu
vào Việt Nam làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước.
Ngược lại, như đã nêu trên thì đối với những nhóm hàng như lúa mỳ,
phân bón, thuốc thú y,…dường như không hoặc chịu rất ít ảnh hưởng từ tự do
hoá thương mại vì mức thuế MFN không bị giảm so với trước tự do hoá.
đối với các nước ASEAN thì có những quy định riêng về thuế, trong điều kiện
ngày nay, để thúc đẩy và khuyến khích các công ty trong khối tham gia cơ cấu
AICA hơn nữa, từ 1/1/2003 có quy định:
Brunây, Campuchia, Inđonêxia, Lào, Malayxia, Singapore sẽ áp dụng
mức thuế suất 0% cho các sản phẩm tham gia cơ cấu AICA, Philipine thì mức
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
thuế này là 0 –1%, Thái Lan là 0 – 3%, Myanmar và Việt Nam, mức thuế suất
này là 0 – 5%
3.3.3.3 Đối với dịch vụ
Thực tế tại Việt Nam hàng loạt dịch vụ hiện nay hầu như chưa tồn tại như
một dịch vụ thương mại , hoặc chưa có tỷ trọng tương xứng như dịch vụ nghiên
cứu thị trường, tiếp thị, dịch vụ kế toán qua mạng,.. cần được phát triển gấp,
nếu không sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh. Dịch vụ bất động sản
phải được hình thành với khung pháp luật thích hợp, hiện nay dịch vụ đang chịu
sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan hành chính, bị biến dạng làm cho giá cả,
luật lệ kinh doanh rất thất thường, năng lực cạnh tranh thấp, đối với dịch vụ
môi giới lao động chưa được phát triển.

Về du lịch, Việt Nam đang có tiềm năngnhưng còn dựa vào ưu thế thiên
nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử song về lâu dài các sản phẩm du lịch còn
thiếu đa dạng, chất lượng phục vụ chưa cao, giá cả chưa hấp dẫn so với các
nước trong khu vực, tỷ lệ khách quay lại lần hai rất ít so với các nước khác như
Thái Lan, Trung Quốc.
Biểu 3.3
Khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam
Đơn vị: nghìn người
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng 1781,8 2140,1 2330,8 2627,988 2428,755
Khách Trung
Quốc
484,0 492,0 675,8 724,385 693,423
Tỷ trọng(%) 27,2 23,0 29,0 27,6 28,5
Nguồn: GSO và www. vietnamtourism.com
Như vậy, tổng lượng khách du lịch trên thế giới nói chung và khách từ
Trung Quốc nói riêng đến Việt Nam vẫn tăng liên tục trong những năm gần
đây, nhưng đến năm 2003 cả lượng khách du lịch quốc tế nói chung và khách
du lịch Trung Quốc nói riêng đến Việt Nam đã giảm, điều này xảy ra do dịch
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
SARS xuất hiện ở Trung Quốc, Việt Nam cũng như khu vực Dông Nam Á,
Song 4 tháng đầu năm 2004, lượng khách du lịch vào Việt Nam lại tiếp tục
tăng, con số này đạt 933.800 khách, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2003, dự
kiến số khách ở năm 2004 sẽ là 2,7 đến 2,8 triệu người, điều này chứng tỏ khả
năng cạnh tranh rất mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch của vn, tuy nhiên bên cạnh
đó cũng luôn có những chính sách ưu đãi và cải tạo môi trường sao cho lượng
khách du lịch đến Việt Nam ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó là những loại hình dịch vụ như: Ngân hàng, tư vấn pháp lý,
kế toán, kiểm toán, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển song cũng cần được

quan tâm thích đáng từ phía nhà nước về chính sách khích lệ cũng như những
dịch vụ bảo hiểm.
Khu vực mậu dịch tự do ACFTA sẽ mở ra thị trường rộng lớn về du lịch
song sẽ cạnh tranh gay gắt, trong đó Trung Quốc sẽ là một đối thủ cạnh tranh
trên hầu hết các loại hình dịch vụ, nếu không có sự chuẩn bị tốt và năng động,
có hệ thống, đồng bộ cho từng loại hình dịch vụ thì sức ép cạnh tranh từ các
nước sẽ làm cho các loại dịch vụ của Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị
trường dịch vụ.
3.4 NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Qua việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung
Quốc chúng ta thấy tiềm năng của mối quan hệ Trung Quốc với ASEAN nói
chung và với Việt Nam nói riêng là vô cùng to lớn, tuy nhiên cũng còn phải kể
đến những tồn tại cần phải tháo gỡ và khắc phục. Trong tương lai gần xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt phải kể đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc
còn tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của
ta và Trung Quốc, như vậy cần có những biện pháp, những chủ trương, chính
sách cụ thể tư phía nhà nước cũng như từ phía các doanh nghiệp để thúc đẩy
hoạt động này tăng nhanh và có hiệu quả, tạo mối quan hệ láng giềng ngày càng
gần gũi và cùng phát triển.
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
3.4.1 Giải pháp từ phía nhà nước
3.4.1.1 Củng cố và tăng cường môi quan hệ toàn diện Việt Nam – Trung Quốc
Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước chỉ có thể phát triển thuận lợi
khi mối quan hệ giữa hai đảng và hai chính phủ được gắn kết, hợp tác, thân
thiện trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh…
Mối quan hệ này dễ dàng được thiết lập hơn trong mối quan hệ ASEAN
– Trung Quốc. Đó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết các
hiệp định thương mại song phương giữa hai chính phủ cũng như giữa các doanh
nghiệp hai nước với nhau, hợp tác giúp đỡ, cùng thảo luận để đi đến lộ trình

quan hệ thương mại song phương trong từng giai đoạn. Đến nay hai nước đã ký
hơn 20 hiệp định và văn bản về thương mại nói chung và buôn bán biên giới nói
riêng
Chính phủ hai nước cũng cần đẩy mạnh hợp tác toàn diện hơn nữa quan
hệ hai nước và quan hệ đa phương với các nước khác trong các tổ chức quốc tế
và khu vực như APEC, WTO, AFTA… Là thành viên của ASEAN, Việt Nam
nhận đươc sự ưu đãi hơn từ phía Trung Quốc trong việc tham gia đàm phán
cũng như ký kết các hiệp định ngày càng củng cố mối quan hệ thương mại giưa
hai nước.
Việc tổ chức các đoàn cán bộ cấp cao của hai nước, các tổ chức kinh tế,
khoa học, văn hoá, xã hội khác ngày càng nhiều là cơ hội để phát triển quan hệ
thương mại hai nước.
13

×