MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG
CÁO VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ THÁI (NĂM 2006 - 2010)
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH
TRANH, SẢN PHẨM DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG
CÁO VÀ TUYỀN THÔNG HÀ THÁI
1. Cạnh tranh:
Theo Mark: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất và mua bán
hàng hóa, dịch vụ, để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, nó cũng
như một cao dao hai lưỡi. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
kém hiệu quả, cạnh tranh sẽ đẩy doanh nghiệp đó đến chỗ phá sản. Ngược lại,
đối với các doanh nghiệp nắm bắt tốt, thích nghi nhanh với thị trường thì cạnh
tranh lại tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi giúp cho doanh nghiệp,
khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
2. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của Công ty Cổ phần Quảng cáo
và Truyền thông Hà Thái.
- Mẫu mã và chất lượng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo.
- Giá cả
- Hoạt động quảng bá, khuyếch trương.
- Mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
- Uy tín của doanh nghiệp
- Vốn, công nghệ, nhân lực, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, chiến lược, chính
sách và kỹ năng quản lý, của doanh nghiệp.
3. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh:
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi các quy
luật của thị trường như quy luật cung cầu, giá cả, quy luật tiền tệ, quy luật cạnh
tranh... Trong số các quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong
số những quy luật có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết, thúc đẩy sự phát triển
của thị trường. Sự tồn tại của cạnh tranh là tất yếu trong mỗi nền kinh tế.
Cạnh tranh là một sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong
các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ở đâu có lợi ích kinh
tế thì ở đó có sự cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị
trường, là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh mà kết quả là sẽ có doanh
1
nghiệp bị lật ra khỏi thị trường, có nguy cơ phá sản, song cũng có những
doanh nghiệp trụ lại được và ngày càng phát triển.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa
ngày càng phát triển với quy mô hết sức rộng lớn, nó không chỉ giới hạn ở
một quốc gia nào đó, mà đã mở rộng ra phạm vi thế giới. Chính điều này đã
làm cho cạnh tranh ngày càng sâu rộng và gay gắt hơn. Nó được xem như một
yếu tố tồn tại khách quan của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay
không vẫn phải chấp nhận sự cạnh tranh.
4. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Cạnh tranh có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế nói chung và với bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một
nền kinh nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh. Đứng ở góc độ lợi ích
xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc
quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm,
dịch vụ có chất lượng tốt, giá rẻ. Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm
bảo đảm về lợi ích người tiêu dùng. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh
sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình
trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên dành ưu thế so với các đối
thủ cạnh tranh khác.
Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc cạnh tranh
khốc liệt nhất, nhằm giành dật người mua, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, tạo
ưu thế về mọi mặt cho doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận lớn nhất.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những
hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
và phong phú của khách hàng. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua
không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích
cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ
sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp muốn tạo ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng chất lượng
sản phẩm và giá bán phải rẻ. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào,
của sản xuất để giảm tối đa giá thành sản phẩm. Trong cơ chế thị trường,
2
doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt mà giá rẻ nhất
thì sẽ chiến thắng. Chính vì vậy, cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi
phí cao trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp có chi phí thấp vươn lên.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH, SẢN PHẨM
DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ TRUYỀN
THÔNG HÀ THÁI (NĂM 2006-2010)
1. Giải pháp xây dựng một chiến lược cạnh tranh.
Trước tiên công ty muốn nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ
quảng cáo của mình thì công ty phải xây dựng được cho mình một chiến lược
cạnh tranh đủ mạnh, để chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty trên thị trường sẽ thích
ứng với một chiến lược phát triển riêng cho từng loại và sẽ thích ứng với một
khung thị trường riêng biệt nhất định, nhờ đó mà nâng cao năng suất chất
lượng của dịch vụ cung cấp, đồng thời cũng tăng doanh lợi cho doanh nghiệp.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo, thì chúng ta sẽ
phải đi vào nghiên cứu thị trường khách hàng của từng sản phẩm dịch vụ đó
và một số vấn đề có tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm dịch
vụ, để từ đó có những chiến lược phù hợp, cho những sản phẩm dịch vụ của
mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Về cơ bản thị trường sản phẩm dịch vụ thể hiện các yếu tố cần được xem
xét, khi xác lập một chiến lược và thực hiện định vị trên thị trường cho sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các yếu tố công cụ trong thị trường sản
phẩm dịch vụ được phát triển hoàn thiện qua quá trình thực tiễn, bao gồm 7
yếu tố là: sản phẩm dịch vụ, phí dịch vụ, phân phối, giao tiếp dịch vụ, con
người, quá trình dịch vụ và dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, các yếu tố này ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ở những mức độ khác nhau.
Vì thế doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ chúng thì mới có thể đưa ra
những quyết định chiến lược phù hợp.
Một chiến lược cạnh tranh phải được xây dựng trên cơ sở:
+ Tiềm năng của doanh nghiệp.
+ Nhu cầu của khách hàng.
+ Tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh.
3
Trong chiến lược cạnh tranh phải nêu lên được những biện pháp có tính
chiến lược, đó là những biện pháp để cạnh tranh lâu dài như chất lượng sản
phẩm dịch vụ, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, trình độ dịch vụ khách
hàng... và cũng cần có những biện pháp cạnh tranh trước mắt như giá cả, mẫu
mã, thiết kế...
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các loại sản
phẩm dịch vụ quảng cáo - Giải pháp có tính chiến lược.
Một sản phẩm dịch vụ ban đầu, có sự khác biệt xuất hiện trên thị trường,
qua sự cạnh tranh mà các hãng dần dần cho ra những dịch vụ tương tự, dẫn
tới dịch vụ các hãng trở nên đồng nhất và nó trở thành dịch vụ thông thường,
đó là sự biến thiên của dịch vụ. Như vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm dịch vụ, thì trước hết phải nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch
vụ, để cho các đối thủ cạnh tranh không theo được thì lúc đó sản phẩm dịch
vụ của công ty sẽ đứng đầu trên thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chất lượng của sản phẩm dịch
vụ là rất quan trọng cho nên cần phải lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến
thức nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp cũng không
thể bỏ qua việc đầu tư vào các trang thiết bị cần thiết, vì đây là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Với sản phẩm dịch vụ
quảng cáo thì công tác đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật là rất cần thiết, vì
mặc dù là sản phẩm dịch vụ nhưng nó lại được thể hiện ra bên ngoài là một
sản phẩm hiện hữu cụ thể. Ví dụ như một tấm Pano quảng cáo khổ lớn được
đặt ở các ngã tư đường, ở đây nó hiện diện là một sản phẩm hiện hữu cho nên
chất lượng của nó càng được thể hiện ra bên ngoài một cách rõ ràng, từ chất
liệu cho đến kỹ thuật in ấn, lắp ráp, sức thu hút, đến suốt cả quá trình tồn tại
của nó. Một biển quảng cáo cố định không thể là vừa lắp đặt lên 2 ngày là
mầu sắc đã thay đổi, hình thức đã bị biến dạng. Do đó vấn đề chất lượng của
sản phẩm dịch vụ quảng cáo ngoài trời cần được đặt lên hàng đầu.
Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ quảng cáo gồm:
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu chế tạo, tạo mối quan hệ
bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu ổn định, đúng thời gian, đảm bảo chất
lượng của nguyên vật liệu phải tốt, tránh sự xuống cấp theo thời gian.
- Đối với sản phẩm dịch vụ quảng cáo thì các vấn đề in ấn, mỹ thuật là
yếu tố chủ chốt, cho nên cần phải đầu tư cho các trang thiết bị cần thiết cho
4
công việc này, cũng như đào tạo đội ngũ thiết kế có trình độ, có khả năng
sáng tạo.
- Tuân thủ đúng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ
quảng cáo, thực hiện đúng quy trình sản xuất và lắp đặt.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về sản phẩm quảng cáo do Nhà nước quy định,
tránh làm trái pháp luật, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Giải pháp chọn thị trường mục tiêu và khách hàng trọng điểm.
Một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp là sự chiếm lĩnh thị
trường có hiệu quả của một mặt hàng thuộc một loại sản phẩm. Để có thể
chiếm lĩnh thị trường và có được sự cạnh tranh cao trên khu vực thị trường đó
thì một điều không thể bỏ qua đó chính là việc nghiên cứu và lựa chọn thị
trường mục tiêu cho sản phẩm của mình. Những người làm quảng cáo không
những phải thích ứng với sự thay đổi của sản phẩm mà còn phải cân nhắc để
có thể tiếp cận với nhiều khu vực thị trường khác nhau. Đôi khi một người
quảng cáo phải sản xuất ra những quảng cáo khác nhau để tìm được tiếng nói
tán thưởng từ những khu vực đa dạng này. Đó là thích ứng sản phẩm với thị
trường, hay lựa chọn cặp sản phẩm - thị trường đúng đắn. Để xác định các cặp
sản phẩm - thị trường này thì trước hết là phải xác định được thị trường mục
tiêu của công ty. Chúng ta nhìn nhận một thị trường như một nhóm người có
thể được nhận biết bởi một số tính chất, ham thích hay có những vấn đề giống
nhau, có thể ưu thích sử dụng sản phẩm của chúng ta, có khả năng mua và có
thể mua được chúng qua một số khâu trung gian. Như vậy việc nghiên cứu thị
trường cũng cần phải tiến hành một cách có khoa học và đảm bảo thông tin
thu về phải chính xác và có giá trị sử dụng cao, làm được điều này sẽ giúp cho
việc ra các quyết định đúng đắn.
Bên cạnh việc nghiên cứu lựa chọn thị trường thì doanh nghiệp cũng
phải xác định được khách hàng trọng điểm của mình là ai. Với sản phẩm
quảng cáo thì khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp hoặc các tổ chức có
nhu cầu về quảng cáo. Khách hàng chính là người nuôi sống doanh nghiệp,
nếu như không có khách hàng thì doanh nghiệp cũng không thể tồn tại được.
Vì vậy công ty cần nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình, chỉ ra được
đâu là khách hàng tiềm năng, hay khách hàng trọng điểm của công ty. Công
việc này cũng vô cùng quan trọng và nó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu
5
công phu và tỉ mỉ, khi đã xác định được rồi thì công ty cũng cần phải có
những chế độ ưu đãi đối với họ để có thể giữ họ lại với công ty.
4. Giải pháp tăng cường vai trò của quản lý trong việc nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ không thể không nhắc
đến các yếu tố của quản lý. Đó là quản lý những yếu tố cơ bản của một sản
phẩm khi nó được tung ra thị trường, bao gồm các yếu tố về giá, phân phối,
và xúc tiến...
4.1. Về giá cả: Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng.
Để thu hút được khách hàng chính sách giá cả phải mềm dẻo, linh hoạt phù
hợp với thị trường. Tuy nhiên cần phải giữ vững 2 nguyên tắc:
- Kinh doanh có lãi.
- Đảm bảo được sự cân xứng tương đối giữa các sản phẩm và sự tương
đương của giá trị đồng tiền ở các thị trường khác nhau trên thế giới.
Đối với những khách hàng khác nhau thì áp dụng những chính sách giá
khác nhau và dùng chính sách giá để tạo cơ hội cho khách hàng mới có khả
năng thâm nhập thị trường Việt Nam.
Cũng như chất lượng của sản phẩm dịch vụ quảng cáo, giá cả của những
sản phẩm này cũng cũng là một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn.
Nếu doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ tốt, giá thành hợp lý doanh nghiệp
sẽ thành công trên thương trường, đẩy lùi được các đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình định giá dịch vụ, thì phải đảm bảo một số nguyên tắc
định giá sau: phải căn cứ vào giá trị đích thực dịch vụ đó mang lại cho khách
hàng, tránh tình trạng chỉ căn cứ vào chi phí rồi cộng thêm một khoản lợi
nhuận tăng thêm. Quá trình hình thành giá dịch vụ, phải được xem xét từ ba
góc độ: chi phí dịch vụ của người cung cấp, tình trạng cạnh tranh trên thị
trường và giá trị dịch vụ tiêu dùng mà người tiêu dùng nhận được. Trong điều
kiện thực hiện cạnh tranh dịch vụ giá cả phải tuân theo giá thị trường. Biểu
hiện thực tế là giá cạnh tranh, giá cạnh tranh được giới hạn từ chi phí bình
quân tới giá của dịch vụ có chất lượng cao nhất.
Như vậy để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ quảng cáo thì
ngoài việc chỉ định ra một mức giá cụ thể nào đó, doanh nghiệp cần phải lưu
ý đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm dịch vụ đối với người tiêu
dùng, hay với khách hàng.
6