Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.86 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI NHÁNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam
Chi nhánh dược phẩm Văn giang thuộc công ty cổ phần dược Hưng yên
và là một đơn vị hạch toán độc lập
Tên giao dịch quốc tế của công ty là; “Hung Yen Pharmaceutical Medical
Material Stock company”
Viết tắt là: HUYEPHAR
Trụ sở của chi nhánh dược phẩm Văn giang đóng tại thị trấn Văn giang - huyện
Văn giang – tỉnh Hưng yên.
1.1. Sơ lược lịch sử ngành dược Việt nam
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam có thể chia làm
4 thời kỳ:
a) Thời kỳ trứơc công nguyên:
Cách đây gần 5000 năm tổ tiên ta đã biết lấy cây cỏ chữa bệnh cho mình.
Từ thời Hồng Bàng (2879- trước công nguyên). Ông cha ta đã biết sử dụng
thuốc nhuộm vàng, tục nhai trầu, phòng bệnh, dùng gia vị (hành tỏi). Để giúp
tiêu hoá và phòng chữa một số chứng bệnh. Thời kỳ này thầy thuốc đồng thời
cũng là người bào chế thuốc.
b) Thời kỳ phong kiến:
Dưới các thời đại Đinh, Lý, Lê (1009-1783) nền y dược học Việt Nam
phát triển mạnh, nhiều nhà danh y có tiếng đã xuất hiện trong thời kỳ này:
Thế kỷ XIV thời nhà trần, đại danh y Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu là Tuệ Tĩnh),
ông là người đề ra phương châm “Nam dược trị Nam nhân” đã biên soạn cuốn
“Nam dược thần hiệu”, gồm 560 vị thuốc, 3873 phương pháp để điều trị 184
chứng bệnh.
Thế kỷ XVIII thời nhà Lê, đại danh y Lê Hữu Trác (hiệu là Hải Thượng
Lãn Ông) đã biên soạn bộ sách đồ sộ “Hải Thượng y Tôn Tâm Lĩnh” (gồm 28
tập 66 quyển). Ông đã hệ thống hoá khá đầy đủ về lý luận đông y và phương
dược thuốc nam, thuốc bắc kết hợp để điều trị bệnh nội, ngoại, nhị, khoa, phụ


khoa. Ông cũng bổ sung 30 vị thuốc nam cho bộ sách thuốc “Nam dược thần
hiệu”. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần cho nền y dược học
Việt Nam phát triển đến mức độ cao, có những phương pháp chữa bệnh và
những phương pháp chữa bệnh và những bài thuốc phù hợp với cơ thể bệnh lý,
điều trị khí hậu Việt Nam, tình hình sức khoẻ và thể chất con người Việt Nam.
Trong thời kỳ này, y học chủ yếu phục vụ giai cấp thống trị. Mặc dù y
học có một tác động to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngành y, dược
thời kỳ này chưa có sự tách biệt.
c) Thời kỳ Pháp, Nhật đô hộ:
Nền y học dân tộc không được phát triển mà còn bị mai mòn đi do tây y
chính thức được truyền vào Việt Nam. Dược phẩm chủ yếu nhập từ Pháp quốc
đều là thuốc tây dược. Nền y dược Việt Nam mang tính chất kinh doanh đơn
thuần và chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị. Thực dân Pháp, phát xít Nhật
cấm lương y hành nghề tự do, cấm dùng thuốc độc trong thang thuốc đông y.
Các cơ sở sản xuất thuốc hết sức nghèo nàn và thô sơ.
Hệ thống y tế Nhà nước chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị và người
giàu.
d) Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay
* Thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Bộ y tế đã được thành
lập để lo việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Trong 9 năm kháng chiến, một
cơ sở phòng chữa bệnh ta sản xuất thuốc đuợc thành lập, đã sản xuất được một
số thuốc dùng cho phục vụ quân đội, nhân dân vùng giải phóng.
* Từ ngày hoà bình lập lại (1954) đến nay:
Ngành y tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, toàn diện có tổ chức vững
mạnh từ trung ương đến địa phương đáp ứng được công tác phục vụ và chăm
sóc sức khoẻ nhân dân.
Đảng ta đã đề ra những đường lối xây dựng nền y tế Việt Nam dựa trên
“5 quan điểm, nhằm mục đích đưa nền y học nước ta phát triển đúng hướng:
- Y tế phải phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân lao động và quốc

phòng.
- Kiên trì phương hướng y học dự phòng.
- Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, xây dựng
nền y học Việt nam.
- Dựa vào sức mình là chính, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế, tranh thủ
sự hỗ trợ quốc tế.
- Rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ y dược theo lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “lương y như từ mẫu”.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt nam khởi
xướng và lãnh đạo, ngành y tế Việt nam nói chung và ngành dược phẩm nói
riêng đã có những bước phát triển vượt bậc và đã góp phần chăm sóc và bảo vệ
sức khởe nhân dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay chúng ta đã có luật “bảo vệ sức khoẻ nhân dân” ngành y tế đã
xây dựng “chiến lược quốc gia về thuốc”. Tất cả những điều đó đã và đang giúp
ngành y tế Việt nam có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển của
mình. Đặc biệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
(2001- 2010) đã được chính phủ phê duyệt. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân đã đề ra mục tiêu giaỉ pháp cụ thể làm cơ sở cho mọi hoạt động
cho ngành y tế trong đó có ngành Dược phấn đấu dể mọi người dân được hưởng
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế
cho chất lượng kỹ thuật cao giúp cho mọi người dân đều được sống trong cộng
đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần giảm tỷ lệ phát bệnh nâng
cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
1.2. Hành nghề y dược
Trong bất cứ xã hội nào hoạt động của hàng trăm hành nghề khác nhau
tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân. Xã hội càng phát triển văn
minh càng nâng cao nhiều ngành mới ra đời và ngày càng được trao dồi điêu
luyện, nghề nào cũng góp phần vào nền kinh tế văn hoá của mọi cộng đồng.
Nghề y dược với chức năng bảo vệ duy trì và nâng cao sực khoẻ con
người có mặt từ khi xã hội có loài người và là một trong rất ít nghề sớm nhất có

trường đào tạo sớm. Vì đụng chạm và tác động thường xuyên đến sinh mạng
con người nên ngành y dược là một trong những ngành có đòi hỏi điều kiện cao
nhất. Không những phải có một văn bằng xác nhận trình độ mỗi người trong
từng lĩnh vực chuyên môn mà muốn hành nghề phải xin phép và được một cơ
quan có thẩm quỳên cấp giấy phép. Đã thế mà kinh nghiệm nhiều năm và thành
tựu hoạt động cũng là những yếu tố quan trọng.
Xã hội đã sớm thấy điều này và rút ra nhiều bài học lâu đời về hoạt động
y dược nên ngành này quốc gia nào, Nhà nước nào cũng đặt vấn đề an toàn là
cao nhất cho nhân dân trong việc khám chữa bệnh và cung cấp thuốc. Chính vì
thế mà hai vấn đề sau đây được đặt ra:
- Một là: Những qui định chặt chẽ trong việc hành nghề thống nhất trong
nước và ngày càng trở thành nguyên tắc quốc tế trong công cuộc bảo vệ sức
khoẻ nhân dân trong đó nêu nổi bật:
+ Quyền của một công dân được chăm lo bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều kiện then chốt để có thể hành nghề chủ yếu có 3 là trình độ
chuyên môn được xác định bằng một văn bằng, đạo đức được xác định bằng
một lý lịch tư pháp trong sạch, được giám sát thông qua hội những người hành
nghề trong tinh thần tự quản hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền Nhà nước.
+ Quyền hạn và trách nhiệm người hành nghề.
+ Những việc được làm và cần làm:
 Thủ tục đăng ký hành nghề
 Mối quan hệ với cơ quan và tổ chức có liên quan
 Vấn đề thanh tra hành nghề.
Ở các nước các điều kiện trên đây được ghi trên một điều luật quốc gia do
quốc hội thông qua thường được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình phát
triển khoa học kỹ thuật và xã hội từng giai đoạn.
- Hai là: Những yêu cầu về tư cách lương tâm và trách nhiệm của người
hành nghề đúng với đạo lý xã hội thường được gọi là đạo đức hành nghề ở nước
ta gọi là y đức ở các nước gọi là nghĩa vụ nghề nghiệp (esthique, ethics,
dedontologic). Tất cả những yêu cầu naỳ được tập hợp lại vào một tập được gọi

là luật nghĩa vụ được ngành y tế thảo ra có sự tham khảo của các hội đoàn y
dược (nhất là các hội hành nghề) và được người đứng đầu nhà nước ban hành.
Nói cách khác việc hành nghề y dược được Nhà nước quản lý chặt có sự
phối hợp của các hội y dược. Điều rõ ràng là về phương diện chuyên môn cũng
như đạo đức các yêu cầu trên được áp dụng trong hội y dược bất luận thuộc
chuyên ngành hay chuyên khoa nào, không phân biệt công hay tư. Công tư chỉ
khác nhau ở tiền thù lao. Một đằng là lương của nhà nước, một đằng là sự đóng
góp trực tiếp của bệnh nhân mà mức độ đều được qui định. Chính sự cơ bản là
văn bằng, yêu cầu cơ bản là lý lịch tư pháp. Hai giám sát chính xuất phát từ nhà
nước thông qua thanh tra và hội hành nghề thông qua sự theo dõi của đồng
nghiệp.
Ở nước nào cũng vậy ngoài những dàng buộc bất thiết phải có để đảm
bảo an toàn xã hội Nhà nước luôn luôn đơn giản các thủ tục hành chính để đội
ngũ cán bộ y dược ngày càng thêm đông. Có thể động viên và tập chung trí lực
vào viêc giải quyết một cách thuận lợi các yêu cầu về sức khoẻ của cộng đồng.
Và đây là tinh thần và ý nghĩa của việc xã hội hoá ngành y dược của Đảng và
Nhà nước ta.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh dược phẩm Văn giang.
a) Điều kiện hình thành:
Cũng như mọi ngành kinh tế của một quốc gia sản xuất và phân phối là
hai mặt hoạt động cơ bản của ngành dược. Kể từ ngày Nhà nước giành độc lập
cho đến nay trải qua 61 năm dù trong giai đoạn chiến tranh hay khi cả nước đã
được hoàn toàn giải phóng và thống nhất lúc nào Đảng và nhà nước cũng quan
tâm xây dựng một nền y tế nhân dân. Đặt vấn đề bảo vệ nâng cao sức khoẻ của
nhân dân thành một chiến lược hàng đầu. Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ luôn là vấn
đề đáng quan tâm. Để tồn tại con người phải tìm đủ cách để đối phó với bệnh
tật. Thuốc đã phát triển từ xa xưa phát triển nhanh chóng và luôn giữ vị trí độc
tôn. Cho nên đi đôi với chân lý “đói ăn rau” người đời đã xác định “đau uống
thuốc”. Qua thời gian thuốc ngày càng phát triển để kịp thời đáp ứng nhu cầu
phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Nhưng việc cung cấp thuốc men với nhận

thức là hàng hoá đặc biệt đưa thuốc tới tận tay người bệnh trong điều kiện hợp
lý và đảm bảo an toàn không nhầm lẫn phù hợp với khả năng tài chính của dân.
Trong mọi hoàn cảnh an toàn phải được coi là tiêu chí cao nhất.
Cung ứng thuốc trong kinh tế thị trường tức là không bao cấp mà mua
bán như đối với mọi hàng hoá khác có bán buôn và bán lẻ.
Cũng do tính chất là hàng hoá đặc biệt nên thuốc không phải bất cứ ai
cũng phân phối được mà phải được giao cho dược sỹ là những cán bộ khoa học
kỹ thuật được đào tạo có trường lớp. Ngoài nguyên tắc phân công đã được qui
định: Thầy thuốc (bác sỹ) khám bệnh, định bệnh, chỉ định thuốc (tức cho toa)
dược sỹ căn cứ vào toa mà giao thuốc bán thuốc.
Chất lượng thuốc được xem là yếu tố quyết định kết qủa điều trị đồng
thời cũng là một trong những điều kiện an toàn được hết sức coi trọng nên đòi
hỏi những yêu cầu đặc biệt về sản xuất tồn trữ bảo quản giao nhận theo dõi sử
dụng phải được kiểm tra chặt chẽ không được vi phạm. Những điều trên đây là
những nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của việc cung ứng thuốc men.
Chi nhánh dược phẩm Văn giang đã được thành lập dựa trên các nguyên tắc chỉ
đạo đó.
Từ thời còn bao cấp (khoảng những năm 80) chi nhánh dược phẩm Văn
giang đã bắt đầu hoạt động nhưng khi đó nó chỉ là một cửa hàng của hiệu thuốc
Châu giang. Cửa hàng hoạt động với mục đích cung cấp thuốc và dụng cụ y tế
cho nhân dân trong huyện dưới hình thức bán lẻ đưa thuốc tới tận tay người tiêu
dùng.
Sau đó vào những năm 90 của thập kỷ này một số cửa hàng con được mở
ra và nằm rải rác ở một số các xã trong huyện (có 3 cửa hàng) nhằm đưa thuốc
đến tận tay người tiêu dùng một cách triệt để hơn.
Mãi cho đến tháng 8 năm 1999 khi có quyết định chia tách một số tỉnh
huyện trong cả nước của nhà nước. Huyện Châu giang đuợc tách ra làm hai
huyện: Khoái châu và Văn giang. Khi đó hiệu thuốc Châu giang cũng được tách
ra làm hai hiệu thuốc là: “Hiệu thuốc Khoái châu” và “Hiệu thuốcVăn giang”.
Như vậy có nghĩa là tháng 8 năm 1999 chi nhánh dược phẩm Văn giang

chính thức được thành lập lấy tên là “Hiệu thuốc Văn giang” trực thuộc công ty
dược và vật tư y tế Hưng yên. Đến tháng 8 năm 2005 do chuyển đổi doanh
nghiệp thành: “Chi nhánh dược phẩm Văn giang” trực thuộc “Công ty cổ phần
dược Hưng yên”.
b) Quá trình phát triển.
Tháng 8 năm 1999 hiệu thuốc Văn giang ra đời với đầy đủ tư cách pháp
nhân trong quy chế hành nghề dược. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 12
người, trong đó có 1 dược sỹ đại học, 7 dược sỹ trung học, 3 dược tá và 1 kế
toán.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhiệm vụ của hiệu thuốc
không phải là kinh doanh đơn thuần mà nó là đơn vị mang cả 3 tính chất: phục
vụ, kinh doanh và dự báo thị trường (vì nó có thể dự báo mùa nào dùng loại
thuốc gì nhiều và chủ yếu, do đó các nhà sản xuất có thể dựa vào đó để có kế
hoạch sản xuất…). Hiệu thuốc vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập thuộc
công ty dựoc vật tư y tế Hưng yên, có quan hệ hợp đồng cung cấp hàng cho
bệnh viện, bệnh xá trong toàn huyện, vừa giúp công ty trong việc chỉ đạo mạng
lưới lưu thông, phân phối thuốc tới tận tay người tiêu dùng.
Sự khởi đầu của hiệu thuốc Văn giang vô cùng khó khăn với đồng vốn ít
ỏi (chỉ có 12 triệu đồng do hiệu thuốc Châu giang bàn giao lại, chỉ là nhà cấp
bốn, mưa vẫn còn bị dột, khô thì ẩm thấp…). Cộng với hoàn cảnh ra đời lúc nền
kinh tế thị trường rộng mở: Nhà nước cho phép tư nhân đủ điều kiện pháp nhân
và có cơ sở vật chất đúng yêu cầu được mở cửa hàng tư nhân dưới hình thức
nhà thuốc, đại lý thuốc…lại thêm khó khăn là do huyện mới thành lập, do đó
ban quản lý thị trường còn chưa hoạt động, các cửa hàng thuốc tư nhân không
có giấy phép mở ra nhiều, gây cho hoạt động của hiệu thuốc càng thêm khó
khăn. Đã vậy địa bàn của hiệu thuốc lại gần Hà nội, nên khó khăn càng thêm
chồng chất, có lúc tưởng chừng như hiệu thuốc sẽ không thể đứng vững được.
Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo hiệu
thuốc, cùng với sự cố gắng hết mình vì tập thể của đội ngũ cán bộ công nhân
viên hiệu thuốc, đã dần dần đưa hiệu Văn giang thoát khỏi bế tắc.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiệu thuốc đã khéo léo quan hệ tốt với bệnh viện
và các cơ quan có liên quan, tạo mối quan hệ tốt, cung cấp thuốc tốt, đúng đủ và
đảm bảo chất lượng nên đã dần tạo được lòng tin cho bạn hàng.
Đội ngũ nhân viên đã không quản ngại khó khăn tranh thủ cả sớm tối đêm
khuya bám trụ cửa hàng của mình để phục vụ thuốc tới tận tay người tiêu dùng.
Với phương châm “chất lượng hàng đầu”; “đủ về số lượng, phong phú về chủng
loại”, “giá cả hợp lý”, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”…Và cũng dần
chiếm được thị trường.
Bằng nỗ lực hết mình của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, cơ
sở vật chất kỹ thuật của cơ quan đã được thay đổi về diện mạo: nhà cửa, kho
tàng được lại: nâng nền, tôn mái, làm trần nhựa chống nóng, trát lại tường bao
cho sạch sẽ, cửa ra vào được làm lại chắc chắn. Mua được thêm một số trang
thiết bị mới như: Bàn ghế, bàn họp, bàn làm việc, giường tủ…
Để có được kết quả trên đội ngũ lãnh đạo của hiệu thuốc đã có một tầm
nhìn xa trông rộng hầu hoạch định một hướng đi liên tục, đem lại lợi ích cho
nhân viên với những bước phát triển nhanh chóng, nối tiếp nhau, bước sau cao
hơn bước trước. Đó là chiến lược xây dựng hướng đi cho mình, có chiến lược
xem như cốt lõi, rồi mới vạch ra kế hoạch đi tới, dài hạn để đi xa, ngắn hạn để
đạt được mục tiêu của những giai đoạn nhỏ. Xong mới đến chính sách được đề
ra làm khuôn khổ tạo điều kiện để chiến lược được thực thi thuận lợi. Kế tiếp đó
là những biện pháp tức là những công cụ góp phần vào việc thực thi chiến lược
và kế hoạch.
Nắm chắc được tình hình sử dụng thuốc trong toàn huyện trong từng thời
điểm và nhằm ấn định bước đi lên: đặt yếu tố đảm bảo thuốc men cho dân lên
hàng đầu thông qua hệ thống phân phối: bệnh viện, bệnh xá, các cửa hàng bán
lẻ của hiệu thuốc, các đại lý được xem là yếu tố then chốt của chiến lược.
Đầu năm 2003 khi hiệu thuốc đã đi vào quỹ đạo ổn định thì có vấn đề xảy
ra nổi bật trên thị trường dược phẩm, đó là vấn đề “giá thuốc”. Các phương tiện
thông tin đại chúng, dân thành thị và nông thôn, người bệnh, cán bộ y dược các
cấp, đoàn thể cà chính quyền ai cũng đều xúc động: tại sao giá thuốc lại lên giá

đồng loạt, lên cao và lên nhanh…thực tế là như thế nào?
Phải công nhận giá là một chỉ tiêu rất tổng hợp không những về kinh tế
và đời sống mà cả về chính trị và xã hội, về kỹ thuật và văn hoá, nên bất cứ ai
cũng quan tâm và nhà nước đã lo cho dân thì phải quan tâm bậc nhất. Trong các
loại giá, giá thuốc thuộc loại “xung yếu” nhất, không chú ý đúng mức hậu quả
tất yếu sẽ xảy ra, đôi khi khó lường. Nhất là ở vùng nông thôn, địa bàn mà hiệu
thuốc quản lý, đối với nền kinh tế còn eo hẹp thì thuốc tăng giá lại là cả vấn đề
lớn. Do đó việc tăng giá thuốc chung trong cả nước đã làm hiệu thuốc gặp
không ít trở ngại. Nhưng với chiến lược rõ ràng, cùng với những lời giải thích
hợp lý, cùng với lòng tin của khách hàng đối với hiệu thuốc đã tạo được từ
trước đã giúp hiệu thuốc tiếp tục đứng vững.
Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,
công ty dược và vật tư y tế Hưng yên cũng bắt đầu tiến hành các thủ tục, hoàn
tất các việc để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Vậy công ty cổ phần là thế nào?
Khái niệm công ty cổ phần: [6]
*Công ty cổ phần là doanh nghiệp nhà nước trong đó:
Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và có các nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đóng vào doanh nghiệp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được
chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Và trong 3 năm kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng
nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Cổ phần
phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần không có quyền
biểu quyết về quỳên chuyển nhượng các cổ đông đó.
Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và
không hạn chế số lượng tối đa.
*Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui

định của pháp luật Nhà nước về chứng khoán.
*Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Là một chi nhánh của công ty dược và vật tư y tế Hưng yên, nên hiệu
thuốc Văn giang cũng nhanh chóng thực hịên hoàn tất các thủ tục để chuyển đổi
sang cổ phần. Nhưng do trục trặc về phía công ty nên đến tận tháng 8 năm 2005.
Công ty dược vật tư y tế Hưng yên mới chính thức chuyển đổi thành công ty cổ
phần và lấy tên là “công ty cổ phần dược Hưng yên”, hiệu thuốc Văn giang
được chuyển thành “chi nhánh dược phẩm Văn giang”.
Khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, công ty có được những thuận lợi
sau đó công tác kinh doanh được phát triển như sau:
Ban lãnh đạo (hội đồng quản trị) có các quyền sau:
- Quyền quyết định phát triển chiến lược công ty.
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định đào tạo bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại, quyết định hay động thêm vốn theo các hình thức khác.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị công nghệ thông qua
hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty, hoặc tỉ lệ khác
nhỏ hơn được qui định tại điều lệ công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp khác.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản
góp vốn không phải là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng.
- Quyết định mua lại không qua 10% số cổ phần đã bán của từng loại.
- Các quyền và nhiệm vụ khác qui định tại luật này và điều lệ công ty. Các ý
kiến của các cổ đông được xem xét và giải quyết trong các cuộc họp cổ đông.
Như vậy công ty cổ phần dược Hưng yên nói chung và chi nhánh dược
phẩm Văn giang nói riêng đã có thêm nhiều điều kiện để phát triển. Như được

chắp cánh bay cao hơn, xa hơn. Chi nhánh dược phẩm Văn giang đã có vốn vay
quay vòng dư dật hơn. Nhân viên đã có tinh thần trách nhiệm, giờ đây tinh thần
đó ngày càng được tăng cao thêm vì các nhân viên đều cảm thấy mình phải có
trách nhiệm hơn với chính đồng vốn của mình bỏ ra. Nhưng không có một con
đường đi nào mà không gặp phải những trở ngại. Đầu năm 2006, giá thuốc
lại tiếp tục leo thang. Điều đáng nói ở đây là sự phòng bị. Ba năm gần đây cứ
theo chu kỳ 10 tháng đến 12 tháng lại rộ lên tiếng kêu từ nhiều cơ quan thông
tin đại chúng là giá thuốc đang lên. Rồi từ tiếng kêu đó, những cơ quan có liên
quan bị xúc động theo lối bị động dây truyền, từ dưới dội lên trên và từ trên dội
xuống dưới, với sự xôn xao trong dư luận và với biện pháp cuối cùng là tổ chức
thanh tra hàng loạt, đến mức đã có báo nhận xét “đến hẹn lại tăng”. Điều này có
nghĩa là biện pháp nên ra để khắc phục giá thuốc trước kia chưa phải là tối ưu,
mà mang nhiều tính chất đối phó chưa có công hiệu cơ bản. Và như vậy cơn
dông này sẽ đi qua hết một chu kỳ thì cơn dông khác sẽ lại ập đến, chứ không
phải bị khống chế hay triệt tiêu từ xa. Nên chăng có một đề tài nghiên cứu về
giá thuốc một cách toàn diện triệt để, để có thể có những phương án giải quyết
tận gốc. Cũng như những loại hàng hoá khác chúng ta không bao giờ ảo tưởng
giá thuốc sẽ đứng tại chỗ, bất di bất dịch, trừ trường hợp có sự trợ giá thoả đáng.
Thái độ đúng đắn nhất có lẽ là trên tình hình cụ thể, chủ động cho giá của việc
quản lý. Cũng có việc cần chú ý: Đừng để giảm phẩm chất của thuốc. Giá cả và
giá thuốc là một vấn để xứng đáng để giành nhiều công sức.
Khó khăn cứ nối tiếp khó khăn. Mặc dù sang năm 2006, chi nhánh dược
phẩm Văn giang đã xuất hàng được cho 11 xã trong toàn huyện và thêm ở đại lý
nữa, nhưng hàng cung ứng cho bệnh viện lại bị giảm một cách rõ rệt. Nguyên
nhân là do Bộ y tế ban hành chính sách đấu thầu thuốc cung ứng cho bệnh viện.
Do ít vốn, kinh nghiệm về lĩnh vực đấu thầu của đội ngũ cán bộ công ty còn non
kém, nên hầu hết các loại thuốc chủ chốt để đưa vào bệnh viện công ty đều
không trúng thầu. Đúng như kinh nghiệm dân gian đã đúc kết: “họa vô đơn
chí”. Do qui chế mới của bộ y tế qui định dược tá không được phép bán hàng ở
thị trấn, thị tứ, nên 4 dược tá (ban đầu là 3 dược tá, nhưng 2 dược tá lại mới

nhận được vào thay cho một dược sỹ trung học về nghỉ chế độ và một dược tá
về hưu) phải cử đi học để nâng cao chuyên môn. Mặc dù học tập bố trí được xen
kẽ nhau nhưng dù sao thì nhân lực cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đã vậy, tháng 6 năm 2006, chủ nhiệm của chi nhánh mới được bổ nhiệm
là một nhân viên phụ trách cửa hàng khu vực, vì vậy đương nhiên là chi nhánh
bị mất đi doanh thu của một cửa hàng đó. Do đó doanh thu của chi nhánh bị
giảm bớt. Thời gian này thực sự là một bài toán khó cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo và nhân viên của chi nhánh dượcVăn giang. Nhưng với sự nhiệt tình năng
động và khéo léo, với sức trẻ của thế hệ kế tiếp, đội ngũ lãnh đạo chi nhánh trở
lại quỹ đạo hoạt động và đã phần nào thu được kết quả.
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cuả chi nhánh:
2.1. Cơ cấu tổ chức:
* Khái niệm cơ cấu tổ chức: [3]

×