Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ và kinh doanh của chi nhánh dược phẩm văn giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.41 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
--------------------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ VÀ
KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG
Sinh viên : NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
Lớp : QLKT – K 35 ĐỊNH KỲ
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn : GS. ĐỖ HOÀNG TOÀN

Hà nội – 2007
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………... Trang 3
Chương I: VAI TRÒ , VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC
PHỤC VỤ NHÂN DÂN………………………………….. 4
I.Quan điểm chủ trương về mạng lưới cung ứng thuốc……………… 4
1.Chính sách quốc gia về thuốccủa Việt nam………………………… 4
2.Quan điểm chủ trương về thuốc ở Việt nam………………………… 9
II.Vai trò của các cửa hàng thuốc…………………………………… 14
1. Khái niệm hiệu thuốc…………………………………………… 14
2. Vai trò chức năng……………………………………………….. 14
3. Những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của chi nhánh… 18
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG………………… 21
I.Giới thiệu tổng quát về chi nhánh………………………………….. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………….. 21
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh…………………… 34


3. Nhiệm vụ của chi nhánh………………………………………….. 37
4. Phương thức kinh doanh của chi nhánh…………………………...
39
II. Kết quả kinh doanh của chi nhánh……………………………….. 43
1. Tình hình kinh doanh của chi nhánh…………………………….. 43
2. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh……………………………… 43
3. Đánh giá kết quả thu được và nhận xét………………………….. 52
III. Những tồn tại vướng mắc………………………………………… 53
1. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh..
53
2. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh..
54
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ
VÀ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG……… 55
I. Phương hướng và nhiệm vụ của chi nhánh năm 2007…………… 55
II. Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và
kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang………………… 56
1.Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…………… 56
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh
của chi nhánh dược phẩm Văn giang………………………………… 58
III. Một số kiến nghị với sở y tế Hưng yên và nhà nước…………… 63
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 66
CHỨNG THỰC CỦA CHI NHÁNH…………………………………………… 67
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi đất nước bắt đầu đổi mới, chuyển
sang cơ chế thị trường. Trong khoảng thời gian đó, nền kinh tế nước ta đã
không ngừng phấn đấu để từng bước hội nhập vào cộng đồng khu vực và vào
cộng đồng quốc tế, xem đây là yêu cầu tất yếu nhằm đưa Việt nam sớm trở

thành quốc gia phồn vinh. Từ nhận thức trên đây, từ mấy năm qua, từng
ngành, từng đơn vị đều có sự chuẩn bị chuyển đổi từ hình dạng đến nội
dung, từ phương thức tới tiềm năng hoạt động để có thể đáp ứng với yêu cầu
của thời kỳ mới.
Ngành dược nước ta vốn có từ lâu, sinh ra và lớn lên theo hai cuộc
kháng chiến trường kỳ và tiếp tục mở rộng và nâng cao trong những năm hoà
bình xây dựng đất nước. Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, ngành phát triển mạnh không ngừng có những chuyển biến tích cực cả
về quy mô lẫn về nội dung công nghiệp. Về phương diện sản xuất không ít
doanh nghiệp đã bắt kịp thời cơ, có mối quan hệ rộng rãi với công nghiệp
dược nước ngoài, đã tự trang bị hiện đại theo bước tiến của thế giới, và đã
đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao với hình dạng mẫu mã
tiên tiến và dễ chuộng. Mặt khác về phân phối thuốc, một mạng lưới rộng
khắp khá tiên tiến, hình thành dần dần, bảo đảm đưa thuốc tốt, kịp thời đến
tay người tiêu dùng.
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn là một trong hai mục tiêu
của chính sách thuốc quốc gia của Việt nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong
nước hay nhập khẩu đến tận tay bệnh nhân hầu hết đều nhờ vào hoạt động
của các hiệu thuốc, nhà nước, đại lý (dưới đây gọi chung là hiệu thuốc) do
vậy nếu hoạt động của các hiệu thuốc tốt sẽ góp phần rất quan trọng thực
hiện mục tiêu trên của chính sách thuốc quốc gia.
3
Trong quá trình thực hiện tổng hợp tại chi nhánh dược phẩm Văn
giang em đã nhận thấy rằng: Môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị
trường ngày nay, mọi doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn thuận lợi
nhất định. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho
mình mục tiêu hoạt động kinh doanh đó là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và
ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh dược phẩm Văn giang là một doanh nghiệp hạch toán độc
lập trực thuộc công ty cổ phần dược Hưng yên. Chi nhánh không phải là đơn

vị mua bán hàng hoá đơn thuần mà kiêm cả 3 nhiệm vụ: Phục vụ, kinh doanh
va dự báo thị trường. Do đó, chi nhánh cũng như những đơn vị kinh doanh
khác là phải cạnh tranh để tồn tại. Tuy nhiên hàng hoá của chi nhánh là loại
hàng hoá đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người nên chi
nhánh luôn đạt mục tiêu nâng cao đến chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sau
đó mới đến mục tiêu hoá lợi nhuận.
Với mong muốn sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường để
phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể nên
em chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và kinh
doanh của chi nhánh dược phẩm Văn giang” làm chuyên đề thực tập của
mình.
Đề tài gồm III chương:
Chương I: Vai trò, vị trí của cửa hàng bán thuốc phục vụ nhân dân.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm Văn
giang.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và kinh doanh
của chi nhánh dược phẩm Văn giang.
4
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn và các cô chú
trong chi nhánh dược phẩm Văn giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em để
em hoàn thành đề tài này trong thời gian tìm hiểu thực tế tại chi nhánh.
Do thời gian ngắn, trình độ có hạn lại chưa có nhiều kiến thức thực tế
trong lĩnh vực kinh doanh nên không tránh khỏỉ những thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý của thầy và các cô chú trong chi nhánh dược phẩm Văn
giang để sự hiểu biết của em về lĩnh vực này được đầy đủ hơn.
5
Chương I
VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC
PHỤC VỤ NHÂN DÂN.
I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VỀ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC.

1. Chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam:
1.1. Các khái niệm cơ bản: [7]
Chính sách quốc gia về thuốc là tập hợp những chính sách riêng rẽ
liên quan đến thuốc thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Chính sách quốc gia về thuốc là công cụ quản lý nhà nước về thuốc
nhằm đảm bảo cung cấp một cách tối ưu thuốc cho người bệnh và người tiêu
dùng, nhằm đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. Chính sách quốc gia
về thuốc là chương trình hành động, là sự cam kết của chính phủ trong việc
phối hợp các ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.Mục tiêu chính sách quốc gia về thuốc:
Bác Hồ đã dạy:"Mỗi công dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho đất
nước khoẻ hơn”. Vì vậy chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một việc hết
sức quan trọng. Các chính sách quốc gia về thuốc ra đời đã kịp thời đáp ứng
nhu cầu đó của nhân dân.
Mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc đảm bảo cung ứng đủ
thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp cho nhân dân.
Phục vụ thuốc tận tay người tiêu dùng bằng cách phát huy và hoàn
thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú trọng những vùng khó
khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất tồn trữ và lưu thông.
Bên cạnh đó các chính sách quốc gia về thuốc còn nhằm tận dụng các
nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp dược đáp ứng nhu cầu về
6
thuốc chữa bệnh cho nhân dân như tổ chức lại ngành dược cho phù hợp với
qui chế mới, phát triển nguồn nhân lực dược phù hợp về cơ cấu, đủ về số
lượng và có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học về dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng và quản lý thuốc; đẩy mạnh hợp tác
liên ngành, liên doanh, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực
dược.

1.3. Phần chính sách cụ thể:
* Về vấn đề sử dụng thuốc:
Chính sách để giúp người dân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý đó là
“ chương trình thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý an toàn”. Cụ thể là:
Các quy định về thuốc thiết yếu cho các tuyến điều trị nhằm giúp cho
các tuyến sử dụng thuốc đúng, an toàn và sát thực tế, đạt hiệu quả cao và
kinh tế.
Quy định chế độ sử dụng thuốc kháng sinh nhằm chống hiện tượng
nhờn thuốc do thiếu hiểu biết khi dùng thuốc kháng sinh.
Biên soạn dược thuốc quốc gia Việt nam và quy định thống nhất danh
pháp thuốc.
Tiến hành thử nghiệm đánh giá thuốc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo
sức khoẻ cho cộng đồng và an toàn cho người sử dụng. Qua đó loại bỏ
những thuốc có nhiều tác dụng phụ, những thuốc kém hiệu quả trong điều trị
bệnh ra khỏi công tác điều trị và lưu thông.
* Về vấn đề cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc:
Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp dược nước ta muốn có chỗ
đứng trên thương trường thì phải được cải tổ, tổ chức lại ngành công nghiệp
dược theo hướng chuyên môn hoá hiện đại hoá. Đồng thời khuyến khích mọi
7
thành phần kinh tế tạo nguồn thuốc và nguyên liệu làm thuốc để xuất khẩu,
trên cơ sở đó tăng nhập khẩu các loại thuốc được phép lưu hành.
Bên cạnh đó quy định danh mục thuốc được lưu hành và đảm bảo
cung cấp đầy đủ thuốc thiết yếu cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân
dân.
* Về thuốc y học cổ truyền:
Xu hướng của nền y học hiện nay ở nước ta là đông tây y kết hợp và
trở về với các vị thuốc dân tộc. Do đó nhà nước đã có những chính sách
khuyến khích cho việc phát triển khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia
truyền và các vị thuốc quí. Đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp chế biến

các loại cây, loại con làm thuốc nhằm tăng cường hiệu quả phòng chữa bệnh.
Xét duyệt để cho phép các loại thuốc y học cổ truyền trong nước và
nước ngoài được phép lưu hành. Ví dụ : cho phép các nhà thuốc đông y
trong nước có đủ điều kiện hành nghề được hoạt động, mở cửa cho phép các
nhà thuốc đông y Trung quốc được lưu hành tại Việt nam.
Có các chính sách tạo nguồn và bảo vệ nguồn dược liệu để sản xuất
thuốc.
*Về vấn đề đào tạo nhân lực dược:
Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
của các cán bộ dược như:
Đầu tư thích hợp cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và
số lượng các loại cán bộ dược.
Cải tiến mục tiêu chương trình và nội dung đào tạo. Bên cạnh đó để
phù hợp với thời đại cần tiến hành đào tạo lại, đào tạo nâng cao theo chuyên
ngành để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ dược.
* Tăng cường công tác quản lý về dược.
8
Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, kiểm tra, thanh tra, xử lý việc thực hiện các
qui chế đã và sẽ ban hành.
* Thông tin về thuốc và giáo dục y tế.
Thực hiện cơ chế thông tin về thuốc đã ban hành để đảm bảo việc thông tin
về thuốc đúng luật và đúng cơ chế chuyên môn.
Tổ chức các hình thức thông tin, giáo dục những hiểu biết thông
thường về thuốc và sử dụng thuốc trong cộng đồng.
* Tổ chức lại ngành dược từ các cơ quan quản lý, sản xuất cung ứng,
xuất nhập khẩu, khoa dược bệnh viện…
* Nghiên cứu khoa học, hợp tác trong và ngoài nước về dược:
Trên các lĩnh vực sản xuất, cung ứng, sử dụng, kiểm tra chất lượng và
quản lý thuốc.
* Kinh tế, tài chính, giá thuốc:

Nhà nước sẽ giành tỉ lệ thích đáng về tài chính cho việc sản xuất, cung
ứng thuốc.
Có chính sách về giá thuốc thích hợp đảm bảo cho việc thực hiện
thành công chính sách quốc gia về thuốc ở Việt nam.
2. Quan điểm , chủ trương về thuốc ở Việt nam.
2.1. Những điều cơ bản về phân phối thuốc:
Trong mọi hoạt động xã hội, bất cứ ở lĩnh vực nào, nếu tổ chức và nội
dung không được xác định một cách vững chắc và ổn định trong một thời
gian tương đối dài, mà cứ mỗi lúc lại có sự đổi thay, hoặc có nhiều ngoại lệ,
thì hoạt động đó trở nên lộn xộn và khó đem đến một kết quả tích cực. Đối
với một ngành nào đó sau khi một đương lối chiến lựơc xây dựng và phát
triển được vạch rõ ràng, biện pháp tổ chức phải được đặt ra hàng đầu, đổi
mới là nội dung và kế hoạch cụ thể, việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ thực hiện
9
được nêu ra sau cùng. Riêng trong phạm vi tổ chức, các loại hình hoạt động
với mối liên hệ lẫn nhau và kết thành một hệ thống chặt chẽ là yêu cầu bức
thiết để có thể triển khai chiến lược.
Cho nên, nếu có hiện tượng thiếu ổn định, thiếu trật tự trong một lĩnh
vực, đầu tiên phải tìm nguyên nhân trong tổ chức.
Trong mấy năm qua, và mãi đến bay giờ dư luận và xã hội liên tục cho
rằng có sự “lộn xộn” trên mặt trận lưu thông phân phối thuốc men, nội bộ
ngành cũng có nhận định như vậy và rõ ràng là nhân dân không yên tâm.
Như vậy chắc trong tổ chức có điều gì chưa ổn, hãy xem xét xem lỗ hở ở chỗ
nào.
Mục tiêu chiến lược cơ bản của việc cung ứng thuốc men là với nhận
thức thuốc là hàng hoá đặc biệt, đưa thuốc có chất lượng cao tới tận tay
người bệnh, trong điều kiện hợp lý và đảm bảo an toàn, không nhầm lẫn, phù
hợp với khả năng tài chính của dân. Trong mọi hoàn cảnh, AN TOÀN là tiêu
chí cao nhất. Cung ứng trong cơ chế thị trường, tức là không bao cấp, mà
mua bán như đối với mọi hàng hoá khác, có bán buôn và bán lẻ.

Nhà nước lại không giữ độc quyền trong lĩnh vực này, nên các đơn vị
mua bán có cả trong và ngoài quốc doanh, hoạt động song song trong điều
kiện bình đẳng như nhau.
Mua bán thuốc là một hoạt động thương mại, tuy phụ thuộc vào cung
cầu, lợi nhuận được quan tâm trên hết, nhưng vì chế độ nước ta là chế độ vì
dân, hơn nữa thuốc chữa bệnh lại là nhu cầu vào bậc nhất của cuộc sống nên
cần có sự quản lý chặt chẽ về giá cả, thậm chí nhà nước còn phải có chính
sách hỗ trợ cho những vùng khó khăn, vùng sâu, miền núi, vùng dân tộc ít
người.
Cũng do tính chất hàng hoá đặc biệt, nên thuốc không phải bất cứ ai
cũng phân phối được, mà phải được giao cho dược sĩ là những cán bộ khoa
10
học kỹ thuật đượcđào tạo trong mục đích này với thời hạn 5 năm, để đảm
bảo an toàn cao nhất. Ngoài ra nguyên tắc phân công đã được qui định: Thầy
thuốc (bác sĩ) khám bệnh, định bệnh, chỉ định thuốc (tức cho toa); dược sĩ
căn cứ vào toa mà giao thuốc và bán thuốc.
Chất lượng thuốc men được xem là yếu tố quyết định kết quả điều trị,
đồng thời cũng là một trong những điều kiện an toàn, được hết sức coi trọng
nên đòi hỏi có những yêu cầu đặc biệt về sản xuất, tồn trữ, bản quản, giao
nhận theo dõi sử dụng phải được kiểm tra chặt chẽ, không để vi phạm.
Những điều nêu trên là những nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt
động của việc cung ứng thuốc men, quốc doanh và tư nhân phải thực hiện
như nhau.
Tổ chức cơ sở trong lĩnh vực này là đơn vị bán lẻ được gọi là “hiệu
thuốc” nếu thuộc vốn Nhà nước (quốc doanh) là “nhà thuốc” nếu thuộc vốn
tư nhân. Hai loại đơn vị chỉ có một điểm khác nhau duy nhất là nguồn vốn,
còn mọi luật pháp, qui chế Nhà nước đều phải thực hiện như nhau; tuyệt đối
không thể có ưu tiên hay đặc cách nào khác cho loại đơn vị này hay loại đơn
vị kia, dù ngoài phố hay khuôn viên bệnh viện. Vì thiếu dược sĩ đại học, nên
Nhà nước có chấp nhận việc tổ chức những vùng nông thôn hẻo lánh các đại

lý, do một dược sĩ trung học phụ trách với một danh mục mặt hàng nhất định
phù hợp với nhu cầu của địa bàn và khả năng của dược sĩ.
Việc bán sỉ do các đơn vị sau đây đảm nhận:
+ Xí nghiệp dược phẩm (được gọi là công ty sản xuất bán những mặt
hàng do mình sản xuất ra. Ở các nước phát triển, xí nghiệp giao cho một
công ty riêng phụ trách.
+ Các công ty dược phẩm thuốc các loại hình (quốc doanh, cổ phần,
trách nhiệm hữu hạn)
+ Các công ty nhập khẩu cũng thuộc các loại hình
11
+ Các trung tâm bác sĩ ở các thành phố lớn nếu được xem là một giải
pháp tạm thời.
Những dược sĩ phụ trách các hiệu thuốc và nhà thuốc tham gia vào các
chi hội dược sĩ hành nghề của hội dược học, để cùng nhau thực hiện tự quản
về việc tuân thủ và chấp hành luật lệ và qui chế.
Tổ chức trên đây sau khi được khảo sát kỹ cần được ổn định và áp
dụng thường xuyên suốt trong cả nước. Trong thời gian ít nhất 5 năm. Nếu
giải quyết linh động, mỗi địa phương mỗi khác, mỗi lúc đều có sự thay đổi
theo một bối cảnh nào đó, lập tức sẽ xảy ra hiện tượng lộn xộn, ảnh hưởng
ngay đến kết quả của việc cung ứng và mục tiêu chiến lược sẽ không đạt
được. Do đó, nhất định cần hoàn thành tổ chức phân phối thuốc men theo
phương hướng nói trên.
2.2. Chủ trương về mạng lưới cung ứng thuốc:
Kể từ ngày nước nhà giành lại độc lập đến nay trải qua hơn sau mươi
năm dù trong giai đoạn chiến tranh hay khi cả nước đã hoàn toàn được độc
lập, giải phóng và thống nhất lúc nào Đảng và nhà nước cũng quan tâm xây
dựng một nền kinh tế nhân dân đặt vấn đề bảo vệ nâng cao sức khoẻ của dân
thành một chiến lược hàng đầu.
Sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ luôn luôn gồm hai yêu cầu gắn bó mật
thiết với nhau; một mặt trăm lo việc xây dựng y tế cơ sở, mặt khác từng

bước tạo điều kiện để có những đơn vị phòng bệnh, chữa bệnh chuyên sâu
kịp với điều kiện phát triển của y học thế giới. Trong hai yêu cầu này y tế cơ
sở là vấn đề then chốt, vì trực tiếp với dân, phải đáp ứng tại chỗ hàng ngày
và nhanh chóng mọi nhu cầu về sức khoẻ cuả dân một cách bức thiết nhất. Y
tế cơ sở thực hiện tốt, sẽ tạo ra một mạng lưới vững chắc đảm bảo về cơ bản
sức khoẻ của dân, không làm gánh nặng cho các tuyến trên.
12
Cứ mỗi năm, có thêm những cố gắng mới với những thành quả mới.
Mạng lưới cung ứng thuốc cũng được mở rộng hơn (phục vụ đến từng thôn
bản, kể cả nông thôn và các vùng hẻo lánh, miền núi, xa xôi và hải đảo…).
Cơ sở vật chất được tăng cường, xây dựng mới thêm diện tích và nội dung
hoạt động. Đội ngũ cán bộ đông hơn với kiến thức năng lực và tinh thần
trách nhiệm được nâng cao không ngừng. Dân được phục vụ tốt hơn, nhiều
hơn không chỉ những người có điều kiện mà người nghèo cần được quan tâm
chăm sóc.
Đối với ngành dược, phải công nhận là từ xưa đến nay, chưa thời kỳ
nào thuốc men được dồi dào và phong phú như bây giờ, có thể nói là tràn
ngập thị trường, nơi nào cũng có, lúc nào cũng có, thành thị lại quá nhiều,
nông thôn ít hơn và càng ít hơn ở vùng sâu vùng xa. Từ sản xuất và phân
phối, mỗi mặt hàng đều có những tiến bộ đáng kể, so với trước về khoa học
cũng như về nội dung, chất lượng. Qui chế quản lý ngày càng đi sâu và cụ
thể và đã thành một hệ thống nhất. Độ an toàn về thuốc được quan tâm
nhiều hơn.
Một chính sách quốc gia cũng đã được ban hành để đạt công tác dược
vào hướng phát triển có nề nếp, vừa thuận lợi và an toàn cho dân, vừa có lợi
cho nền kinh tế quốc gia.
Nhìn chung, mọi người dân, dù ở thành phố, hay ở những nơi xa xôi,
hẻo lánh, đều mong được chăm sóc sức khoẻ như nhau đúng theo yêu cầu
của công bằng xã hội. Làm sao ai cũng được hưởng ai cũng như ai, dù ở mức
tối thiểu, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thế giới đạt được, mà điều kiện

ở nước ta cho phép có được. Mong sao tỉ lệ các bệnh tật ngày càng giảm sút,
các dịch bệnh bị chặn đứng, bị đẩy lùi đến mức có bệnh bị thanh toán, không
còn đường trở lại. Với đà đó, mong sao tỉ lệ tử vong, nhất là tỉ lệ tử vong ở
13
trẻ em ngày càng được hạ xuống, để rồi người dân Việt nam ngày càng thêm
cường tráng, với yêu cầu cải tiến nòi giống như văn kiện của Đảng đã nêu ra.
Muốn vậy, mạng lưới y tế cung cấp thuốc ngày càng được mở rộng.
Từ thành thị đến nông thôn, đến vùng sâu vùng xa. Một đội ngũ cán bộ ngày
thêm đông đảo, ngày càng thêm thuần thục, và được đãi ngộ tốt hơn, lúc nào
cũng tận tuỵ với công cuộc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Những cơ sở y tế
ngày càng khang trang, với những trang thiết bị hiện đại sẽ là chỗ dựa vững
chắc cho một nền y tế tiến bộ. Các phương pháp đề ra phòng bệnh đi đôi với
việc bảo vệ môi trường, việc phổ cập kiến thức ăn ở lành mạnh sẽ góp phần
không ngừng nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Một nền công nghiệp dược phẩm tiên tiến, hiện đại sẽ nhanh chóng
đuợc hình thành để cung cấp đầy đủ thuốc men cho dân, sao cho thuận lợi và
ai cũng có thể được hưởng.
II. VAI TRÒ CỦA CÁC CỬA HÀNG THUỐC:
1. Khái niệm hiệu thuốc: [7]
Hiệu thuốc là một đơn vị cung ứng thuốc và dụng cụ y tế cho công tác
phòng và chữa bệnh trực thuộc công ty dược phẩm hoặc xí nghiệp dược
phẩm và là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
2. Vai trò , chức năng:
2.1.Vai trò: [7]
Hiệu thuốc có vai trò cung ứng thuốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế
cho công tác phòng và chữa bệnh cho bệnh viện, bệnh xá và nhân dân trong
toàn huyện, và là nơi tiêu thụ thuốc cho các cơ sở sản xuất thuốc trong và
ngoài nước. Là cơ sở bán lẻ thuốc và dụng cụ y tế, phục vụ tận tay người tiêu
dùng (người bệnh) thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ, các đại lý…
2.1.1Hoạt động kinh doanh thuốc.

14
Chỉ được phép tổ chức bán thuốc (bán buôn, bán lẻ thuốc) sau khi có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành dược phẩm và giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh thuốc (với cơ sở bán lẻ thuốc) do cơ quan
có thẩm quyền cấp.
Kinh doanh đúng phạm vi đã ghi trong giấy chứng nhận tiêu chuẩn và
điều kiện kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người và thực hiện đúng
các qui định, qui chế chuyên môn của bộ y tế.
Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân theo qui định của bộ y tế bán thuốc theo
đơn.
Các đại lý bán lẻ thuốc được phép bán lẻ thuốc thành phẩm theo danh
mục đã được thoả thuận theo doanh nghiệp mở đại lý theo hợp đồng khi thay
đổi danh mục thuốc thì hai bên ký thoả thuận lại.
Các cơ sở bán buôn thuốc có trách nhiệm đảm bảo thuốc thiết yếu theo
danh mục thuốc thiết yếu và chỉ được bán thuốc còn nguyên vẹn bao bì của
nhà sản xuất.
2.1.2. Thuốc được phép kinh doanh và thuốc không được phép kinh doanh:
2.1.2.1. Thuốc được phép kinh doanh:
Thuốc được bộ y tế cấp số đăng ký lưu hành (thuốc sản xuất trong
nước, thuốc nước ngoài đã có số đăng ký)
Thuốc nước ngoài chưa đăng ký tại Việt Nam nhưng được nhập khẩu
theo giấy phép của bộ y tế.
Các nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc chỉ được cung cấp cho các
đơn vị có thuốc đã được Bộ y tế cấp sổ đăng ký, không được bán cho các đối
tượng khác không có chức năng sản xuất thuốc.
Việc kinh doanh thuốc gây nghiện được thực hiện theo qui chế quản lý thuốc
gây nghiện.
15
Việc kinh doanh thuốc hướng tâm thần và tiền chất được thực hiện
theo qui chế quản lý thuốc tâm thần.

2.1.2.2. Thuốc không được phép kinh doanh:
Thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu. Thuốc đã mua để sử
dụng cho các chương trình y tế quốc gia (với cơ sở bán buôn thuốc), thuốc
pha chế theo đơn (từ các cơ sở bán lẻ thuốc có chức năng pha chế theo đơn
thuốc viện trợ.
Thuốc chưa có giấy phép đăng ký lưu hành do Bộ y tế cấp. Thuốc
nước ngoài chưa đăng ký mà không có giấy phép nhập khẩu của Bộ y tế.
Thuốc đã hết hạn dùng (riêng bán buôn không được, bán buôn thuốc còn hạn
sử dùng trong hai tháng), thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sỹ (đối với cơ sở bán lẻ
thuốc)
Thuốc không rõ nguồn gốc
Thuốc thú y:
Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán buôn thuốc, mua bán nguyên
liệu làm thuốc, hoá chất xét nghiệm , mua bán thuốc gây nghiện (từ các
doanh nghiệp Nhà nước được chỉ định cụ thể tại qui chế quản lý thuốc gây
nghiện)
2.2.Chức năng:
Hiệu thuốc có 3 chức năng:
*Chức năng phục vụ (hay còn gọi là chức năng phân phối)
“Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là một tập hợp các doanh
nghiệp và cá nhân độc lập, phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa
hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng”. Nói cách khác đây là nhóm
các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động cho các sản phẩm hoặc dịch
16
vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có
thể mua và sử dụng”. [2]
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua
hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng.
Bản chất của việc phân phối hàng hoá vật chất: Đó là hoạt động lập kế

hoạch thực hiện và kiểm tra việc lưu kho và vận tải hàng hoá từ nơi sản suet
đến nơi tiêu dùng. Ở thị trường mục tiêu nhằm phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao nhất.
Hiệu quả cung ứng thuốc và dụng cụ y tế cho bênh viện, bệnh xá…
nhằm đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho bệnh nhân ở bệnh viện, bệnh
xá. Đây là một hình thức bán buôn.
Vậy bán buôn là gì?
Khái niệm bán buôn: ([2]) Bán buôn bao gồm tất cả các hoạt động
nhằm bán hàng hoá và dịch vụ cho những người mua về để bán lại hoặc để
kinh doanh
Hiệu thuốc phục vụ quốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế tới tận tay
người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ và các đại lý. Đây là một hình
thức bán lẻ.
Vậy bán lẻ là gì?
Khái niệm bán lẻ: ([2]) Bán lẻ là tất cả những hoạt động có liên quan
đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để
họ sử dụng cho bản thân chứ không phải để kinh doanh.
* Chức năng kinh doanh:
Vậy kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công
đoạn cuả quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. [5]
Theo khái niệm trên, kinh doanh thể hiện một số đặc trưng sau:
17
+ Kinh doanh là loại hành vi mang tính chất nghề nghiệp
+ Kinh doanh có thể là việc thực hiện một, một số, hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ.
+ Hành vi kinh doanh diễn ra trên thị trường
+ Hành vi kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.
Như vậy hiệu thuốc có chức năng kinh doanh vì:

Nó cung ứng dịch vụ trên thị trường và nhằm mục đích sinh lời (cung
ứng thuốc phòng chữa bệnh và dụng cụ y tế cho nhu cầu phòng chữa bệnh
cho nhân dân trong toàn huyện và nhằm mục đích sinh lời).
* Chức năng dự báo thị trường:
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt và bệnh tật nó cũng có những đặc
tính riêng của nó. Ví dụ về mùa hè nóng lực có thể xuất hiện nhiều các bệnh
của mùa hè (thậm trí có thể gây lên hành dịch) như tả, lị, viêm não trẻ em….
Mùa đông thì hay gặp các bệnh về đường hô hấp, nứt nẻ chân tay, đau
khớp…. Dựa vào đó mà các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh có thể có kế
hoạch sản xuất và kinh doanh những mặt hàng chủ yếu về các bệnh đó nhiều
hơn để cung ứng đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Qua đó, thực sự
các hiệu thuốc, những nơi cung ứng thuốc đã thực hiện thêm một chức năng
mới đó là chức năng dự báo thị trường.
3. Những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
3.1. Vốn:
Khái niệm vốn đầu tư của doanh nghiệp: [4]
Vốn đầu tư của doanh nghiệp là các loại tiền tệ (gồm nội tê, ngoại tệ),
hiện vật hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…) hàng hoá vô
hình (mặt nước, mặt đất, sức lao động, bí quyết công nghệ, bằng phát minh
sáng chế …) và các phương tiện khác nhau (các loại chứng khoán, vàng bạc
18
đá quí) không phân biệt chủ sở hữu doanh nghiệp huy động vào quá trình tái
sản xuất của mình theo các hình thức cụ thể nhằm duy trì và nâng cao năng
lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của lao
động và mang lại cho các chủ sở hữu vốn.
Như vậy khác vốn sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp, vốn
đầu tư của doanh nghiệp là bộ phận vốn mới được huy động thêm phục vụ
cho việc duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Chi nhánh Dược phẩm Văn Giang muốn mở rộng hoạt động kinh
doanh thì phải có vốn. Do nay đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần do đó

vốn hiện tại là do các cổ đông đóng góp. Khi có vốn chi nhánh sử dụng để
đầu tư vào kiến trúc hạ tầng (nâng cao bộ mặt của chi nhánh) vào đầu tư vào
khai thác các chủng loại hàng hoá đa dạng các mặt hàng nhằm phục vụ tốt
hơn mọi đối tượng khách hàng nhằm tăng phục vụ và kinh doanh
3.2. Địa điểm:
Địa điểm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh
doanh của chi nhánh. Trước kia ông cha ta đã đúc kết: “nhất cận thị, nhị cận
giang” và nó vẫn đúng cho đến bây giờ. Một địa điểm tốt sẽ là một thế mạnh
cho việc kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể hoạt động một cách khép
kín mà phải hoạt động rộng khắp. Chi nhánh dược phẩm Văn giang với tính
chất là phục vụ kinh doanh theo địa chủ nên địa điểm được mở rộng khắp
các xã trong huyện nhằm phục vụ thuốc tới tận tay người bệnh và người tiêu
dùng.
3.3. Nguồn gốc thuốc cung ứng và khách hàng:
3.3.1. Nguồn thuốc cung ứng:
Trước hết nguồn thuốc cung ứng phải đưa chất lượng thuốc lên hàng
đầu (cung ứng thuốc tốt cho khách hàng), sau đó mới đến giá cả phải hợp lý.
Thêm vào đố là phong cách phục vụ phải tốt (hay nói cách khác văn hoá
19
doanh nghiệp phải tốt). Qua đó dần dần chi nhánh sẽ tạo ra uy tín cho doanh
nghiệp và văn minh thương mại.
Uy tín doanh nghiệp là một trong những tài sản vô hình của doanh
nghiệp trong thời đại ngày nay. Giá trị nguồn tài sản này cao sẽ giúp doanh
nghiệp tăng khả năng thâm nhập thị trường, sản lượng tiêu thụ lớn doanh thu
tăng và hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
Văn minh thương mại làm tăng hiệu quả kinh doanh. Nó là một trong
hai yếu tố thu hút khách hàng đầu tư đến với doanh nghiệp: chất lượng, sản
phẩm, giá cả và chất lượng phục vụ.
3.3.2. Khách hàng
Muốn chất lượng phục vụ được nâng cao chi nhánh phải xác định rõ

đâu là khách hàng mục tiêu đó là các bệnh nhân (người bệnh).
Chi nhánh phải xác định những đặc điểm của khách hàng hiện có và
tiềm năng có mong muốn và sẵn sàng mua sản phẩm nhất từ đó đánh giá và
tuyển chọn được các khách hàng có triển vọng…
Do cuộc sống ngày càng được nâng cao, mong muốn chăm sóc sức
khoẻ ngày càng được nâng cao, chi nhánh cần chú ý đến đối tượng có nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ ví dụ như: Các cụ già cần sức khoẻ chi nhánh tư vấn
hướng dẫn các cụ dùng thuốc bổ để nâng cao thể lực. Đối với những khách
hàng trung niên có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp chi nhánh nên tư vẫn dùng các
loại thuốc về chăm sóc sắc đẹp làn da, cơ thể…
Phát huy những khách hàng triển vọng tốt trên căn cứ vào các biến số
như tuổi, giới tính, trình độ, học vấn và lý do mua…
20
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM VĂN GIANG
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI NHÁNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam
Chi nhánh dược phẩm Văn giang thuộc công ty cổ phần dược Hưng
yên và là một đơn vị hạch toán độc lập
Tên giao dịch quốc tế của công ty là; “Hung Yen Pharmaceutical
Medical Material Stock company”
Viết tắt là: HUYEPHAR
Trụ sở của chi nhánh dược phẩm Văn giang đóng tại thị trấn Văn giang -
huyện Văn giang – tỉnh Hưng yên.
1.1. Sơ lược lịch sử ngành dược Việt nam
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dược Việt nam có thể chia
làm 4 thời kỳ:
a) Thời kỳ trứơc công nguyên:
Cách đây gần 5000 năm tổ tiên ta đã biết lấy cây cỏ chữa bệnh cho

mình. Từ thời Hồng Bàng (2879- trước công nguyên). Ông cha ta đã biết sử
dụng thuốc nhuộm vàng, tục nhai trầu, phòng bệnh, dùng gia vị (hành tỏi).
Để giúp tiêu hoá và phòng chữa một số chứng bệnh. Thời kỳ này thầy thuốc
đồng thời cũng là người bào chế thuốc.
b) Thời kỳ phong kiến:
Dưới các thời đại Đinh, Lý, Lê (1009-1783) nền y dược học Việt Nam
phát triển mạnh, nhiều nhà danh y có tiếng đã xuất hiện trong thời kỳ này:
Thế kỷ XIV thời nhà trần, đại danh y Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu là Tuệ
Tĩnh), ông là người đề ra phương châm “Nam dược trị Nam nhân” đã biên
21
soạn cuốn “Nam dược thần hiệu”, gồm 560 vị thuốc, 3873 phương pháp để
điều trị 184 chứng bệnh.
Thế kỷ XVIII thời nhà Lê, đại danh y Lê Hữu Trác (hiệu là Hải
Thượng Lãn Ông) đã biên soạn bộ sách đồ sộ “Hải Thượng y Tôn Tâm
Lĩnh” (gồm 28 tập 66 quyển). Ông đã hệ thống hoá khá đầy đủ về lý luận
đông y và phương dược thuốc nam, thuốc bắc kết hợp để điều trị bệnh nội,
ngoại, nhị, khoa, phụ khoa. Ông cũng bổ sung 30 vị thuốc nam cho bộ sách
thuốc “Nam dược thần hiệu”. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông đã góp
phần cho nền y dược học Việt Nam phát triển đến mức độ cao, có những
phương pháp chữa bệnh và những phương pháp chữa bệnh và những bài
thuốc phù hợp với cơ thể bệnh lý, điều trị khí hậu Việt Nam, tình hình sức
khoẻ và thể chất con người Việt Nam.
Trong thời kỳ này, y học chủ yếu phục vụ giai cấp thống trị. Mặc dù y
học có một tác động to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngành y,
dược thời kỳ này chưa có sự tách biệt.
c) Thời kỳ Pháp, Nhật đô hộ:
Nền y học dân tộc không được phát triển mà còn bị mai mòn đi do tây
y chính thức được truyền vào Việt Nam. Dược phẩm chủ yếu nhập từ Pháp
quốc đều là thuốc tây dược. Nền y dược Việt Nam mang tính chất kinh
doanh đơn thuần và chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị. Thực dân Pháp,

phát xít Nhật cấm lương y hành nghề tự do, cấm dùng thuốc độc trong thang
thuốc đông y. Các cơ sở sản xuất thuốc hết sức nghèo nàn và thô sơ.
Hệ thống y tế Nhà nước chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị và
người giàu.
d) Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay
* Thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
22
Ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, Bộ y tế đã được
thành lập để lo việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Trong 9 năm kháng
chiến, một cơ sở phòng chữa bệnh ta sản xuất thuốc đuợc thành lập, đã sản
xuất được một số thuốc dùng cho phục vụ quân đội, nhân dân vùng giải
phóng.
* Từ ngày hoà bình lập lại (1954) đến nay:
Ngành y tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, toàn diện có tổ chức
vững mạnh từ trung ương đến địa phương đáp ứng được công tác phục vụ và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Đảng ta đã đề ra những đường lối xây dựng nền y tế Việt Nam dựa
trên “5 quan điểm, nhằm mục đích đưa nền y học nước ta phát triển đúng
hướng:
- Y tế phải phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân lao động và quốc
phòng.
- Kiên trì phương hướng y học dự phòng.
- Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, xây
dựng nền y học Việt nam.
- Dựa vào sức mình là chính, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế, tranh
thủ sự hỗ trợ quốc tế.
- Rèn luyện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ y dược theo lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “lương y như từ mẫu”.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt nam khởi
xướng và lãnh đạo, ngành y tế Việt nam nói chung và ngành dược phẩm nói

riêng đã có những bước phát triển vượt bậc và đã góp phần chăm sóc và bảo
vệ sức khởe nhân dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.
23
Hiện nay chúng ta đã có luật “bảo vệ sức khoẻ nhân dân” ngành y tế
đã xây dựng “chiến lược quốc gia về thuốc”. Tất cả những điều đó đã và
đang giúp ngành y tế Việt nam có định hướng đúng đắn trong quá trình phát
triển của mình. Đặc biệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
giai đoạn (2001- 2010) đã được chính phủ phê duyệt. Chiến lược chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã đề ra mục tiêu giaỉ pháp cụ thể làm cơ sở
cho mọi hoạt động cho ngành y tế trong đó có ngành Dược phấn đấu dể mọi
người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện
tiếp cận các dịch vụ y tế cho chất lượng kỹ thuật cao giúp cho mọi người dân
đều được sống trong cộng đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần
giảm tỷ lệ phát bệnh nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
1.2. Hành nghề y dược
Trong bất cứ xã hội nào hoạt động của hàng trăm hành nghề khác
nhau tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân. Xã hội càng phát
triển văn minh càng nâng cao nhiều ngành mới ra đời và ngày càng được
trao dồi điêu luyện, nghề nào cũng góp phần vào nền kinh tế văn hoá của
mọi cộng đồng.
Nghề y dược với chức năng bảo vệ duy trì và nâng cao sực khoẻ con
người có mặt từ khi xã hội có loài người và là một trong rất ít nghề sớm nhất
có trường đào tạo sớm. Vì đụng chạm và tác động thường xuyên đến sinh
mạng con người nên ngành y dược là một trong những ngành có đòi hỏi điều
kiện cao nhất. Không những phải có một văn bằng xác nhận trình độ mỗi
người trong từng lĩnh vực chuyên môn mà muốn hành nghề phải xin phép và
được một cơ quan có thẩm quỳên cấp giấy phép. Đã thế mà kinh nghiệm
nhiều năm và thành tựu hoạt động cũng là những yếu tố quan trọng.
Xã hội đã sớm thấy điều này và rút ra nhiều bài học lâu đời về hoạt

động y dược nên ngành này quốc gia nào, Nhà nước nào cũng đặt vấn đề an
24
toàn là cao nhất cho nhân dân trong việc khám chữa bệnh và cung cấp thuốc.
Chính vì thế mà hai vấn đề sau đây được đặt ra:
- Một là: Những qui định chặt chẽ trong việc hành nghề thống nhất
trong nước và ngày càng trở thành nguyên tắc quốc tế trong công cuộc bảo
vệ sức khoẻ nhân dân trong đó nêu nổi bật:
+ Quyền của một công dân được chăm lo bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều kiện then chốt để có thể hành nghề chủ yếu có 3 là trình độ
chuyên môn được xác định bằng một văn bằng, đạo đức được xác định bằng
một lý lịch tư pháp trong sạch, được giám sát thông qua hội những người
hành nghề trong tinh thần tự quản hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền Nhà nước.
+ Quyền hạn và trách nhiệm người hành nghề.
+ Những việc được làm và cần làm:
 Thủ tục đăng ký hành nghề
 Mối quan hệ với cơ quan và tổ chức có liên quan
 Vấn đề thanh tra hành nghề.
Ở các nước các điều kiện trên đây được ghi trên một điều luật quốc gia do
quốc hội thông qua thường được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình
phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội từng giai đoạn.
- Hai là: Những yêu cầu về tư cách lương tâm và trách nhiệm của
người hành nghề đúng với đạo lý xã hội thường được gọi là đạo đức hành
nghề ở nước ta gọi là y đức ở các nước gọi là nghĩa vụ nghề nghiệp
(esthique, ethics, dedontologic). Tất cả những yêu cầu naỳ được tập hợp lại
vào một tập được gọi là luật nghĩa vụ được ngành y tế thảo ra có sự tham
khảo của các hội đoàn y dược (nhất là các hội hành nghề) và được người
đứng đầu nhà nước ban hành.
Nói cách khác việc hành nghề y dược được Nhà nước quản lý chặt có
sự phối hợp của các hội y dược. Điều rõ ràng là về phương diện chuyên môn
25

×