Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại việt nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ DUNG

PHÁP LUẬT VỀ GĨP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ TẠI VIỆT NAM. THỰC TIỄN PHÁP LÝ VÀ PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ DUNG

PHÁP LUẬT VỀ GĨP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM. THỰC TIỄN PHÁP LÝ VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
Chuyên ngành

: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.

NGƢỜI CAM ĐOAN


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

PLVN

: Pháp luật Việt Nam

TSTT

: Tài sản trí tuệ


TSVH

: Tài sản vơ hình

TSHH

: Tài sản hữu hình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn.................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
5. Kết cấu của Luận văn ................................................................................. 6
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ VÀ GĨP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .......................... 7
1.1. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ .............................................. 7
1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ ............................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ ...................................................... 9
1.2. Khái quát chung về góp vốn bằng quyền SHTT ................................. 14
1.2.1. Khái niệm góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn...14
1.2.1.1. Khái niệm góp vốn ........................................................................... 14
1.2.1.2. Bản chất pháp lý của hành vi góp vốn ........................................... 15

1.2.2. Góp vốn bằng quyền SHTT và đặc trƣng của góp vốn bằng quyền
SHTT .............................................................................................................. 17
1.2.2.1. Khái niệm góp vốn bằng quyền SHTT........................................... 18
1.2.2.2. Đặc trƣng của góp vốn bằng quyền SHTT .................................... 20
1.2.3. Định giá quyền SHTT ......................................................................... 23
1.2.3.1. Phƣơng pháp định giá tiếp cận thu nhập....................................... 25


1.2.3.2. Phƣơng pháp định giá tiếp cận chi phí .......................................... 25
1.2.3.3. Phƣơng pháp định giá tiếp cận thị trƣờng .................................... 26
1.3. Góp vốn bằng quyền SHTT theo PL một số quốc gia trên thế giới .. 28
1.3.1. Trung Quốc .......................................................................................... 28
1.3.2. Pháp ...................................................................................................... 31
1.3.3.

Thổ Nhĩ Kỳ ...................................................................................... 32

Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 34
CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ ................................................................................................. 35
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền SHTT .......... 35
2.1.1. Đối tƣợng góp vốn bằng quyền SHTT .............................................. 36
2.1.2. Điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT ............................................... 42
2.1.3. Chủ thể nhận góp vốn bằng quyền SHTT ........................................ 48
2.1.4. Định giá tài sản góp vốn là quyền SHTT .......................................... 48
2.1.5.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền SHTT ........................................... 54

2.1.6. Chuyển giao tài sản góp vốn là quyền SHTT .................................. 56

2.1.7. Điều kiện hạn chế trong việc góp vốn bằng quyền SHTT ............... 58
2.1.8. Hạch tốn tài chính tài sản góp vốn là quyền SHTT ....................... 63
2.1.9. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia góp vốn bằng
quyền SHTT ................................................................................................... 65
2.1.10. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền SHTT ...... 67
2.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền SHTT ........... 68
2.2.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................. 68
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 70
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 78
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN BẰNG
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN


PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN
BẰNG QUYỀN SHTT .................................................................................. 79
3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam ...... 79
3.1.1.

Góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu Vinashin ...................... 80

3.1.2.

Góp vốn bằng nhãn hiệu Sơng Đà.................................................. 83

3.2. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động
góp vốn bằng quyền SHTT ........................................................................... 85
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật ............................................................ 85
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................. 87
3.2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật góp vốn
bằng quyền SHTT ......................................................................................... 91

Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, tri thức luôn là
một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Sự bùng nổ của
công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số với những ứng dụng to lớn của
nó trong mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng khẳng định vai trò và tầm
quan trọng của TSTT nói riêng và TSVH nói chung.
Đối với các nước trên thế giới, từ nhiều thập niên trước, TSTT đã trở
thành một vũ khí lợi hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng vai trị
quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.
TSTT được coi trọng trong các doanh nghiệp nước ngồi bởi vì nó được xem
là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc sở hữu TSTT, uy tín và vị thế của
doanh nghiệp ln được củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh, thị phần
và doanh thu của doanh nghiệp được nâng cao trên thương trường trong nước
và quốc tế.
Trước đây, tài sản được đưa vào sử dụng làm vốn kinh doanh thường chỉ
bao gồm tiền tệ và vật chất. Tiến đến nền kinh tế hiện đại, nhiều quốc gia phát
triển hướng đến nền kinh tế tri thức, phạm trù vốn được hiểu với nghĩa rộng
hơn, không chỉ là tiền, vàng, nhà cửa, phương tiện …mà cịn bao gồm cả
TSVH, trong đó có TSTT. Từ những năm 60-70 góp vốn bằng TSTT đã trở
nên phổ biến trên thế giới với những chế định pháp lý khác nhau ở mỗi nước.
Tại Việt Nam, vấn đề góp vốn bằng quyền SHTT xuất hiện tại Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 cho phép nhà đầu tư nước ngồi góp vốn
bằng TSVH [1, tr.1]. Tiếp đó đến Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh

nghiệp 2014 cho phép nhà đầu tư nước ngồi góp vốn bằng giá trị quyền
SHTT với tư cách là một loại TSVH để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh. Tuy nhiên, trên thực tế việc góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT

1


vẫn là một hình thức góp vốn mới mẻ, lạ lẫm và gặp nhiều lúng túng, vướng
mắc từ góc độ pháp lý lẫn thực tiễn áp dụng. Xuất phát từ nhận thức về vai trò
quan trọng của giá trị quyền SHTT đối với mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế
trong bối cảnh hội nhập cũng như nhu cầu thực tế về việc sử dụng quyền
SHTT vào hoạt động góp vốn kinh doanh, tôi chọn đề tài: “ Pháp luật về góp
vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phƣơng hƣớng
hồn thiện”.
Khi chọn đề tài này, tơi hướng đến tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý
luận có liên quan đến góp vốn bằng quyền SHTT và làm rõ những tồn tại, hạn
chế của quy định PLVN hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung các
quy định pháp luật liên quan để hồn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền
SHTT và giúp các chủ thể kinh doanh khai thác tốt hơn nguồn TSTT mà lâu
nay còn bỏ ngỏ, chưa được khai thác triệt để.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Góp vốn bằng quyền SHTT là hình thức góp vốn kinh doanh khá phổ
biến trên thế giới, được pháp luật nhiều nước ghi nhận và biểu hiện qua khơng
ít các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước.
Các tài liệu nghiên cứu, bài báo, chuyên đề của các học giả, nhà nghiên
cứu nước ngồi có giá trị và được phổ biến rộng rãi như:
- “Intellectual Property rights, the WTO and Developing countries”
(Quyền sở hữu trí tuệ, WTO và các nước đang phát triển) của tác giả
C.M.Correa (2000);
- “Intellectual Property rights and economic growth” (Quyền sở hữu trí

tuệ và tăng trưởng kinh tế) của tác giả Walter Park (1997).
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội và
chính sách hội nhập quốc tế đa phương, giá trị quyền SHTT đang ngày càng
được cọi trọng và thể hiện rõ vài trò và giá trị to lớn của nó. Ý thức được vai
trò của quyền SHTT và bám sát thực tiễn, giới học giả của Việt Nam đã có

2


những cơng trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến quyền
SHTT và góp vốn bằng quyền SHTT như:
- Sách “Các phương pháp thẩm định tài sản”của Đồn Văn Trường
(2007);
- Sách “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế:
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Bá Diến (2009);
- Đề tài Luận văn Thạc sỹ: “Áp dụng pháp luật về góp vốn bằng giá trị
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đức Quảng là một trong
những cơng trình đầu tiên nghiên cứu về về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu
trí tuệ (2011);
- Đề tài luận văn Thạc sỹ: “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền
sở hữu trí tuệ ở Việt Nam của tác giả Đồn Thu Hồng và Đề tài “Góp vốn
kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam” của Tạ Thị Thanh
Thủy là hai cơng trình nghiên cứu đưa ra góc nhìn khái qt về góp vốn bằng
TSTT theo PLVN, nêu lên thực trạng pháp luật góp vốn bằng TSTT ở Việt
Nam và một số kiến nghị nhằm mục đích hồn thiện pháp luật (2012).
Những kết quả mà các tác giả nghiên cứu được trong đề tài trên đã đưa
ra cái nhìn khái quát về quyền SHTT và góp vốn bằng TSTT theo quy định
PLVN. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu đó chưa đi sâu vào việc phân
tích và đánh giá về thực trạng pháp lý của Việt Nam, lý do tại sao góp vốn
bằng quyền SHTT chưa được coi trọng tại Việt Nam so với nhiều nước trên

thế giới. Vì vậy, trên cơ sở đó, tơi muốn tiếp tục nghiên cứu đề tài về góp vốn
bằng quyền SHTT trên góc độ phân tích sâu hơn về thực trạng pháp lý tại
Việt Nam và đưa ra các giải pháp hữu ích để hồn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả của hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT trong nền kinh tế hội nhập
như hiện nay.

3


3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về góp
vốn bằng quyền SHTT và pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT; nêu rõ
thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam; rút ra những
điểm tích cực cần phát huy và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục,
loại bỏ; từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là:
- Các văn bản pháp luật về quyền SHTT và góp vốn bằng quyền SHTT ở
Việt Nam;
- Các văn bản pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT của Trung Quốc,
Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ;
- Các cơng trình nghiên cứu, quan điểm, bình luận của các tác giả trong
và ngồi nước về góp vốn bằng quyền SHTT;
- Thực tiễn hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT và các chế định pháp
lý về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến góp vốn
bằng quyền SHTT, các phương pháp định giá quyền SHTT; nghiên cứu một

số vấn đề lý luận về pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT. Trên cơ sở các quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn
thiện hành lang pháp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn bằng quyền
SHTT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền SHTT, giá trị của quyền SHTT
và phương pháp định giá quyền SHTT;

4


- Nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam;
- Đánh giá các quy định PLVN về góp vốn bằng quyền SHTT. Từ đó
đưa ra những ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật đối với thực tiễn áp
dụng pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam;
- Phân tích thực tiễn hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT thơng qua
việc tìm hiểu một số trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền SHTT
và đưa ra giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan
đến hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT và nâng cao hiệu quả của hoạt động
góp vốn bằng quyền SHTT.
Các nội dung khác không nghiên cứu trong phạm vi Luận văn này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và Pháp luật; dựa trên việc sử dụng phương pháp phân tích, so sánh,
chứng minh, tổng hợp... để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp phân tích: Được sử dụng trong tất cả các chương để phân
tích, đánh giá các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh, đối chiếu, đánh giá các

quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT của Việt Nam so với các quốc
gia (Trung Quốc, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ), từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm làm
luận cứ cho các đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam;
- Phương pháp chứng minh: Được dùng để chứng minh cho các luận
điểm, luận cứ được đưa ra trong Luận văn;
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các luận điểm, căn
cứ lý luận được đưa ra trong Luận văn để đưa ra các kết luận của từng chương
và kết luận chung của Luận văn.

5


5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 03 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền SHTT và góp vốn bằng
quyền SHTT;
- Chương 2: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền SHTT;
- Chương 3: Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam
và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT.

6


CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ VÀ GĨP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Khái qt chung về quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Trước thập niên 90, khái niệm “tài sản” được nhiều người biết đến chỉ
bao gồm tiền và vật chất. Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều quốc gia nhất là
quốc gia phát triển đang hướng đến một nền kinh tế dựa trên trí thức, vì thế
khái niệm “tài sản” được mở rộng khơng chỉ là tiền, vàng, nhà xưởng, phương
tiện… mà còn là những TSVH, trong đó có TSTT.
Theo nghĩa thơng dụng, TSTT được hiểu là tất cả các sản phẩm của
hoạt động trí tuệ: các ý tưởng, các tác phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật, các
cơng trình khoa học, các sáng chế, phần mềm máy tính…TSTT là một dạng
của TSVH.
Quyền SHTT được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế thương mại – đầu tư, hành chính, hình sự - dùng để chỉ quyền của chủ thể đối
với TSTT. Theo tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thì “quyền sở hữu trí tuệ bao
gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học;
chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát
thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con
người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống
cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt
động trí tuệ trong lĩnh vực cơng nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”.
Tại Việt Nam, quyền SHTT được định nghĩa theo Bộ luật dân sự 2005
(một cách gián tiếp) và theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (một cách trực tiếp) như
sau: “là quyền của tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm: quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệp và quyền đối

7


với giống cây trồng”. Trong đó: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”; “quyền liên quan đến
quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang

chương trình đã được mã hố”; “quyền sở hữu cơng nghiệp là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành;
“quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng
quyền sở hữu” .
Như vậy, quyền SHTT tại Việt Nam được hiểu gồm: (i) quyền tác giả;
(ii) quyền liên quan (đến quyền tác giả); (iii) quyền sở hữu công nghiệp và
(iv) quyền đối với giống cây trồng. Không phải nước nào cũng phân chia
quyền SHTT như vậy. Chẳng hạn, tại nhiều nước và trong nhiều khuôn khổ
(Châu Âu, Tổ chức Thương mại thế giới – WTO, Nhật Bản) có sử dụng khái
niệm “quyền sở hữu công nghiệp” và coi quyền đối với giống cây trồng cũng
là một bộ phận của quyền sở hữu cơng nghiệp.
Qua đây, có thể thấy rằng, quyền SHTT là quyền mà nhà nước dành
cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu TSTT được kiểm soát độc quyền
TSTT trong một thời hạn nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác các tài sản
này một cách bất hợp pháp. Theo Luật SHTT năm 2005 quy định: “Quyền
SHTT là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm: quyền
tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng”.
Các đối tượng TSTT được khái quát bao gồm:

8


QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền tác giả


Quyền liên quan

Quyền sở hữu
công nghiệp

Quyền đối với giống
cây trồng

- Tác phẩm văn
học
- Tác phẩm
nghệ thuật
- Tác phẩm
khoa học
- Phần mềm
máy tính
- Cơ sở dữ liệu

- Cuộc biểu
diễn, trình diễn
- Bản ghi âm,
ghi hình
- Chương trình
phát sóng
- Tín hiệu vệ
tinh mang
chương trình
được mã hóa

- Sáng chế

- Kiểu dáng cơng
nghiệp
- Thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán
dẫn
- Bí mật kinh doanh
- Nhãn hiệu
- Tên thương mại
- Chỉ dẫn địa lý

Giống cây trồng mới

1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Quyền SHTT là quyền sở hữu đối với TSTT - một dạng của TSVH. Do
đó đặc điểm của TSTT có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của dạng tài sản cố
định vơ hình cụ thể như sau:
- Tính vơ hình: TSTT tồn tại chủ yếu dưới dạng thơng tin, tri thức, do đó
khó nhận thức sự tồn tại của tài sản này bằng giác quan của con người mà chỉ
bằng nhận thức. TSTT thường được hiện thực khi áp dụng để sản xuất hay
gắn lên các hàng hóa, dịch vụ trong q trình sản xuất kinh doanh.
- Tính xác định: TSTT là loại TSVH có khả năng nhận diện được. TSTT
thường được thể hiện dưới những hình thức vật chất xác định (bản mơ tả,
cơng thức, hình vẽ…), do đó con người có khả năng nhận biết, khả năng lan
truyền khơng có giới hạn và có thể do nhiều người cùng chiếm hữu. Đồng
thời, mỗi TSTT là một đối tượng tồn tại độc lập, có nội dung xác định, có
chức năng, cơng dụng, giá trị xác định. Một TSTT có thể xác định riêng biệt
khi doanh nghiệp có thể đem tài sản đó cho th, góp vốn, bán, trao đổi hoặc
thu được lợi ích kinh tế cụ thể trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích

9



kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi là
tài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn
lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại.
- Khả năng bị kiểm sốt: Do TSTT có khả năng được vật chất hóa nên
trở thành đối tượng chịu sự tác động có chủ đích của con người, như điều
khiển, sản xuất, khai thác, sử dụng, mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn…
nhằm mang lại kết quả nhất định, trong đó quan trọng nhất là tạo ra giá trị.
Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một TSTT nếu doanh nghiệp có quyền
thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có
khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.
- Đặc tính sinh lợi: TSTT đều có khả năng sinh lợi (tạo ra giá trị), nghĩa
là khi được khai thác, sử dụng, bán, cho th, trao đổi.. thì TSTT có khả năng
mang lại thu nhập bằng tiền hoặc tài sản khác cho người kiểm sốt tài sản đó.
Bên cạnh đó, TSTT cịn có đặc điểm riêng, phân biệt với các dạng tài
sản cố định vơ hình khác ở tính sáng tạo, đổi mới.
- Tính sáng tạo, đổi mới: TSTT là kết quả của hoạt động tư duy sáng tạo,
là sự đổi mới dựa trên những tri thức hiện có. Đó là kết quả của những cải tiến
có sáng tạo từ cái đã hoạt động trong quá khứ, hoặc những thể hiện mới có
sáng tạo của những ý tưởng và quan niệm cũ. Sự phát triển không giới hạn
của TSTT là do chính đặc tính sáng tạo, đổi mới tạo nên.
Xuất phát từ những đặc tính nêu trên của TSTT nên trong mối tương
quan với quyền sở hữu của các TSHH, quyền SHTT có những điểm đặc trưng
nhất định cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền SHTT là quyền sở hữu đối với một TSVH. Nếu đối
tượng của quyền sở hữu các TSHH đó là những hiện vật, sản phẩm mà con
người có thể cầm, nắm được thì đối tượng của quyền SHTT là các TSVH mà
con người không thể cầm, nắm, giữ chặt trong tay được. Đó là những thành
quả do trí tuệ con người tạo ra và nó khơng tồn tại dưới dạng vật chất nhất định.


10


Thứ hai, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền SHTT khác
với các TSHH khác. Quyền sở hữu đối với các TSHH là thời điểm chủ sở hữu
xác lập việc chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Theo quy định của Bộ
luật Dân sự, căn cứ xác lập quyền sở hữu gồm: do lao động, do hoạt động sản
xuất, kinh doanh hợp pháp, được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo
thành vật mới do trộn lẫn, sáp nhập, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu
trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi,
bị bỏ quên, bị chôn dấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên; chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, cơng khai phù hợp với thời hiệu theo quy định pháp luật [6,
Điều 170]. Tuy nhiên, quyền SHTT được tạo ra bởi trí tuệ của con người hoặc
những hoạt động do cảm hứng. Đây là hoạt động riêng biệt, có ý thức và sáng
tạo. Với đặc thù của hoạt động sáng tạo nên quyền SHTT được nhà nước bảo
hộ. Do đó, căn cứ phát sinh và xác lập quyền đối với quyền SHTT hầu hết là
khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ hoặc nhận chuyển nhượng, thừa kế từ
chủ SHTT. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ đối với quyền tác giả và
quyền liên quan; quyền đối với bí mật kinh doanh; quyền đối với tên thương
mại thì việc phát sinh và xác lập quyền khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp
luật mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ.
Thứ ba, việc thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu quyền SHTT
khác với các TSHH. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm
giữ, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu các TSHH được
thể hiện bằng các chủ sở hữu nắm giữ và quản lý các tài sản của mình. Và
việc nắm giữ, quản lý này của chủ sở hữu sẽ loại trừ việc nắm giữ TSHH đó
của chủ thể khác. Trong trường hợp, tài sản thuộc sở hữu chung của hai hay

nhiều người thì việc chiếm hữu tài sản chung này phải được các chủ sở hữu
thực hiện trên nguyên tắc nhất trí. Ngược lại, đối với quyền SHTT, việc chủ

11


sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình sẽ khơng loại trừ việc
chiếm hữu của các chủ thể khác (trong trường hợp những chủ thể này được sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền SHTT hoặc là các chủ sở hữu chung).
Thứ tƣ, sự khác biệt trong việc thực hiện quyền năng sử dụng tài sản.
Quyền sử dụng tài sản là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng của chủ
sở hữu đối với TSHH sẽ làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng, khai thác của tài
sản đó đối với người khác. Nhưng đối với TSTT, việc chủ sở hữu thực hiện
quyền sử dụng có thể sẽ khơng làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng, khai thác
tài sản đó đối với các chủ thể khác. Điều này có nghĩa là TSTT có thể được
nhiều người cùng sử dụng mà khơng làm giảm giá trị của tài sản. Vấn đề này
được minh chứng rất rõ trong trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT li – xăng
quyền SHTT của mình cho người khác sử dụng. Khác với quyền sở hữu của
tài sản thông thường, quyền SHTT đem lại cho các cá nhân đặc quyền kiểm
sốt đối với một đối tượng nào đó. Quyền SHTT cho phép người chủ sở hữu
loại trừ những người khác kiểm soát khối lượng sản phẩm và thiết lập một
mức giá độc quyền trong phạm vi giới hạn mà lượng cầu sản phẩm chấp nhận.
Do vậy mọi người muốn thực hiện ý tưởng của người khác thì phải được sự
cho phép của người có bản quyền và phải trả tiền.
Thứ năm, khác biệt trong việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài
sản thơng qua các hình thức bán, tặng cho, thừa kế…thì mọi sự liên hệ đối với
tài sản của chủ sở hữu sẽ chấm dứt từ thời điểm chuyển giao. Ngược lại chủ
sở hữu quyền SHTT khi thực hiện quyền năng định đoạt tài sản của mình,
trong một số trường hợp do pháp luật quy định chủ thể nắm giữ quyền vẫn có

thể dõi theo tài sản của mình thơng qua các quyền nhân thân đối với TSTT.
Đối với một số đối tượng của quyền SHTT, luật bảo hộ quyền nhân thân của
tác giả sáng tạo ra các đối tượng quyền SHTT và quyền này không thể chuyển
giao cho người khác.

12


Thứ sáu, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với TSHH chấm dứt trong
các trường hợp: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
chủ sở hữu từ chối quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý
để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tích thu;
vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều
kiện do pháp luật quy định [6, Điều 171]. Cũng giống như quyền sở hữu tài
sản thông thường, quyền SHTT cũng đều được phát sinh và chấm dứt dựa
trên những căn cứ nhất định. Nếu như quyền sở hữu tài sản thông thường
được phát sinh và chấm dứt gắn liền với sự tồn tại của tài sản thì quyền SHTT
thường chấm dứt theo thời hạn bảo hộ của Nhà nước đối với các TSTT (trừ
một số trường hợp đặc biệt chấm dứt do văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực).
Quyền SHTT chỉ được nhà nước bảo hộ trong một thời hạn nhất định theo
quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cân bằng hài hịa lợi ích của chủ sở hữu
quyền SHTT và lợi ích chung của tồn xã hội.
Thứ bảy, một số đối tượng của quyền SHTT được xác lập theo thủ tục
đăng ký bảo hộ bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ và thời hạn bảo hộ. Quyền
sở hữu đối với TSHH là quyền tuyệt đối và nó khơng bị giới hạn bởi lãnh thổ
và thời hạn bảo hộ. Chủ sở hữu TSHH luôn được ghi nhận là chủ sở hữu đối
với tài sản dù họ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Còn đối với các đối
tượng quyền SHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ mà họ tiến hành
đăng ký và trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật

của quốc gia mà họ tiến hành đăng ký bảo hộ.
Thứ tám, đối với một số đối tượng quyền SHTT bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản của chủ sở hữu đối với TSTT của mình. Trong đó,
quyền nhân thân là quyền gắn liền với nhân thân của tác giả và khơng được
chuyển giao. Cịn đối với các TSHH sẽ không xuất hiện quyền nhân thân của
chủ sở hữu.

13


1.2. Khái quát chung về góp vốn bằng quyền SHTT
1.2.1. Khái niệm góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn
1.2.1.1. Khái niệm góp vốn
Nếu xét về bản chất, góp vốn là hành vi pháp lý nhằm đưa tài sản của
mình vào một hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm kiếm lời. Trong mối quan
hệ góp vốn, gồm có bên góp vốn, bên nhận góp vốn và tài sản góp vốn. Việc
góp vốn nhằm tạo ra cơ sở đầu tiên cho bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh
doanh nào. Vì chỉ khi có vốn, một doanh nghiệp hay một cá nhân mới có thể
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, vốn là điều kiện
bắt buộc để một cá nhân, tổ chức được phép tiến hành các hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Xét theo phương diện pháp lý, hành vi góp vốn được hiểu là việc đưa
tài sản vào sử dụng để được hưởng các quyền lợi của cơng ty hoặc lợi ích từ
một thỏa thuận kinh doanh nào đó. Việc "đưa vào sử dụng" là sự chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của tài sản vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản. Quyền lợi có thể là văn
bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, quyền tác giả, cam kết làm việc…Tài sản
đưa vào sử dụng phải là tài sản hợp pháp, không thuộc các trường hợp cấm
kinh doanh trên thị trường. Người ta khơng thể đem đóng góp thuốc phiện,
những sản phẩm, tác phẩm, sáng tác mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc lưu

hành. Hơn nữa, việc lưu thông, trao đổi một tài sản trên thị trường không chỉ
căn cứ vào tập quán của từng địa phương mà phải tuân thủ những quy định
pháp luật về thuộc tính pháp lý của từng loại tài sản.
Việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản cụ thể lấy quyền lợi trong công
ty thường được quy đổi theo tỷ lệ nhất định mà người ta gọi là tỉ lệ vốn góp
mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của cơng ty góp vào vốn điều lệ.
Lợi ích mà người góp vốn nhận được là phần vốn góp hoặc cổ phần.
Các phần vốn góp và cổ phần này khơng phải được hình thành từ thế giới vật

14


chất như các TSHH (vật), cũng không phải là sản phẩm được hình
thành từ hoạt động sáng tạo của trí tuệ (đối tượng của quyền SHTT).
Phần vốn góp hiểu là kết quả của sự chuyển một phần giá trị tài sản cụ thể
của người góp vốn vào cơng ty để đổi lấy một phần giá trị khác trừu tượng hơn.
Tài sản góp vốn về nguyên tắc là tất cả các loại tài sản mà theo quan
niệm của pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản [6, Điều 163]. Tuy nhiên, pháp luật có thể qui định cụ thể về tài
sản góp vốn đối với từng trường hợp cụ thể. Theo khoản 1, Điều 35 Luật
Doanh nghiệp 2014: Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền SHTT, cơng nghệ,
bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
1.2.1.2. Bản chất pháp lý của hành vi góp vốn
Từ khái niệm trên ta có thể nhận thấy bản chất pháp lý của góp vốn là
hành vi pháp lý làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn, làm
phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty và tạo lập ra công ty (một thực thể
kinh doanh) thuộc sở hữu của người góp vốn hoặc thuộc sở hữu chung của
những người góp vốn.
Khi góp vốn kinh doanh là các thành viên đó tự ràng buộc mình vào

các nghĩa vụ và quyền lợi nhất định từ việc góp vốn đó. Hệ quả pháp lý của
việc góp vốn thành lập cơng ty đối với những người góp vốn có thể được xem
xét dưới hai khía cạnh quyền lợi và nghĩa vụ. Nếu xét ở khía cạnh là một
nghĩa vụ, thì trước khi có hành vi góp vốn các thành viên đã phải đạt được sự
thống nhất trong hợp đồng thành lập cơng ty, vì hợp đồng là nguồn gốc hay
căn cứ phát sinh nghĩa vụ, do đó góp vốn cũng là nghĩa vụ căn bản của thành
viên khi thành lập cơng ty. Khi cam kết hay thỏa thuận góp vốn thành lập
cơng ty, thành viên đó tự ràng buộc mình trở thành người thụ trái hay con nợ
của cơng ty. Khi người ta góp tài sản vào cơng ty thì tài sản đó trở thành đối
tượng sở hữu của công ty – một thực thể pháp lý độc lập. Nếu thành viên

15


khơng góp vốn hoặc góp vốn chậm thì cơng ty có quyền địi. Với việc khơng
thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn thành viên sẽ phải chịu những trách nhiệm
pháp lý nhất định như phải trả lãi, phải bồi thường thiệt hại. Nếu xét ở khía
cạnh quyền lợi, khi góp vốn vào cơng ty thì thành viên góp vốn được sở hữu
và được hưởng những quyền lợi từ hành vi góp vốn đó ở cơng ty. Khi người
ta góp tài sản vào cơng ty, thì tài sản đó trở thành đối tượng sở hữu của công
ty bởi hợp đồng thành lập cơng ty đó tạo ra một thực thể tách biệt hay một
pháp nhân có sản nghiệp riêng. Mỗi thành viên của cơng ty có được từ hành
vi góp vốn này một quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp
của mình xét theo lẽ thơng thường. Tuy nhiên, các quyền lợi và nghĩa vụ của
thành viên cịn phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và số cổ phần mà mỗi thành viên
đó nắm giữ trong cơng ty.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng được xem xét trên hai phương diện: kinh tế
và pháp lý. Trên phương diện kinh tế, công ty được xem là một doanh nghiệp
hay một thực thể kinh doanh. Và trên phương diện pháp lý, công ty được xem
là hành vi pháp lý hay hành vi thương mại. Do đó phần vốn góp cũng được

hiểu theo nghĩa kinh tế và nghĩa pháp lý, có nghĩa là cần xem xét khái niệm
phần vốn góp từ phương diện kinh tế và từ phương diện pháp lý.
Nếu xét trên phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho
công ty nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mục đích đã
đăng ký của công ty và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ trong trường hợp
công ty bị phá sản. Khi tài sản được một thành viên, một cổ đông góp vào
cơng ty, tài sản đó được chuyển dịch quyền sở hữu từ thành viên đó, cổ đơng
đó sang cơng ty. Việc dịch chuyển quyền sở hữu này có thể được thực hiện
thông qua giao kết hợp đồng thành lập cơng ty của các cổ đơng, thành viên
góp vốn. Bằng hành vi góp vốn các thành viên, các cổ đơng sáng lập đã tạo ra
sản nghiệp ban đầu cho công ty để đổi lại quyền lợi của mình trong cơng ty.
Quyền lợi này được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của

16


cơng ty. Ở khía cạnh kinh tế, việc góp vốn hay hùn vốn cũng là việc nhiều
người cùng góp nguồn lực của mình để tạo nên một nguồn lực chung lớn hơn
nhằm thực hiện ý tưởng kinh doanh hoặc hưởng lợi ích từ việc góp vốn vào
hoạt động kinh doanh.
Nếu xét trên phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài
sản để đổi lấy quyền lợi đối với cơng ty. Nói tóm lại góp vốn về bản chất
pháp lý là một hành vi pháp lý. Hành vi này là căn cứ làm chấm dứt quyền sở
hữu tài sản của người góp vốn đối với tài sản góp vốn cụ thể, đồng thời làm
phát sinh quyền sở hữu của cơng ty đối với tài sản góp vốn đó, và làm phát
sinh quyền sở hữu của người góp vốn đối với phần vốn góp vào cơng ty theo
tỷ lệ với các phần vốn góp khác hoặc quyền sở hữu của người góp vốn
(người mua cổ phần) đối với một hoặc một số cổ phần của cơng ty.
Có thể lý giải cụ thể rằng: thơng qua hành vi góp vốn, mối quan hệ
pháp lý được tạo lập. Nghĩa vụ đối ứng giữa người góp vốn thành lập cơng ty

và cơng ty khác với nghĩa vụ đối ứng giữa các bên trong quan hệ mua bán
hay cho thuê. Hành vi góp vốn đổi lấy quyền lợi cũng khác với hành vi mua
bán hay hành vi cho thuê tài sản ở chỗ khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản
hay quyền sử dụng tài sản cho cơng ty, thì người góp vốn không nhận
được bất kể khoản tiền nào từ việc chuyển giao đó mà chỉ nhận lại được là
một thứ quyền đặc biệt đó là quyền sở hữu, quyền lợi cơng ty. Quyền lợi này
có thể chuyển đổi thành tiền, tuy nhiên cịn phụ thuộc vào từng hình thức
cơng ty và quy chế nội riêng có thể có những cách thức hưởng lợi khác nhau.
Quyền sở hữu công ty này là quyền sở hũu một phần tài sản của công ty
tương ứng với tỷ lệ góp vốn và số cổ phần mà người đó nắm giữ. Như vậy,
việc góp vốn có nét giống với sự trao đổi tài sản giữa hai chủ thể, trong đó
người góp vốn bỏ ra tài sản và nhận lại quyền lợi từ cơng ty.
1.2.2. Góp vốn bằng quyền SHTT và đặc trƣng của góp vốn bằng quyền
SHTT

17


1.2.2.1. Khái niệm góp vốn bằng quyền SHTT
Quyền SHTT là một quyền tài sản và có đầy đủ những đặc tính của
quyền tài sản như trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch
dân sự. Quyền SHTT có thể sử dụng để góp vốn, mua, bán, tặng cho và nó đã
mang lại cho chủ sở hữu TSTT những quyền như đối với tài sản khác. Và việc
góp vốn bằng quyền SHTT cũng đã được pháp luật thừa nhận. Theo Luật
Doanh nghiệp 2014 quy định: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở
hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá
được bằng Đồng Việt Nam” [3, Điều 35].Theo khái niệm nêu trên, chúng ta
có thể hiểu đối tượng dùng để góp vốn bằng quyền SHTT chính là “giá trị
quyền SHTT”. Theo đó, giá trị quyền SHTT là giá trị bằng tiền của quyền

SHTT đối với các đối tượng SHTT được xác định trong thời hạn được bảo hộ.
Tuy nhiên, ở đây có sự mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật về góp vốn
thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, hoạt động góp
vốn thành lập doanh nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về tài sản góp vốn từ bên
góp vốn sang cho doanh nghiệp nhận góp vốn: “Thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty ….” [3, Điều 36). Do đó, một trong
những điều kiện để một tài sản có thể được sử dụng để góp vốn thành lập
doanh nghiệp phải là tài sản có thể được đưa vào trong giao dịch dân sự. Tuy
nhiên, nếu sử dụng khái niệm “giá trị quyền SHTT” trong hoạt động góp vốn
thì sẽ khơng thể hiện được sự chuyển dịch tài sản từ bên góp vốn sang cho
doanh nghiệp nhận góp vốn bởi giá trị quyền SHTT khơng phải là một tài sản
và nó khơng thể chuyển dịch trong giao lưu dân sự. Theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản”. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 coi quyền SHTT là một quyền tài

18


×