Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 19 trang )

SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở bậc tiểu học, phân môn Địa lí trong môn học Lịch sử và Địa lí có vị trí khá
quan trọng trong chương trình 9 môn học bắt buộc. Phần điạ lí trong phân môn và
địa lí ở lớp 5 nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về các
sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở Việt Nam và một số nước trên thế
giới. Bước đầu hình thành ở học sinh một số kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, thu
thập tìm kiếm tư liệu địa lí từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi với học sinh,
biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống
kê. Do đó việc giảng dạy phần Địa lí là rất quan trọng. Học tốt phân môn Địa lí, học
sinh sẽ có những hiểu biết tốt về thế giới xung quanh các em, giải thích được các sự
vật, hiện tượng diễn ra trong thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên. Để làm được
điều đó, người giáo viên phải tạo cho các em có được hứng thú học tập, ham tìm
hiểu, tích cực, tự giác trong giờ học.
Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng để
dạy học môn Lịch sử và Địa lí nói chung và phân môn Địa lí nói riêng vì trò chơi
học tập có nội dung gắn liền với hoạt động học tập của học sinh. Trong các tiết học
môn Địa lí, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất
quan trọng, vì trò chơi làm thay đổi hình thức học tập, làm không khí trong lớp học
thoải mái, dễ chịu.Quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, làm
cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn. Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích
cực hơn và được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.Với phương châm: “Học mà chơi
– Chơi mà học” thông qua các trò chơi mà học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, tiết dạy của
giáo viên sẽ đạt kết quả.
1.Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy, khi tổ chức các trò chơi trong dạy học ở phân môn Địa
lí người giáo viên còn chủ quan trong quá trình soạn thảo trò chơi. Nội dung trò chơi
đưa vào bài học còn nghèo, lặp đi lặp lại nhiều lần một trò chơi làm cho học sinh
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái



-1-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

nhàm chán, chưa hứng thú tham gia trò chơi.Từ đó học sinh khi thực hành trò chơi
học tập còn thụ động . Cụ thể :
- Khi tham gia trò chơi các em không tự suy nghĩ và tham gia chưa chủ động,
toàn diện vào các quá trình giải quyết vấn đề. Chưa mạnh dạn tham gia.
- Một số em chưa biết xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi, chưa biết
đánh giá ý kiến của bạn.
- Các em yếu , trung bình tham gia trò chơi còn lúng túng, rụt rè .
2. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của
trò chơi vào dạy học trong phân môn Địa lí nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Nhưng theo tôi có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Học sinh chưa hứng thú trong trong các tiết học Địa lí, còn thụ động, đối phó
nên mau quên kiến thức dẫn đến khi tham gia trò chơi HS chưa nắm vững được kiến
thức đã học nên không mạnh dạn tham gia trò chơi.
- Hiện nay chưa có một hệ thống trò chơi và cũng chưa có một tài liệu nào viết
về các trò chơi dành riêng cho phân môn Địa lí nên giáo viên không có nhiều lựa
chọn trò chơi cho phù hợp với từng bài dạy..
- Giáo viên chưa có nhiều thời gian sưu tầm những trò chơi mới lạ để vận dụng
vào bài học, còn sử dụng nhiều lần những trò chơi quen thuộc dẫn đến học sinh
không hứng thú trong khi tham gia chơi, hiệu quả đạt không cao.
Qua quá trình giảng dạy phân môn Địa lí ở lớp 5 trường tiểu học Phạm Hồng

Thái, thấy được mặt tích cực của trò chơi đối với phân môn nên tôi mạnh dạn
“THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN DỤNG VÀO PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP
5 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 5/3 TRƯỜNG
TIỂU HỌC PHẠM HỒNG THÁI” với mục đích giúp học sinh hứng thú hơn trong
học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-2-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để có được những trò chơi cho phân môn Địa lí đạt hiệu quả, tôi đã thực hiện
các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nắm yêu cầu, mục đích từng chương, từng bài trong phân
môn Địa lí lớp 5.
Nhằm lựa chọn và để thiết kế trò chơi phù hợp cho từng bài học mà không lặp
lại nhiều lần một trò chơi làm cho học sinh nhàm chán, tôi nghiên cứu yêu cầu và
mục đích của từng chương, từng bài và xếp chúng theo nhóm như sau:
Phần địa lí Việt Nam: gồm các bài về địa lí tự nhiên và địa lí về xã hội, tôi
chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Bao gồm các bài: Việt Nam- Đất nước chúng ta; Du lịch – Thương mại,
tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi sau: Em là hướng dẫn viên du lịch; Bức tranh bí
mật; Gắn thẻ tiếp sức.
Nhóm 2: Bao gồm các bài: Địa hình và khoáng sản; Khí hậu; Sông ngòi; Vùng

biển nước ta; Đất và rừng, tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi: Chung sức; Xem ai
nhớ nhất; Ô cửa bí mật; Bông hoa đúng sai; Khắc nhập, khắc xuất; Về đích; Câu cá.
Nhóm 3: Bao gồm các bài: Dân số nước ta; Các dân tộc – Sự phân bố dân cư, tôi
thiết kế và sử dụng các trò chơi: Ai nhanh ai đúng; Xem ai nhớ nhất; Câu cá; Về
đích.
Nhóm 4: Bao gồm các bài: Nông nghiệp; Lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp;
Giao thông vận tải, tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi: Chung sức; Ô cửa bí mật;
Bông hoa đúng, sai; Gắn thẻ tiếp sức.
Phần địa lí thế giới: gồm các nhóm.
Nhóm 5: Châu Á; Châu Âu; Châu Phi; Châu Mĩ; Châu Đại Dương và Châu Nam
Cực; Các đại dương trên thế giới, tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi: Em là hướng
dẫn viên du lịch; Ô chữ thông minh; Ô của bí mật; Câu cá; Về đích.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-3-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Nhóm 6: Bao gồm các bài: Các nước láng giềng của Việt Nam; Một số nước ở
Châu Âu, tôi thiết kế và sử dụng các trò chơi: Bức tranh bí mật (hoặc: Các mảnh
ghép bí mật); Bông hoa đúng sai; Ai nhanh ai đúng…
Nhóm 7: Gồm 4 bài ôn tập: Bài 7, 16, 22, 29. Với các bài ôn tập tôi thiết kế và sử
dụng các trò chơi: Ai nhanh ai đúng; Chọn bông hoa đúng sai; Gắn thẻ tiếp sức; Giải
ô chữ; Rung chuông vàng; Đối mặt; Đố bạn…
Biện pháp 2: Nắm yêu cầu khi thiết kế trò chơi.

Để góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học khi tổ chức trò chơi thì thiết kế
trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc sau :
a, Thiết kế trò chơi :
Thiết kế trò chơi học tập phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện, thời gian
trong mỗi tiết học cụ thể để đưa các trò chơi cho phù hợp. Có kế hoạch chuẩn bị chu
đáo, tỉ mỉ, đảm bảo yêu cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố khắc sâu bài học.
+ Hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú.
+ Phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo, gây được hứng thú đối với học sinh.
b, Cấu trúc của trò chơi học tập
- Tên trò chơi.
- Mục đích .
- Chuẩn bị.
- Cách chơi và luật chơi.
Biện pháp 3: Sưu tầm và thiết kế các trò chơi.
Như phần nguyên nhân đã nêu, do giáo viên không có đủ thời gian để sưu tầm
các trò chơi mới lạ và chưa có một quyển sách nào soạn riêng cho phân môn những
trò chơi phù hợp với bài học nên giáo viên thường sử dụng nhiều lần một trò
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-4-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái


chơi.Tôi đã sưu tầm và suy nghĩ để tự thiết kế một số trò chơi phục vụ cho phân
môn dựa trên những trò chơi sưu tầm đó và hiểu biết của mình.
Các trò chơi cụ thể như sau:
* Trò chơi 1: Ai nhanh ai đúng.
Mục đích: Giúp cho học sinh thi đua trong học tập, yêu cầu học sinh phải tập
trung vào yêu cầu đã đề ra để tìm hướng giải quyết đúng và nhanh nhất.Qua trò chơi
học sinh nắm được tên các dân tộc, vùng phân bố của các dân tộc từ đó các em rút ra
được sự phân bố dân cư của nước ta.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị bảng nhóm nhỏ
Ví dụ:
Dân tộc

Vùng phân bố

Cách chơi và luật chơi: Học sinh sẽ thi đua cá nhân, mỗi em tự tìm và ghi
nào vở nháp trong thời gian 2 phút, hết thời gian giáo viên chọn một số học sinh
theo tổ để đánh giá, mỗi học sinh thực hiện đúng được ghi 2 điểm, tổ nào có nhiều
em thực hiện nhanh và đúng thì tổ đó thắng.
Ví dụ:
Dân tộc

Vùng phân bố
- Đồng bằng

- Kinh

- Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường , - Miền núi phiá bắc
Mông
- Ê đê, Gia rai, Ba- na, Xê – đăng


- Tây Nguyên

- Chăm, Khơ me
*Trò chơi 2: Chọn bông hoa Đ, S.

- Nam Bộ

Mục đích: Giúp học sinh củng cố lại nội dung bài học. Rèn cho học sinh tính
độc lập làm việc, học sinh suy nghĩ, phán đoán và nêu ra kết luận cuối cùng
Chuẩn bị: Để thực hiện trò chơi này, GV viết sẵn các câu trong nội dung bài
học, học sinh chuẩn bị bông hoa Đúng - Sai .
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-5-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Cách chơi và luật chơi: GV nêu từng ý, học sinh nghĩ, chọn Đ hoặc S .Giáo
viên kiểm tra và hỏi một số học sinh lí do vì sao chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Tổ
chức thi đua giữa các tổ, tổ nào không có học sinh chọn sai bông hoa là tổ đó thắng.
*Trò chơi 3: Gắn thẻ tiếp sức.
Mục đích: Giúp học sinh hệ thống lại bài học. Rèn cho học sinh tính làm việc
độc lập, chọn được thẻ đúng và gắn đúng theo yêu cầu.
Chuẩn bị: Các thẻ có ghi sẵn tên các sân bay quốc tế nước ta, những thành
phố có cảng biển lớn của nước ta, các điểm du lịch nổi tiếng của nước ta, các trung
tâm công nghiệp lớn của nước ta…

Cách chơi và luật chơi: GV nêu yêu cầu trò chơi, gắn thẻ đúng vị trí lược đồ
câm Địa lý Tự Nhiên Việt Nam, chia lớp thành 4 đội( theo 4 tổ). Mỗi đội có thời
gian thảo luận và chọn người chơi là 2 phút. Sau đó mỗi đội chọn 5 em trong thời
gian 2 phút thi gắn thẻ tiếp sức vào lược đồ câm. Đội nào gắn đúng và nhanh thì đội
đó sẽ thắng.
*Trò chơi 4: Thi làm hướng dẫn viên du lịch.( Hay: Em là hướng dẫn viên du
lịch)
Mục đích: Giúp học sinh diễn đạt lại bài học bằng lợi một cách lưu loát, hệ
thống lại bài học. Rèn cho học sinh tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị: Giáo viên sử dụng sẵn lược đồ câm ở trò chơi Gắn thẻ tiếp sức
Cách chơi và luật chơi: GV yêu cầu học sinh lên chỉ trên lược đồ đường sắt
Bắc Nam và quốc lộ 1A, đồng thời giới thiệu thêm các sân bay quốc tế, các thành
phố có cảng biển lớn bậc nhất nước ta, những khu du lịch nổi tiếng của nước ta, các
trung tâm công nghiệp lớn…Giáo viên chia lớp 4 đội và cho thời gian chuẩn bị mỗi
đội là 5 phút. Giáo viên đặt tên cho mỗi đội như sau:
- Tổ 1 : Đội hoa mai
- Tổ 2: Đội hoa hồng
- Tổ 3: Đội hoa phượng đỏ
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-6-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

- Tổ 4 : Đội hoa cúc vàng
Sau thời gian chuẩn bị mỗi đội sẽ chọn một bạn tham gia thi. Giáo viên viết sẵn

nội dung vào 4 thăm.
1. Hãy chỉ trên lược đồ đướng sắt Bắc Nam và giới thiệu.
2. Hãy chỉ trên lược đồ quốc lộ 1A và giới thiệu cho mọi người.
3.Hãy giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương em.
4. Hãy giới thiệu về những trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
Ví dụ: Xin mời các bạn hãy cùng tôi đi tham quan đất nước Việt Nam xinh
đẹp bằng đường sắt nhé. Đường sắt Bắc Nam của chúng tôi chạy dọc theo chiều dài
đất nước.
Bạn hãy lên tàu ở thủ đô Hà Nội xinh đẹp, nơi đây có sân bay quốc tế Nội Bài
Hãy ghé thăm cố đô Huế với nhiều đền chùa uy nghi, ngắm dòng Hương Giang lặng
lờ trôi giữa thành phố. Bạn sẽ ghé thăm thành phố Đà Nẵng chúng tôi, ở thành phố
tôi có một sân bay quốc tế đấy. Đó là sân bay quốc tế Đà Nẵng hoặc có thể thăm phố
cổ Hội An. Chúng ta lại theo tàu đi dọc miền đất nước ghé thăm vịnh Nha Trang,
một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh và đây Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp
và sôi động đang đón chào các bạn .
Xin mời các bạn cùng đi khắp đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng tôi
bằng đường bộ nhé. Nếu muốn cảm giác se lạnh của Hà Nội các bạn hãy lên xe từ
Thành phố Hồ Chí Minh nơi có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Chuyến xe du lịch
của chúng tôi sẽ đưa các bạn đi qua nhiều thành phố của miền nam và đây rồi thành
phố Nha Trang một trong những vịnh biển lớn và đẹp. Tiếp tục cuộc hành trình các
bạn sẽ đi dọc các tỉnh, thành phố miền Trung. Nào Quảng Nam, Bình Định, Quảng
Ngãi và đến thành phố biển Đà Nẵng. Đà Nẵng không chỉ có biển mà còn có ngọn
núi Ngũ Hành Sơn xinh đẹp thu hút nhiều khách du lịch. Sân bay quốc tế Đà Nẵng
hàng ngày nhộn nhịp với những chuyến bay lên xuống. Rồi các bạn sẽ được đến
Huế, một di sản văn hóa thế giới với những đền chùa, miếu mạo uy nghi tráng lệ. Và
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-7-

Lê Thị Hoa



SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Thủ đô Hà Nội, thành phố hòa bình, đang đón chào các bạn với sân bay quốc tế Nội
Bài, một trong những sân bay lớn nhất của nước ta.
Đất nước Việt Nam chúng tôi rất xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện và
mến khách, bạn hãy đến thăm nhé. Quê hương tôi có rất nhiều thắng cảnh đẹp làm
đắm say lòng người. Này đây vịnh Hạ Long với những hang động kì bí, này là động
Phong Nha cũng không kém phần kì vĩ………..
Sau khi các đôi trình bày xong, học sinh cả lớp cùng giáo viên sẽ bình chọn
hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất dựa vào nội dung trình bày của các đội.
*Trò chơi 5: Giải ô chữ .
Mục đích: Trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố lại những kiến thức của các
bài đồng thời giúp các em nắm vững hơn về các yếu tố Địa lí xã hội Việt Nam mà
các em đã được học .
Cách chơi và luật chơi: Giáo viên kẻ sẵn ô chữ trên BN. Chia lớp thành 4 đội
và nêu câu hỏi cho các đội .
Các đội sẽ thay nhau lựa chọn hàng ngang. Trả lời đúng từ hàng ngang sẽ
được 10 điểm, trả lời sai các đội còn lại đội nào có tín hiêu trước được quyền trả lời.
Trong ô chữ sẽ xuất hiện những từ khác màu đó là những từ chìa khóa. Từ chìa khóa
này được trả lời sau một lượt thi (4 hàng ngang). Sau 4 từ hàng ngang đội nào trả lời
được từ chìa khóa sẽ được hưởng 30 điểm. Sau 6 từ hàng ngang được hưởng 20
điểm. Sau câu hỏi gợi ý trả lời từ chìa khóa được hưởng 10 điểm. Tổng kết đội nào
nhiều điểm đội đó thắng.
Ví dụ:

1
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái


-8-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

2
3
4
5
6
7
8
Câu hỏi gợi ý :
- Hàng ngang số 1: có 9 chữ cái: Đặc điểm của sự tăng dân số của nước ta ( TĂNG
NHANH) Chữ cái của từ chìa khóa (N)
- Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái : Đây là dân tộc có số dân đông nhất nước ta ?
(KINH) . Chữ cái của từ chìa khóa (I)
- Hàng ngang số 3: có 12 chữ cái : Đây là một trong những điều kiện để ngành thủy
sản nước ta phát triển ( VÙNG BIỂN RỘNG)
- Hàng ngang số 4 : Có 8 chữ cái: Nơi tập trung khoảng ¾ dân số nước ta ( NÔNG
THÔN) . Chữ cái của từ chìa khóa (Ô, N).
-- Hàng ngang số 5: có 9 chữ cái: Đặc điểm diện tích của nước ta ( TRUNG BÌNH).
Chữ cái của từ chìa khóa (G).
- Hàng ngang số 6: có 9 chữ cái: Ngành gồm các hoạt động bảo vệ rừng, khai thác
gỗ và lâm sản khác ( LÂM NGHIỆP). Chữ cái của từ chìa khóa (P, N).
-Hàng ngang số 7: có 10 chữ cái: Nghề thủ công nổi tiếng ở Quận Ngũ Hành Sơn

( CHẠM KHẮC ĐÁ ). Chữ cái của từ chìa khóa (H).
-Hàng ngang số 8: có 8 chữ cái: Loại hình GTVT có vai trò quan trọng trong việc
chuyên chở hàng hóa (ĐƯỜNG Ô TÔ). Chữ cái của từ chìa khóa ( G).
Từ chìa khóa : có 10 chữ cái : Một trong những ngành sản xuất đặc trưng của nước
ta ( NÔNG NGHIỆP).
*Trò chơi 6: Ô cửa bí mật.
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-9-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Mục đích: Rèn cho học sinh óc suy luận logic, tính nhanh nhẹn, sáng tạo, sự
tập trung cao.Giúp học sinh củng cố bài học.
Cách chơi và luật chơi: GV chuẩn bị một tờ giấy bìa cứng lớn có chia những
ô như ô cửa được đánh dấu 1, 2, 3, 4, …bên trong là những điểm số được cho bất kì
từ điểm 5 đến 10, dán bên ngoài tấm giấy bìa là giấy trắng cũng được chia thành các
ô cửa và đính những tấm thẻ có câu hỏi và đáp án a, b, c, d với nội dung của bài học.
Học sinh được chia làm 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 5 em. Hai đội oẳn tù tì để giành
quyền chọn ô cửa. Khi học sinh chọn ô cửa nào thì GV nêu câu hỏi và yêu cầu học
sinh chọn đáp án đúng nhất. Học sinh trả lời đúng thì mở ô cửa, trả lời sai thì ô cửa
không được mở ra. Trong ô cửa có bao nhiêu điểm thì đội đó được nhận bấy nhiêu
điểm đó. Nếu quá thời gian 15 giây mà đội đó không trả lời được thì đội bạn có
quyền bổ sung và khi đó số điểm trong ô cửa được chuyển sang cho đội trả lời được.
Kết thúc trò chơi đội nào có số điểm nhiều hơn đội đó thắng.
Trò chơi này rất phù hợp khi dạy bằng giáo án điện tử vì nó kích thích trí tò

mò của học sinh khi các em cùng tìm ô cửa.
* Trò chơi 7: Bức tranh bí mật.
Mục đích: Rèn cho học sinh óc suy luận logic, tính nhanh nhẹn, sáng tạo, sự
tập trung cao.
Chuẩn bị: GV sưu tầm những bức tranh phong cảnh chụp các nước có trong
bài học như: Vạn lí trường thành ( Trung Quốc), Tháp Epphen (Pháp), Cung điện
Mùa đông (Nga), Ăng-co Vát (Căm pu chia)…
- Các câu hỏi nhỏ với nội dung bài học
Ví dụ: + Nước có diện tích lớn nhất thế giới? ( Nga).
+ Lãnh thổ Liên bang Nga thuộc những lục địa nào? (Á, Âu).
+ Rừng tai- ga còn được gọi là rừng gì? (Rừng cây lá kim).
+ Đặc điểm chính về địa hình của Lào là gì? ( Núi và cao nguyên).
+ Lào là nước không giáp với..( Biển).
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-10-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

+ Nước có số dân đông nhất thế giới ( Trung Quốc).
+ Trung Quốc nổi tiếng từ lâu với sản phẩm gì?( tơ lụa, gốm sứ).
+ Một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ( đồ chơi, đồ điện tử, ô
tô..)
Các bức tranh được che kín,bên ngoài được chia nhỏ thành nhiều ô đánh dấu
thứ tự 1,2,3,4.. mỗi ô ứng với một câu hỏi.
Cách chơi và luật chơi: GV chọn 2 đội A,B mỗi đội khoảng 5 em. HS mỗi

đội chọn ô số và thống nhất trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng thì ô được mở ra với
một phần của bức tranh. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. Nếu trả lời 2 câu
hỏi mà đội nào đoán được bức tranh thì được 40 điểm, 4 câu thì ghi được 20 điểm,
nếu đoán khi bức tranh đã được mở ra thì chỉ được 10 điểm.
Nếu đội nào không trả lời được câu hỏi của mình trong thời gian 15 giây thì
đội khác được quyền bổ sung và quyền chơi sẽ thuộc về đội bạn. Kết thúc trò chơi
đội nào có điểm cao hơn thì đội đó thắng.
Trò chơi này rất phù hợp khi dạy bằng giáo án điện tử vì nó kích thích trí tò
mò của học sinh khi các em cùng tìm bức tranh.
*Trò chơi 8: Khắc nhập, khắc xuất.
Mục đích: Giúp học sinh hệ thống lại nội dung bài học, rèn cho các em tính
nhanh nhẹn, tập trung cao.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị nội dung câu hỏi của bài học, một chiếc hộp giấy nhỏ
bên trong là những thăm được đánh số 1, 2, 3…có ghi những số điểm bất kì từ 510 điểm.
Cách chơi và luật chơi: GV chọn 2 đội, mỗi đội 5 em trước khi chơi mỗi đội
được tặng 10 điểm. Các đội chọn các lá thăm 1, 2, 3…Đội nào chọn số nào thì
GV đọc nội dung câu hỏi để đội đó trả lời. Nếu trả lời đúng cả lớp cùng hô: Khắc
nhập, khắc nhập và GV mở thăm đó ra, trong thăm có số điểm bao nhiêu sẽ thuộc
về đội đó. Nếu trả lời sai thì lớp hô: Khắc xuất, Khắc xuất và đội đó sẽ bị trừ đi
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-11-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

số điểm có trong lá thăm. Kết thúc trò chơi nếu đội nào có số điểm cao hơn thì

đội đó thắng.
*Trò chơi 9 Rung chuông vàng.
Mục đích: Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, độc lập làm việc, nắm vững nội
dung bài học. Rèn trí nhớ cho học sinh, giúp học sinh củng cố lại bài học. Trò
chơi này rất phù hợp với dạng bài ôn tập vì nó giúp học sinh củng cố bài với hình
thức vừa chơi vừa học.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo nội dung bài học.Một chiếc
chuông nhỏ, phần quà nhỏ( bút chì, thước, cục tẩy ,vở…).
HS chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau.
Ví dụ: + Nước có diện tích lớn nhất thế giới? ( Nga).
+ Lãnh thổ Liên bang Nga thuộc những lục địa nào? (Á, Âu).
+ Rừng tai- ga còn được gọi là rừng gì?(Rừng cây lá kim).
+ Đặc điểm chính về địa hình của Lào là..( Núi và cao nguyên).
+ Lào là nước không giáp với..( Biển).
+ Nước có số dân đông nhất thế giới ( Trung Quốc).
+ Trung Quốc nổi tiếng từ lâu với sản phẩm gì?( tơ lụa, gốm sứ).
+ Một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc(Đồ chơi, đồ điện tử, ô tô..)
+ Nước ta có những loại đất chính nào( Phù sa và phe ra lít)
+ Đặc điểm của vùng biển nước ta?( Không đóng băng)
+ Trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là?( TP Hồ Chí Minh)
Cách chơi và luật chơi: GV nêu câu hỏi, cả lớp cùng trả lời câu hỏi vào bảng
con, ai trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi. Mỗi lần chơi có từ 10- 15 câu hỏi, ai trả
lời sau cùng hoặc trả lời được hết các câu hỏi là người thắng cuộc rung được
chuông vàng.
*Trò chơi 10: Chung sức.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-12-


Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Mục đích: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời hiểu được mối quan
hệ giữa thiên nhiên với sản xuất và đời sống con người. Rèn tính nhanh nhen, làm
việc hợp tác.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị các thẻ từ có nội dung bài học.
Ví dụ: Bài Khí hậu có các thẻ: vị trí, nhiệt đới, nóng, gần biển, trong vùng có
gió mùa, mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Bài Sông ngòi có các thẻ: nhiều sông, có độ dốc lớn, phát triển thủy điện, mưa
nhiều.
Bài Vùng biển nước ta có các thẻ: Phát triển giao thông đường thủy, bờ biển
dài, nước không đóng băng, vùng biển rộng, có nhiều cảng nước sâu.
Cách chơi và luật chơi: GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội khoảng 5 học
sinh. Khi nghe hiệu lệnh “ Bắt đầu” các đội cùng nhau lên chọn những thẻ từ để lộn
xộn và xếp thành hệ thống có nội dung phù hợp. Kết thúc trò chơi, đội nào thực hiện
nhanh và xếp đúng nội dung thì đội đó thắng.
Ví dụ: Bài Khí hậu học sinh hai đội xếp các thẻ thành hệ thống sau
Mưa nhiều

Có nhiều sông

Có độ dốc lớn

Phát triển thủy điện

Hoặc theo hệ thống:

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-13-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Mưa nhiều

* Trò chơi 11:

Có nhiều sống
lớn

Có độ dốc cao

Phát triển thủy
điện

Câu cá

Mục đích: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài học đồng thời rèn
cho học sinh tính khéo léo.
Chuẩn bị: GV cắt vỏ lon nước giải khát hoặc giấy bìa cứng thành những hình
chú cá, trên thân mỗi chú cá GV đính những hỏi có nội dung bài học. GV chuẩn bị 2
cần câu có đính nam châm .
Cách chơi và luật chơi : Chia lớp học thành 2 đội, mỗi đội khoảng 5- 7em,

HS các đội lên lần lượt câu từng chú cá ở hồ ( cái hộp giấy )đặt trước mặt các đội và
phải trả lời câu hỏi đính trên chú cá, nếu không trả lời được thì nhờ một thành viên
trong nhóm trả lời, trả lời xong mới được câu con cá khác. Trong thời gian 3 phút,
đội nào câu được nhiều cá đội đó thắng .
* Trò chơi 12:

Về đích

Mục đích: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức sau mỗi bài học, rèn luyện tính
nhanh nhạy, tinh thần đồng đội.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn nội dung bài học chưa đầy đủ vào 2 bảng phụ,
phấn màu.
Cách chơi và luật chơi : Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện khoảng 5
HS thi tiếp sức. Mỗi HS ghi một từ, lần lượt cho đến hết để hoàn thành đúng nội
dung bài còn thiếu, đội nào điền đúng và nhanh thì đội đó thắng.
Ví dụ : Em hãy điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh nội
dung bài học Dân số nước ta:
Nước ta có diện tích vào loại…………………..nhưng lại thuộc hàng các
nước………… trên thế giới. Dân số tăng nhanh gây nhiều………………..cho việc

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-14-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái


nâng cao đời sống.. Những năm gần đây, tốc độ………………..đã giảm hơn so với
trước nhờ thực hiện tốt công tác………………gia đình.
Ví dụ: Hãy chọn các từ ngữ: hạn hán, bão, cây cối, lũ lụt, sản xuất điền vào
chỗ trống cho thích hợp.
Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên…………………dễ phát triển. Tuy
vậy, hàng năm thường hay có……………….., có năm mưa lớn gây………………,
có năm lại xảy ra………………. Làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt
động……………của con người.
* Trò chơi 13: Đố bạn
Mục đích: Củng cố kiến thức, khả năng ghi nhớ trong các tiết ôn tập.
Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi đố.
Cách chơi và luật chơi: Chia lớp thành 3 - 4 nhóm . Từng nhóm đưa ra câu đố
( Thuộc lĩnh vực GV chỉ định ). Các nhóm lần lượt trả lời . Khi đến lượt nếu như đội
nào để quá thời gian 30 giây sẽ mất lượt . Mỗi câu đúng được 1 điểm . Tổng kết
điểm, nhóm nào trả lời nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
Ví dụ: Đố bạn nước ta có những loại đất chính nào? Có đặc điểm gì?
Đố bạn nêu được các loại rừng ở nước ta?
Bạn hãy cho biết mặt hàng nào của nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 thế
giới?
Đố bạn biết nước ta giáp với những nước nào?
Bạn hãy cho biết ở địa phương bạn có nghề thủ công nào nổi tiếng?
Quốc lộ dài nhất nước ta là?
Đường sắt dài nhất nước ta là?
Nơi nào là ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam?....................
* Trò chơi 14:

Đối mặt

Mục đích: Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, độc lập làm việc, nắm vững
nội dung bài học. Rèn trí nhớ cho học sinh, giúp học sinh củng cố lại bài học.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-15-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
Ví dụ: Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta.
Kể tên các sản phẩm công nghiệp của nước ta.
Kể tên các nước láng giềng của Việt Nam.
Kể tên các mặt hàng xuất khẩu của nổi tiếng của Việt Nam.
Kể tên các bãi biển( nơi du lịch, nghỉ mát) nổi tiếng của nước ta..........
Cách chơi và luật chơi: GV chọn nhóm chơi khoảng 7- 10 em ( tùy từng nội
dung ôn tập) xếp thành vòng tròn, GV hoặc người quản trò đứng giữa đặt câu hỏi,
câu hỏi có nhiều đáp án, lần lượt từng người chơi nêu một đáp án, ai trả lời sai hoặc
chậm so với thời gian quy định sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, trò chơi cứ tiếp tục như thế
cho đến khi còn người chơi cuối cùng và người đó là người chiến thắng.
Trò chơi này phù hợp với các tiết ôn tập vì đòi hỏi thời gian chơi hơi nhiều.
III: KẾT QUẢ.
Sau khi thiết kế các trò chơi và vận dụng vào các bài học tôi nhận thấy học
sinh học tập rất tích cực, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn, các em
tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động. Hầu hết học sinh tham gia học tập sôi
nổi, nhiều em xung phong tham gia các trò chơi mặc dù các tiết học trước đây còn
rụt rè chưa mạnh dạn trong khi chơi các trò chơi. Các em thích học phân môn Địa lí
để được tham gia trò chơi, các em chăm học và nắm vững nội dung của từng bài
không còn tình trạng học đối phó.

IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
*Đối với giáo viên:
Để trò chơi tạo sự hứng thú cho học sinh, lớp học sôi nổi, mạnh dạn đồng thời
có tác dụng giáo dục đạo đức, thư giãn. Giáo viên cần làm tốt các việc sau:
- Giáo viên phải suy nghĩ tìm tòi, chọn lọc trò chơi học tập thuộc nhiều thể
loại và trò chơi học tập phải phù hợp với nội dung, đáp ứng với mục tiêu bài học.

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-16-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

- Chuẩn bị chu đáo các phương tiện phục vụ trò chơi như thẻ từ, nam châm,
bản đồ, phần thưởng…
- Phải lựa chọn thời điểm thích hợp khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.
Các thời điểm được tính là:
+ Sau khi hoàn thành bài học: Cách này có ưu điểm là kích thích được sự
hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí căng thẳng, trở thành
giờ “Địa lí vui” hết sức sinh động.
+ Sau khi hoàn thành một nhóm các chủ đề: Với cách này sẽ giúp cho học
sinh hệ thống được kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
- Cần chú ý là việc tiến hành mỗi trò chơi không quá kéo dài để trẻ mất đi
hứng thú.
- Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả các
học sinh của một nhóm hoặc lớp đều được tham gia.

- Việc lựa chọn trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, vừa sức với học sinh,
hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu.
- Nhận xét đánh giá của giáo viên là rất quan trọng. Trong đánh giá, giáo viên
không chỉ dừng lại ở sự đánh giá kết quả đúng sai và đội nào nhanh nhất, đúng nhất
mà còn phải đưa ra nhận xét về ý thức tham gia, cách phối hợp tổ chức của từng đội
để giáo dục đạo đức và bồi dưỡng khả năng tổ chức cho học sinh.
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh của lớp.
* Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài tốt, ôn tập các nội dung theo yêu cầu của bài.
- Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hợp tác, giúp đỡ nhau trong nhóm để đạt được kết quả cao.
- Tích cực tham gia trò chơi.
Trên đây là một số trò chơi tôi đã sưu tầm và tự thiết kế để giảng dạy trong phân
môn Địa lí. Tuy bước đầu đã có nhiều ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi những
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-17-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

hạn chế nhất định, rất mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng để tôi hoàn thiện hơn
trong việc giảng dạy học sinh.

Ngũ Hành Sơn, ngày 24 tháng 11 năm 2010
Người viết
Lê Thị Hoa


Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-18-

Lê Thị Hoa


SKKN: Thiết kế một số trò chơi vận dụng vào phân môn Địa lí lớp 5 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
lớp 5/3 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề

Trang 1

1. Thực trạng

Trang 1

2. Nguyên nhân

Trang 2

II. Giải quyết vấn đề

Trang 3

3. Biện pháp


Trang 3

III. Kết quả

Trang 16

IV. Bài học kinh nghiệm

Trang 16

IV. PHỤ LỤC

Trang 19

Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

-19-

Lê Thị Hoa



×