Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng với công tác xã hội hóa giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.97 KB, 11 trang )

___________________________Hiệu trưởng với công tác XHH giáo dục.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Ngày 28/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết
định số 201/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chiến lược
phát triển giáo dục 2001-2010". Trong đó nêu rõ: "Để
đáp yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ
bản và toàn diện về giáo dục". Một trong những mục
tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 là" Đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục".1
Xã hội hóa là một chủ trương lớn, hết sức đúng
đắn của Đảng và Nhà nước. Đảng ta luôn chủ trương "
Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".
Cuộc cách mạng giành độc lập và xây dựng đất nước
đã vượt qua muôn vàn khó khăn nhờ đường lối đúng
đắn là dựa vào quần chúng. Trường tiểu học là một
đơn vị giáo dục ở cấp xã, không thể tự mình phấn đấu
đi lên mà nhất thiết phải dựa vào cộng đồng, xã hội.
Trong những năm qua, đa số trường tiểu học ở huyện
Châu Thành đều gặp khó khăn về tình trạng học sinh
nghỉ học, lưu ban, bỏ học và yếu kém về cơ sở vật
chất. Để thực hiện tiến trình xây dựng các trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia quả là điều khó. Nó đòi hỏi
bản thân hiệu trưởng (người đứng đầu đơn vị trường
học) phải tìm ra hướng đi cho mình một cách phù hợp để
giúp cho nhà trường khắc phục dần những yếu kém
hầu vươn lên kịp với các đơn vị đi trước.
Do vậy, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo


dục là một trong những yêu cầu cáp bách và cần
thiết, góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo
dục của Nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng
giáo dục ở đơn vị nói riêng.
Mặt khác, xã hội hóa giáo dục còn là một biện
pháp tích cực giúp cho người cán bộ quản lí trường tiểu
học tiếp cận với cộng đồng để qua đó tạo sự phối hợp
đồng bộ, nhịp nhàng giữa nhà trường-gia đình và xã
hội. Do đó, muốn tự vươn lên trong nghề nghiệp, làm
tốt công tác quản lí trong nhà trường thì bản thân
1

Tạp chí Giáo dục số 23 và 25/2002.
___________________________Trang1______________________________________________


___________________________Hiệu trưởng với công tác XHH giáo dục.
người hiệu trưởng phải tập trung nghiên cứu và thực
hiện xã hội hóa giáo dục.
2. Mục đích đề tài
Đề tài nhằm hệ thống lại những giải pháp mà
bản thân đã nghiên cứu, tham mưu với cộng đồng
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường, biến
nhà trường đúng là trung tâm văn hóa của địa phương,
là một bộ phận không thể thiếu được của cộng đồng.
3. Lịch sử đề tài:
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước, đã được vận dụng ở nhiều nơi và
đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Ở đây chúng tôi
nghiên cứu, học hỏi từ những bài học kinh nghiệm và

vận dụng vào địa phương mình. Đề tài được nghiên cứu
vận dụng, rút kinh nghiệm và cập nhật hàng năm.
4. Phạm vi đề tài:
Xuất phát từ sự yếu kém của đơn vị nên bản thân
đã nghiên cứu thực hiện ở đơn vị trường tiểu học Long
Trì trong nhiều năm qua.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1. Thực trạng đề tài:
Xã Long Trì là vùng đất cao phía Tây của huyện
Châu Thành. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
nông, thu nhập bấp bênh, đời sống kinh tế không ổn
định. Trong những năm trước đây, Long Trì có trình độ
dân trí thấp, một số còn mù chữ, việc học hành của
con cái ít được quan tâm mà chỉ giao phó cho nhà
trường. Trong lúc đó, nhà trường lại rất nghèo nàn về
cơ sở vật chất, trang thiết bị. Sự đóng góp của người
dân cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương hầu như không
đáng kể. Nhà trường tiểu học gặp rất nhiều khó khăn
trong công tác dạy học. Nhiều năm liền, trường là đơn
vị yếu kém của huyện.
Theo thống kê, tình hình của trường trong những năm
trước đây như sau:
a) Về chất lượng giáo dục:
Nội dung
19992000
-Tỉ lệ học sinh yếu
4,5%

20002001
4,5%


20012002
0,6%

___________________________Trang2______________________________________________


___________________________Hiệu trưởng với công tác XHH giáo dục.
-Tỉ lệ học sinh giỏi
12,1%
-Hiệu quả đào tạo:
78,6%
b) Về duy trì số lượng:
-Tỉ lệ học sinh bỏ
1,8%
học

15,5%
77,6%

30,8%
78,9%

0,7%

0,6%

2. Nội dung cần giải quyết:
Từ thực tế trên, để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở
Long Trì cần phải giải quyết nhiều vấn đề và một trong

những vấn đề cần quan tâm là làm cho mọi ngành, mọi
giới đều hiểu biết về giáo dục, nắm bắt được những
chủ trương đổi mới của Đảng, của Chính phủ, của
Ngành về công tác giáo dục, thấy được những bức
xúc của nhà trường để giúp nhà trường khắc phục
những tồn tại, yếu kém hầu vươn lên thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục- đào tạo mà ngành giao cho. Đó là
thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục mà hiệu
trưởng nhà trường là nhân vật chủ chốt.

___________________________Trang3______________________________________________


Nói về xã hội hóa giáo dục, điều 12, chương I,
Luật Giáo dục năm 2005 có ghi rõ: "Mọi tổ chức, gia
đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu
giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
và an toàn".2
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 90/CP ngày 21-8-1997
của Chính phủ "Về phương hướng và chủ trương xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa", ở phần
II: Xã hội hóa lónh vực giáo dục và đào tạo cũng có
nêu:
" Nội dung của cuộc vận động toàn dân tham gia
vào sự nghiệp giáo dục bao gồm:
-Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã
hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân, trước
hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện
học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao

hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta
trở thành một xã hội học tập.
-Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra
môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ
giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình
và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm
của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, y ban nhân
dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp …
đối với sự nghiệp giáo dục.
-Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của
toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng
cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ
tốt việc học tập của nhân dân". 3
Xã hội hóa giáo dục là một trong những chiến
lược phát triển giáo dục từ năm 2001-2010 của Chính
phủ nhằm đưa sự nghiệp giáo dục phát triển đón
đầu, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho giai đoạn
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước. Nó cũng là
chủ trương kịp thời và cần thiết cho một địa phương
có hiện trạng giáo dục yếu kém như Long Trì. Những
nội dung về xã hội hóa giáo dục rất phong phú, đa
dạng và để thực hiện được chủ trương nầy một cách

2

Luật Giáo dục (Năm 2005), trang 13.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật:" Ngành Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam", trang99.
3



có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ trên
xuống dưới.
Tuy nhiên, do tính cấp bách cần thiết đòi hỏi nhà
trường phải vận dụng chủ trương phù hợp với địa
phương mình. Làm cho mọi người có hiểu biết về xã
hội hóa giáo dục. Cụ thể là: Giáo dục tiểu học dành
cho 100% dân cư ( ai cũng được học hành); mọi công
dân trong tương lai của đất nước đều phải qua nhà
trường tiểu học; mọi gia đình, mọi người dân đếu có lợi
ích nơi nhà trường tiểu học. Do vậy nhà trường tiểu
học đã mang tính xã hội và phải được xã hội hóa cao.
Việc xã hội hóa giáo dục phải được thể hiện chủ
yếu qua các nội dung:
-Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Phối
hợp chặt chẽ 3 môi trường: nhà trường- gia đình- xã
hội .
-Các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể và mọi
công dân tham gia giáo dục con em mình theo mục tiêu
và phương pháp giáo dục tiểu học, tham gia đánh giá
sản phẩm giáo dục ( đánh giá chất lượng đào tạo
của nhà trường).
-Các bậc cha mẹ, các tổ chức xã hội và mọi
công dân đóng góp vật lực, tài lực làm tăng cơ sở
vật chất- kó thuật cho nhà trường, tạo điều kiện để
nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
3. Biện pháp giải quyết:
Trước tiên, người hiệu trưởng cần đầu tư nghiên
cứu cơ sở lý luận, thực tiễn cùng các giải pháp về
thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đã được

vận dụng có hiệu quả để tự xây dựng chương trình
hành động cho địa phương mình một cách phù hợp.
Chương trình hành động của hiệu trưởng về xã hội
hóa giáo dục phải cụ thể, thiết thực với địa phương
và mang tính khả thi, phải có từng bước đi rõ ràng và
có hiệu quả. Tức là phải thực hiện được 3 nội dung
đã nêu trên.
Bước 1: Quán triệt trong đội ngũ :
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường là lực
lượng hùng hậu nhất giúp hiệu trưởng triển khai
chương trình hành động của mình xuống tận các bậc
cha mẹ học sinh. Nếu phát huy tốt thì mỗi giáo viên sẽ
là một cán bộ tuyên truyền về chủ trương của


ngành, của trường xuống dân. Do vậy, cán bộ, giáo
viên phải được nắm bắt và hiểu rõ một cách kịp
thời về từng bước đi của phong trào xã hội hóa.
Thông qua mỗi lần họp Cha Mẹ học sinh, giáo viên sẽ
triển khai những yêu cầu của nhà trường về giáo
dục, về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình như:
-Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 18, Điều 19, chương II
Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học.
-Điều 74, Điều 75, chương V và Điều 82, Điều 83
chương VI của Luật Giáo dục.
-Những chỉ thị về nhiệm vụ năm học của ngành.
-Nội qui, kế hoạch năm học và những chỉ tiêu
phấn đấu của nhà trường.
-Bên cạnh đó, cần trao đổi những thông tin về học
sinh: mức chuyên cần, sức học tập để các bậc cha

mẹ có điều kiện theo dõi việc học của con cái mình
và có sự hỗ trợ. Chú trọng đến những trường hợp học
sinh cá biệt, những học sinh chán học, lười học để có
biện pháp giúp đỡ kịp thời, không để học sinh bỏ
học.
-Vận động các bậc cha mẹ học sinh xây dựng Hội
Cha Mẹ học sinh hoạt động đúng theo điều lệ hội; đóng
góp sức người, sức của cho nhà trường để tăng
cường cơ sở vật chất; giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc;
thăm viếng giáo viên khi ốm đau để tạo tình cảm gắn
bó giữa nhà trường và gia đình…
Bước 2: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa
phương:
+Đối với cấp ủy: Tham mưu sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng về xã hội hóa giáo dục đưa vào nghị quyết
nhằm thực hiện các nội dung:
-Đại hội Giáo dục cấp xã theo đúng tinh thần chỉ
đạo của tỉnh, huyện.
-Lãnh đạo chính quyền, ban ngành đoàn thể và
nhân dân cùng kết hợp với ngành giáo dục xây dựng
trường tiểu học từng bước đạt các tiêu chí của trường
chuẩn quốc gia.
-Thực hiện tốt công tác phổ cập GDTH- CMC để
nâng dần trình độ văn hóa của nhân dân.
-Lãnh đạo trong việc thành lập Hội Khuyến học xã
đưa vào hoạt động.


-Lãnh đạo trong việc đầu tư, quy hoạch khuôn viên

trường học.
+Đối với chính quyền, ban ngành đoàn thể xã:
-Tham mưu cơ cấu Hội đồng Giáo dục đúng thành
phần, chức năng vai trò các thành viên; củng cố
hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Các thành
viên được phân công đều ở các ấp, kết hợp với cán
bộ ấp vận động nhân dân thực hiện "Ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường"; kết hợp với Hội Cha Mẹ học sinh,
Hội Khuyến học điều tra, giúp đỡ những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, ngăn chặn không để cho học
sinh bỏ học giữa chừng, vận động học viên ra lớp phổ
cập, chống mù chữ, vận động kinh phí khen thưởng
giáo viên học sinh có thành tích. Hội đồng giáo dục
có nghị quyết huy động quỹ dùng để khen thưởng
giáo viên, học sinh đạt thành tích cao.
-Tham mưu tổ chức Đại hội Khuyến học xã, bầu ra
Ban chấp hành và Ban thường trực hội. Hội hoạt động
có tông chỉ mục đích rõ ràng ( theo điều lệ Hội
Khuyến học Việt Nam ban hành ngày 16/6/1999 và Quy
chế về bộ máy, chức trách và chế độ làm việc
của các cấp hội trong tỉnh Long An ban hành ngày
15/4/2000). Hội xây dựng Quy chế tổ chức, hoạt động
và Quy chế xây dựng, phát triển, quản lí, sử dụng
quỹ khuyến học và hoạt động theo quy chế .
Nhà trường cùng với chính quyền, Hội Khuyến học
và các bậc lão thành cách mạng gõ cửa các vị
Mạnh thường quân, các nhà hão tâm ở địa phương, ở
tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh vận động quỹ cho Hội
Khuyến học, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo, xây
dựng phòng học mới, bàn ghế, trang thiết bị dạy học …

Việc vận động cộng đồng dân cư tích cực xây dựng
nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cũng được khẩn
trương thực hiện. Xây dựng các ấp đạt tiêu chuẩn ấp
văn hóa cũng hỗ trợ tốt cho công tác giáo dục của
nhà trường
Bước 3: Tiến hành vận động.
Tùy theo vai trò chức năng của mình, đội ngũ cán
bộ, giáo viên nhà trường cùng các thành viên trong
Hội đồng giáo dục, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến
học, cấp ủy, ủy ban, các ban ngành đoàn thể xã ấp
cùng ra quân vận động cộng đồng để thực hiện nghị
quyết, kế hoạch của đơn vị mình sớm hoàn thành các


chỉ tiêu đã được thống nhất đề ra nhằm đẩy mạnh
phong trào giáo dục ở địa phương.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
a.Đối với địa phương:
-Đảng bộ, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ
đạo, tổ chức Đại hội Giáo dục lần thứ II (2006-2011)
bầu ra Hội đồng giáo dục của xã gồm 07 thành viên.
Hội Khuyến học xã cũng đã tiến hành đại hội lần
thứ II (nhiệm kì 2006-2011) bầu ra Ban Chấp hành mới
gồm 21 thành viên. UBND xã đã xây dựng đề án và
thành lập Trung tâm học tập cộng đồng bước đầu
hoạt động có hiệu quả. Công tác phổ cập giáo dục
cũng rất được quan tâm và thực hiện theo kế hoạch.
b.Đối với quần chúng nhân dân:
Qua những việc làm trên, nhận thức của người
dân có thay đổi. Họ đã bắt đầu quan tâm đến nhà

trường nhiều hơn; thể hiện qua nhận thức về quyền
lợi và nghóa vụ đối với nhà trường tiểu học ở địa
phương mình. Người dân đã tích cực hơn trong việc phối
hợp với nhà trường để giáo dục học sinh; chủ động
đến trao đổi với giáo viên để biết cách hướng dẫn
con cái mình ở nhà; chú ý theo dõi, không để chúng
bỏ học giữa chừng; tích cực hơn trong việc đóng góp
các khoản tiền quy định; mạnh dạn góp ý với giáo
viên về những vấn đề mà họ chưa hài lòng như: việc
giáo viên đánh mắng học sinh, phê điểm không hợp
lý, ít truy bài, ít quan tâm đến con em mình trong buổi
học … Nhờ đó, chất lượng hoạt động của nhà trường
tiểu học từng bước được nâng lên. Kết quả giảng
dạy, học tập trong nhà trường có nhiều chuyển biến.
Thống kê chất lượng nhà trường trong những năm gần
đây như sau:
a. Về chất lượng giáo dục:
20022003200420052006Nội dung
2003

-Tỉ lệ học sinh
0,7%
yếu
-Tỉ lệ học sinh 29,2%
giỏi
-Hiệu
quả 85,4%
đào tạo
b. Về duy trì số lượng:


2004

2005

2006

2007

0,2%

0,8%

0,16%

0,9%

35,2%

46,3%

39,5%

42,3%

87,5%

93,8%

94,1%


94,3%


Tỉ lệ duy trì só 99,85%
số

100%

100%

100%

99,6%

Đội học sinh giỏi của trường trong những năm
trước đây tham gia dự thi cấp tỉnh, huyện cũng đạt
thành tích.
-Năm học 2001-2002, trường có 02 hs giỏi cấp tỉnh,
07 hs giỏi cấp cơ sở.
-Năm học 2002-2003, trường có 03 hs giỏi cấp tỉnh,
01 hs giỏi cơ sở.
-Năm học 2003-2004, trường có 01 hs giỏi cấp tỉnh,
13 hs giỏi cơ sở.
-Năm học 2004-2005, trường có 08 hs giỏi cơ sở.
Việc học sinh nghỉ học với lý do không chính đáng
cũng được khắc phục. Các em đi học đều hơn, mức độ
chuyên cần cao hơn trước.
Đơn vị xã Long Trì cũng đã được công nhận đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học –chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Hàng năm xã Long Trì đều được cấp trên về kiểm tra
tái công nhận.
Bên cạnh việc đóng góp bằng tiền cho các loại
quỹ quy định, trong những năm học sau nầy, các thành
viên trong Hội Cha mẹ học sinh và Hội Khuyến học,
cũng như các thành viên trong Hội đồng giáo dục còn
tích cực vận động tập sách, quần áo tặng học sinh
nghèo. Tổng nguồn vốn vận động từ năm 2001 đến
nay là: 368.640.000 đồng; trong đó xây 04 phòng học
là: 250.000.000 đồng, học bổng là 52.224.000 đồng, tu
sữa bảo dưỡng cơ sở vật chất là 11.045.000 đồng,
còn lại là tập vở giúp học sinh nghèo, kinh phí khen
thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao (Có phụ
lục kèm theo).


III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Từ kết quả trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy:
trong điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn
khó khăn, muốn phát triển sự nghiệp giáo dục phải
thực hiện xã hội hóa giáo dục. Bài học kinh nghiệm
cần rút ra ở đây là:
+Toàn thể đơn vị trường học mà chủ chốt là hiệu
trưởng phải hiểu rõ về cơ sở lý luận, thực tiễn của
các nội dung xã hội hóa. Phải xây dựng cho đơn vị
mình một phương án khả thi để cùng nhau tuyên
truyền, vận động.
+Phải có sự tham mưu tích cực đối với Cấp ủy,
UBND nhằm thực hiện phương án của mình. Trong đó

cần tập trung một số công việc chủ yếu như sau:
-Cần quan tâm củng cố hoạt động của Hội đồng
giáo dục. Hiệu trưởng phải là một thành viên của
Hội đồng giáo dục. Phương hướng hoạt động của Hội
đồng giáo dục phải xây dựng từng giai đoạn nhằm hỗ
trợ tích cực cho các hoạt động của nhà trường. Cũng
như các hoạt động của nhà trường, phương hướng của
Hội đồng giáo dục phải được triển khai đến tận người
dân để họ nắm rõ và chủ động tham gia đóng góp.
-Phát huy tốt vai trò của Hội Khuyến học. Cùng
với các Ban ngành đoàn thể khác, Hội phải làm tốt
2 chức năng: chăm sóc, giúp đỡ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn và động viên khen thưởng học sinh
vượt khó, học sinh giỏi. Muốn thế, hội phải tích cực
vận động gây quỹ.
-Hội Cha mẹ học sinh phải thật sự là chiếc cầu nối
giữa nhà trường và gia đình. Hội phải thực hiện được
chức năng giám sát các hoạt động giảng dạy và
vận động hỗ trợ kinh phí đầu tư tăng cường phương
tiện, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cho nhà
trường.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
Trên đây là những kinh nghiệm về những bườc đi
đầu tiên của hiệu trưởng về thực hiện phòng trào
xã hội hóa ở địa phương mình. Chúng tôi mong những
kinh nghiệm nầy sẽ giúp được ít, nhiều cho các trường
bạn, những trường mà điều kiện tương đối giống như
chúng tôi.



Người viết

Lê Văn Đồng


PHỤ LỤC

Số liệu thống kê về Xã hội hóa giáo
dục ở Tiểu học Long Trì.

m
200
1
200
2

200
3

Danh mục
-Vở học sinh
-Quà khen thưởng
-Vở học sinh
-Quà khen thưởng
-Xây 04 phòng
tiểu học ấp Long
Trường
-Vở học sinh
-Quà khen thưởng
-Học bổng Lá

xanh.
-Vở học sinh
-Quà khen thưởng

200
4

200
6

1500 qu
04
phòng
1 000
qu
10
phần
1 700
qu

-Học bổng Lá xanh
-Vở học sinh
-Quà khen thưởng

200
5

Số
lượng
300 qu


15
phần
850 qu

-Đổ đá sân
trường, xây bồn
hoa
15
-Học bổng Lá xanh phần
-Vở học sinh
630 qu
-Khen thưởng GV
(20/11)
-Tu sửa bàn ghế,
lối đi điểm Long
15
Trường
phần
-Học bổng Lá xanh

Kinh phí
600 000 đ
1 530 000 đ
3 000 000 đ
3 300 000đ
250 000
000 đ

Đơn vị tài trợ

Hội CMHS
Hội CMHS
-Hội CMHS, HĐGD
và Hội KH
-Hội Thanh niên
Kyusyu Nhật Bản

2 000 000 đ -CT TNHH Phước
4 760 000 đ Hưng
-Hội CMHS, HĐGD
7 200 000 đ và Hội KH
-Hội Thanh niên
Kyusyu Nhật Bản.
3 400 000 đ -Chùa Hưng Long
2 890 000 đ -Hội CMHS, HĐGD
và Hội KH
10 800 000 -Hội Thanh niên
đ Kyusyu Nhật Bản.
1 700 000 đ -Chùa Hưng Long
2 541 000 đ -Hội CMHS, HĐGD
và Hội KH
3 440 000 đ -Hội CMHS
10 800 000 -Hội Thanh niên
đ Kyusyu Nhật Bản.
1 890 000 đ -Chùa Hưng Long
960 000 đ - HĐGD
1 300 000 -Hội CMHS
đ
-Hội Thanh niên
10 800 000 Kyusyu Nhật Bản.

đ



m

Danh mục
-Vở học sinh


m
200
7

-Vở học sinh
-Đổ cát sân
bóng
-Xây phòng trực
cổng, lối đi vào
nhà xe.
-Đổ bê tông sân
trường.
-Học bổng Lá
Xanh


m
200
7


- 5 học bổng Đèn
đom đóm và quà
cho 6 đôi bạn
-1 học bổng cho
học sinh nghèo
vượt khó.
Cộng

Số
lượng
400
200
5
xe+cô
ng

12
phần

Kinh phí

Đơn vị tài trợ

1 200 000 đ -CT bảo hiểm
Bảo Minh và
600 000 đ Viễn Đông
1 305 000 đ -Phòng TNMT
5 000 000 đ huyện
-Hội Cha mẹ học
25 000 000 sinh.

đ -Hội Cha mẹ học
sinh.
8 640 000 đ
-CT Cổ phần Dịch
3 484 000 đ vụ Phú Nhuận
-Hội Thanh niên
Kyusyu Nhật Bản.
500 000 đ -CT sữa Cô gái
Hà Lan.
-CT sữa Vinamilk.
368 640
000 đ

(Bằng chữ: Ba trăm sáu mươi tám triệu, sáu trăm
bốn mươi nghìn đồng).



×