Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (The equity risk premium)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.82 KB, 14 trang )

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (The equity risk
premium)
Trong thực tế, có nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu có nhà đầu tư vào trái phiếu kho
bạc cũng có nhà đầu tư đầu tư cả trái phiếu và cổ phiếu. Các chứng khoán thường
mang lại nhiều lợi nhuận hơn là việc đầu tư an toàn vào các trái phiếu kho bạc.
Theo lý thuyết Sự khác biệt này được gọi là phần bù rủi ro vốn: đó là phần
thu nhập gia tăng mà bạn có thể mong đợi từ mối tương quan giữa lãi suất
thị trường và lãi suất phi rủi ro.

Phần bù vốn là cơ sở thiết lập lợi nhuận danh mục mong đợi và xác định chính
sách phân phối nguồn tài sản. Ví dụ như, một phần bù lớn hơn ngụ ý rằng bạn đầu
tư vào cổ phiếu nhiều hơn trong danh mục đầu tư của bạn. Cũng như vậy, việc
định giá tài sản vốn gắn lợi nhuận mong đợi của chứng khoán với phần bù vốn:
một chứng khoán có rủi ro nhiều hơn thị trường - được đo lường bằng hệ số beta –
thường đưa ra phần lợi nhuận tăng thêm lớn hơn dựa trên phần bù vốn.

So với trái phiếu, chúng ta mong đợi phần lợi nhuận mong đợi tăng thêm từ các
chứng khoán là do nó chứa đựng những rủi ro:
1. Cổ tức có thể biến động thất thường, không giống như lãi trái phiếu có thể
dự đoán được.
2. Khi hưởng lợi từ doanh nghiệp trái chủ có quyền ưu tiên hơn trong khi
người nắm giữ cổ phiếu thường chỉ được hưởng những gì còn lại.
3. Thu nhập trên cổ phiếu có xu hướng biến đổi nhiều hơn (mặc dù điều này
thường không đúng trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu dài hạn)
Chúng ta xem xét các phương pháp tiếp cận phổ biến
nhất, để xây dựng mô hình có 3 bước sau:
1. Ước tính tổng thu nhập mong đợi của cổ phiếu
2. Ước tính thu nhập không rủi ro (trái phiếu)
3. Tìm ra chênh lệch: thu nhập mong đợi trên cổ
phiếu trừ đi thu nhập không rủi ro bằng phần bù
rủi ro vốn.


Bước 1: Ước tính tổng thu nhập mong đợi của cổ phiếu có hai phương pháp ước
tính:

Phương pháp dựa trên cổ tức (Dividend-Based Approach)
Phương pháp dựa trên cổ tức cho rằng thu nhập là một hàm số của cổ tức và sự
tăng trưởng của chúng trong tương lai. Xem xét một ví dụ về một chứng khoán
được định giá $100 hôm nay, tỷ suất cổ tức là 3% trên mổi cổ phần, tốc độ tăng
trưởng cổ tức mong đợi khoảng 5% mỗi năm.


Chi trả cổ tức 3$
(tăng trưởng 5%)

Chi
trả Tỷ suất cổ tức
Giá cổ phiếu
(Chi trả cổ
tức;
tỷ suất sinh
lợi)
Giá cổ phiếu ban đầu (năm 0) $100.00

Năm 1 $3.15 3% $105.00
Năm 2 3.31 3% 110.25
Năm 3 3.47 3% 115.76
Năm 4 3.65 3% 121.55
Năm 5 3.83 3% 127.63

Tổng cộng cuối năm 5


Chi trả cổ tức
$17.41

Cổ tức tái đầu tư
19.14

Tổng cộng (giá CP năm 5 + cổ tức) $146.77
Tỷ suất sinh lợi hàng năm 8%

Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rằng cổ tức tăng trưởng cố định 5% mỗi năm thì
giá cổ phiếu cũng tăng đến 5% mỗi năm. Giả định ở đây là giá cổ phiếu được tính
theo cổ tức tích luỹ, nếu bạn biết tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E = giá trị
thị trường mỗi cổ phần / thu nhập mỗi cổ phần), thì giả định thu nhập tăng trưởng
5% và tỷ số P/E cố định ở một mức nào đó sẽ đẩy giá cổ phiếu lên 5% mỗi năm.
Đương nhiên sau 5 năm tỷ suất cổ tức 3% mang lại 3% lợi nhuận ($19.94 nếu cổ
tức được đưa tái đầu tư). Và sự tăng trưởng cổ tức đã đẩy giá cổ phiếu lên
$127.63, làm lợi nhuận tăng thêm 5%. Cuối cùng chúng ta có tổng lợi nhuận là
8%.
Mô hình tăng trưởng
Gordon
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi
(k)
Trong đó:


P = D/(k-g)
P : giá cổ phiếu
k = D/P +g
k: tỷ suất cổ tức + tỷ lệ tăng
trưởng

D: cổ tức
k : tỷ suất lợi nhuận mong
đợi

g : tỷ lệ tăng trưởng

Tỷ suất cổ tức(%) + Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức mong đợi (%) = Tổng tỷ suất sinh lợi
mong đợi
Trong công thức, nó tái lập lại mô hình tăng trưởng Gordon, cho rằng giá trị thực
của cổ phiếu (P) là một hàm số của cổ tức trên mỗi cổ phần (D), tỷ lệ tăng trưởng
cổ tức (g) và tỷ suất sinh lợi mong đợi (k)
Phương pháp dựa trên thu nhập (Earnings-Based Approach)
Một phương pháp khác cũng xem xét tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và tỷ suất thu
nhập (thu nhập trên mỗi cổ phần / giá cổ phiếu). Nghĩa là lợi nhuận mong đợi ròng
thị trường dài hạn thì bằng tỷ suất thu nhập tức thời. Ví dụ như cuối năm 2003, chỉ
số P/E của chỉ số S&P 500 là 25. điều này có nghĩa là lợi nhuận mong đợi bằng tỷ
suất thu nhập là 4% (1/25=4%). Nên lưu ý rằng đó là lợi nhuận thực, lợi nhuận
danh nghĩa thì cộng thêm tỷ suất lạm phát.
Trong khi phương pháp dựa trên cổ tức đưathêm yếu tố tăng trưởng, thì trong mô
hình thu nhập nó lại được ẩn đi. Có nghĩa là chỉ số P/E tích luỹ ngăn cản sự tăng
trưởng trong tương lai. Mô hình này thừa nhận rằng thu nhập là tỷ suất lợi nhuận
được tái đầu tư là 4%
Nhiều nhà phân tích không đồng ý quan điểm này, nhưng một số ủng hộ mô hình
thu nhập theo ý kiến “Với chỉ số P/E cao các công ty có thể sử dụng vốn cổ phần
được định giá cao để làm tăng dần lợi nhận đầu tư”. Arnott và Bernstein đưa ra
phương pháp cổ tức hoàn toàn chính xác đối với những tranh luận phản biện. Họ
chỉ ra rằng, khi một công ty tăng trưởng, lợi nhuận giữ lại thường được tái đầu tư
thay vì chia cổ tức.

×