Đổi mới công ty và chu trình quay của máy giặt
Tổ chức của bạn là tổ chức có bề dày truyền thống hay là một tổ chức mới được
thành lập? Bạn đã làm gì để đem lại luồng sinh khí mới cho tổ chức của mình? Liệu
những ý kiến của Umair Haque có đem lại ý tưởng gì cho bạn trong việc đổi mới tổ
chức của mình không?
Tôi (Paul Michelman – Tác giả bài viết) đã đặt rất nhiều câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia
đến từ những doanh nghiệp lẫn các học viện nghiên cứu tại buổi Hội thảo Burning
Questions (Tạm dịch: Những vấn đề nóng).
Trong khi hầu hết mọi người đều đóng góp những ý
kiến thật sự quý giá cho buổi hội thảo về sự đổi mới thì
mỗi tiếng nói cá nhân thực sự đã khiến cho cả hội
trường phải tập trung lắng nghe.
Vấn đề nóng nhất phải chăng đó là
sự đổi mới trong mỗi tổ chức?
Ảnh: nipun.charityfocus.org
Umair Haque
[1]
Giám đốc một Công ty Tư vấn nhỏ có
tên gọi là Bubblegeneration. Ông cũng lập một blog sử
dụng tên này.
Khi tôi phỏng vấn Umair về hai điều mà tất cả các nhà
lãnh đạo đều phải làm để khuyến khích sự đổi mới
không ngừng trong công ty của họ, thì ông ta nói rằng
tôi đã đặt một câu hỏi sai.
Umair nói, sự đổi mới sẽ không giúp đem lại bước
ngoặt về văn hóa hay các thông lệ sẵn có của một
công ty mà chính bản thân các công ty đó sẽ phải
được tái phát minh.
Theo như ông mô tả, cần phải có một bộ gien
DNA
[2]
hoàn toàn mới thì mới có thể tạo ra được
những phát kiến thực sự như ngày hôm nay.
Umair cũng nói thêm rằng các công ty đổi mới hàng
đầu như Google
[3]
, Myspace v v… không có cách thức tổ chức giống như các công ty
truyền thống và cũng không hoạt động như các công ty truyền thống.
Do đó họ có thể nghĩ ra những ý tưởng và những sản phẩm mới với một tốc độ mà các công
ty truyền thống không thể theo kịp.
Theo tôi hiểu thì ý Umair muốn nói: các công ty đổi mới này được luôn gắn kết chặt chẽ với
cấu trúc của sự đổi mới – có nghĩa là chúng được xây dựng vì một mục đích hết sức rõ ràng
là tìm tòi và thực thi ý tưởng. Điều này khá khác biệt so với các công ty bề dày truyền thống
của phương Tây.
Sau đó, Umair còn sử dụng ví dụ về chu trình quay của chiếc máy giặt để minh chứng cho
quan điểm của mình. Ở một công ty truyền thống, nếu như bạn bê trễ việc quản lý điều hành
công ty thì chu trình vòng quay của sự đổi mới sẽ chậm dần lại và ngừng quay: Không có
chu trình và hệ thống, nhân viên sẽ không có khả năng định hướng được ý tưởng của họ.
Mỗi một tổ chức lại có một kiểu gien DNA cho riêng mình...
Ảnh: touchoxford.com
Tuy nhiên, đối với những nhà lãnh đạo đổi mới hiện nay, việc thiếu sự điều hành quản lý trái
lại sẽ tạo ra một hiệu ứng đối lập hoàn toàn:
Chiếc máy giặt đổi mới sẽ quay nhanh hơn bởi vì nhân viên không chịu bất kỳ sự chi phối
quản lý nào của tổ chức. Điều này hoàn toàn đúng với kiểu gien DNA mà công ty của họ đã
xây dựng.
Bạn sẽ chọn điều gì? Liệu các công ty có bề dày truyền thống có thể chống chọi được với
những phát minh cải tiến như vũ bão hiện nay? Hay thời gian sẽ đẩy lùi họ vào dĩ vãng?
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Paul
Michelman
[4]
-
•
HBV-TVN
“Bản quyền @Harvard Business School Publishing”
[1]
Umair Haque - Giám đốc của Bubblegeneration - một công ty có sáng kiến tư vấn chiến lược qua mạng Internet. Ông từng
học tập và nghiên cứu về thần kinh học với McGill, đã tốt nghiệp MBA với công trình nghiên cứu về chiến lược chính trị, kinh tế
cùng với Gary Hamel tại Trường Kinh doanh London năm 2003. Ông bắt đầu nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sỹ về Chiến
lược và Đổi mới tại Oxford năm 2004.
[2]
DNA (viết tắt của tiếng Anh deoxyribonucleic acid) là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động
sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham
gia quyết định các tính trạng. Hiện nay thuật ngữ này được nhắc đến trong kinh doanh nhằm ám chỉ những đặc điểm về văn hóa
và cơ cấu đặc biệt riêng có thể kế thừa của các tổ chức, công ty tạo ra nét riêng biệt cho mỗi tổ chức, công ty đó.
[3]
Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công
ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở
của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 3000 nhân viên, Giám đốc của Google là Tiến sĩ
Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10
100
. Google chọn tên
này để thể hiện sứ mệnh của công ty là sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có
nghĩa là 10
googol
.
[4]
Paul Michelman là Tổng Biên tập của trang báo Harvard Business Online (HBO), một trang điện tử cập nhật hàng ngày
chuyên dành cho các nhà điều hành kinh doanh và lãnh đạo thuộc NXB Harvard Business School Publishing. Trách nhiệm của
ông bao gồm quản lý việc phát triển và chiến lược phát triển nội dung, cũng như giám sát hoạt động biên tập hàng ngày của trang
này. Ông là một trong những người đóng góp đầu tiên cho mục Khởi xướng thảo luận trên trang HBO. Trước đây, ông chịu trách
nhiệm điều hành việc biên tập tại một liên doanh xuất bản mới của NXB Harvard Business School và là Giám đốc chương trình
kiêm Biên tập viên của Captivate Network