Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ DIỄM ANH

XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI
HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƢỜNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 603860

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Diễm Anh



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 3
3. Tình hình nghiên cứu............................................................................................................... 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.............................................................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÁC
ĐỊNH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ
TRƢỜNG SA........................................................................................................................... 7
1.1. Điều kiện tự nhiên của hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ............................................. 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Quần đảo Hoàng Sa...................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên của quần đảo Trƣờng Sa ..................................................................... 9
1.2. Vai trò của quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa ................................................................... 11
1.2.1. Vai trị về kinh tế ............................................................................................................. 11
2.1.1.1. Tài nguyên về mỏ phốt phát.......................................................................................... 11
2.1.1.2. Tài nguyên về dầu mỏ ................................................................................................... 11
2.1.2.3. Tài nguyên về thủy hải sản ........................................................................................... 12
2.1.2.4. Điều kiện thuận lợi trong giao thơng quốc tế ............................................................... 12
1.2.2. Vai trị đối với an ninh quốc phòng ................................................................................. 13
1.3. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia ............................................................................................ 14
1.3.2. Khái niệm chủ quyền quốc gia ........................................................................................ 16
1.3.3. Khái niệm Đảo................................................................................................................. 16
1.4. Vấn đề thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế ............................................ 18
1.4.1. Khái niệm về thụ đắc lãnh thổ ......................................................................................... 18
1.4.2. Các phƣơng thức (Modes) thụ đắc lãnh thổ .................................................................... 19

1.4.2.1. Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu (Occupation) .......................................................... 19
1.4.2.2. Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Presscription acquisitive) ........................................ 19


1.4.2.3. Thụ đắc lãnh thổ do sự tác động của tự nhiên (Accretion) .......................................... 19
1.4.2.4. Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng (Cession) ........................................................ 19
1.4.2.5. Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (Conquête)............................................................. 20
1.4.3. Phƣơng thức thụ đắc bằng chiếm hữu (hay còn gọi là nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu) . 21
1.4.3.1. Khái niệm chung ........................................................................................................... 21
1.4.3.2. Các đặc trưng của phương thức chiếm hữu ................................................................. 21
CHƢƠNG 2: NHỮNG HÀNH ĐỘNG VÀ LẬP LUẬN CỦA CÁC BÊN TRANH

CHẤP VỀ VIỆC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG
SA VÀ TRƢỜNG SA .................................................................................................. 30
2.1. Những hành động và lập luận của các bên tranh chấp ....................................................... 30
2.1.1. Những hành động và lập luận của Trung Quốc trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền
đối với quần và Hoàng Sa và Trƣờng Sa................................................................................. 30
2.1.1.1. Những hành động của Trung Quốc .............................................................................. 30
2.1.1.2. Những lập luận của Trung Quốc .................................................................................. 50
2.1.2. Những hành động và lập luận của Đài Loan trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa....................................................................................... 51
2.1.2.1. Những hành động của Đài Loan .................................................................................. 51
2.1.2.2. Những lập luận của Đài Loan ...................................................................................... 52
2.1.3. Những hành động và lập luận của Malaixia trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa....................................................................................... 52
2.1.3.1. Những hành động của Malaixia ................................................................................... 52
2.1.3.2. Những lập luận của Malaixia ....................................................................................... 55
2.1.4. Những hành động và lập luận của Philipnes trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền
đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ....................................................................... 55
2.1.4.1. Những hành động của Philipines ................................................................................. 55

2.1.4.2. Lập luận của Philipines ................................................................................................ 61
2.1.5. Những hành động và lập luận của Brunei trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ............................................................................................. 61
2.1.5.1. Những hành động của Brunei ...................................................................................... 61
2.1.5.2. Những lập luận của Brunei .......................................................................................... 62
2.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận các bên tranh chấp ... 62


2.2.1 Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Trung
Quốc .......................................................................................................................................... 62
2.2.1.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các hành động của Trung Quốc ......................... 62
2.2.1.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những lập luận của Trung Quốc ........................ 63
2.2.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các hành động và lập luận của Đài Loan .................. 74
2.2.2.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các hành động của Đài Loan ............................. 74
2.2.2.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các lập luận của Đài Loan ................................. 74
2.2.3. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Malaixia ........... 76
2.2.3.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động của Malaixia ......................... 76
2.2.3.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các lập luận của Malaixia .................................. 76
2.2.4.Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines ........... 78
2.2.4.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động của Philipines ....................... 78
2.2.4.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những lập luận của Philipines ........................... 78
2.2.5. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Brunei . 79
2.2.5.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động của Brunei ............................. 79
2.2.5.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những lập luận của Brunei ................................ 80
2.3. Một số quan điểm khác nhau về việc xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trƣờng Sa…………………………………..…………..................................80
2.3.1. Một số quan điểm một số học giả, luật sƣ trong nƣớc .................................................... 81
1.3.1.1. Quan điểm của Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã ................................................................ 81
2.3.1.2. Quan điểm của tiến sỹ luật Từ Đăng Minh Thu ........................................................... 82
2.3.1.3. Quan điểm của tác giả Nguyễn Quốc Thắng ............................................................... 83

2.3.1.4. Quan điểm của tác giả Lê Minh Nghĩa - Cố Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ
nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .......................................................................... 84
2.3.2. Một số quan điểm của các học giả nƣớc ngồi................................................................ 84
2.3.2.1. Quan điểm của ơng Charles Rousseau - giáo sư khoa luật Pari, ủy viên Viện luật quốc
tế ................................................................................................................................................ 84
2.3.2.2. Quan điểm của ông Giăng Pheriê, trợ giáo trường Đại học luật, kinh tế và khoa học xã
hội ở Pari ................................................................................................................................... 85
2.3.2.3. Quan điểm của Giáo sư Amos Jordan.......................................................................... 86
2.3.2.4. Quan điểm của Giáo sư E.D.Xtêpanốp ........................................................................ 86
2.3.2.5. Quan điểm của Bà Monique Chemiller - Gendreau, Chủ tịch Hội luật gia Châu Âu . 87


CHƢƠNG 3: CHỦ QUYỀN QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA - TRƢỜNG SA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP . .................................................. 89
3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Trƣờng Sa
và Hoàng Sa............................................................................................................................... 89
3.1.1. Những chứng cứ lịch sử trƣớc thời Pháp thuộc (Luận cứ thời phong kiến của Nhà nƣớc
Việt Nam) .................................................................................................................................. 89
3.1.1.1. Nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện quần đảo Hoàng sa và Trường Sa ............ 90
3.1.1.2. Nhà nước phong kiến Việt Nam tổ chức điều tra và khảo sát địa hình của hai quần đảo
................................................................................................................................................... 91
3.1.1.3. Nhà nước phong kiến Việt Nam tổ chức khai thác, xây dựng di tích, lưu dấu chủ quyền
trên hai quần đảo ...................................................................................................................... 93
3.1.2. Những chứng cứ lịch sử trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. (Thời kỳ từ năm 1884 đến
năm 1954) .................................................................................................................................. 96
3.1.2.1. Quản lý về mặt hành chính ........................................................................................... 97
3.1.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học và khai thác hải vật .................................................. 97
3.1.2.3. Đưa quân ra đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, chính thức cơng bố sự chiếm
đóng này .................................................................................................................................... 98
3.1.2.4. Các hoạt động đối ngoại .............................................................................................. 99

3.1.3. Những chứng cứ lịch sử thời kỳ từ năm 1954 đến 1976 ............................................... 102
3.1.3.1. Quản lý về mặt hành chính ......................................................................................... 102
3.1.3.2. Các hoạt động khoa học và kinh tế ............................................................................ 103
3.1.3.3. Các hoạt động quân sự và đối ngoại .......................................................................... 103
3.1.4. Giai đoạn từ năm 1976 đến nay..................................................................................... 106
3.1.4.1. Quản lý hành chính .................................................................................................... 106
3.1.4.2. Các hoạt động khoa học và kinh tế ............................................................................ 106
3.1.4.3. Các hoạt động quân sự và đối ngoại .......................................................................... 107
3.2. Những luận cứ pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trƣờng Sa ...................................................................................................................... 113
3.2.1. Luật quốc gia ................................................................................................................. 113
3.2.1.1. Hệ thống các văn bản luật biển thời kỳ phong kiến ................................................... 113
3.2.1.2. Các văn bản về luật biển trong thời kỳ pháp thuộc. ................................................... 114
3.2.1.3. các văn bản về luật biển trong thời kỳ 1954 đến 1976 .............................................. 115
3.1.2.4. Các văn bản về luật biển trong thời kỳ từ 1976 đến nay. ........................................... 116


3.2.2. Luật quốc tế ................................................................................................................... 117
3.2.2.1. Nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu (hay còn gọi là nguyên tắc chiếm hữu thực sự) ........ 117
3.2.2.3. Hiến chương Liên Hợp Quốc ..................................................................................... 121
3.2.2.4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế................................................................... 121
3.2.2.5. Các Điều ước quốc tế ................................................................................................. 122
3.3. Một số giải pháp giúp Việt Nam giành lại chủ quyền đối với hai Quần Đảo Hoàng Sa
và Trƣờng Sa .................................................................................................................. 127
3.3.1. Sử dụng thiết chế Tịa án cơng lý của Liên Hợp Quốc.................................................. 127
3.3.2. Sử dụng thiết chế của Tòa án Luật Biển quốc tế ........................................................... 132
3.3.3. Về hoạt động đối nội ..................................................................................................... 134
3.3.3.1. Về chính trị ................................................................................................................. 134
3.3.3.2. Về kinh tế .................................................................................................................... 138
3.3.4. Về hoạt động đối ngoại.................................................................................................. 139

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................... 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 146


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm giữa Biển Đông, án ngữ tuyến đƣờng giao thông hàng hải quốc tế huyết
mạch nối liền Ấn Độ Dƣơng qua eo biển Malacca đi trên biển Nhật Bản sang Thái
Bình Dƣơng, hai quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa có một vị trí chiến lƣợc quan
trọng. Ngồi tầm quan trọng về mặt chiến lƣợc, hai quần đảo này cịn có những giá
trị kinh tế to lớn đó là tiềm năng về dầu khí, nguồn thủy hải sản dồi dào, phong phú.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa từ lâu đã là một bộ phận lãnh thổ của
Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam là chủ thể đầu tiên chiếm hữu hai quần đảo này và
từ đó đến nay đã liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một
cách thực sự, liên tục và hịa bình. Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử và căn
cứ pháp lý để khẳng định rằng Việt Nam có chủ quyền hồn tồn và khơng thể tranh
cãi đối với hai quần đảo đó. Từ thế kỷ XX trở lại đây, do thấy đƣợc vị trí chiến lƣợc
cũng nhƣ tầm quan trọng của hai quần đảo, một số nƣớc đã có hành động xâm
chiếm bất hợp pháp vùng lãnh thổ này của Việt Nam mà điển hình cho sự xâm
chiếm này là Trung Quốc. Thực hiện chiến lƣợc bành trƣớng xuống Đông Nam Á
nhà cầm quyền Trung Quốc luôn coi vùng Biển Đông, đặc biệt là các quần đảo nằm
trong vùng biển này là bàn đạp vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, từ đầu thế kỷ XX
đến nay các giới cầm quyền Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện âm
mƣu độc chiếm Biển Đông, tuyên bố một cách phi pháp chủ quyền của họ đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
Ngày 19 /01/1974 lợi dụng lúc nhân dân ta đang tập trung sức để đẩy mạnh
cuộc kháng chiến của mình đi đến thắng lợi hoàn toàn, nhà cầm quyền Trung Quốc
đƣợc sự đồng tình của đế quốc Mỹ đã dùng lực lƣợng vũ trang bất ngờ tấn công và
xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa, năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm một số bãi ngầm trong quần đảo

Trƣờng Sa. Trung Quốc đã xâm phạm thơ bạo chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam, chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quôc tế. Hành động này

1


của Trung Quốc đã gặp phải phản đối manh mẽ của nhân dân thế giới. Đầu những
năm 1950 của thế kỷ XX, Philipppines đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trƣờng
Sa. Năm 1951, Malaixia yêu sách một phần quần đảo Trƣờng Sa.
Nhân dân Việt Nam với lòng yêu nƣớc nồng nàn, kiên quyết giữ vững chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Chừng nào một trong hai quần đảo đó cịn bị
xâm phạm thì nhân dân ta cịn kiên quyết đấu tranh khơng khoan nhƣợng để bảo vệ
tồn vẹn lãnh thổ của mình.
Hiện nay, tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo (có một thực tế, quần đảo
Hoàng Sa là đối tƣợng tranh chấp song phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc; quần
đảo Trƣờng Sa là đối tƣợng tranh chấp đa phƣơng giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan, Philipines, Mailaixia, Brunei) ngày càng trở nên phức tạp. Có thể nói, tranh
chấp chủ quyền xung quanh hai quần đảo này với nhiều yếu tố đan xen (kinh tế,
chính trị, chiến lƣợc, tinh thần dân tộc….) đang là một điểm nóng trên thế giới nói
chung và Châu Á nói riêng, đe dọa hịa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
Thực tế cho thấy, việc giải quyết tranh chấp trên là hết sức cấp bách và quan
trọng đối với dân tộc Việt Nam vì một khi những tranh chấp này không đƣợc giải
quyết kịp thời theo luật pháp quốc tế thì nó sẽ đe dọa phá vỡ hịa bình an ninh khu
vực và nhân loại.
Trong xu thế đối thoại hịa bình của thời đại ngày nay, việc sử dụng vũ lực để
giải quyết tranh chấp khơng cịn phù hợp. Chứng cứ lịch sử, luật pháp và tập quán
quốc tế đƣợc coi là một trong những cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp.
Vì vậy để xác định chủ quyền quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa
theo đúng luật pháp quốc tế thì việc việc nghiên cứu để tìm ra những chứng cứ lịch sử
và các căn cứ pháp lý phù hợp là một vấn đề mang tính khách quan và tất yếu.

Mặt khác, nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên
cứu khoa học mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn đối với đất nƣớc cũng nhƣ
các nhà lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao bảo vệ chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.

2


Từ những phân tích trên cho thấy tính cấp thiết của đề tài: “xác định chủ
quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa” trong thực tiễn đời
sống hiện nay, đó chính là lý do ngƣời viết luận văn chọn đề tài này làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ luật học cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
1. Dẫn chứng các chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý để chứng minh quá
trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là
hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế.
2. Chỉ ra tính chất trái pháp luật quốc tế về những hành động và lập luận của
các bên tranh chấp.
3. Đƣa ra một số giải pháp cá nhân nhằm giành lại chủ quyền của Việt Nam
đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
4. Kêu gọi, thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc và trách nhiệm của mỗi công dân
Việt Nam trong cuộc tranh đấu giành lại và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa.
3. Tình hình nghiên cứu
Thực tế cho thấy, trong cuộc chạy đua để phát triển kinh tế, khoa học cơng
nghệ, an ninh quốc phịng một số quốc gia đã gặp phải những khó khăn và thách thức
nhất định, đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên nhiên liệu trong q trình sản xuất.
Trƣớc tình hình đó, một số quốc gia đã khắc phục bằng cách xâm chiếm và
bành trƣớng lãnh thổ của mình sang vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của các quốc
gia khác dƣới nhiều hình thức và lý lẽ hết sức phi lý bất chấp luật pháp và tập quán

quốc tế.
Hành động thực tế của Trung Quốc và một số nƣớc khác tại quần đảo Hồng Sa
và Trƣờng Sa là một điển hình cho sự xâm chiếm và bành trƣớng lãnh thổ của kẻ mạnh.
Nếu vấn đề trên không đƣợc giải quyết dứt điểm thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ
xấu trong quan hệ bang giao quốc tế đó là tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và thậm chí
là đe dsọa nền hịa bình an ninh nhân loại.

3


Chính tầm quan trọng đó cho nên vấn đề về Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã nhận
đƣợc sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Trên thực tế, đã
có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa dƣới nhiều góc độ khác nhau. Đã có một số hội thảo, cuộc tọa đàm và các
cuốn sách đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn: Đề tài "Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa
Học Về Lịch Sử Chủ Quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa",
mã số BĐHĐ 01 - 01 do PTS Nguyễn Quang Ngọc (ĐHTH Hà Nội) chủ trì đã báo
cáo tổng kết ngày 30/4/1995 và Hội Thảo Quốc Gia “Luận cứ Khoa Học Lịch Sử,
Địa Lý và Pháp Lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
tại Hà Nội ngày 18/01/1996. “Hội thảo khoa học đầu tiên của Việt Nam về Biển
Đông” vào ngày 17/3/2009 tại Hà Nội. Các sách về Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã đƣợc
xuất bản nhƣ: Lê Q Đơn trong Phủ Biên Tạp Lục. Phan Huy Chú trong Dư Địa Chí
(Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí). Nguyễn Thơng trong sách Việt Sử Cương Giám
Khảo Lược (quyển 4, năm 1877). Hoàng Sa Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ
Cơng pháp quốc tế của Nguyễn Đức Thắng. Cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa
- Trường Sa và Luật pháp quốc tế của Lƣu Văn Lợi - Nhà xuất bản Công an Nhân
dân 1995 v.v.v.. Ngồi ra, cịn có một số bài báo đăng trên các tạp chí của các tác giả:
Nguyễn Hồng Thao “Hành động mới của Malaixia trên quần đảo Trường Sa” (Tạp
chí Biên giới và Lãnh thổ số 07/ 2000). Nguyễn Hồng Thao và Huỳnh Minh Chính
“Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Tạp chí Biên

giới và lãnh thổ số 11/2001). Nguyễn Thị Minh Đức “Một số thông tin về tuyên bố
cách ứng xử của các bên ở Biển Đơng” (Tạp chí Biên giới và lãnh thổ số 14/2003) và
một số bài viết của các tác giả khác đăng trên báo Nhân Dân, Tạp chí Lịch sử qn
sự, tạp chí Hán Nơm, Tạp chí Xƣa và Nay.
Ngồi ra, vấn đề liên quan đến Hồng Sa và Trƣờng Sa cịn là sự lựa chọn của
các nhà khoa học trong nƣớc. Trên thực tế đã có nhiều nhà khoa học chọn những vấn
đề liên quan đến Hoàng Sa và Trƣờng Sa làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình
nhƣ: luận án của Phó Tiến Sỹ Trần Công Trục ở Việt Nam, của Tiến Sỹ Nguyễn

4


Hồng Thao ở Pháp (1996), của Phó Tiến Sỹ Đỗ Hịa Bình ở Liên Xơ, của Phó Tiến
Sỹ Hồng Trọng Lập, của phó giáo sƣ Nguyễn Nhã cũng đã đƣợc bảo vệ.
Các nhà nghiên cứu Phƣơng Tây cũng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề
Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Pierre Bernard LaFont viết phần “Les Archipels Paracels et
Spratley trong cuốn Confit de frontières en mer de Chine Méridionale, xuất bản năm
1989. Đăc biệt cuốn “La souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratley” của bà
M.C. Gendreau. chủ tịch Hội Luật Gia Châu Âu là một cơng trình khoa học có quan
điểm khách quan cho rằng Việt Nam là nƣớc có đủ danh nghĩa thực thi chủ quyền tại
quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Trên mạng internet tháng 12-1999 cũng có hơn
900 tài liệu nói đến Paracels và Spratley (hiện nay có 970 tài liệu).
Luận văn này tiếp tục đƣa ra những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý một
cách có hệ thống, khoa học để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai
quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa trên cơ sở có cập nhập thêm những thông tin mới
liên quan đến hai quần đảo này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến một số giải
pháp để giành lại chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
- Điều kiện tự nhiên và vai trị của hai quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa.
- Hành động và lập luận của các bên tranh chấp về việc thể hiện yêu sách chủ

quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
- Những chứng cứ lịch sử, căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
- Các giải pháp giành lại chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa.
5. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận cơ bản về việc xác định chủ quyền quốc gia theo Luật
quốc tế. Những hành động và lập luận của các bên tranh chấp trong việc xác lập chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Một số giải pháp của cá nhân để
giành lại và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

5


- Phương pháp luận: là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đƣờng lối quan điểm của Đảng Cộng Sản và Nhà nƣớc Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thể
hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc.
- Các phương pháp cụ thể bao gồm: phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử;
phƣơng pháp sƣu tầm, đánh giá; phƣơng pháp logic; phƣơng pháp phân tích, so
sánh tổng hợp.
7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về việc xác định chủ quyền
lãnh thổ quốc gia theo quy định của Luật Quốc tế.
Mặt khác, luận văn đã nêu và cập nhập đƣợc những thông tin mới liên quan
đến việc xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa,
từ đó đề xuất các giải pháp cá nhân để giành lại và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối
với hai quần đảo này. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tƣ liệu tham
khảo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc đƣa ra chính sách bảo vệ chủ

quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa hoặc làm tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu, tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát những vấn đề lý luận về việc xác định chủ quyền quốc
gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Chƣơng 2: Những hành động và lập luận của các bên tranh chấp về việc xác
lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Chƣơng 3: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa Trƣờng Sa và một số giải pháp.

6


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI
HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƢỜNG SA
1.1. Điều kiện tự nhiên của hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là “cát vàng” (tiếng Anh: Islands; Trung Quốc
gọi là Hsisha Chundao hay Xisha Quadao, đảo Tây Sa).
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng 160 đến 170 Bắc, kinh độ 111 và 1130
Đông, án ngữ ngang cửa vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) Quảng Ngãi
hơn 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích phần
đất nổi của đảo khoảng 10km2 và đảo Phú Quốc rộng nhất khoảng 1,5km2. Quần
đảo này gồm trên 30 hòn đảo nhỏ, đá cồn, san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng
biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải
lý, chiếm một diên tích khoảng 15.000km2.
Quần đảo Hồng Sa đƣợc hợp thành từ hai nhóm chính: nhóm An Vĩnh
(Amphitrite) và nhóm Nguyệt Thiềm (Coroissant), khoảng cách giữa chúng khoảng

70 km. Thêm vào đó cịn có một số đảo và đá nằm tách riêng.
Nhóm Nguyệt Thiềm (cịn gọi là nhóm Lƣỡi Liềm) ở phía Tây, gồm 15 hịn
đảo nhỏ (có diện tích từ 0,5km2 trở xuống và cao hơn mặt nƣớc biển từ 4 đến 6m)
trong đó có năm đảo chính: Hữu Nhật (Robert 0 0,32km), Quang Hòa (Ducan 0,48km), đá Thu Lu (Palm - 0,09 km), Duy Mộng (Drummond - 0,41 km trên có 5
ngơi mộ), Hồng Sa (Pattle - 0,3km) trên đó có dấu vết của một đầu tàu và dấu vết
của một con kênh đào. Đảo Quang Anh (Money - 0,5km) nằm riêng biệt ở một nơi
(cách khoảng 12 km), và xa hơn về phía Nam là đảo Tri Tơn.
Nhóm An Vĩnh ở phía Đơng, bao gồm: đảo Phú Lâm (Wood), đảo Đá (Rocheuse),
đảo Nam, đảo Trung (Lilieu), đảo Bắc (Nord), đảo Cây (Tree), đảo Linh Côn. (Lincoln).
Đảo Phú Lâm lớn nhất, dài không quá 4km và rộng khoảng 2km đến 3km.

7


Tồn bộ quần đảo, ngồi hai nhóm đảo nói trên, còn bao gồm 30 đảo nhỏ, bãi cạn
hoặc đá ngầm chiếm khoảng 15 km bề mặt đại dƣơng, điều này nói lên tính chất
chực kỳ nguy hiểm cho giao thơng đƣờng biển trong vùng biển này.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng Sa
nằm gần Việt Nam nhất.
- Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15047‟N, 1110 12‟E) tới Lý Sơn hay Cù Lao
Rế (150 22‟N, 109 độ 07‟E) là 20 03 phút trên thƣớc đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ
có 123 hải lý.
- Nếu lấy tọa độ (Lý Sơn 150 23.1‟N, 1090 09.0‟E) từ trong bản tuyên cáo
đƣờng cơ sở nội hải của chính quyền nƣớc Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thì khoảng cách đến bờ Cù Lao Ré thu ngắn lại dƣới 121 hải lý.
- Từ đảo Tri Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15014‟N, 1080
56‟E) tức đất liền lục địa Việt Nam, khoảng cách đo đƣợc 135 hải lý.
- Trong khi đó, khoảng cách đảo gần tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý
(đảo Hoàng Sa - 16032N, 111036E và Ling - sui Pt hay Leong - soi Pt - 18022N,

110003E).
- Khoảng cách từ quần đảo Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa
hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
Vùng biển Hoàng Sa trong Biển Đơng nằm trong vùng “xích đạo từ”. Biển
Đơng nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Ở đây
hƣớng kim chỉ nam của bàn là từ gần đúng với hƣớng Bắc - Nam địa dƣ, rất thuận
lợi cho việc đi biển.
Quần đảo Hoàng Sa khơng có mùa Đơng lạnh giá, khí hậu ẩm, mƣa nhiều,
thƣờng xun có sƣơng mùa. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng một là 23
độ và cao nhất trong tháng tám là 28 độ. Thời tiết có thể chia làm hai mùa. Mùa khô
từ tháng một đến tháng sáu, mùa mƣa từ tháng bảy đến tháng mƣời hai. Lƣợng mƣa
trung bình hàng năm khoảng 1170mm. Từ tháng sáu đến tháng tám bão thƣờng
xuyên đi qua quần đảo này.

8


Thực vật trên quần đảo Hoàng Sa rất phong phú và đa dạng, có đảo có cây cối
um tùm nhƣng có đảo chỉ có các bụi cây nhỏ và cỏ dại. Phần lớn thực vật trên quần
đảo Hồng Sa có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam, Nhiều triều vua trƣớc đây
của Việt Nam đã đem ra trồng trên đảo để tàu bè qua lại dễ nhận biết, tránh khỏi tai
nạn. Lồi thực vật có giá trị kinh tế lớn nhất là rau câu.
Động vật ở quần đảo Hoàng Sa cũng rất phong phú, ở đây có nhiều chim, rùa
và các hải sản quý hiếm khác nhƣ tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, ốc tai voi.
Các cơng trình khoa học thực hiện trong thời kỳ thuộc địa của Pháp do tàu
hơi nƣớc mang tên De lanessan tiến hành nghiên cứu và kết quả của chúng đƣợc
ghi nhận trong các bài viết đƣợc công bố của Tiến sỹ A. Krempf, giám đốc viện
Hải Dƣơng học cho thấy đáy biển nơi mọc lên các đá ngầm cà các đảo nhỏ của
quần đảo Hồng Sa có một độ sau từ 40 đến 100m và đƣợc bao phủ bởi một lớp
vỏ san hô. [10].

1.1.2. Điều kiện tự nhiên của quần đảo Trƣờng Sa
Quần đảo Trƣờng Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung: Nam Sa quần
đảo; tiếng Philipines: Kalayaan; tiếng Malaixia và Indonenesia: Kepulauan Spratly).
Quần đảo Trƣờng Sa ở vào vĩ tuyến 120 Bắc và kinh tuyến 1110 Đông, cách
bờ biển Việt Nam khoảng 400km, cách Philipines khoảng 300km và cách Trung
Quốc khoảng 1.500km.
Tại tọa độ: 6050‟ - 120 vĩ độ Bắc; 111030‟ - 117020‟ kinh độ Đơng, cách Cam
Ranh (thuộc tỉnh Khánh Hịa) khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý (thuộc tỉnh Bình
Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 595 hải lý.
Toàn thể quần đảo Trƣờng Sa có diện tích khoảng 160.000 km2 (diện tích
mặt nƣớc gấp hơn 10 lần diện tích khu vực quần đảo Hồng Sa) trong đó diện tích
đất liền nhỏ hơn 5 km2, đƣờng bờ biển dài 926 km gồm trên 100 đảo lớn nhỏ, bãi
ngầm, bãi đá san hô nằm lập lờ hoặc nhô lên mặt biển khi thủy triều xuống thấp,
trong đó có khoảng 26 đảo hoăc đá chính.
Quần đảo Trƣờng Sa đƣợc chia thành 8 cụm: cụm Song Tử; cụm Loại Tại,
cụm Thị Tứ, cụm Nam Yết; cụm Sinh Tồn; cụm Trƣờng Sa; cụm Thám Hiểm và

9


cụm Bình Nguyên. Trong quần đảo Trƣờng Sa, đảo cao nhất là Song Tử Tây, ở phía
Bắc quần đảo, cao khoảng 4 đến 6 mét khi thủy triều thấp nhất.
Đảo nằm xa nhất về cực Nam là đảo Sác Lốt. Đảo lớn nhất là đảo Ba Đình
(khoảng 0,6km) sau đó đến đảo Nam Yết (0,5km), còn lại là các đảo nhỏ hơn.
Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ Song Tử Đông đến Sông Tử
Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây đến đảo An Bang khoảng 280 hải lý.
Xét về đơn vị hành chính (là những tuyên bố chủ quyền của các nƣớc về một
phần hoặc tồn bộ nhƣng chƣa có cột mốc biên giới), quần đảo Trƣờng Sa nằm
trong các đơn vị hành chính của các nƣớc nƣớc nhƣ sau: Việt Nam (thuộc huyện
Trƣờng Sa, tỉnh Khánh Hòa); Philipines (thuộc tỉnh Palawan); Đài Loan (thuộc

thành phố Cao Hùng); Trung Quốc (thuộc tỉnh Hải Nam); Malaixia (thuộc tỉnh
Sabah" [16].
Khí hậu ở vùng Biển quần đảo Trƣờng Sa khác biệt lớn với các vùng ven bờ.
Mùa hè mát và mùa đông ấm hơn. Một số hiện tƣợng thời tiết cũng diễn biến khác
với trong đất liền. Hằng năm ở quần đảo Trƣờng Sa có tới 131 ngày gió mạnh từ cấp 6
trở lên, phân phối khơng đều trong các tháng. Có thể chia làm hai mùa: mùa khô và
mùa mƣa. Mùa mƣa từ tháng năm đến tháng một năm sau, lƣợng mƣa trung bình hằng
năm rất lớn vào khoảng 2500mm. Hiện tƣợng dông trên biển quần đảo này rất phổ
biến, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dơng và là nơi thƣờng có bão lớn đi qua,
tập trung vào các tháng mùa mƣa. Chính vì đặc trƣng của khí hậu ở quần đảo Trƣờng
Sa nhƣ đã nói ở trên cho nên quần đảo này thƣờng có thảm họa thiên nhiên đó là bão,
nguy hiểm cho giao thơng đƣờng biển vì có nhiều đảo đá ngầm và bãi nông.
Địa chất của quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa đều là đá vơi, cát, những ám
tiêu san hô tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới của Việt Nam. Trên một số đảo có đất
và nguồn nƣớc tuy rất hạn chế nhƣng trồng đƣợc một số cây lâu năm nhƣ bàng
vuông, phi lao, dừa. Độ sâu của biển Đông với đƣờng phân thuỷ 100m bao kín các
vùng về phía Bắc và phía Đơng. Ở trên quần đảo Trƣờng Sa có ít thực vật sinh
sống, chủ yếu là cây dừa, bàng vuông, phi lao, cây phong ba và các bụi cây leo, cỏ
dại. Các sinh vật trên các đảo và dƣới biển quần Trƣờng Sa cũng phong phú nhƣ:

10


chim, rùa, đồi mồi, vích, ốc tai voi, ốc hƣơng đều tƣơng tự nhƣ các đảo ven biển
Việt Nam nhƣ đảo Cù Lao Ré. Đặc biệt ở đây cịn có loại vích là động vật quý
hiếm, cá ngừ đại dƣơng có giá trị kinh tế cao [25].
Theo nhà nghiên cứu La Fontaine, các cuộc khảo sát cho thấy các động vật
sống ở các đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đều là các lồi đã gặp ở đất liền Việt Nam,
có mơi trƣờng sinh sống gần với Việt Nam.
1.2. Vai trị của quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa

1.2.1. Vai trị về kinh tế
Quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa có vị trí chiến lƣợc rất quan trọng và chứa
đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cụ thể nhƣ sau:
2.1.1.1. Tài nguyên về mỏ phốt phát
Ở quần đảo Hồng Sa có một nguồn tài ngun rất q giá đó là mỏ phốt
phát. Mỏ này đã đƣợc phát hiện từ lâu và đã từng đƣợc khai thác. Mỏ phốt phát này
đƣợc tạo thành từ một chất đất gốc carbonate vơi (tính chất san hơ). Đất này đƣợc
phủ bằng các chất có gốc axit photphoric, do phân chim mang lại, và các điều kiện
khí hậu ẩm ƣớt đã cho phép nó biến đổi thành phốt phát. Tầng phốt phát có hàm
lƣợng từ 23 đến 25% thậm chí 42 %, có độ dày hơn một mét.
Hoạt động khai thác phốt phát đã đƣợc diễn ra từ năm 1960 đến 1963 bởi nhà
công nghiệp Việt Nam, ông Lê Văn Cang dƣới sự cho phép của chính quyền Sài
Gịn nhƣng nguồn tài nguyên này vẫn còn rất nhiều.
2.1.1.2. Tài nguyên về dầu mỏ
Tại quần đảo Hồng Sa chúng ta chƣa có điều kiện khách quan để điều tra,
thăm dò về dầu mỏ. Quần đảo Trƣờng Sa do nằm gọn trong khu vực lịng chảo trầm
tích chứa nhiều dầu mở và khí đốt, quần đảo Trƣờng Sa có tiềm năng lớn về dầu
khí. Theo số liệu điều tra của viện nghiên cứu địa chất của Nga năm 1995 thì khu
vực quần đảo Trƣờng Sa có trữ lƣợng dầu khoảng 6 tỉ thùng, trong đó khí chiếm
khoảng 70%.
Tại quần đảo Trƣờng Sa chúng ta đã tìm thấy mỏ dầu và khí đốt khổng lồ
ngồi khơi Hải Phòng, thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng lãnh hải nhạy cảm vốn có

11


nhiều tranh chấp từ bấy lâu nay. Vị trí mỏ dầu mới tìm thấy ở n Tử, cách cảng
Hải Phịng chừng 70 cây số về phía đơng. Các cơng ty dầu khí nƣớc ngồi ký hợp
đồng với Việt Nam để thăm dị, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Bắc Bộ bao gồm:
Malaixia, Singapores, và còn lại là một cơng ty cơng nghệ dầu khí Hoa Kỳ (gọi tắt

là ATI). Theo ƣớc tính của các nhà chun mơn, thì mỏ dầu mới khám phá này có
trữ lƣợng khoảng 7 đến 8 trăm triệu thùng dầu và 40 tỷ mét khối khí. Tiến sĩ Đinh
Đức Hữu, tổng giám đốc cơng ty ATI cho biết đã có nhiều cơng ty tiến hành khai
thác dầu và khí tự nhiên tại vùng này nhƣng khám phá lần này làm một "cú đánh
dầu hỏa lớn đầu tiên" ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
2.1.2.3. Tài nguyên về thủy hải sản
Tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, do hồn cảnh khách quan nên
chúng ta chƣa có điều kiện điều tra, đánh giá. Tại vùng biển thuộc quần đảo Trƣờng
Sa, qua khảo sát bằng lƣới rê, các nhà khoa học Việt Nam đã xác định đƣợc 18 họ
hải sản với 32 giống và 37 loài và bằng câu vàng, xác định đƣợc 9 họ hải sản với 13
giống và 14 lồi cá, trong đó có các họ cá có giá trị kinh tế cao nhƣ cá ngừ vây
vàng, cá ngừ mắt to và cá thu ngàng. Cùng với tài nguyên thuỷ hải sản, vùng nƣớc
quần đảo còn là nơi có trữ lƣợng san hơ lớn, có thể dùng sản xuất ra các sản phẩm
mỹ nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học.
2.1.2.4. Điều kiện thuận lợi trong giao thơng quốc tế
Khơng có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích 3/4 Địa Trung Hải lại
có tầm mức quan trọng về phƣơng tiện giao thơng nhƣ Biển Đông. Khu vực biển
mà 2 quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải, hàng khơng quan trọng của thế giới
và khu vực, năm trong số mƣời tuyến đƣờng biển thông thƣơng lớn nhất trên thế
giới liên quan đến biển Đông bao gồm:
1. Các con đƣờng từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê,
Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Australia, New Zealand.
2. Con đƣờng hàng hải Bắc Thái Bình Dƣơng từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và
Đông Nam Á.
3. Con đƣờng từ Đông Á đến Australia và New Zealand.

12


4. Từ Đông đến Trung Đông.

Thực tế cho thấy nền kinh tế của nhiều nƣớc trong khu vực Đông Á nhƣ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapores phụ thuộc sống còn vào các tuyến hàng hải này.
Trong vịng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng nhƣ Bangkok,
Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Taipei, Hongkong, Shangai, Nagasaki.
Trong vịng 2500 hải lý, có các cảng quan trọng nhƣ Madras, Colombo,
Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Seooul, Beijing bao trùm hầu hết lãnh thổ
các nƣớc đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
Nhƣ vậy, với vị trí thuận lợi nhƣ trên, Việt Nam rất thuận tiện trong giao
thông quốc tế. Trong tƣơng lai, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến rất có
thể Việt Nam sẽ xây dựng đƣợc những hải cảng có tầm cỡ quốc tế để từ đó sẽ giải
quyết đƣợc một phần lớn đội ngũ lao động thất nghiệp trong nƣớc và góp phần tăng
ngân sách quốc gia hằng năm.
Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa khơng những có tầm quan trọng về giao
thơng đƣờng thủy mà trong giao thông đƣờng hàng không quốc tế cũng có những
ảnh hƣởng quan trọng nhất định. Đƣờng bay quốc tế từ Singapores, Bawngkok qua
Hồng Kông, Malina, Tokyo…đều đi qua Biển Đơng.
1.2.2. Vai trị đối với an ninh quốc phịng
Do có vị trí địa lý thuận lợi nên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là hai
vùng trọng yếu trên Biển Đơng và có sự ảnh hƣởng rất lớn trong việc phòng thủ đất
nƣớc. Hai quần đảo này giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phịng đối với Việt
Nam vì nó là vành đai bảo vệ vịng ngồi của đất nƣớc. Việt Nam có địa hình một
mặt giáp với Biển Đơng nếu chúng ta đánh mất Hồng Sa và Trƣờng Sa thì sẽ gặp
khó khăn trong việc phịng thủ đất nƣớc khi có sự tấn cơng của các quốc gia khác
bằng đƣờng biển.
Mặt khác, khi đứng trên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa với tƣ cách là quốc
gia có chủ quyền lãnh thổ thì Việt Nam cũng có nhiều lợi thế trong việc giám sát các
hoạt động tại Biển Đơng, từ đó sớm có những quyết định, hành động đúng đắn, nhanh
nhạy, hiệu quả trƣớc những diễn biến của tình hình mới.

13



Tóm lại, hai quần đảo Hồng Sa va Trƣờng Sa nằm ở ngồi khơi Việt Nam,
có vị trí kinh tế, quân sự, chiến lƣợc rất quan trọng. Từ xƣa đến nay các nhà nƣớc
Việt Nam đã quan tâm khai thác, bảo vệ và chiếm hữu hai quần đảo này một cách
thực sự, liên tục, hịa bình.
1.3. Một số khái niệm cơ bản
1.3.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Terra” có nghĩa là đất
đai, trái đất. Lãnh thổ là một trong những yếu tố cơ bản để cấu thành nên quốc gia
vì đó là mơi trƣờng tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tài của từng quốc gia trong
cộng đồng quốc tế. Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, bởi lãnh thổ là cơ sở để duy trì ranh giới quyền lực nhà nƣớc với một
cộng đồng dân cƣ nhất định, đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý quốc
tế hịa bình và ổn định trong quan hệ giao lƣu quốc tế. Nếu các quốc gia khơng có
cơ chế xác định lãnh thổ quốc gia của mình một cách rõ ràng, cụ thể thì rất khó để
áp đặt ý chí quyền lực của nhà nƣớc đến cộng đồng dân cƣ sống trên lãnh thổ đó.
Và điều này dễ nảy sinh tranh chấp về lãnh thổ giữa các quốc gia, đe dọa hịa bình
an ninh nhân loại. Nói nhƣ vậy có nghĩa là, trong quan hệ bang giao quốc tế việc
xác định và bảo vệ lãnh thổ quốc gia là hết sức quan trọng.Vậy lãnh thổ quốc gia là
gì? Có nhiều ý kiến khác nhau khi đƣa ra định nghĩa về lãnh thổ quốc gia.
Theo Bách khoa toàn thƣ mở [26]: “Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái
đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia bao gồm
vùng đất và vùng nƣớc (nƣớc sông hồ trong vùng đất và vùng nƣớc biển), vùng trời,
khoảng khơng và lịng đất nằm trên, dƣới vùng đất và vùng nƣớc đó. Lãnh thổ quốc
gia là cơ sở địa lí và vật chất cho sự tồn tại của quốc gia. Mọi sự thay đổi lãnh thổ
quốc gia phải đƣợc thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc
gia và quyền dân tộc tự quyết”.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Kim Ngân & Thạc sỹ Đoàn Thành Nhân [24]: “Lãnh
Thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nƣớc, vùng trời và

vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc

14


gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm". Các bộ thuộc lãnh thổ
quốc gia đƣợc hiểu nhƣ sau:
Vùng đất: Là bộ phận lãnh thổ mà khơng một quốc gia nào khơng có. Vùng
đất gồm có đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia. Trong
vùng đất, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Vùng nƣớc: Là toàn bộ các vùng nƣớc nằm phía trong đƣờng biên giới quốc
gia trên biển, gồm:
Vùng nƣớc nội thủy: Là vùng nƣớc nằm phía trong đƣờng cơ sở và giáp với
bờ biển của quốc gia. Nội Thủy của quốc gia quần đảo đƣợc xác định theo Điều 47
Công ƣớc luật Biển 1982 của Liện Hợp Quốc, trong đó quốc gia quần đảo có thể
vạch những đƣờng khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình hoặc xác
định theo tập quán quốc tế. Trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền hồn tồn và
tuyệt đối.
Vùng nƣớc lãnh hải: Là đƣờng nằm phía trong đƣờng biên giới biển của
quốc gia, giáp với đƣờng cơ sở. Ngày nay đa số các quốc gia có biển xác định bề
rộng lãnh hải của mình rộng khơng quá 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở. Trong lãnh
hải, quốc gia có chủ quyền hồn tồn và đày đủ.
Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nƣớc của quốc
gia, đƣợc xác định bởi đƣờng biên giới bao quanh và đƣờng biên giới trên cao của
vùng trời quốc gia. Hiện nay hầu nhƣ đƣờng biên giới trên cao chua đƣợc quy định
trong luật quốc gia và luật quốc tế.
Vùng lòng đất: Là phần đất nằm dƣới vùng đất, vùng nƣớc của qc gia.
Vùng lịng đất dƣới vùng đất và vùng nƣớc quốc gia không đƣợc luật quốc tế và luật
quốc gia quy định giới hạn chiều sâu. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng
đất kéo dài đến tận tâm trái đất.

Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam quy định về lãnh thổ của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhƣ sau:
“Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nƣớc độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

15


Ngƣời viết luân văn đồng tình với quan điểm của Thạc sỹ Nguyễn Kim Ngân
& Thạc sỹ Đoàn Thành Nhân về khái niệm lãnh thổ quốc gia nói trên nói trên.
1.3.2. Khái niệm chủ quyền quốc gia
Với tính chất là một danh từ, theo tác giả Vĩnh Tịnh thì chủ quyền đƣợc hiểu
là: “quyền làm chủ của một nƣớc trong các quan hệ đối nội và đối ngoại” [17]. Theo
cách giải thích của tác giả Vĩnh Tịnh thì chúng ta thấy chủ quyền mà tác giả đang
muốn giải thích và đề cập đến chính là chủ quyền quốc gia.
Theo Bách khoa tồn thƣ mở [27] thì chủ quyền quốc gia: “là thuộc tính
chính trị - pháp lí khơng thể tách rời của quốc gia. Nội dung của chủ quyền quốc gia
gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập
của quốc gia trong quan hệ quốc tế‟‟.
Chủ quyền quốc gia của Việt Nam thể hiện ở Điều 1 - Hiến pháp năm 1992:
"Nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nƣớc độc lập, có chủ quyền, thống
nhất và tồn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời".
„„Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hồ bình, hữu nghị,
mở rộng giao lƣu và hợp tác với tất cả các nƣớc trên thế giới, khơng phân biệt chế độ
chính trị khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của
nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có
lợi, tăng cƣờng tình đồn kết, hữu nghị với các nƣớc xã hội chủ nghĩa và các nƣớc láng
giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Theo ngƣời viết luận văn, chủ quyền quốc gia đƣợc hiểu là quyền tối cao của

một quốc gia đối với lãnh thổ của mình, là quyền tối cao trong việc đề ra và thực
hiện chính sách đối nội và đối ngoại, khơng có sự can thiệp từ phía bất cứ quốc gia
nào khác theo những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
1.3.3. Khái niệm Đảo
Theo Tác giả Vĩnh Tịnh thì: “đảo là phần đất nổi lên giữa biển” [17]. Hiểu
theo tác giả Vĩnh Tịnh thì chỉ có đảo ở biển chứ khơng có đảo trên các sơng, hồ vì

16


vậy hiểu đảo theo cách diễn giảng của tác giả Vĩnh Tịnh vẫn chƣa đầy đủ vì thực tế
cịn có đảo ở trên sơng, hồ.
Theo Bách khoa tồn thƣ mở [27] thì Đảo đƣợc hiểu: “là phần đất có nƣớc
(đại dƣơng, biển hồ hoặc sơng) bao quanh mọi phía khơng bị ngập khi thuỷ triều lên
cao nhất”.
Hiểu theo cách giải thích trong Bách khoa tồn thƣ thì Đảo đƣợc giải thích
một cách tƣơng đối đầy đủ và bao quát hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quốc
gia chủ yếu tranh chấp về chủ quyền đối với những đảo ở trên biển.
Tại khoản 1 - Điều 121 - Công ƣớc luật biển 1982 có đƣa ra khái niệm về
đảo nhƣ sau: “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nƣớc bao bọc, khi thủy triều lên
vùng đất này vẫn nằm trên mặt nƣớc”. Nhƣ vậy, theo Công ƣớc luật biển 1982, một
vùng đất đƣợc coi là đảo khi nó phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau đây:
Điều kiện thứ nhất: Đảo phải là một vùng đất tự nhiên có nƣớc bao bọc xung
quanh. “Vùng đất tự nhiên” nói ở trên đƣợc hiểu là vùng đất đƣợc hình thành một
cách tự nhiên, là kết quả của sự biến đổi các điều kiện địa chất một cách tự nhiên
mà hình thành và hồn tồn khơng có sự tác động trực tiếp của con ngƣời. Trên thực
tế, Công ƣớc luật biển 1982 có đề cập đến hai loại đảo đó là đảo tự nhiên và đảo
nhân tạo. Theo quan điểm của ngƣời viết luận văn, đảo tự nhiên là đảo đƣợc hình
thành một cách tự nhiên, khơng có sự tác động trực tiếp của con ngƣời. Đảo nhân
tạo là đảo đƣợc hình thành thơng qua sự tác động trực tiếp của con ngƣời, nếu

khơng có sự tác động trực tiếp của con ngƣời thì đảo nhân tạo khơng thể hình thành.
Với cách hiểu nhƣ trên, ngƣời viết luận văn thiết nghĩ rằng khái niệm đảo mà Công
ƣớc luật biển 1982 nói tại Khoản 1 - Điều 121 là khái niệm về đảo tự nhiên. Đảo tự
nhiên và đảo nhân tạo khơng chỉ khác nhau về sự hình thành nhƣ đã phân tích ở trên
mà cịn khác nhau về quy chế pháp lý. Theo Khoản 1 - Điều 4 Công ƣớc luật biển
1982 thì: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đƣờng cơ sở thẳng của quần đảo
nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của
quần đảo, với điều kiện là tuyến các đƣờng cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và
xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nƣớc đó với đất, kể cả các vành đai san hô,

17


phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1” Với sự quy định tại Khoản 1 - Điều 47 của Công
ƣớc luật biển 1982, chúng ta thấy đảo mà Công ƣớc Luật Biển 1982 đang đề cập đến
là đảo tự nhiên hay nói cách khác Cơng ƣớc luật biển 1982 chỉ thừa nhận đảo dùng để
xác định đƣờng cơ sở phải đƣợc hình thành một cách tự nhiên. Đối với đảo nhân tạo,
các quốc gia khơng đƣợc dựa vào đó để làm điều kiện xác định đƣờng cơ sở.
Điều kiện thứ hai: Khi thủy triều lên vùng đất này phải nổi trên mặt nƣớc.
Đặc điểm của biển là có sự lên xuống của thủy triều, nếu một vùng đất có biển bao
quanh và khi thủy triều lên vùng đất này lại chìm xuống mặt nƣớc thì vùng đất này
khơng đƣợc coi là Đảo. Một vùng đất đƣợc coi là Đảo thì nó phải nổi lên mặt nƣớc
ngay cả khi thủy triều lên hoặc xuống. Đối với những vùng đất nhô cao tự nhiên có
biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập
nƣớc thì vùng đất đó khơng đƣợc coi là đảo mà đƣợc coi là “bãi cạn lúc chìm nổi”
(Theo khoản 1 - Điều 13 - Công ƣớc luật biển 1982).
1.3.4. Khái niệm quần đảo
Theo tác giả Vĩnh Tịnh thì quần đảo là sự tập hợp của “nhiều đảo hợp lại” [17].
Theo điểm b, Điều 46 - Công ƣớc luật biển 1982 thì quần đảo đƣợc hiểu nhƣ
sau: “Quần đảo (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo,

các vùng nƣớc tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến
mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế, chính trị hay đƣợc
coi nhƣ thế về mặt lịch sử”.
1.4. Vấn đề thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế
1.4.1. Khái niệm về thụ đắc lãnh thổ
Trên thực tế, chƣa có những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế nào
quy định cụ thể về việc thụ đắc lãnh thổ. Các phán quyết của tịa án cơng lý quốc tế
và quyết định của trọng tài về giải quyết tranh chấp có đề cập đến vấn đề thụ đắc
lãnh thổ nhƣng gần nhƣ chƣa thống nhất về cách hiểu và vì vậy cách giải thích vẫn
cịn khác nhau.
Hầu nhƣ các luật gia trên thế giới đã thống nhất với nhau một cách tƣơng đối
việc dùng thuật ngữ “thụ đắc lãnh thổ” (Acquisition du terrtoire) để chỉ hành động của

18


×