Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn để xác lập và thực hiện chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.29 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển
và thềm lục địa khoảng 1.000.000 km 2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc
chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển.
Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị... Vì
vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải
đảo thuộc chủ quyền của đất nước. Có thể nói chủ quyền quốc gia với biển đảo luôn là
một vấn đề không chỉ được Đảng, Nhà nước mà mỗi người dân đều đặc biệt quan tâm.
Với vị trí, vai trò chiến lược, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là một điểm
“nóng” về vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực. Nhưng có thể
nói với những cơ sở pháp lý chặt chẽ và cơ sở thực tiễn chân thực, Việt Nam hoàn toàn
có thể khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm trên Hoàng Sa và Trường Sa. Mà nội
dung bài tập nhóm em xin được làm rõ.
NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
1. Quần đảo Hoàng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh:ParacelIslands) nằm ở vĩ
o
độ 15 45' đến 17o15' Bắc, kinh độ 111o đến 113o Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30 hòn đảo, nằm
trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85
hải lý, diện tích chừng 15.000km 2. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một
phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines. Về khoảng cách đất liền,
quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam nhất (Nếu tính khoảng cách từ đảo Tri Tôn tới Lí
Sơn chỉ 123 hải lí, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý.
Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu
là 235 hải lý.)
2. Quần đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 6 o50' đến 12o vĩ Bắc, kinh độ 111o3' đến 117o2'
Đông, gồm trên 100 đảo đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên vùng biển
rộng từ Tây sang Đông khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam 360 hải lý, có diện tích


khoảng 180.000km2, diện tích phần nổi thường xuyên khoảng 10km 2, cách tỉnh Khánh
Hoà 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý. Quần đảo Trường Sa được
chia làm 10 cụm, trong đó Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều
xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2).
Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão
thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ
là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo
1


ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật
và có thể có nhiều dầu. Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần
đảo Trường Sa.
II/ Cơ sở pháp lý xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định lãnh
thổ Việt Nam bao gồm đất liền, các đảo, vùng biển và vùng trời và “Tổ quốc Việt Nam là
thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Là quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến
lược quan trọng đối với khu vực và các nước trên thế giới. Việt Nam là một trong những
nước đầu tiên ở Đông Nam Á, bao gồm cả hai quốc gia quần đảo là Indonexia và
Philippin, phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982 trước khi Công ước có hiệu lực.
Ta có những căn cứ pháp lí quan trọng trong xác định chủ quyền bất khả xâm
phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
1. Các văn bản pháp lý quan trọng:
Công ước Luật biển năm 1982:
Năm 1977 Việt Nam đã cử phái đoàn đến tham gia vào quá trình kí kết Công ước
Luật Biển năm 1982. Ngày 23/6/1994 Việt Nam đã phê chuẩn công ước Luật biển năm
1982 tỏ rõ ý chí thực hiện các quyền trong giới hạn cho phép của Công ước, có tính đến
các quyền tự do của các quốc gia khác. Công ước Luật biển năm 1982 cho phép các quốc
gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Mọi

sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngòai có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô
hiệu lực.
Khoản 1 Điều 76 - Công ước Luật Biển năm 1982: Định nghĩa thềm lục địa có quy
định: “1. Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc
gia đó khoảng cách gần hơn. Về mặt địa lí, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách
tỉnh Quảng Ngãi 135 hải lí và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì
vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Bãi Tư Chính và đảo
Trường Sa chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lí, nằm trong thềm lục địa của
Việt Nam. Không chỉ căn cứ vào mặt địa lí mà dưới góc độ nghiên cứu về mặt địa chất,
các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt
Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy
biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Đối với quần đảo Trường Sa về mặt địa chất và
địa hình thì đáy biển các đảo thuộc quần đảo này là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt
Nam từ đất liền ra ngoài biển.
2


Hiệp ước San Fransico (Hiệp ước Hòa bình San Fransico):
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, 51 đại biểu các nước đều đòi giải quyết vấn
đề Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng Tuyên bố Cairo và thỏa ước Potsdam về việc giải
quyết những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm của các nước. Đại biểu Liên Xô
A.Gromyko đưa ra đề nghị trao cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
nhưng đề nghị này bị bác đi bởi 48 phiếu và chỉ có 3 phiếu thuận. Với tư cách là thành
viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Việt Nam đã được mời tới tham dự hội nghị
này. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại hội nghị, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam, thủ
tướng Trần Hữu Văn đã long trọng tuyên bố trước đại biểu của 51 quốc gia tham gia hội
nghị: “Cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống

tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, những quần đảo này luôn luôn thuộc về Việt Nam”. Tuyên bố
này không gặp phải sự bảo lưu hay phản đối nào của đại diện các nước tham dự Hội
nghị. Cuối cùng Hòa ước với Nhật Bản được ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 trong đó điều
2, điểm 7 nêu rõ: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi đối với Paracels
và Spraly” (tức Hoàng Sa và Trường Sa).
Ngày 28-4-1952, Nhật Bản và Đài Loan ký hòa ước trong đó điều 2 nêu rõ:
“Điều 2: Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8-9-1951 tại
San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên
quan tới Đài Loan (Formose) và Bành Hồ (Pescadores) cũng như quần đảo Spraly và
Paracels”.
Điều đó đồng nghĩa với việc Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái
lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh
thế giới lần thứ II. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và
đòi hỏi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại
chủ quyền của hai quần đảo này cho nước chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho
Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Như vậy, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San
Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ
quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam
tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay ra
các hội nghị, diễn đàn quốc tế. 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco thừa nhận tuyên

3



bố của Việt Nam cũng chính là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa..
Hiệp định Genevơ ngày 21/7/1954:
Ngày 21/7/1954 Việt Nam và Pháp đã kí kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Đông Dương. Với bản hiệp định này, hai bên đã đồng ý lấy vĩ tuyến 17
làm ranh giới tập kết quân và tạm thời chia đất nước Việt Nam thành hai miền đặt dưới
sự quản lý của hai chính quyền tạm thời là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam và Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc. Liên quan đến lãnh hải, đường phân chia là đường vuông
góc với bờ biển, chứ hoàn toàn không phải là vĩ tuyến 17 kéo dài từ đất liền ra. Chủ
quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chính phủ miền Nam tức vẫn
thuộc chủ quyền không thể tách rời của Việt Nam độc lập.
2. Căn cứ phương thức xác lập chủ quyền quốc gia: phương thức chiếm cứ
hữu hiệu:
Theo quan điểm của khoa học pháp lí hiện đại, chiếm cứ hữu hiệu là việc một
quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ
rơi. Như vậy, theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ
không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Chiếm cứ hữu hiệu theo
quy định của luật quốc tế phải đảm bảo các nội dung:
- Hành vi chiếm cứ phải hợp pháp, đúng đối tượng và bằng các biện pháp hòa
bình. Mọi hành động sử dụng vũ lực để chiếm cứ một vùng lãnh thổ quốc gia khác đều
bị coi là vi phạm luật pháp quốc tế.
- Hành vi chiếm cứ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà
nước hoặc một tổ chức công được nhà nước ủy quyền.
- Hành vi chiếm cứ phải là thực sự, tức là hành vi chiếm cứ của quốc gia không
chỉ được xác lập bằng tuyên bố công khai, rõ ràng mà quốc gia còn phải thiết lập và điều
hành trên thực tế hoạt động của cơ quan nhà nước, đưa công dân của nước mình tới định
cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, khai thác tiềm năng
kinh tế, thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành chính của quốc gia… Một tuyên bố
chiếm cứ không kèm theo hành động cụ thể chỉ là một sự phát hiện đơn giản không đủ
tạo thành danh nghĩa chủ quyền.

- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện với mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ
quyền lãnh thổ. Những hành vi như đo đạc thiên văn, đi thám hiểm… mà không thể hiện
ý định chiếm hữu lãnh thổ cho nhà nước không được coi là chiếm hữu thực sự.
- Hành vi chiếm cứ phải được thực hiện một cách liên tục, hòa bình trong một thời
gian dài không có tranh chấp.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các
4


Nhà nước Việt Nam thời phong kiến đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này, thực thi chủ
quyền ở đây ít nhất là từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất
cứ quốc gia nào, việc chiếm hữu được thực hiện trong một thời gian dài và hoàn toàn
không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được
cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai. Trong thời kì Pháp thuộc, Pháp đã đại
diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo. Đến chính
quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của quốc
gia tại Hoàng Sa, Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này. Khi nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 là bên kế thừa hợp
pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với 2 quần đảo
cho đến nay. Về vấn đề này sẽ được làm rõ tại phần cơ sở thực tiễn.
III/ Cơ sở thực tiễn xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
1. Căn cứ tài liệu ghi chép địa lý:
- Thời Lê Thánh Tông (1460 -1497), trong "Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư",
đã lập bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó gọi là "Bãi cát vàng" và "Vạnlý Trường Sa"
(Nguyên bản này hiện đang lưu giữ tại Tô-ki-ô, Nhật Bản).
- Thế kỷ thứ XVIII, trong "Đại Nam nhất thống toàn đồ" đã ghi rõ Hoàng Sa và
Vạn lý Trường Sa là những đảo của Việt Nam.
- Lê Quý Đôn (1726 - 1786) trong cuốn "Phủ biên tạp lục" đã mô tả khá kỹ về hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Phan Huy Chú (1782 - 1840) trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí" và
"HoàngViệt địa dư chí", đã mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của ViệtNam.
- Ngoài ra, còn có Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do giám mục Taberd
(Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của
VN: hơn16 vĩ độ Bắc, hơn 110 kinh độ đông).
2. Căn cứ lịch sử xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
2.1.Thực hiện chủ quyền trong thế kỷ XVI – XVIII:
Vua Gia Long đã cho cắm cờ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa năm 1816. Vua Gia
Long đã lập Đội Hoàng Sa - một tổ chức bán quân sự đã được giao nhiệm vụ, riêng một
mình kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và hoà bình hải sản quý cùng các sản vật kể
cả súng ống của các tàu đắm tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại Việt. Trong thời các
chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi
đầu triều Nguyễn từ 1802 – đến trước 1815. Từ năm 1816, đội Hoàng Sa phải phối hợp
với thủy quân. Hàng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8
âm lịch để phù hợp với thời tiết ở quần đảo Hoàng Sa. Suốt thời nhà Nguyễn, từ năm
5


1816, Đội Hoàng Sa phối hợp cùng Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo. Và
vua Minh Khang đã xây dựng ngôi chùa trên Trường Sa năm 1835 như là bằng chứng
cho sự chiếm hữu đó. Các bộ sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục
tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, đều có đoạn ghi các Chúa
Nguyễn tổ chức khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dân Việt Nam đã sinh sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nhiều thế
kỷ, và chính quyền nhà Nguyễn từ thế kỷ XVII đã biết tổ chức khai thác đảo có hệ thống,
với các hoạt động xây dựng bia chủ quyền, trồng cây tại các đảo, xây miếu thờ bằng đá,
đào giếng… Những yếu tố này, nhất là sự khai thác của nhà nước từ thế kỷ XVII qua rất
nhiều năm, đã tạo nên từ thời đó một chủ quyền lịch sử cho Việt Nam trên những đảo

này.
2.2. Thời kỳ Pháp thuộc:
Dưới thời pháp thuộc Pháp đã chiếm hữu hai quần đảo thực sự theo đúng hai
điều kiện chính của Hiệp ước Berlin 1885 Pháp đã thông báo cho các quốc gia biết về
sự chiếm hữu đồng thời có một tổ chức hệ thống cai trị tại hoàng sa và trường sa
Năm 1899 toàn quyền đông dương dự định thiết lập một hải đăng giúp cho
các tàu biển tránh đã ngầm
Từ 1925 chính phủ pháp cử các phái đoàn và chiếm hạm đến thám sát
hoàng sa và trường sa, năm 1947 pháp thiết lập đài vô tuyến tại hoàng sa
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên
quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng
đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên
phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco, Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo,
Đại diện chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của Việt
Nam trên hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.
2.3. Sau thời kỳ Pháp thuộc:
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương thì Chính phủ Sài Gòn, sau đó là Chính phủ
Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng đã thực
hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông qua
những bằng chứng dưới đây;
Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài Gòn tiếp quản các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.
Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh
Phước Tuy.

6



Ngày 14-2-1974 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ
của Việt Nam. Ngày 28-6-1974, tuyên bố tại khoá họp thứ nhất Hội nghị Luật Biển lần
thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.
Về quản lý hành chính, ngày 28-12-1982, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VII
nước CHXHCN Việt Nam đã ra Nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng
Nai để sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Sau khi điều chỉnh địa
giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường
Sa thuộc tỉnh Khánh hòa. Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam đã nhiều lần
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc trong
các công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc
trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới ở Genève, (tháng 6-1980), của Đại
hội Địa chất thế giới ở Paris(tháng 7 năm 1980)…
Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt
Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật
pháp và thực tiễn quốc tế. Ngày 14-3-1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ra
Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại
Trường Sa. Tháng 4-2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa,
xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa.
Vì những lý lẽ trên có thể thấy Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hoà bình không có sự phản đối của
bất cứ một quốc gia nào. Các triều đại của Việt Nam đã có sự khai thác về kinh tế, quản
lý về hành chính, thể hiện vùng lãnh thổ đó trên bản đồ hành chính của quốc gia… Đó
chính là chứng cứ lịch sử không thể phủ nhận về chủ quyền của Việt Nam với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với nội dung của việc xác định chủ
quyền lãnh thổ theo nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu.
KẾT LUẬN

Từ những lập luận trên, với cơ sở pháp lý chặt chẽ, cụ thể; cơ sở thực tiễn chân
thực được ghi nhận trong nhiều văn bản lịch sử, địa lý và các công trình khảo cổ học
đã khẳng định một sự thật không thể chối cãi: Đó là chủ quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự xác lập và thực
hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này là hoàn toàn phù hợp với luật
pháp quốc tế. Bởi những căn cứ chắc chắn đó, Việt Nam có đủ cơ sở để đã, đang và sẽ
tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

7



×