Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

QUẢN lý văn HOÁ tổ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.3 KB, 25 trang )

QUẢN LÝ VĂN HOÁ TỔ CHỨC

Trong số các giá trị văn hóa truyền thống dưới đây,
anh/chị hãy chọn 10 giá trị có biểu hiện rõ rệt nhất, và ảnh
hưởng nhiều nhất tới văn hóa nhà trường Việt Nam hiện
đại. (Đánh dấu V vào các giá trị được chọn, có thể viết
thêm hoặc giải thích thêm nếu cần thiết ):
Trong số các giá trị văn hóa truyền thống dưới đây, em
chọn 10 giá trị có biểu hiện rõ rệt nhất, và ảnh hưởng nhiều
nhất tới văn hóa nhà trường Việt Nam hiện đại cụ thể như sau:
Giá trị văn hóa truyền thống
1.

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

2.

Đoàn kết, tương thân tương ái

3.

Tính địa phương, làng xã

4.

Hiếu học, tôn sư trọng đạo

5.

Kính trọng người già, giàu kinh nghiệm


6.

Lòng nhân ái, trọng tình – đa cảm,

7.

Coi trọng thể diện

8.

Vị tha, bao dung

9.

Tính thuận hòa, mềm mỏng

10.

Sự tế nhị, khéo léo

Chọn

Giải thích


Giá trị văn hóa truyền thống

Chọn

Giải thích


11.Tính sáng tạo, linh hoạt
12. Sự chịu
13. Cần

đựng, nhẫn nhịn

cù, vượt khó

14. Dũng cảm,

kiên cường

15. Tính

mực thước, kỷ luật

16. Tính

lạc quan, vui vẻ

17. Tính

thực tế

18. Tính

khiêm tốn, thật thà

19. Đức


hi sinh

20. Giản

dị trong đời sống

21. Khả

năng thích nghi cao

22. ....

Mô tả các biểu hiện cụ thể của 10 giá trị văn hóa
truyền thống mà anh/chị đã chọn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa
về kinh tế, đã làm đảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là
chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người
không ý thức được rằng: Các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc
đều có sức sống riêng, tạo nên bản sắc, tính đa dạng và sự
khác biệt của chính dân tộc ấy, chính vì vậy mà người ta tiếp
thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang một cách ồ ạt, không có


chọn lọc, không biết “gạn đục, khơi trong”. Hậu quả đương
nhiên xét ở lĩnh vực văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng
truyền thống, mất phương hướng trong thưởng thức, cảm thụ
và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấp gáp, không tình không
nghĩa, không còn lý tưởng,… Điều đó trái ngược với truyền
thống văn hóa dân tộc.

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã
hội”
Theo Shwartz và Davis “Văn hóa của tổ chức là lối tư
duy và lối làm việc đã thành thói quen và truyền thống , nó
được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất cả các thành viên;
những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải
chấp mnhaanj một phần để hóa để với các thành viên của tổ
chức”
Nhà trường là một loại hình tổ chức đặc thù mang tính
chất hành chính - Sư phạm. Theo Christopher R Wagner :
“Văn hóa nhà trường là sự chia sẻ những kinh nghiệm cả
trong và ngoài nhà trường, tạo nên những cảm xúc về cộng
đồng, gia đình và thành viên của một nhóm”. Hay theo định


nghĩa về văn hóa nhà trường gắn liền với chất lượng giáo dục
của các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J. như sau:
“ Nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kỳ vọng cao đối
với học sinh, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói
cách khác là có văn hóa nhà trường tốt”
Trường trung cấp nghề Hưng Yên là một Trường Trung
cấp nghề Hưng Yên, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật
Hưng Yên, được thành lập ngày 23/05/2001 qua 8 năm xây
dựng và trưởng thành, ngày 16/06/2008 UBND tỉnh Hưng
Yên ra Quyết định số 1156/QĐ-UB về việc nâng cấp trường
Công nhân Kỹ thuật Hưng Yên thành Trường Trung cấp nghề
Hưng Yên trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Trường trung cấp nghề Hưng Yên là cơ sở dạy nghề
công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự chỉ đạo,
quản lý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ từ sơ cấp đến
trung cấp nghề gồm các nghành chủ yếu: Công nghệ kỹ thuật
cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử - Điện lạnh; Công
nghệ cơ khí động lực; May và thiết kế thời trang, là cơ sở đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Hưng Yên cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng.


Bên cạnh nhiệm vụ chính của nhà trường là đào tạo
nghề, Nhà trường luôn chú trọng xây dựng các giá trị văn hóa
truyền thống mang bản chất riêng của trường Trung cấp nghề
Hưng yên.
1. Giá trị: Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân
tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã
trở thành một tình cảm rất đỗi tự nhiên, một sức mạnh và
động lực cho phát triển bền vững của dân tộc. Thế nhưng, nếu
quá khứ chỉ là một tri thức đơn thuần, sức mạnh từ nó chỉ
dừng ở niềm tự hào thì Việt Nam sẽ mãi không thể tiến kịp
thế giới đang thay đổi từng ngày. Không có dòng sông nào
chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân cũng có thể bị nguội
lạnh đi nếu không được chăm lo nuôi dưỡng. Vì vậy, giương
cao ngọn cờ tinh thần dân tộc, tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát
triển bền vững của đất nước, đang là một đòi hỏi cấp bách,
một nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác chính trị –

tư tưởng của trường trung cấp nghề Hưng yên nói riêng.
Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc thông qua các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục để xây dựng, bồi dưỡng tinh thần
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhất là cho thế hệ trẻ để họ


hiểu biết, tin tưởng vào truyền thống dân tộc, đồng thời có
bản lĩnh trí tuệ, có tình thương trách nhiệm với bản thân, gia
đình và đất nước cụ thể: Tất cả các này lễ lớn của nhà trường,
của đoàn Thanh niên: như ngày khai giảng, bế giảng, tổng
kết, lễ kỷ niệm... đều yêu cầu giáo viên và học sinh hát quốc
ca, hát các bài hát về truyền thống cách mạng của đất nước.
Tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về truyền thống dân tộc, về đất nước về con người Việt Nam
nói chung, về đất và Người Hưng yên.
Nhà trường tổ chức và phát động các phong trào thi đua,
các cuộc vận động ... giành cho cán bộ, giáo viên và cho các
em học sinh. Để từ đó phải xây dựng lòng tự hào dân tộc
trong điều kiện hiện nay. Đó là xây dựng tinh thần dám nghĩ,
dám làm; tư duy độc lập, sáng tạo trong lao động và học tập;
tinh thần vươn lên, vượt qua khó khăn, tạo ra sản phẩm, công
việc để làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; là tinh
thần đấu tranh với cái sai, cái xấu, với những vấn đề xã hội
bức xúc như quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Xây dựng lòng
tự hào dân tộc còn ở chỗ là giữ gìn và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhằm bảo vệ Tổ quốc, trong
đó có bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
như quan điểm mới của Đảng ta



2. Giá trị: Đoàn kết, tương thân tương ái
Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi
trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để thành
công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như
xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân
dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới
do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được
bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc xây dựng cho một tập thể vững mạnh trong một cơ
quan đơn vị là việc làm thiết thực, đặc biệt là xây dựng tinh
thần đoàn kết nội bộ Nhà trường trong ban giám hiệu Nhà
trường, trong tập thể lãnh đạo, trưởng phó các phòng, khoa,
tổ bộ môn và trong đội ngũ giáo viên. Nhà trường tổ chức
xây dưng tập thể lớp, các khối lớp đoàn kết nhằm đem lại cho
các em học trong một tập thể học sinh một tinh thần học tập
tốt, hiệu quả cao biểu hiện cụ thể như sau:
- Ban giám hiệu Nhà trường thực hiện công tác tuyên
truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho từng
thành viên xác định rõ trọng tâm công việc trong nhà trường.
Tập trung xây dựng một đội ngũ luôn thể hiện tinh thần, nhận
thức đúng đắn, tin tưởng và chủ trương, chính sách, pháp luật


của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, luôn ra sức tham gia học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường
xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức
độc lập, tự chủ tạo sự đoàn kết thống nhất từ nhận thức đến
hành động
- Mọi chủ trương của Nhà trường, mọi nội quy, quy

chế ... đều được lấy ý kiến từ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên của nhà trường thông qua hội đồng và được ban hành để
mọi người nghiêm túc thực hiện.
- Phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường.
Ban chấp hành công đoàn là cầu nối giữa các thành viên với
chính quyền nhà trường để xây dựng khối đoàn kết nội bộ
trong trường học. Thông qua công đoàn trường, người quản lý
cán bộ sẽ nắm bắt thêm được nhiều thông tin, tâm tư nguyện
vọng của giáo viên, công đoàn viên để có biện pháp xử lý kịp
thời, hiệu quả.
*Đối với giáo viên: Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp
đỡ, tương thân tương ái; thực hiện nếp sống văn hóa và xây
dựng các mối quan hệ tốt:
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ;
đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các


quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi
với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học;
kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
- Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn
nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện
nếp sống văn hoá nơi công cộng.
* Đối với học sinh: Xây dựng quan hệ bạn bè đoàn kết,
tương thân tương ái; hành vi, ngôn ngữ ứng xử đúng mực.
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, lao động. Biết
đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và vi
phạm quy định học sinh không được làm.
- Quan hệ bạn bè đúng mực; không đánh cãi, chửi nhau;
không dèm pha, nói xấu sau lưng.

- Biết giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn; biết thương
yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung
quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
-

Biết lắng nghe; biết chia sẻ; biết giúp đỡ; biết và thường
xuyên tham gia các hoạt động nhóm.
3. Giá trị: Hiếu học, tôn sư trọng đạo:


* Phát huy truyền thống hiếu học:
- Hàng năm có các phần thưởng, các suất học bổng, các
suất đi du học theo chương trình ưu đãi của Bộ lao động
thương và xã hội cho học sinh có kết quả cao trong học tập
( học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó
khăn có thành tích học tập, học sinh được giải trong các kì thi
tay nghề ...).
* Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo:
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy.Vì sao
vậy?Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho
ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn.Người thầy
lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã
hội.Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu
đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì
sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh
một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân
tộc. Sự tôn vinh này xuất phát từ chức năng cao quý và trách
nhiệm lớn lao của người thầy.
Trọng đạo là gì? Trong kết câu hai vế cân đối tôn

sư/trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo


là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy, là nghề
dạy học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản
phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói:
“Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”.
Nhân dân ta “trọng đạo” chính là trọng cái nghề “trồng
người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là
những “kĩ sư tâm hồn”.
- Trong Nhà trường học sinh luôn lễ phép với thầy cô
giáo.
- Hàng năm nhà trường tổ chức các hoạt động tôn vinh
thầy cô giáo đang giảng dạy cũng như các cựu giáo chức
trong trường: Ngày lễ hiến chương nhà giáo 20/11 ...Người
thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng.
Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn
của toàn dân tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý.
Hình ảnh cha mẹ học sinh, học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo
trong ngày 20- 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đảng và
Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền
thông và đạo lí cao đẹp đó. Từ một đạo lí truyền thống của
dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng
mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng


người” cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí,
tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng
để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh.Đó là

nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống
hiện nay của nhân dân ta.
4. Giá trị: Kính trọng người già, giàu kinh nghiệm
Xưa nay chúng ta có truyền thống kính trọng người già,
xem đấy là biểu hiện của lễ nghĩa và nhân ái. Truyền thống ấy
có được bởi người già có vai trò rất lớn trong việc giữ cân
bằng và bền vững xã hội. Người cao tuổi đã hoạt động đến
cuối đời cho gia đình và cho xã hội. Chả thế mà Lê Quý Đôn
đã xếp vào hàng đầu các nguyên nhân mất nước: Trẻ không
kính già, trò không kính thầy. Nhưng quan niệm xưa không
đánh giá cao sự đóng góp của người cao tuổi, cho rằng: “Lão
giả an chi, lão la tài tận”.
Ngày nay, thế giới đã ngộ ra rằng, người cao tuổi vẫn là
một lực lượng hùng hậu đóng góp cho cuộc sống xã hội bằng
cả tinh thần và sức lực còn lại. Do mức sống được cải thiện
nhiều, giao lưu mở rộng nên sức khỏe tốt hơn, năng lực dồi
dào hơn, người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm sống, sản xuất
và đấu tranh. Lao động của người cao tuổi được đánh giá cao
và được ưu tiên sử dụng trong một số doanh nghiệp ở Nhật,


Ca-na-đa, Anh, Thụy Sỹ, v.v… Nhiều chủ xí nghiệp còn cho
rằng, sự hợp tác giữa người cao tuổi với đám trẻ rất có lợi ở
chỗ họ truyền kinh nghiệm với phong cách chín chắn cho đám
hậu sinh và đồng thời tìm lại niềm vui của tuổi trẻ ngày xưa
của mình.
Nắm bắt được điều đó nhà trường nhận thấy rằng những
người già người và người có kinh nghiệm là một trong những
vốn quý nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề, những người thợ
bậc cao, tận tâm với nghề sau khi nghỉ hưu theo chế độ từ các

nhà máy, các cựu giáo chức được mời về thỉnh giảng trong
ngày. Phối hợp, bố trí sắp xếp thời gian ngoài giờ hành chính
cho các kỹ thuật viên tại doanh nghiệp tham gia giảng dạy.
5. Giá trị: Tính sáng tạo, linh hoạt
Đối với Nhà trường, việc định hình những phẩm chất
nghề nghiệp của học sinh rất quan trọng – một trong những
phẩm chất đó chính là xây dựng tính sáng tạo, linh hoạt cho
cả giáo viên và cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy nhà trường khuyến khích giáo
viên giảng dạy theo các phương pháp dạy học mới, dạy học
tích cực, tăng cường làm các mô hình, thiết bị dạy học tự làm
phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập chuyển giao công


nghệ các thiết bị mới được nhà nước đầu tư, trang bị phục vụ
đào tạo nghề nhất là các thiết bị bán tự động, tự động hóa....
Học sinh nắm vững lý thuyết, kỹ năng nghề còn được
giáo viên khuyến khích học sinh thực tập , làm thử các mô
hình mới
Khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên thi
thiết bị dạy học tự làm, học sinh tham gia cuộc thi tay nghề
câp tỉnh, cấp quốc gia, Nhà trường đã nhiều năm liền tham
dự vòng thi cấp Quốc gia đều có giải. Những phát minh của
các em có thể còn non nớt, thiếu sót nhưng ở một góc độ nào
đó chứng tỏ học sinh ngày nay không chỉ có kiến thức, am
hiểu công nghệ mà còn biết vận dụng kiến thức của mình vào
cuộc sống để phục vụ cộng đồng. Hoạt động nghiên cứu khoa
học kỹ thuật của học sinh đã góp phần thực hiện chủ trương
của Bộ lao động về đổi mới hình thức, phương pháp dạy học,
phương pháp đánh giá kết quả học tập cùng với việc triển khai

các hoạt động khác như dạy học theo chủ đề tích hợp, liên
môn, … Bên cạnh đó, việc triển khai hoạt động nghiên cứu
khoa học kỹ thuật của học sinh cũng tạo động lực thúc đẩy
giáo viên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng kiến thức để
đáp ứng nhiệm vụ hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học
kỹ thuật góp phần nâng cao năng lực của mình.


6. Giá trị: Cần cù, vượt khó
Mặc dù điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường
còn nhiều thiếu thốn. Nhưng tập thể giáo viên nhà trường luôn
nâng cao tinh thần cần cù vượt khó chế tạo ra các đồ dùng học
tập, khắc phục mọi khó khăn về vật chất để đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng với
yêu cầu của xã hội.
Phần lớn học sinh theo học tại trường là các em trong địa
bàn phía nam của tỉnh Hưng yên và các tỉnh lân cận như Thái
Bình,Hà Nam gia đình thuần nông hoặc làm công nhân tại
khu công nghiệp nên kinh tế gia đình còn nhiều hạn chế, khắc
phục khó khăn để đến trường theo học, sự miệt mài, hăng say,
chịu khó, chịu khổ rèn luyện tay nghề trong mỗi ca thực
hành, hay thực tập sản xuất luôn được nhà trường ghi nhận,
chính vì vậy tính cần cù, vượt khó luôn là một trong những
giá trị truyền thống của nhà trường.
7. Giá trị: Tính mực thước kỷ luật
Cán bộ ,giáo viên , nhân viên và học sinh toàn trường
luôn làm việc và học tập theo đúng nội qui, qui định của nhà
nước, của ngành và của nhà trường đề ra.
Đào tạo tay nghề kèm theo rèn luyện tính kỷ luật cao
trong học tập và trong lao động. Việc thực nghiêm các quy



trình vận hành thiết bị luôn được coi trọng, tính kỷ luật còn
được thực hành ngay trong mỗi ca học như việc thực hiện
nghiêm túc theo thời gian quy đinh, sắp xếp dụng cụ, tháo lắp
thiết bị, vật liệu phục vụ bài thực hành gọn gàng đúng quy
định, trang phục bảo hộ lao động được cấp phát và mặc đầy
đủ trong mỗi ca thực hành, nhà xưởng luôn sắp xếp, dọn dẹp
gọn gàng, sạch sẽ và đúng quy định sau mỗi ca thực hành.
8. Giá trị: Tính lạc quan vui vẻ.
Mặc dù cán bộ, giáo viên nhà trường còn trẻ, gia đình
khó khăn. Bên cạnh đó nhiều năm gần đây các trường trung
cấp nghề không là lựa chọn của phụ huynh cũng như học
sinh, nhưng khi đến trường cán bộ giáo viên đều yên tâm tin
tưởng , vui vẻ lạc quan vào công tác đào tạo nghề, nhất là từ
khi có Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
ngày 30/3/2016 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài
chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP thì đối tượng được
miễn hoàn toàn học phí cho người tốt nghiệp THCS học tiếp
lên trình độ trung cấpthì bản thân giáo viên và học sinh đều
phấn khởi vui vẻ và gia định cũng lựa chòn việc học nghề
thay vì phải cố bằng được vào học THPT như những năm
trước đây.


9. Giá trị: Giản dị trong đời sống
Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng to
lớn đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn và
mang lại cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Đức tính giản dị đó là

luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông
bạch và luôn luôn biết khiêm nhường không khoe khoang.
Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết
và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho nhiều người,
những điều đó để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và bài
học quý báu, những truyền thống đó luôn luôn được lưu giữ
và trải nghiệm một cách thực tế và có nhiều ý nghĩa nhất.
Đức tính giản dị dạy học sinh biết khiêm tốn lễ phép với
bậc trên, biết mà không kiêu sống chan hòa với bạn bè, kiêm
nhường và làm nên những điều có ý nghĩa và giá trị cho chính
cuộc sống của mình, những điều đó có tác động mạnh mẽ và
to lớn đối với cuộc sống cũng như đời thường của chúng ta.
Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp học sinh
biết sống giản dị, tiết kiệm (không lãng phí thời gian vào việc
vô bổ như lướt web, các trò chơi trên mạng, không dùng giấy
trắng bừa bãi )và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung
quanh(kính trên, nhường dưới giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh


khó khăn hơn), những điều đó làm nên một cuộc sống nhiều ý
nghĩa và đậm đà lòng tin đối với tất cả mọi người xung quanh,
không bao giờ khoa trương mà vô cùng luôn luôn sống giản
dị, luôn biết yêu thương và luôn có những điều có giá trị và ý
nghĩa nhất đối với chính họ, cảm xúc đó đang ngày càng dâng
trào và làm nên những niềm tin to lớn đối với tất cả con người
hôm nay và mai sau, những cảm xúc đó đang dần lan tỏa
trong cuộc sống này, nó vang vọng và để lại nhiều bài học có
giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả mọi người, giá
trị đó không chỉ làm nên sự sống mãnh liệt mà nó còn có ý
nghĩa tạo dựng nên sự sống và những tác phong cần thiết đối

với tất cả con người.
Với đặc thù là trường dạy nghề của tỉnh nên tính giản dị
trong cuộc sống của cán bộ giáo viên cũng như học sinh càng
được thể hiện rõ nét hơn.
10. Giá trị : Khả năng thích nghi cao
Khoa học công nghề đang trên đà phát triển mạnh mẽ,
nhất là cuộc cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ vào lĩnh
vực đào tạo, sau khi các em học sinh ra truwowngd sẽ làm
việc trong các nhà xưởng, tiên tiến, hiện đại

chính vì vậy

Nhà trường luôn đào tạo theo phương trâm "Học tập - suy
nghĩ - hành động” giúp chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng


và thái độ cần thiết để tồn tại và thành công trong thế giới
luôn biến động.Khi lớn lên, các em sẽ đảm nhiệm một số
công việc trong vài lĩnh vực mà ở thời điểm hiện tại vẫn chưa
có.Và các công việc đấy đòi hỏi các em phải học hỏi quy trình
mới, kỹ năng mới và cách làm việc với nhiều người
khác.Hiện cả thế giới đang cần những người có năng lực tư
duy hoặc khả năng suy nghĩ sâu sắc.
Hãy chỉ ra con đường, cách thức để giữ gìn, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống ở nhà trường của anh/
chị trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu
rộng, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 vào giáo
dục, đào tạo nhất là lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chính vì
vậy Trường Trung cấp nghề Tỉnh Hưng Yên luôn luôn phát

huy, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của nhà trường.
Một số giải pháp xây dựng văn hóa truyền thống tại
Trường Trung cấp nghề Hưng Yên
Ban giám hiệu thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục
chính trị, tư tưởng, tạo điều kiện cho từng thành viên xác định
rõ trọng tâm công việc trong nhà trường. Tập trung xây dựng
một đội ngũ luôn thể hiện tinh thần, nhận thức đúng đắn, tin
tưởng và chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà


nước ta hiện nay, luôn ra sức tham gia học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên giáo dục đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức độc lập, tự chủ tạo sự
đoàn kết thống nhất từ nhận thức đến hành động. Luôn nêu
cao tinh thần cảnh giác, không mơ hồ, không dao động trước
những khó khăn, cảnh giác trước đối tượng bên ngoài châm
chột, xuyên tạc gây rối đến nội bộ nhà trường .
- Nhà trường xây dựng nội qui làm việc riêng của trường
dựa trên qui định chung của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Thành lập các ban ngành đoàn thể tạo thành một
nguồng hoạt động chất lượng và hiệu quả: ( Chi Bộ Đảng,
Ban giám hiệu, Công đoàn trường, Đoàn thanh niên, Ban
thanh tra,….)
- Hiệu trưởng nhà trường thực hiện phân cấp, phân
quyền hợp lí
- Mọi hoạt động của nhà trường đều diễn ra theo tinh
thần công khai, dân chủ, mọi người cùng chịu trách nhiệm .
- Nhà trường xác định Văn hóa là những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội đều có những giá trị văn hóa của nó; chẳng

hạn như: văn hóa công sở, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm
thực, văn hóa giao tiếp..., và văn hóa học đường.


Văn hóa học đường lành mạnh giúp các thành viên trong
nhà trường chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và kiến thức,
phát triển khả năng hợp tác giữa các thành viên trong mọi lĩnh
vực hoạt động của nhà trường. Từ đó, tạo ra môi trường thuận
lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà
trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học,
tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của nhà trường.
Nội dung của văn hóa học đường rất phong phú, song có
thể tóm tắt thành ba vấn đề cơ bản:
Thứ nhất là cơ sở vật chất, trường phải ra trường, lớp
phải ra lớp mới tạo ra được môi trường văn hóa.
Thứ hai là xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra nhà
trường thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trường
giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả...
Nói tóm lại, văn hóa học đường là những nét đẹp trong
toàn bộ môi trường sư phạm: từ môi trường cơ sở vật chất,
môi trường quan hệ, môi trường công việc. Những nét đẹp đó
được thể hiện trong hành vi của thầy, của trò, của cán bộ quản
lý và nhân viên trong nhà trường.
* Một số giải pháp xây dựng văn hóa học đường tại nhà
trường


- Xây dựng hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục
tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của trường
Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà

trường, làm cho học sinh nhận thức được trường học, nơi
mình học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện; nơi phụ
huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa hồng vừa
chuyên. Nhà trường ban hành nội quy đơn vị, nội quy HS,
quy chế làm việc và học tập một cách rõ ràng, có tính khả thi
cao, đặc biệt có cam kết của GV, Đoàn thể, các bộ phận, HS,
cha mẹ học sinh… và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Ngoài ra, nhà trường gắn việc giáo dục đạo đức văn
hóa với đạo đức lối sống, lồng ghép chương trình giảng dạy
với các hoạt động phong trào, các hoạt động ngoại khóa cho
học sinh tham gia: về nguồn, tham gia các hoạt động văn nghệ
thể thao, các cuộc thi, phong trào do Đoàn trường phát động.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả
Môi trường giáo dục phải xây dựng thật trong lành, văn
hóa. Văn hóa thể hiện ở hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp
hàng ngày của GV và HS. Môi trường xung quanh học đường
là ý thức của mọi người khi bỏ rác đúng nơi quy định, không
vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường


học, không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng
rất nhỏ đó chính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức
ban đầu của mỗi một con người.
Văn hóa học đường chính là văn hóa giao tiếp, văn hóa
ứng xử của GV và học sinh. GV phải là tấm gương tốt cho
học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và
trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân
thành. GV phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi

chuyên môn, làm cho học sinh, thấy được cái hay, cái đẹp
trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê
học tập phát huy tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến
thức và vận dụng linh hoạt vào thực tế.
Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua học
tập , văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khóa, … để trong
suy nghĩ của HS "Mỗi ngày đến trường là một niềm vui"
- Phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục
văn hóa học đường
Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định
hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh. Gia đình
cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện


trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà
trường thông báo kết quả học tập văn hóa, đạo đức trường học
của học sinh cho gia đình. Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin
cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh tạo điều
kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình
cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, quan tâm, động viên
các em cố gắng học tập, rèn luyện. Thực tế cho thấy, khá
nhiều gia đình do bận mải mà bỏ bê không quan tâm đến con
cái, phó mặc cho nhà trường. Cần khẳng định rằng trách
nhiệm giáo dục con cái phải được bắt đầu từ gia đình và
không một chính sách giáo dục nào có thể thay thế được sự
chăm lo, săn sóc của bố mẹ đối với các em.
Về mặt xã hội, các đoàn thể tổ chức xã hội như lối xóm
nơi có học sinh ở phải thường xuyên kiểm tra nếp sống văn
hóa, tăng cường tuần tra, kiểm tra hiện tượng các em đi khuya

về muộn, để kịp thời thông báo với nhà trường có biện pháp
ngắc nhở, giáo dục các em. Hạn chế những tụ điểm ăn chơi
(nhà hàng, nhà nghỉ, quán karaoke, dịch vụ cầm đồ...) chung
quanh địa bàn các trường học.
Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự
kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề
kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những biểu hiện


văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây
dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện,
trong sáng.
Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng nề nếp, kỉ
cương, dân chủ trong các hoạt động ở nhà trường, xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò, trò – trò, thầy – thầy theo
các chuẩn mực chung của văn hóa và các quy định riêng của
ngành giáo dục, nhằm hướng tới một môi trường sư phạm
lành mạnh, thân thiện, tích cực và sự phát triển bền vững./.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×