Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.42 KB, 26 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH
KHAI SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG NHỮNG
NĂM TỚI
Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của toàn ngành, trên cơ sở
nhiệm vụ được giao, dựa vào nội lực và ngoại lực, công ty dệt Minh Khai
đã đề ra cho mình một phương hướng phát triển đúng đắn nhằm mở rộng
quy mô sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Công ty sẽ tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất để phù hợp
với tiềm năng cũng như yêu cầu của công ty.
+ Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các thị trường
truyền thống như Nhật Bản, EU,... dồng thời tìm cách thâm nhập thị trường
mới đầy tiềm năng như Mỹ, Châu Phi...
+ Tiến hành nhập các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại để bổ xung
cho các thiết bị đã cũ và lạc hậu để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+ Dần từng bước chuyển sang dùng các loại nguyên vật liệu sản xuất trong
nước nhằm thay thế cho một số nguyên liệu nhập khẩu hiện nay.
+ Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tiếp
thu nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới phục vụ
cho sản xuất.
+ Tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể
cạnh tranh được với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu.
+ Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội chợ triển lãm để
có thể giới thiệu sản phẩm, tìm các khách hàng mới.
1 1
Luận văn tốt nghiệp
+ Xây dựng một hệ thống kêng phân phối hoàn chỉnh bao gồm các cửa


hàng đại lý trong và ngoài nước.
Để cụ thể hoá phương hướng phát triển trên, công ty đã đề ra một số
mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới: toàn công ty có mức tăng trưởng bình
quân 13% năm 2005 và 14% năm 2010. Tạo công ăn việc làm ổn định cho
người lao động với mức thu nhập bình quân 100USD/tháng/người.
Bảng 15: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới đến
năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Tổng doanh thu
Triệu đồng 109.000 130.350
Tổng kim ngạch xuất khẩu
USD 5.450.000 7.675.000
- Sang Nhật Bản
USD 5.082.200 6.201.400
- Sang Châu Âu
USD 276.750 383.750
- Sang Châu Á
USD 91.050 1.089.850
Nộp ngân sách
Triệu đồng 2.000 2.200
Nguồn : Phương án sản suất kinh doanh giai đoạn 2005-2010 công ty dệt MinhKhai
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản.
Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể thiếu công tác
điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường. Công tác điều tra nghiên cứu thị
trường được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể
củng cố vững chắc thị trường hiện tại và không ngừng mở rộng sang các thị
trường mới, góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và

hoạt động xuất khẩu nói riêng. Cần phải tiến hành nghiên cứu chi tiết thị
trường :
2 2
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu yếu tố cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản.
Sau khi nghiên cứu cạnh tranh quốc tế, công ty dệt Minh Khai nhận
thấy rằng ở Nhật Bản, các công ty dệt Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh
găy gắt với các công ty khác của Mỹ, Hàn quốc, đặc biệt là các công ty của
Trung Quốc…đang chiếm lĩnh thị trường này. Tại thị trường này, sản phẩm
của công ty nói riêng và của toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung đang
bị hàng Trung quốc cạnh tranh mạnh về cả chất lượng, mẫu mã, và giá cả
sản phẩm….
- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng Nhật Bản về sản phẩm của công ty
Nhật Bản được coi là một trong những nước đòi hỏi chất lượng cao nhất
bao gồm cả độ bền và khả năng hoạt động. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra
các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho sản phẩm hàng hoá công
nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác phải tuân theo. Nếu sản
phẩm bị bẩn hoặc bị rách bao gói sẽ được xem là không đạt yêu cầu. Vì thế
công ty đã không ngừng nâng cao, chất lượng sản phẩm, chú ý hơn ở khâu
hoàn thiện sản phẩm, bao gói và vệ sinh sản phẩm.
Phân tích thị trường Nhật Bản và công ty đã tìm ra khách hàng trọng
điểm của mình là những người nội trợ trong gia đình. Bởi vì sản phẩm
chính mà công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là khăn bông các loại
- một sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu
và yêu cầu của họ, công ty dệt Minh Khai đã gặp rất nhiều khó khăn.
Người dân Nhật Bản nói chung và những người nội trợ nói riêng rất kỹ tính
trong việc mua sắm. Họ được đánh giá là nằm trong số những khách hàng
có đòi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng hàng hoá như độ bền, màu
sắc, khả năng hoạt động…sản phẩm dù có chất lượng cao đến đâu nhưng
nếu bị bẩn và bao bì bị rách thì cũng không đạt yêu cầu. Bên cạnh đấy, thị

hiếu tiêu dùng của họ bắt nguồn từ truyền thống và điều kiện của đất nước.
Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty dệt Minh Khai
3 3
Luận văn tốt nghiệp
còn rất yếu kém, được thực hiện một cách chung chung do phòng Kế hoạch
thị trường đảm nhiệm. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty hiện
nay mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu qua các nguồn thông tin trên báo,
tạp chí, mạng Internet và các khách hàng quen thuộc. Việc tổ chức nhân sự
cho công tác này chưa được quan tâm đúng mức.
Vì vậy, trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, công ty
cần phải giao nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thị trường Nhật Bản nhằm duy
trì thị trường truyền thống cho một vài cán bộ có năng lực trong lĩnh vực
Marketing ngay tại phòng kế hoạch – thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng
cần có chính sách tuyển dụng lực lượng nhân sự hiểu biết về chuyên môn
nghiệp vụ của phòng. Những nhân viên này sẽ được kèm cặp thêm trong
quá trình làm việc tại công ty.
Dự kiến chi phí cho công tác điều tra nghiên cứu thị trường Nhật Bản
khoảng 3 tỷ đồng. Trong đó chi phí cho máy móc thiết bị chiếm khoảng
50%, chi phí cho công tác đi lại, ăn ở của cán bộ công nhân viên chiếm
khoảng 30%, còn lại 20% chi phí trả lương cho cán bộ công nhân viên thực
hiện công tác này.
Để hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản có hiệu quả, công ty
cần có sự đầu tư thoả đáng cho việc trang bị các phương tiện, các công cụ
hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu, thu thập thông tin nhằm thu được
thông tin nhanh nhất, chính xác nhất. Thường xuyên tranh thủ nguồn tin từ
các tổ chức xúc tiến thương mại đặc biệt là Tổng công ty dệt may Việt Nam
( VINATEX ), Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam ( VCCI ), tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
(JETRO ).
2.Thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm

Với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đứng vững trên thị
trường để tạo ra cho mình một sự khác biệt nổi trội giữa những sản phẩm
4 4
Luận văn tốt nghiệp
cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, công ty phải không ngừng đa dạng
hoá mẫu mã, chủng loại, giá cả…từng loại hàng hoá và công ty cũng không
quên nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Để đa dạng hoá sản phẩm, công ty nên tập trung vào nghiên cứu. Từ
đó sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải tiến, hoàn thiện
các sản phẩm hiện có về kiểu dáng, tính năng kỹ thuật…
Ngoài ra, công ty dệt Minh Khai còn có nhiều cơ hội hơn nữa để tạo
ra hình ảnh tốt hơn về sản phẩm của mình qua “ Chất lượng toàn diện” cùa
sản phẩm. Theo hướng này, công ty cần đưa vào hoạt động và hoàn thiện
cấu trúc tổng thể của sản phẩm bằng các yếu tố tạo ra khả năng thoả mãn
nhu cầu của khách hàng như các dịch vụ đi kèm, phương thức thanh toán…
Song song với đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm
cũng là vấn đề mà công ty rất quan tâm. Bởi vì chất lượng sản phẩm là yếu
tố cạnh tranh quan trọng nhất. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc
đổi mới trang thiết bị máy móc, công ty cần phải tăng cường công tác quản
lý từ khâu nguyên vật liệu đến sản xuất ra thành phẩm và công ty cũng cần
chú ý đến đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thế giới như ISO 9000, ISO 14
000, và đặc biệt là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản( JIS)
3. Xây dựng nhãn mác, thương hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm
-Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến sản phẩm, công ty cũng nên chú ý
đến nhãn hiệu sản phẩm của mình hơn. Bởi vì nhãn hiệu thường gắn với
sản phẩm và được sử dụng để xác định sản phẩm của từng doanh nghiệp,
do đó khách hàng thường mua sản phẩm thông qua nhãn hiệu. Một nhãn
hiệu tốt đồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại. Khách hàng tìm
mua sản phẩm trên cơ sở các mức độ đánh giá khác nhau về hình ảnh nhãn
hiệu trên thị trường.

5 5
Luận văn tốt nghiệp
- Bao bì, đặc biệt là bao bì xuất khẩu, là một trong những yếu tố có
ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều khi chất lượng
sản phẩm tương đương nhau nhưng nếu bao bì đẹp hơn sẽ có sức thuyết
phuc hơn với khách hàng. Chính vì thế công ty phải luôn chú trọng tới khâu
thiết kế bao bì,thiết kế bao bì phải phù hợp với từng loại sản phẩm như bao
bì của khăn ăn dùng trong gia đình phải khác với bao bì của bộ khăn ăn
dùng trong khách sạn….phải vừa phù hợp với kích cỡ của từng loại sản
phẩm cũng như từng khu vực thị trường, tập quán tiêu dùng, môi trường
văn hoá và chính trị pháp luật.
4. Đồng bộ hoá hệ thống máy móc, thiết bị của công ty.
Trong những năm gần đây, công ty dệt Minh Khai đã tích cực đầu tư
đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm. Tuy nhiên, do khả năng tài chính có hạn nên việc đầu tư cho
máy móc thiết bị còn chắp vá, thiếu đồng bộ do đó dẫn đến kết quả là:
Công ty vẫn chưa tận dụng hết năng lực máy móc thiết bị sẵn có, năng lực
sản xuất không đồng đều, quy trình công nghệ còn thiếu, chất lượng sản
phẩm chưa thực sự cao…
Cùng với việc đầu tư các thiết bị hiện đại, công ty phải tổ chức bảo
dưỡng, bảo quản và sửa chữa thường xuyên theo định kỳ. Đầu tư thoả đáng
cho việc mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế dự phòng có thể sửa chữa hỏng
hóc một cách kịp thời với chất lượng đảm bảo, không để ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
Chương trình đầu tư máy móc thiết bị giai đoạn 2005-2010 của công
ty dệt Minh Khai được thể hiện ở bảng sau:
6 6
Luận văn tốt nghiệp
Bảng16: Chương trình đầu tư giai đoạn 2005-2010
TT Dự án đầu tư

Kế hoạch
thực hiện
Tổng vốn đầu
tư (USD)
Nguồn vốn
1
Máy dệt kim đan ngang dệt vải
nổi vòng
2005-2007
200.000
( 6 máy )
Vốn vay ngân hàng
2 Máy dệt khăn bông 2005-2010
250.000
( 8máy )
Vốn vay ngân hàng
3 Máy mắc hồ, sợi 2005-2010 150.000 Vốn vay ngân hàng
4 Máy nhộm -sấy khăn 2005-2010 200.000 Vốn vay ngân hàng
5
Hệ thống máy cắt và máy may
đồng bộ
2007-2008
200.000
(1 bộ )
Vốn vay ngân hàng
6 Máy dệt kiếm tay kéo 2007-2008
360.000
( 4 máy )
Vốn vay ngân hàng
7 Máy dệt kim đan dọc 2007-2008

320.000
( 4 máy )
Vốn vay ngân hàng
8 Máy nhuộm cao cấp 2007-2009
450.000
( 4 máy )
Vốn vay ngân hàng
9 Máy dệt kiếm Jacquard điện tử 2009-2010
550.000
( 4 máy )
Vốn vay ngân hàng
10
Dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất
2007-2010 65 tỷ VND
Vốn vay và vốn hỗ
trợ di dời
11
Dự án đầu tư xây dựng trung
tâm thương mại
2008-2010
300 tỷ VND
Liên doanh, liên kết
Nguồn : Phương án sản suất kinh doanh giai đoạn 2005-2010 công ty dệt MinhKhai
Song song với việc hiện đại hoá máy móc thiết bị công ty phải đầu tư
sâu cho công nghệ sản xuất và việc nghiên cứu công nghệ. Công ty cũng
cần có sự đầu tư thích đáng cho đội ngũ công nhân sửa chữa, bảo toàn máy
móc, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ này để có đủ điều kiện làm
chủ các thiết bị hiện đại, tránh tình trạng non kém về chuyên môn mà
không tận dụng hết công suất, thậm chí làm hư hỏng thiết bị máy móc.

5. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
Trong điều kiện ngày nay, tuy giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh
7 7
Luận văn tốt nghiệp
duy nhất, nhưng giá cả ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Giá cả là một yếu tố hết sức nhạy cảm với doanh nghiệp cũng như
khách hàng.
Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt nhưng giá bán còn cao. Giá
xuất khẩu sản phẩm của công ty trên thị trường Nhật thường cao hơn các
đối thủ cạnh tranh rất nhiều nên công ty thường bị các công ty thương mại
Nhật Bản ép giá. Vì vậy công ty phải có hướng phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bao gồm:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu
trong giá thành sản phẩm giảm nhiều vì trong kết cấu giá thành sản phẩm
của công ty tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm 60-70%. Đồng thời công ty cần
phải thay thế dần một số nguyên phụ liệu nhập ngoại bằng một số nguyên
phụ liệu sản xuất ở trong nước
Bảng 17: Giá cả nguyên vật liệu chính
Đơn vị: nghìn VND
Khoản mục Nhập khẩu Trong nước
Giá mua một kg sợi 24,2 22,3
Chi phí vận chuyển 0,2 0,03
Chi phí nhập khẩu 0,1 0
Chi phí khác 0,05 0,02
Tổng giá mua 1kg sợi 24,55 22,35
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy rằng việc thay thế một số loại
nguyên vật liệu nhập ngoại bằng các loại nguyên vật liệu trong nước sẽ

giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, góp phần hạ giá
thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm.
8 8
Luận văn tốt nghiệp
Để giảm được chi phí này, công ty cần cải tiến tổ chức sản xuất, cải
tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, tăng cường kỷ luật lao động, áp
dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng nhằm kích thích lao động, nâng
cao năng suất lao động bảo đảm năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền
lương bình quân trong công ty.
- Giảm chi phí cố định và hạ giá thành sản phẩm.
Có thể nói ở công ty hiện nay máy móc thiết bị của công ty chưa hoạt
động hết công suất, mới hoạt động 60% công suất nên đẩy giá thành sản
phẩm của công ty lên. Vì vậy, công ty cần nhanh chóng tìm kiếm thị
trường mới, khách hàng mới để máy móc thiết bị hoạt động hết công suất.
6. Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chất lượng cao
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là các loại sợi, trong đó sợi bông
để sản xuất khăn bông và áo choàng tắm chiếm 50%, sợi PETEX sản xuất ra
màn tuyn và vải tuyn chiếm 45% và các loại hợp chất, thuốc nhuộm. Tất cả
các nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ, Đài
Loan, Pakistan, Indonexia, Nhật Bản, Thụy Sĩ... Lượng này thường chiếm 70-
80% nhu cầu đầu vào của công ty, còn lại được cung cấp từ thị trường trong
nước. Các cơ sở trong nước thường cung cấp nguyên liệu sợi 100% Cotton
cho công ty nhưng với số lượng và chất lượng còn hạn chế.
Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài làm tăng chi phí
vận chuyển, các hợp đồng nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới
được hoàn tất do các thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp. Do vậy mà chi phí
nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thường cao hơn trong nước song
chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của công ty.

7. Đẩy mạnh quảng cáo ở thị trường Nhật
9 9

×