Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CƠ cấu xã hội và BIẾN đổi cơ cấu xã hội GIAI cấp của nước TA THỜI kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.66 KB, 37 trang )

CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI
CẤP CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ trước đổi mới, ở nước ta tồn tại nền kinh tế
tập trung quan liêu, bao cấp, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và
tập thể với hai thành phần kinh tế chủ yếu: kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể. Trên nền tảng kinh tế đó, hình thành cơ cấu xã hội
đơn giản - “hai giai, một tầng”
(“hai giai”: chỉ có giai cấp công nhân và giai cấp nông dân;
“một tầng”: chỉ tầng lớp trí thức). Bước vào thời kỳ đổi mới, nước
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nền kinh tế này ở nước ta dựa trên ba chế độ sở hữu ( toàn
diện, tập thể và tư nhân ) với nền kinh tế nhiều thành phần. Sự
biến đổi của cơ cấu kinh tế tất nhiên dẫn tới biến đổi của cơ cấu
xã hội.
Sau 30 năm thực hiện đổi mới đất nước đã đạt được những
thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, những biến đổi mạnh mẽ của
xã hội như sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, giữ đồng
bằng và miền núi, giữa giàu và nghèo trong phát triển; sự bất bình
đẳng giữa các tầng lớp, các giới, các nhóm xã hội đặc biệt là quá
trình biến đổi cơ cấu giai cấp. Điều đó đã tác động không nhỏ đến


sự ổn định xã hội toàn dân của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội, sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp
nhằm phản ánh một cách khách quan quá tình vận động biện
chứng của xã hội. Biểu hiện rõ nét nhất, nổi bật nhất là những
biến đổi trong cấu trúc “dọc” của xã hội. Biến đổi cơ cấu xã hội


đi liền với phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, gia tăng mạnh mẽ
bất bình đẳng xã hội. Đáng chú ý hơn cả là sự hình thành cấu trúc
phân tầng xã hội cùng với sự xuất hiện của tầng lớp xã hội vượt
trội. Đây là những vấn đề chính trị, xã hội nổi bật phản ánh những
vấn đề cấp thiết được Đảng, Nhà nước, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà khoa học, giới lý luận, cũng như đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương chú trọng nghiên
cứu và không ngừng đi sâu tìm hiểu.Với ý nghĩa đó, em chọn vấn
đề “Cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp của nước
ta trong thời kỳ đổi mới” để làm đề tài nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Song song với biến đổi cơ cấu kinh tế là biến đổi cơ cấu xã
hội. Đặc biệt là biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp thời kì đổi mới là
một trong những biến đổi đã tạo nên những điểm nổi bật quan
trọng trong định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên con
đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, để thực hiện đề tài này bài viết đã chọn lọc kiến
thức từ sách báo, tạp chí thư viện, tổng hợp những lời giảng viên


truyền đạt trong quá trình học tập, bên canh đó còn tham khảo qua
thông tin Internet và với những hiểu biết của bản thân để rút ra kết
luận. Bài viết chọn lọc những thông tin, số liệu giống hoặc gần
giống với số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Từ
sau Đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, đã có một vài cuốn
sách đề cập đến vấn đề này.
Trong cuốn sách Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội thời kỳ đổi mới: một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, tác giả Đinh Xuân Lý và cuốn sách Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới của tác giả Nguyễn

Thị Thanh đã đề cập đến những chủ trương, nghị quyết của Đảng
về đường lối đổi mới đối với từng giai cấp, tầng lớp.
Trong các cuốn sách Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội trong
điều kiện đổi mới ở Việt Nam của tác giả Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc
Hùng; Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của
tác giả Nguyễn Đình Tấn; Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam từ
1976-1996 của tác giả Nguyễn Đình Lê, Dương Quốc Đông,
Nguyễn Kiều Trang đề cập đến quá trình biến đổi cơ cấu xã hội –
giai cấp, chỉ ra được những chỉ số, số liệu về sự biến đổi cũng như
so sánh về các giai cấp, tầng lớp trước và sau thời kỳ đổi mới.
Trong cuốn Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 6 (79) của
tác giả Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Tuấn Anh đề cập một phần
nói về sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp của nước ta năm 2014
cũng như so sánh chỉ số qua các năm về sự biến đổi.


Trong cuốn sách Phân tầng xã hội hợp thức và sự hình
thành tầng lớp xã hội ưu trội trong thời kỳ đổi mới hội nhập kinh
tế quốc tế ở nước ta của tác giả Nguyễn Đình Tấn đã đề cấp đến
sự phân hóa trong từng giai cấp, tầng lớp. Sự hình thành của các
tầng lớp mới cũng như sự phát triển của các giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ đổi mới diễn ra như thế nào.
Trong cuốn Tiểu luận cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới của tác giả Lê Thị Hồng Nhiên cũng nói về những
số liệu, chỉ số biến đổi của các giai cấp và tầng lớp. Bên cạnh đó,
cuốn tiểu luận này có đề cập đến các xu hướng biến đổi và mối
quan hệ của các giai cấp, tầng lớp trong quá trình đổi mới.
Mục đích nghiên cứu
Với mảng đề tài này, em sẽ đi nghiên cứu cơ cấu xã hội, tác
động của cơ cấu xã hội và sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp trong

thời kỳ đổi mới cũng như tìm hiểu mối quan hệ của các giai cấp,
tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp Việt Nam hiện
nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài này, em đi làm rõ hai khí cạnh lớn, đó là:
Cơ cấu xã hội, tác động của cơ cấu xã hội
Sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ đổi mới và
mối quan hệ của các giai cấp vầ tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu
xã hội giai cấp Việt Nam hiện nay.
Bố cục:


Khái quát chung về cơ cấu xã hội
Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mới


Khái quát chung về cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội
Khái niệm cơ cấu xã hội
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cơ cấu xã hội, có thể đưa
ra một số quan điểm sau đây về cơ cấu xã hội: “ Cơ cấu xã hội là
một “mô hình cấu trúc”, một chỉnh thể thống nhất, “động”, tương
đối ổn định giữa các quan hệ xã hội và các nhóm xã hội cơ bản
(giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,...), đan kết vào nhau và
được sắp xếp theo cấu trúc “ngang” và cấu trúc “dọc” tạo ra một
“bộ khung” cho sự vận động và phát triển của xã hội.. Những
thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò, mạng
lưới và các thiết chế. Theo định nghĩa trên, cơ cấu xã hội được
hiểu như là “mô hình cấu trúc”, một chỉnh thể thống nhất giữa các
quan hệ xã hội và các thành phần xã hội (nhóm xã hội); “một hệ

thống đa cơ cấu tự nhiên” cơ cấu nhiều chiều, nhiều khía cạnh,
nhiều cấp độ, trong đó, các đơn vị cấu thành của nó được sắp xếp,
phân bố liên hệ với nhau không phải một cách tùy tiện ngẫu nhiên
mà theo một trật tự xác định hợp lý, tương đối ổn định và có sự
lặp lại như vậy ở những xã hội khác nhau. Có thể xem phản đề
của cơ cấu xã hội là sự hỗn loạn, tình trạng vô trật tự, vô tổ chức,
không định dạng và nhận biết được.
Cơ cấu xã hội là một cấu trúc tự nhiên, vừa có những nét
chung phổ biến về mặt cơ cấu với mọi khách thể vật chất tự nhiên


khác, song lại vừa có những nét đặc thù của xã hội; bởi những
thành tố cấu thành nó không phải là những khách thể tự nhiên
thuần túy mà là những nhóm xã hội với những con người biết lao
động và có tư duy.
Cơ cấu xã hội có cả cấu trúc “ngang” và cấu trúc “dọc”, đan
kết vào nhau tạo thành “bộ khung” cho sự vận động và phát triển
của xã hội. Các thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là: nhóm xã hội,
vị thế xã hội, vai trò xã hội, thiết chế xã hội và mạng lưới xã hội.
Cơ cấu xã hội là sự thống nhất giữa mặt ổn định và sự biến
đổi; nếu so sánh với lịch sử và sự tiến hóa là cái luôn có xu hướng
vừa duy trì một phần cái cũ, lặp lại cái cũ, vừa có xu hướng liên
tục biến đổi, phá vỡ cái cũ, sắp xếp lại cái cũ để hình thành nên
những xã hội mới thì cơ cấu xã hội là cái tương đối ổn định hơn,
tương đối “bền bỉ” hơn, ít biến động hơn so với lịch sử tiến hóa.
Từ những phân tích trên có thể hiểu, cơ cấu xã hội là mối
liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Các
cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những
thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ
cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ

giữa chúng. Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa:
"Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành
phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo
nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất
của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã


hội này đến xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của
cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế,...".
Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới
hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau
của hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế
gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống
chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội,
v.v... Khi nói đến cơ cấu xã hội, cần quan tâm những khía cạnh
sau: Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ
cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ
chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội
dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.
Một số quan niệm của một số nhà xã hội học về cơ cấu
xã hội
Quan niệm của J.H.Fischer (nhà xã hội học người Mỹ):
“Cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt các thành phần xã
hội hoặc các đơn vị xã hội”. Do đó, theo ông khi nghiên cứu cơ
cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động,
nghĩa là xem xét sự sắp đặt các địa vị xã hội của các đoàn thể xã
hội và sự tương tác giữa các đơn vị xã hội tạo nên sự biến đổi bên
trong của hệ thống xã hội.
Quan niệm của V.A.Dobrianov ( nhà xã hội học Bungari )



Theo ông: “Cơ cấu xã hội theo giác độ phân tích của xã hội
học chính là cơ cấu xã hội nhiều chiều, nhiều khía cạnh và sự trừu
tượng hóa phạm trù cơ cấu xã hội là tiêu chuẩn “ba ngôi một thể”
gồm hoạt động xã hội, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội”.
Quan niệm của Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh
Trên cơ sở tổng kết, khái quát, phê phán và tiếp thu các quan
niệm đã có về cơ cấu xã hội, các nhà khoa học xã hội Việt Nam
đã đưa ra định nghĩa về cơ cấu xã hội như sau: “ Cơ cấu xã hội là
một “mô hình cấu trúc”, một chính thể thống nhất, “động”, tương
đối ổn định giữa các quan hệ xã hội và các nhóm xã hội cơ bản
(giai cấp, ngề nghiệp, tôn giáo, dân tộc,...), đan kết vào nhau và
được sắp xếp theo cấu trúc “ngang” và cấu trúc “dọc” tạo ra “bộ
khung” cho sự vận động và phát triển của xã hội. Những thành tố
cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò, mạng lưới và
các thiết chế.
Như vậy, cơ cấu xã hội phải được hiểu như là mô hình cấu
trúc, trong đó các đơn vị cấu thành của nó được sắp xếp, phân bố,
liên hệ với nhau không phải một cách ngẫu nhiên mà theo một trật
tự cấu trúc nhất định được hiểu như một “hình mẫu”, một mô
hình cấu trúc tương đối xác định được.
Tác động của cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội và cơ cấu kinh tế có quan hệ qua lại biện
chứng với nhau. Trước hết phải thấy rằng cơ cấu xã hội được hình


thành trên cơ sở của sản xuất, của cơ cấu kinh tế. Sự biến đổi của
cơ cấu xã hội có nguyên nhân sâu xa từ những biến đổi trong sản

xuất, trong cơ cấu kinh tế. Nếu sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế
biến đổi, sẽ kéo theo sự biến đổi của cơ cấu xã hội. Hình thành
trên cơ sở kinh tế, cơ cấu kinh tế và những nhân tố chính trị - xã
hội khác, đến lượt nó, cơ cấu xã hội cũng có sự tác động trở lại cơ
cấu kinh tế đến sản xuất cũng như cơ cấu quyền lực chính trị và
các yếu tố khác nhau của thượng tầng kiến trúc. Nó có thể tham
gia tích cực vào quá trình phân bố lại kinh tế, kích thích tính tích
cực của người lao động, điều hòa các quan hệ lợi ích, tạo ra sự
liên doanh liên kết và sự thống nhất, đồng bộ trong lao động, thúc
đẩy việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đổi
mới có cơ chế quản lý và vận hành kinh tế. Nó cũng có thể góp
phần hình thành nên một cơ cấu quyền lực chính trị mới, chững
chạc, năng động hướng tới công bằng, tiến bộ và văn minh xã hội.
Ngược lại, nó có thể kìm hãm sự phát triển của sản xuất,
làm méo mó cơ cấu kinh tế, quan liêu hóa và xơ cứng bộ máy,
nuôi dưỡng sự bất bình, xung đột, tích tụ nguy cơ rối loạn, đổ vỡ
xã hội.
Sự phát triển hay thoái bộ của xã hội có nguồn gốc nội sinh
từ những biến đổi của cơ cấu xã hội mà nguyên nhân sâu xa suy
cho cùng là những biến đổi trong sản xuất, trong kinh tế, sự thống
nhất và đấu tranh của những mặt đối lập, sự xung đột lợi ích giữa
các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội.


Với cách hiểu chung và khái quát về phương diện lý luận
như vậy, chúng ta có thể đem soi rọi vào thực tiễn đổi mới trên 30
năm qua để thấy được những biến đổitrong cơ cấu xã hội nước
ta.Trước hết, đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội tổng thể (biến đổi
vĩ mô). Chúng ta đã dứt khoát từ bỏ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế đa thành phần, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, giữ
vững mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn liền với quá
trình đó và kéo theo đó là sự biến đổi một cách tương ứng cơ cấu
xã hội giai cấp.


Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp thời kỳ đổi mới
Sau hơn 30 năm đổi mới, cải cách, xây dựng nền kinh tế đa
thành phần, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,
hàng loạt các tác nhân kinh tế, xã hội tác động mạnh mẽ vào cơ
cấu xã hội nước ta, cộng với những yếu tố nội sinh khác làm cho
cơ cấu kinh tế xã hội của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ.
Mỗi giai cấp, tầng lớp không còn giữ nguyên như cũ mà được
thay đổi một cách căn bản. Như cấu trúc xã hội không chỉ đơn
giản được xem xét như một cấu trúc ngang (2 giai cấp, 1 tầng lớp
và dường như đồng đều nhau, ngang bằng nhau) hoặc chỉ đơn
tuyến phát triển theo hướng tiến dần đến sự thuần nhất, đồng nhất
xã hội như quan niệm một thời trước đây mà đang diễn ra một
quá trình phân hóa, phân tầng xã hội mạnh mẽ.
Trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng như toàn xã hội đang diễn
ra sự phân hóa, loãng dần ra giữa các nhóm, thành viên xã hội về
mặt vị thế, vai trò, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, mức
sống, cơ hội thăng tiến cũng như năng lực vận dụng các cơ hội,...
Sự phân tầng xã hội đó đã hình thành cơ cấu xã hội đa thành phần
với các giai cấp và tầng lớp cơ bản nhất là giai cấp nông dân, giai
cấp công nhân, tầng lớp trí thức và tầng lớp doanh nhân. Mỗi một
giai cấp, tầng lớp đều có những biến đổi khác nhau tác động mạnh
mẽ vào cơ cấu xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Giai cấp công nhân



Đầu tiên phải kể đến là giai cấp công nhân tăng nhanh về
mặt số lượng, chất lượng (kể cả số lượng tuyệt đối cũng như tỉ
trọng trong dân cư). Hàm lượng lao động có trình độ công nghệ
cao, tay nghề cao gia tăng một cách đáng kể. Đóng góp của giai
cấp công nhân chiếm khoảng hơn 20% tổng số lao động cả nước.
Và có mặt trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như
các doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, quá trình biến đổi này diễn ra trong suốt thời kỳ
quá độ và sẽ trải qua hai giai đoạn. Đó là quá trình giai cấp công
nhân Việt Nam liên tục và không ngừng phát triển về số lượng và
nâng cao về chất lượng. Trong giai đoạn thứ nhất, từ khi cả nước
bước vào thời kỳ quá độ và đặc biệt là từ sau đại hội lần thứ VI
Đảng cộng sản Việt Nam (1986) cho đến những năm có thể kết
thúc chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, giai cấp công nhân
tiếp tục phát triển, chất lượng cũng được củng cố phần nào. Song
chủ yếu là sự phát triền về số lượng. Tiếp đến trong giai đoạn sau,
giai đoạn chính thức bước vào công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
sẽ có những điều kiện vật chất kỹ thuật đầy đủ hơn để giai cấp
công nhân phát triển mạnh về chất lượng trong khi đội ngũ của họ
vẫn được bổ sung theo một nhịp độ bình thường và vững chắc. Xu
hướng phát triển chung đó của giai cấp công nhân là sự thể hiện
tập trung của các xu hưởng biến đổi cụ thể trong cơ cấu của nội
bộ giai cấp. Nói cách khác xu hướng phát triển chung đó về số


lượng và chất lượng biểu hiện thông qua các xu hướng biến đổi cụ
thể trên từng mặt sau đây :
Một là: Xu hướng đa dạng hóa trong sự phát triển của giai
cấp công nhân ở các thành phần kinh tế. Nếu trước kia chủ yếu

chỉ thấy công nhân trong khu vực Nhà nước thì ngày nay có công
nhân khu vực quốc doanh, có công nhân khu vực tập thể, có công
nhân khu vực tư nhân (thậm chí có người công nhân có thể được
xếp vào cả hai loại hình kinh tế nào đó). Sự đa dạng hóa này hiện
nay trong giai cấp công nhân từ chỗ làm tăng thêm tính phức tạp
và không thuần nhất trong nội bộ giai cấp của họ, sẽ đi tới làm
giảm dần dần những sự chênh lệch về nhiều mặt (như trình độ tay
nghề, ý thức tư tưởng giai cấp,...) của họ do đường lối chính sách
về kinh tế và xã hội đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, do sự
liên kết xích lại gần nhau của họ trong quá trình sản xuất công
nghiệp diện doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế),chính bản
thân giai cấp công nhân rèn luyện và nhận thức được vị trí của
giai cấp mình. Ở đây có vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã
hội, trực tiếp là các tổ chức của Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Hai là: Xu hướng trình độ văn hóa và tay nghề ngày một
tăng lên gắn liền với xu hướng trẻ hóa đội ngũ công nhân cả về
tuổi đời và tuổi nghề. Tình trạng 60% công nhân chưa qua các
trường lớp đào tạo do sự nôn nóng “công nhân hóa, nhà nước
hóa, công nghiệp hóa” có điều kiện khắc phục bằng nhiều hình
thức đào tạo và bồi dưỡng trên cơ sở các thành phần kinh tế đều


phát triển mạnh. Tuổi đời trung bình của đội ngũ công nhân còn
tiếp tục giảm xuống khi số lượng tăng nhanh và sẽ chậm dần lại
khi chuyển sang chủ yếu phát triển về chất lượng. Hiện nay số
công nhân trẻ chiếm tới 60%. Số có chưa đầy 10 tuổi nghề ở độ
tuổi dưới 30 chiếm tới 51%.
Ba là: Xu hướng đồng đều hóa một cách tương đối trong cơ
cấu giới tính của đội ngũ công nhân dần dần tăng lên. Trước đây
trong hoàn cảnh chiến tranh và nhu cầu xây dựng, củng cố quốc

phòng, bảo vệ Tổ quốc, số nam công nhân giảm đi đáng kể. Trong
hoàn cảnh mới, bối cảnh và tư duy mới (đương nhiên vẫn phải coi
trọng nhiệm vụ bảo vệ Tồ quốc) tỷ lệ nam - nữ trong công nhân
dần dần trở lại bình thưởng tỷ lệ nữ công nhân tăng dần lên. Năm
1975 nữ công nhân viên chức là 42.5%, năm 1988 là 46%.
Bốn là: Xu hướng phân bố đồng đều hơn một cách tương
đối giai cấp công nhân trên các địa bàn kinh tế và xã hội của đất
nước, gắn liền với cơ cấu xã hội - dân cư. Hiện nay có những cơ
sở công nghiệp như ở Hòa Bình Trị An, Biên Hòa, Dệt 8-3 Hà
Nội.... tập trung quá nhiều công nhân, làm cho việc phục vụ các
nhu cầu sinh hoạt của họ thêm nhiều khó khăn. Xu hướng này
được quy định bởi nhận thức mới về quy mô của sản xuất công
nghiệp, trong đó coi trọng phát triển các công trình quy mô nhỏ
và vừa, được quy định bởi sự trưởng thành của đội ngũ công nhân
trong các vùng nông nghiệp. Ở các địa phương của đất nước và
trong các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam.


Năm là: Xu hướng nâng cao tay nghề và năng lực, trình độ
sản xuất song song với xu hướng cơ cấu nghề nghiệp càng ngày
càng đa dạng hơn trong công nhân Việt Nam. Do sự phát triển của
các thành phần kinh tế, của các ngành kinh tế quốc dân, sẽ có
những bộ phận công nhân công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao
thông vận tải, công nhân nông nghiệp, v.v... nổi lên như những
“binh chủng” với những sắc thái riêng biệt của mình, tạo được
những “mũi nhọn” nghề nghiệp. Tỷ lệ công nhân lành nghề thợ
bạc cao ngày càng tăng lên từ sự phát triển lên trình độ mới của
sản xuất và kỹ thuật. Đang và sẽ hình thành rõ hơn cơ cấu công
nhân sản xuất và công nhân ở các ngành dịch vụ. Bộ phận công
nhân dịch vụ dần dần tăng lên.

Sáu là: Xu hướng ngày càng lăng lên số lượng công nhân
truyền thống nhiều đời trong quá trình công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với
phương châm tiểu công nghiệp hiện đại và thủ công nghiệp tinh
xảo. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp và tiểu công nghiệp phát triển, số công nhân có
truyền thống 3 đời mới chiếm 8%, 2 đời chiếm trên 20%.Những
điều kiện có tính khách quan và xu hướng phát triển có tính tất
yếu nói trên sẽ được hiện thực hóa từng bước. Giai cấp công nhân
Việt Nam sẽ trưởng thành hơn, thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong
kinh tế và chính trị - xã hội. Theo quan niệm của chúng tôi, đến
cuối thời kỳ quá độ vẫn còn đáng kể bộ phận công nhân khu vực


tập thể, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ những người lao động
và công nhân khu vực kinh tế cá nhân và tư nhân. Song, khi đó
lực lượng công nhận khu vực kinh tế quốc doanh đã thực sự lớn
mạnh. Cho nên, khi kết thúc thời kỳ quá độ, ở Việt Nam về cơ bản
hình thành một giai cấp công nhân có chất lượng mới: giai cấp
công nhân Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Xu hướng nói trên là có
tính khách quan. Để đạt được mục tiêu ấy, và mặt chủ quan, Đảng
và Nhà nước phải thực hành một kế hoạch có tầm chiến lược xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam mới cùng với nền công nghiệp
phát triển của nước nhà. Trước mắt phải thực hành các nhiệm vụ
chính sau:
Xác định cơ cấu và bước đi thích hợp để phát triển công
nghiệp, coi trọng phát triển các xí nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Kết
hợp sự hợp tác toàn diện và có hiệu quả, tranh thủ sự giúp đỡ của
các nước anh em và hợp tác với các nước phát triển và đang phát
triển trên thế giới cũng như trong khu vực, cộng với những nỗ lực

chủ quan theo một kế hoạch có cơ sở khoa học đầy đủ, đưa lại
thành tựu đáng kể trong kinh tế công nghiệp. Thực hành đổi mới
cơ chế quản lý công nghiệp, phát huy quyền tự chủ của các xí
nghiệp; phân định rõ rành giới quản lý nhà nước về kinh tế và
quản lý sản xuất kinh doanh, không gây khó khăn, cản trở sản
xuất đối với các xí nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp nhỏ, cá thể phát
triển, khuyến khích khu vực công nghiệp tư nhân phát triển theo


sự hướng dẫn của Nhà nước, đồng thời phải tập trung thích đáng
cho sự phát triển công nghiệp khu vực quốc doanh tập thể. Có kế
hoạch chủ động xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát huy
vai trò của tổ chức Liên đoàn lao động ở cả các thành phần kinh
tế. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng công nhân, như Đại
hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đối với giai cấp
công nhân, Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao
giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ hiểu biết về mọi mặt để
xứng đáng với vị trí tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo
đời sống vật chất và văn hóa, tạo những điều kiện cần thiết để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình; có chế độ
tiền lương và phúc lợi xã hội hợp lý... Đảng cần tổng kết kinh
nghiệm và ra Nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân. Bước
vào thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân đã có những bước phát
triển cả về số lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu
năm 2005 số lượng người lao động làm việc trong các loại hình
doanh nghiệp trên cả nước chỉ khoảng 6,07% triệu thì con số này
tăng lên đến 7,94% triệu năm 2008 ; 8,70 triệu năm 2009; 9,83
triệu năm 2010; 10,89 triệu năm 2011; tăng lên gần 11 triệu năm

2013 và hienj nay con số đó lên khoảng 15 triệu chiếm 21% tổng
số lao động và 11% dân số cả nước. Sự gia tăng về số lượng của
giai cấp công nhân ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là do
sự phát triển các ngành công nghiệp của các thành phần kinh tế.


Kinh tế ngoài nhà nước là khu vực có số lượng công nhân tăng
lên nhanh chóng, còn ở khu vự kinh tế nhà nước, số lượng công
nhân tăng không đáng kể.
Mặt chất lượng, công nhân qua đào tạo có tăng lên, nhưng tỉ
lệ không lớn. Chỉ tính 4 năm, từ năm 2009 đến năm 2012, tỷ lệ
lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo và đang làm việc trong
nền kinh tế tương ứng là 14,8%; 14,6%; 15,4% và 16,6%. Trong
giai đoạn hiện nay, mặc dù chỉ chiếm khoảng 11% tổng số dân cư
của cả nước, nhưng lực lượng này đã làm ra phần lớn sản phẩm
của xã hội, ước tính chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm xã hội và
đóng góp hơn 70% ngân sách nhà nước. Xu hướng ngày càng
nâng cao về trình độ, ý thức lao động và cả tác phong công nghiệp
của giai cấp công nhân. Nếu như tước đổi mới, chỉ có 57,5% công
nhân có trình độ phổ thông cơ sở và đa số không qua đào tạo nghề
thì đến năm 2008 đã có 80% công nhân có trình độ trung học cơ
sở và trung học phổ thông; 37% lao động đã qua đào tạo, trong
đó có 25% là đào tạo nghề. Năm 2014, có 70,2% công nhân có
trình độ trung học phổ thông; 26,8% có trình độ trung học cơ sở
và 3,1% có trình độ tiểu họ. Công nhân có trình độ trung cấp
chiếm 17,9%, trình độ cao đẳng chiếm 6,6%, trình độ đại học
chiếm 17,4%.
Xu hướng nâng cao trình độ (từ trình độ chuyên môn và
trình độ tay nghề của công nhân) là xu thế khách quan của quá
trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và quá trình hội nhập



quốc tế. Xu hướng đó là hệ quả tất yếu vì phát triển những ngành
nghề sản xuất đòi hỏi người lao động phải có trình độ và tay nghề
cao. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động tự giác
nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và tay nghề để có
thể đáp ứng được yêu cầu mà các ngành nghề sản xuất đặt ra.
Giai cấp công nhân nước ta không những phát triển về số
lượng và chất lượng mà còn ngày càng phát triển đa dạng hơn. Cụ
thể, hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam đang có mặt trong tất
cả các thành phần kinh tế; trong số khoảng 15 triệu công nhân có
gần 2 triệu công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước và 1,6
triệu công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
số còn lại là trong doanh nghiệp tư nhân. Công nhân hoạt động ở
các thành phần kinh tế khác nhau sẽ khác nhau về tính chất lao
động, trình độ sản xuất công nghiệp và về thu nhập. Trên thực tế,
tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội trong nội bộ giai
cấp công nhân ở nước ta cũng đã và đang diễn ra rất sâu sắc. Ở
một mức độ nhất định, điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt về ý thức
làm chủ, trình độ và tác phong công nghiệp, tinh thần giác ngộ và
đoàn kết giai cấp...Đây chính là những yếu tố làm tăng thêm quá
trình phức tạp và đa dạng hóa trong giai cấp công nhân nước ta.
Bên canh đó, là xu hướng ngày càng đa dạng về cơ cấu
ngành nghề. Sự phát tiển không ngừng của khoa học, công nghệ,
sự phát triển của nền kinh tế trí thức và quá trình hợp tác quốc tế
làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, trong đó phải kể đến các


ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn như: điện, dầu khí, điện tử,
tin học, viễn thông, chế tạo vật liệu mới,...). Sự xuất hiện của

những ngành nghề này đặt ra yêu cầu cần phải có một lực lượng
công nhân phù hợp. Ngoài ra, nhiều ngành dịch vụ cũng phát triển
như: các ngành tài chính, ngân hàng, chuyển giao kỹ thuật, đầu ra
cho các sản phẩm...). Đây là những ngành có nhu cầu phát triển
lớn, vì thế nên công nhân hoạt động ở khu vực các ngành này sẽ
ngày càng tăng. Đó là những chỉ báo minh chứng cho tầm quan
trọng của giai cấp công nhân đối với nền kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân là lực lượng, giai cấp có số lượng đông
nhất nhưng đóng góp vào GDP lại có sự giảm xuống. Số lượng
của giai cấp nông dân cũng giảm xuống và chuyển dịch sang giai
cấp, tầng lớp khác. Dịch chuyển ra khu vực nông thôn ra thành thị
có các khu công nghiệp.
Giai cấp nông dân tăng mạnh về mặt số lượng song lại giảm
tỷ trọng trong dân cư. Năm 2001, cả nước có 24,95 triệu lao động
nông nghiệp, năm 2007 giảm 1,14 triệu lao động và còn 23,81
triệu người làm nông nghiệp. Sự sụt giảm tỷ trọng nông dân trong
dân cư phản ánh quá trình chuyển đổi lao động trong các lĩnh vực
phi nông nghiệp. Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI được
tổ chức vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 cho thấy, nông dân chiếm
70% dân số cả nước (khoảng 63 triệu người trong tổng số khoảng


90 triệu người hiện nay) và hơn 50% lực lượng lao động xã hội.
Số hội viên của Hội Nông dân Việt Nam có gần 10,5 triệu người.
Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân giảm so với số lượng cả nước là kết quả
của các dòng di dân từ nông thôn ra đô thị là quá trình biến người
nông dân và con cái của họ thành người thị dân/ người công nhân.
Đây là xu hướng mới và tích cực về chuyển dịch lao động ở nước

ta, phản ánh kết quả thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
của Đảng và Nhà nước.
Về chất lượng giai cấp nông dân, có hai chỉ báo quan trọng
cần được nhấn mạnh. Thứ nhất, thành tựu to lớn của giai cấp
nông dân trong việc đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực ở
giai đoạn trước đổi mới thành một nước xuất khẩu lương thực
hàng đầu thế giới, nhất là trong lĩnh vực sản xuất gạo. Thứ hai,
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo. Đóng góp vào thành công này có nhiều nhân
tố và thành phần xã hội, trong đó phải kể đến giai cấp nông dân.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn; người nông dân từ chỗ thụ động, thờ ơ với việc học
tập, tiếp thu trình độ kỹ thuật canh tác đã trở nên tích cực hơn,
chủ động hơn trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Họ biết ứng
dụng kỹ thuật canh tác mới, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất
mới, nghiên cứu thị trường, giá cả nhằm nâng cao trình độ sản
xuất kinh doanh, tăng hiệu quả trên đơn vị sản xuất. Những mô


hình tiên tiến được áp dụng đã tạo ra năng suất và chất lượng sản
phẩm hơn hẳn cách sản xuất truyền thống. Như mô hình sản xuất
giống cay, chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu,
Vĩnh Phúc, Hà Nội theo quy mô công nghiệp công nghệ Nhật Bản
đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn, giúp người sản xuất
có thu nhập gấp 2, thậm chí gấp nhiều lần, so với sản xuất quảng
canh hộ gia đình truyền thống. Thực tế này cho thấy, trình độ của
nông dân Việt Nam ngày càng nâng cao trong quá trình sản xuất.
Nền sản xuất nông nghiệp của nước ta chuyển từ cung cấp,
tự túc khép kín sang sản xuất hàng hóa và cơ cấu ngành nghề ở

nông thôn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực và trở nên da
đạng hóa. Đó là xu hướng giảm số lượng và tỉ trọng nông, lâm,
thủy sản sang công nghiệp, dịch vụ trong nhà nước. Mặc dù nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là lĩnh vực có số lao động lớn nhưng
giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chỉ
chiếm khoảng từ 18% đến 20% trong cơ cấu các khu vực kinh tế
(bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây
dựng; dịch vụ). Chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng chưa có
tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế - ngay cả đối với mặt
hàng gạo xuất khẩu. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản năm 2011 của Tổng cục Thống kê, số hộ hoạt động
trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 9,53 triệu hộ (chiếm 62,2%),
giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006 (chiếm 71,1%); số hộ hoạt
động trong kĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 5,13


triệu, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006. Tính chung trong giai
đoạn 2001 – 2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại
giảm đi khoảng 9% đến 10%. Mặc dù đã đạt được những kết quả
rất tích cực, nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành, nghề và cơ
cấu lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn chậm và còn cách xa
so với yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Trong 10 năm, từ 2001 – 2011, tỷ trọng lao
động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mới giảm
được 20%, từ khoảng 80% năm 2001 xuống còn khoảng 60% vào
năm 2011, bình quân mỗi năm chỉ giảm được 2%.
Trong giai cấp nông dân cũng có một bộ phận giàu lên, trở
thành chủ trại, họ tập trung trong tay nhiều ruộng đất; khi mùa vụ
đến thì thuê mướn nhiều người lao động làm thuê, thu nhập mỗi
năm vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng,... Trong cơ cấu

ngành nghề ở nông thôn, một bộ phận khác chuyển sang làm nghề
thủ công hoặc dịch vụ, cơ khí, chế biến nông sản, cung ứng vật tư
nông nghiệp...; một bộ phận không nhỏ chuyển sang kinh doanh
trang trại và kinh tế hợp tác xã với quy mô lớn. Theo Tổng cục
Thống kê, năm 2008 cả nước có 7.592 hợp tác xã, đến năm 2016
là 10.756 hợp tác xã. Năm 2008 cả nước có 120.699 trang trại,
hiện nay có gần 150.000 trang trại. Kinh tế trang trại và kinh tế
hợp tác xã phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn tới
sự đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề trong giai cấp nông dân nước
ta.


Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, người nông
dân được giải phóng khỏi sự áp đặt, ràng buộc của cơ chế quản lý
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Họ được quyền tự chủ trong
sản xuất kinh doanh, được quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Đây
chính là động lực cơ bản để kích thích và phát huy tính năng
động, tinh thần sáng tạo của người nông dân, để họ có thể quan
tâm và gắn bó lâu dài hơn với đồng ruộng cũng như sản xuất ngày
càng đạt hiệu quả hơn. Kinh tế hộ đã đóng góp một phần quan
trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực
nông thôn. Xu hướng này sẽ được tiếp tục khẳng định và ngày
càng phát huy vai trò tốt hơn khi Đảng giải quyết đồng bộ vấn đề
nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Trong khi đó một bộ phận rơi vào tình trạng nghèo khổ, yếu
thế (ở miền Tây Nam Bộ có đến trên 5% trở thành tá điền phải
cày thuê cuốc mướn kiếm sống) thu nhập thấp, bấp bênh, đời
sống khó khăn. Cũng chính xu hướng tăng lên về vai trò của kinh
tế hộ thì sự phân hóa giàu nghèo ở khu vực nông thôn cũng diễn
ra mạnh mẽ. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm

2008, chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu
nhập thấp nhất ở nông thôn là 6,5 lần, con số này tăng lên 7,5 lần
vào năm 2010. Tương tự, chênh lệch về chỉ tiêu giữa nhóm có thu
nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất cũng tăng từ 3,1 lần
năm 2002 lên 3,5 lần năm 2010. Quá trình phân hóa giàu – nghèo
giữa các hộ nông dân ở nông thôn là một quá trình tự nhiên, diễn


×