Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DNVVN TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.81 KB, 42 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DNVVN TIẾP CẬN
VỐN VAY NGÂN HÀNG
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DNVVN NHỮNG NĂM QUA
2.1.1. Số lượng, cơ cấu ngành và sự phân bố theo vùng của khu vực DNVVN
Theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ thì DNVVN
là những doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người.
Với tiêu chí về vốn như vậy thì có 20916 trên tổng số 24708 doanh nghiệp được
điều tra trong cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp tiến hành
năm 1995 là DNVVN, chiếm 88,2% tổng số doanh nghiệp. Trong đó đối với khu
vực doanh nghiệp Việt Nam thì tỷ lệ này là 89,5% và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài là 33,6%. Rõ ràng là các DNVVN chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn
trong nước.
Theo tiêu chí về vốn thì số lượng DNVVN theo các loại hình và thành phần
kinh tế như sau:
Bảng 2.1: TỶ LỆ DNVVN TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Loại hình doanh nghiệp
Tỷ lệ
%
1. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN
2. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN địa phương
3. Số lượng DNVVN trong khu vực DNNN trung ương
4. Số lượng DNVVN trong khu vực kinh tế tập thể
5. Số lượng doanh nghiệp tư nhân thuộc loại vừa và nhỏ
6. Số lượng công ty cổ phần thuộc loại vừa và nhỏ
7. Số lượng công ty TNHH thuộc loại vừa và nhỏ
8. Số lượng doanh nghiệp có vốn nước ngoài thuộc loại vừa và nhỏ
Tổng số DNVVN trong toàn bộ số lượng doanh nghiệp
65,9
74,6
47,8
97,4


99,4
42,3
94,6
33,6
88,2
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)
Còn nếu lấy quy mô lao động dưới 200 người để phân loại thì hơn 96% tổng
số doanh nghiệp tại Việt Nam đều thuộc loại vừa và nhỏ. Do đó xét theo cả hai tiêu
chí thì khoảng 88-90% doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Tỷ lệ này
trong các ngành và các thành phần kinh tế không giống nhau (xem bảng 2.1). Mặc
dù số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp nhưng theo tính
toán dựa trên các số liệu của cuộc Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự
nghiệp thì toàn bộ khu vực DNVVN của cả nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn
kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp.
Với tiêu chí xác định DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì tỷ trọng
của DNVVN so với tổng số doanh nghiệp của cả nước tăng lên đáng kể từ 88,2%
lên 92,5%. Hiện nay có khoảng hơn 80% DNNN thuộc loại quy mô vừa và nhỏ;
trên 50000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân, trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, đa số đều là DNVVN; các
hợp tác xã cũng đều là DNVVN (chiếm 98,6% trong tổng số doanh nghiệp cả
nước).
Như vậy DNVVN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 97% xét về
vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước.
Về cơ cấu ngành, các DNVVN ở Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực
chính: thương mại và dịch vụ đời sống; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ vận
chuyển hàng hoá, hành khách. Ngành thương mại, dịch vụ sửa chữa chiếm một số
lượng lớn các DNVVN trong tổng số DNVVN của cả nước (46,2%) trong khi chỉ
có 18% DNVVN hoạt động trong các ngành công nghiệp và xây dựng đồng thời có
hơn 10% DNVVN hoạt động trong các ngành vận tải, dịch vụ, kho bãi. Số
DNVVN còn lại hoạt động trong rất nhiều ngành khác nhau nên mỗi ngành đó chỉ

có rất ít DNVVN với số lượng không đáng kể. Số lượng các DNVVN hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đời sống chiếm số đông (46,2%) là điều dễ
hiểu vì đầu tư vào lĩnh vực này các doanh nghiệp chỉ cần một lượng vốn nhỏ, thời
gian quay vòng của vốn nhanh, trình độ nghiệp vụ không cao phù hợp với quy mô
vừa và nhỏ; trái lại trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp phải
đầu tư một lượng vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài, trình độ quản lý cũng như trình độ
lao động đòi hỏi khá cao, rõ ràng là chỉ thích hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn
nên DNVVN trong lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng18%.
Về phân bố theo vùng của các DNVVN. Sự phân bố DNVVN theo địa bàn
không đồng đều tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, chiếm 73% số DNVVN
của cả nước (thành phố HCM 25%, các tỉnh khác ở Nam bộ 48%), các tỉnh phía
Bắc 18%, các tỉnh miền Trung chiếm 9%. Tỷ lệ phân bố theo vốn cũng chủ yếu tập
trung ở các tỉnh Nam bộ (thành phố HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm
51%, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 20%), còn lại các tỉnh đồng bằng sông
Hồng 13%, miền Trung 7%, Tây Nguyên 2%, khu bốn cũ 2%, miền núi và trung
du Bắc bộ 2%.
Bên cạnh các doanh nghiệp do các nhà đầu tư trong nước thành lập, nhờ
chính sách mở cửa nên đã có nhiều doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước
ngoài được thành lập tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài này chủ
yếu tập trung ở các khu đô thị và trung tâm công nghiệp lớn, đặc biệt là vùng Đông
Nam bộ với nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Như vậy riêng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm trên
55% tổng số DNVVN của cả nước. Hai vùng có số lượng DNVVN lớn tiếp theo đó
là đồng bằng sông Hồng (18,1%) và duyên hải miền Trung (10,1%). Các vùng còn
lại có số lượng DNVVN chiếm tỷ trọng rất thấp.
2.1.2. Vốn và trình độ công nghệ thiết bị của DNVVN
Như trên đã trình bày nguồn vốn cho DNVVN bao gồm vốn tự có, nguồn tín
dụng chính thức và phi chính thức. Về vốn tự có của các DNVVN thường nhỏ, với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ từ 10.000 USD đến 100.000 USD số
doanh nghiệp có vốn trên 1 triệu USD rất ít. Do đó muốn mở rộng sản xuất, đổi

mới công nghệ các DNVVN phải dựa vào nguồn vốn vay. Trong khi đó khả năng
và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tín dụng đối với các DNVVN
còn bị hạn chế và gặp khó khăn lớn do không đủ tài sản thế chấp, mức lãi suất cho
vay còn quá cao so với mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, khối lượng cho
vay ít, thời hạn cho vay ngắn, thủ tục phức tạp. Trước tình hình đó các DNVVN
thường phải dựa chủ yếu vào các nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất khá
cao càng gây khó khăn cho các DNVVN.
Việc huy động vốn của DNVVN khó khăn như vậy nên quy mô vốn trung
bình của loại hình doanh nghiệp này rất thấp. Điều đó được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 2.2: QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP
Năm Tổng
DN Tư
nhân
Công ty
TNHH
Công ty CP DNNN
1991 1.080,73 174,77 753,92 19.650,00 23.744,23
1992 1.583,16 212,99 1.416,19 16.526,00 4.359,31
1993 2.947,81 185,36 917,48 14.225,38 9.070,17
1994 2.323,57 159,46 789,29 46.629,56 40.103,46
1995 4.796,52 203,85 810,11 11.492,17 66.895,05
1996 3.301,78 178,54 817,90 10.977,51 26.865,34
1997 2.017,00 182,27 1.032,37 10.412,09 11.688,26
Tổng thể 2.979,95 184,64 919,17 17.525,90 15.863,25
6
( Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư )
Bảng 2.2 đã chỉ ra cho ta thấy trong thời kỳ 91-97 quy mô vốn trung bình
của các công ty cổ phần là lớn nhất do tổng số vốn đăng ký của các CTCP lúc này
tuy nhỏ nhưng số lượng các công ty này không nhiều. Có lẽ do công ty cổ phần

vẫn còn là một hình thức mới mẻ của thời kỳ này nên nhiều người chưa thật sự
thấy được ích lợi của loại hình này để đầu tư đúng như một chuyên gia ngân hàng
người Pháp đã nhận xét:" Người Việt Nam chưa có thói quen góp vốn thành lập
công ty cổ phần, có tiền chỉ thích mua xe gắn máy hai bánh và xây nhà ở to". Còn
đối với các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập lại có quy mô vốn trung bình là
nhỏ nhất chỉ có 184 triệu đồng/1DN. Điều này cũng rất hợp lý bởi các DNTN phát
triển rất nhanh về số lượng do chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích
trong khi nguồn vốn thì lại nhỏ bé chỉ dựa vào vốn tự có của chủ doanh nghiệp mà
thôi. DNNN giai đoạn này có quy mô vốn trung bình khá lớn khoảng 15,9 tỷ đồng
tương ứng với số vốn 103.285 tỷ đồng và 6511 DNNN.
Năm 2000 có sự thay đổi rõ rệt về quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp.
Vốn trung bình của một DNTN mới thành lập tăng lên đến 434,06 triệu đồng (tăng
235% so với thời kỳ trên) do trong năm 2000 Luật doanh nghiệp được thực thi tạo
điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh về số lượng, về
vốn đăng ký. Trong khi đó quy mô vốn trung bình của công ty cổ phần giảm đáng
kể chỉ còn 4231,41 triệu đồng (giảm 414% so với thời kỳ trên). Có sự sụt giảm
mạnh như vậy là vì Nhà nước rất khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hoá làm
cho các CTCP ngày càng tăng nhưng số vốn đăng ký lại không tăng theo tương
ứng. Quy mô vốn trung bình của DNNN cũng giảm mạnh bởi các DNNN làm ăn
thua lỗ nhiều dẫn tới quá trình sắp xếp lại các DNNN. Khả năng sinh lợi của
DNNN ngày càng thấp, xu hướng giảm qua các năm như sau: năm 95:16,71%;
năm 97:12,3%; năm 98:12,31%; năm 99: 11,21%; năm 2000: 9,6%.
Cũng như vốn, công nghệ thiết bị là một nhân tố quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp, kiến tạo nên sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Trình độ
công nghệ cao dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, doanh thu tăng và ngược lại. Tuy
nhiên DNVVN đang phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn trầm trọng (75% DNVVN
thiếu vốn) nên khó có thể đổi mới nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi các DNVVN tập trung khá đông và phát triển
mạnh mẽ. Thông qua khảo sát tình hình trang thiết bị công nghệ của các doanh
nghiệp TP.HCM ta có thể suy ra tình hình chung của DNVVN Việt Nam. Nhìn

chung các DNNN có máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện đại hơn các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ lệ lạc hậu chỉ chiếm 35,5% trong khi đó ở các
tổ hợp cá thể là 73,6%, ở DNTN và HTX là 50%. Tính chung cho cả thành phố tỷ
lệ lạc hậu của công nghệ máy móc thiết bị là 52% một tỷ lệ khá lớn, tỷ lệ hiện đại
chỉ có 10% và 38% là tỷ lệ ở mức trung bình (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TP.HCM
Loại doanh nghiệp
Trình độ công nghệ máy móc thiết bị
(đơn vị %)
Hiện đại Trung bình Lạc hậu
1. Quốc doanh 11.4 53.1 35.5
2. Ngoài quốc doanh 6.7 27 66.3
Công ty CP, TNHH 19.4 54.8 25.8
DNTN 30 30.3 50
HTX 16.7 33.3 50
Tổ hợp, cá thể 3.6 22.8 73.6
3. Tính chung 10 38 52
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)
Trước tình hình trên các DNVVN cần đổi mới công nghệ máy móc thiết bị
để tăng giá trị tổng sản lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên quá trình đổi mới công nghệ đã
và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách và lâu dài cần phải giải quyết. Đó là sự thiếu
vắng chiến lược công nghệ cho DNVVN nên đổi mới công nghệ diễn ra một cách
tự phát cá biệt thiếu định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước hay của doanh
nghiệp lớn. Đồng thời các DNVVN còn phải đối mặt với tình hình thiếu thông tin
hướng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ trong khi năng lực tài chính hạn hẹp.
Việc đổi mới công nghệ chỉ là việc làm tự thân của DNVVN. Vì vậy Nhà nước cần
có những chính sách, biện pháp, điều kiện thích hợp giúp DNVVN đổi mới công
nghệ máy móc thiết bị đạt tới trình độ hiện đại trong một tương lai không xa.
2.1.3. Thị trường và khả năng cạnh tranh của DNVVN

Một trong những vấn đề quan trọng mang tính sống còn của các DNVVN là
xác định thị trường và chọn lựa vị trí kinh doanh. Thị trường là yếu tố mang tính
tổng hợp, nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho
các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tiêu thụ được nhiều
sản phẩm tức là có một thị trường đầu ra vững chắc. Do đặc thù của mình, các
DNVVN thường tập trung khai thác những những thị trường và mặt hàng mới,
những thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn ít chú ý hoặc không muốn đảm
nhận.
Thực trạng nền kinh tế cho thấy các DNVVN đang có nguy cơ mất thị
trường ngay trên nước mình do nạn hàng ngoại nhập lậu và nhập chính ngạch tràn
lan, hơn nữa các mặt hàng này thường có chất lượng tốt hơn hàng hoá trong nước.
Nguy cơ này sẽ còn gia tăng nặng nề hơn theo tiến trình Việt Nam tham gia vào
AFTA vào năm 2006.
Vì thế song song với cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam", Nhà nước với tư cách người tiêu dùng cần có những quan điểm, biện pháp
mạnh mẽ thúc đẩy các cơ quan, DNNN ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Có như vậy
thị trường cho DNVVN mới được mở rộng và phát triển một cách vững chắc.
2.1.4. Lao động và đội ngũ quản lý của DNVVN
Việc quản trị nhân sự trong các DNVVN có ý nghĩa quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lao động trong DNVVN phải là những
người năng động có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Tuy nhiên lao
động trong các DNVVN hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ văn
hoá cấp II là chủ yếu (chiếm 40-45%), ít được đào tạo qua trường lớp cơ bản bình
quân chiếm 60-70% đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Với trình độ tay nghề, kỹ
thuật thấp như vậy, họ chỉ làm được những công việc giản đơn không đòi hỏi cầu
kỳ, phức tạp quá. DNVVN cần khắc phục tình trạng này thông qua hoạt động đầu
tư vào các chương trình đào tạo, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các trung tâm
tư vấn, hỗ trợ DNVVN về đào tạo thì hoạt động của DNVVN mới hiệu quả.
Các DNVVN không những cung cấp sản phẩm cho nền kinh tế mà còn tác
động như một vườn ươm tài năng kinh doanh và tài năng quản trị- một yếu tố đang

thiếu thốn nghiêm trọng ở các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam. Hầu
hết cán bộ quản trị doanh nghiệp của các DNVVN đều trưởng thành từ thực tế và
học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng, rất ít người được đào tạo qua các trường lớp
chính quy về quản trị kinh doanh hoặc quản lý kinh tế do đó họ có một nhu cầu lớn
đối với đào tạo. Một khi Nhà nước thiết lập được các khung định chế hỗ trợ hữu
hiệu về tư vấn kỹ thuật, nguồn vốn tín dụng, đào tạo kỹ năng quản trị...để giúp các
DNVVN phát triển vững chắc trong một môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định
thì DNVVN sẽ là nơi sản sinh ra những nhà doanh nghiệp và nhà quản lý tài năng
như lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng tỏ. Các chủ DNVVN sẽ trở thành
những chủ doanh nghiệp hay nhà công nghiệp lớn đảm đương những vị trí kinh tế
xã hội quan trọng. Họ đã được tôi luyện theo một trình tự từ giản đơn đến phức
tạp, từ thủ công hay bán thủ công sang hiện đại, từ thị trường trong nước đến thị
trường nước ngoài do đó kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh của họ là một vốn
quý cho nền kinh tế nói chung. Mặc dù theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư thì có
khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có
31,2% có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Trước tình trạng như hiện nay về đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp
cần có một chiến lược nguồn nhân lực cụ thể để từ đó thực thi một cách chủ động
có hiệu quả trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra. Đó là theo hướng tăng thợ giảm
thầy, sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do nhà nước quốc tế tài trợ. Với đội ngũ
chủ doanh nghiệp phải được đào tạo cơ bản và làm việc theo ngành nghề để tránh
tình trạng như hiện nay chủ yếu trưởng thành từ thực tế thiếu kiến thức cơ bản nên
làm chủ một doanh nghiệp nhỏ thì được nhưng khi có sự nâng cấp về quy mô thì
bất cập đổ vỡ. Còn đối với đội ngũ lao động cần đào tạo kết hợp cả lý thuyết lẫn
thực hành không nên quá thiên về lý thuyết.
2.1.5. Vị trí của DNVVN đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các DNVVN đã có tác động tích cực tới quá
trình thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của đất nước, mở ra những cơ
hội cho người dân vươn lên bằng chính khả năng của mình cũng như tạo ra một
môi trường nhiều sáng kiến tự lực tự cường cho các cá nhân và tập thể trong xã

hội.
DNVVN có hai tác dụng tích cực chủ yếu đối với nền kinh tế, đó là đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu GDP và tạo việc làm cho người lao
động.
Với tỷ lệ hơn 90% tổng số doanh nghiệp của cả nước, DNVVN đóng góp
vào GDP của cả nước khoảng 24-25% mỗi năm, vào giá trị kim ngạch xuất khẩu là
70%, chủ yếu là các hàng nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giày... và
giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thương mại dịch vụ. Có thể nói các DNVVN
trong các thành phần kinh tế đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, tăng
trưởng kinh tế đảm bảo thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 tăng bình quân GDP
7%, nông nghiệp tăng 5,6%, công nghiệp tăng 13,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng
21,5%. Năm 2001 theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 10 Quốc
hội khoá X mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn đạt 6,8%, công nghiệp tăng
14,5%, thuỷ sản tăng 15,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 16%, thu ngân
sách tăng 7,4%. Những con số này đã chứng minh vai trò và sự đóng góp không
nhỏ của DNVVN từ đó góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội của đất nước.
Các DNVVN còn là nơi thu hút một số lượng lớn lao động trong nền kinh tế.
Hiện nay các DNVVN đang sử dụng hơn 50% lực lượng lao động của cả nước và
là loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng đặc biệt là khu vực kinh tế tư
nhân. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm đi một
cách đáng kể. Bảng 2.4 dưới đây đã nói lên điều đó:

Bảng 2.4:
TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Ở
CÁC THÀNH PHỐ LỚN VÀ PHÂN BỐ THEO VÙNG.
(Đơn vị: %)
N¨m 1996 1997 1998 1999 2000
TP lín
Hµ néi 7.71 8.56 9.09 10.31 7.95

HCM 5.68 6.13 6.76 7.04 6.48
§µ N½ng 5.53 5.42 6.35 6.64 5.95
Ph©n theo vïng
§BSH 7.57 7.56 8..25 9.34 7.34
§«ng B¾c 6.42 6.34 6.6 8.72 6.49
T©y B¾c 4.51 4.73 5.92 6.58 6.02
B¾c Trung Bé 6.96 6.68 7.26 8.62 6.87
DHNTB 5.57 5.42 6.67 7.07 6.31
T©y Nguyªn 4..24 4.99 5.88 5.95 5.16
(Nguồn: Niên giám thống kê 2000)
Ta nhận thấy giai đoạn 96-99 tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố cũng như các
vùng đều tăng lên rõ rệt trong đó thành phố Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp khá cao
10,31% (năm 99), vùng ĐBSH là 9,34% còn các thành phố các vùng khác tỷ lệ thất
nghiệp chỉ đến con số 8,72% là cao nhất (vùng Đông Bắc) và vùng Bắc Trung Bộ
là 8,62%, còn lại đều từ 4-7,26% (từ 7% trở lên cũng không đáng kể). Điều này có
lẽ là do Hà nội cũng như vùng ĐBSH và vùng Đông Bắc có lượng dân cư khá đông
lại có các điều kiện phát triển kinh tế rất thuận lợi như cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải, thông tin... dẫn đến số lượng lao động di cư đến ngày càng nhiều và kết
quả là thu nhập tăng lên.
Sang năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố, các vùng kinh tế đều giảm
đáng kể. Cụ thể là Hà Nội từ 10,31% xuống 7,95%; TP.HCM từ 7,04% xuống
6,48%; ĐBSH từ 9,34% xuống 7,34%; vùng Đông Bắc từ 8,72% xuống 6,49%.
Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2000 Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực
thông thoáng hơn tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển dẫn đến hàng loạt các
doanh nghiệp tư nhân ra đời với số lượng khoảng 29.519 doanh nghiệp, đến
1/4/2001 là 32.133 doanh nghiệp (so với 20.272 DN vào năm 96). Số doanh nghiệp
này đã giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động
khoảng 4643,8 nghìn người.
Một cuộc điều tra toàn bộ DNVVN gần đây cho thấy số lao động làm việc
trong các doanh nghiệp của tư nhân (gồm DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần)

đã chiếm 1/4 tổng số lao động làm việc ở toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế, gấp trên 4 lần số lao động ở các HTX, gấp trên 2 lần số lao
động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bằng 1/2 số lao động ở các
DNNN. Đây là những con số vô cùng ý nghĩa góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
nước ta từ 7,4% (năm 99) xuống 6,44% (năm 2000). Rõ ràng là chỉ riêng khu vực
kinh tế tư nhân đã tạo ra việc làm cho một số lượng lớn lao động mà kinh tế tư
nhân thì hơn 95% là DNVVN.
Thông qua quá trình phân tích ở trên ta đã thấy được bức tranh toàn cảnh về
DNVVN ở Việt Nam. Bức tranh mô tả DNVVN tồn tại và phát triển như một thực
thể năng động trong nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải
thiện đời sống nhân dân. Phát triển DNVVN đã đẩy mạnh việc lưu thông phân
phối, đáp ứng kịp thời nhu cầu mọi mặt đời sống dân cư và thúc đẩy sản xuất phát
triển . Mặt khác DNVVN đã tạo ra và huy động có hiệu quả nguồn vốn to lớn trong
dân vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH đồng thời nó cũng là nơi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nơi
đào tạo rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai và là cơ sở ban đầu để
phát triển doanh nghiệp lớn.
Những thành tựu, tiến bộ và sự đóng góp của DNVVN cho nền kinh tế được
bắt nguồn từ cả hai phía: tiềm năng, sức sống và tính năng động của bản thân
doanh nghiệp cùng với sự tác động tích cực của Đảng, của Nhà nước ta.
Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ ấy, DNVVN cũng còn không ít khó
khăn, hạn chế, đó là tình trạng phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh
tranh còn thấp. Tất cả những hạn chế này đều bắt nguồn từ sự khó khăn về vốn của
doanh nghiệp. Không có nhiều vốn, DNVVN không mở rộng sản xuất kinh doanh
được, không đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị được dẫn đến chất lượng sản phẩm
thấp, sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kém đi nhiều. Chính vì vậy Nhà
nước cũng như ngân hàng cần phải có những hỗ trợ cần thiết để giúp DNVVN tiếp
cận được nguồn vốn tín dụng chính thức.
2.2. TÌNH HÌNH VAY VỐN TẠI NHTM CỦA DNVVN
DNVVN là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số

doanh nghiệp cả nước. Nó đã được hỗ trợ bằng nhiều chính sách nhưng chính sách
tài chính tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất với hai công cụ chính là
lãi suất và nghiệp vụ bảo lãnh.
Ở Việt Nam theo Nghị định 90/ NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì DNVVN là
những doanh nghiệp có số vốn không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người. Theo tiêu chí này thì DNVVN chiếm 95,6% xét
về vốn và 97,8% xét về lao động, đóng góp khoảng 24-25% GDP mỗi năm. Các
DNVVN với số lượng lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp trên nhiều lĩnh vực ngành
nghề đã đóng vai trò quan trọng vào quá trình tạo ra việc làm cho người lao động
đặc biệt là có thể tiếp nhận và chuyển giao công nghệ nhanh để CNH-HĐH mà
trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Tuy nhiên đặc điểm của DNVVN là vốn ít, trình độ công nghệ và năng lực
quản lý hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong đó thiếu
vốn là đáng ngại nhất. Trước tình hình đó, nhà nước và ngân hàng đã có những
hình thức hỗ trợ rất thiết thực giúp DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn chính
thức; nâng tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của DNVVN tăng lên đáng kể
đặc biệt là đối với các DNVVN ngoài quốc doanh. Các DNNN quy mô vừa và nhỏ
khi vay vốn ngân hàng không cần phải có tài sản thế chấp hơn nữa còn được nhà
nước cấp kinh phí hoạt động theo một tỷ lệ nhất định vì thế NHTM đã thay đổi cơ
cấu cho vay theo hướng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày
càng nhiều hơn được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.5: CƠ CẤU CHO VAY CỦA HỆ THỐNG NHTM GIAI ĐOẠN 1990-2000
N¨m
Khu vùc kinh tÕ
DNNN 90 68.5 55.2 50.7 49.2 48.5
KTNQD 10 31.5 44.8 49.3 50.8 51.5
99 200091 93 95 97
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng 2001)
Như vậy trong giai đoạn 90-95 tỷ trọng cho vay DNNN giảm mạnh từ 90%
xuống 55,2% còn tỷ trọng cho vay kinh tế NQD của hệ thống ngân hàng tăng

nhanh từ 10% năm 91 lên 44,8% năm 95 nhưng sang giai đoạn 96-2000 tỷ trọng
cho vay kinh tế NQD vẫn tăng nhưng tăng chậm lại từ 49,3% năm 97 lên 51,5%
năm 2000. Sở dĩ có sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tín dụng ngân hàng là do:
Trong 10 năm qua Nhà nước ta đã tiến hành 3 đợt sắp xếp lại DNNN: 91-94, 95-97
và 98-2000, số lượng DNNN đã giảm hơn 50% từ 12.300 DNNN xuống còn 5789
DNNN hiện nay do giải thể, phá sản, sáp nhập, cổ phần hoá... Đồng thời với sự sụt
giảm của các DNNN là sự phát triển mạnh của kinh tế NQD từ 20.272 doanh
nghiệp năm 1996 lên đến 29.519 doanh nghiệp năm 1999. Trong khi đó các
NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, muốn tăng doanh thu tăng lợi nhuận
thì phải mở rộng cho vay, bám sát khách hàng để cho vay. Và khi cơ cấu khách
hàng thay đổi số lượng DNNN giảm nhiều thì dĩ nhiên các NHTM sẽ mở rộng cho
vay kinh tế NQD.
Song trong giai đoạn 96-2000 tỷ trọng cho vay kinh tế NQD tuy có tăng
nhưng đã tăng chậm lại từ 49,3% chỉ lên đến 51,5%. Có lẽ là do từ năm 96 hàng
loạt các DNTN, công tyTNHH, công ty cổ phần làm ăn thua lỗ phá sản, các cán bộ
tín dụng sợ phải chịu trách nhiệm hình sự nên không dám mở rộng cho vay như
trước nữa. Đồng thời nhiều DNNN, Tổng công ty thuộc các lĩnh vực quan trọng
như dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng hải, điện lực, xây dựng, xi măng... vay
vốn với các dự án lớn cho thi công làm dư nợ cho vay được phục hồi trở lại. Trong

×