Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CHỦ ĐỀ TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI - lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.69 KB, 28 trang )

1

CHỦ ĐỀ

TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(13 TIẾT)
Người soạn: Trần Thị Yến Trinh
Đơn vị: THPT Thủ Khoa Huân
(Chợ Gạo, Tiền Giang)
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Truyện ngắn
Truyện ngắn là loại hình văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, phản ánh hiện th ực
cuộc sống bằng nhân vật, cốt truyện, tình huống và chi tiết.
Khác với tiểu thuyết, thường phản ánh cuộc sống ở dung lượng r ộng
lớn không gian, thời gian với số lượng nhân vật đông đảo, truy ện ng ắn
thường chỉ là một lát cắt trên bề mặt cuộc sống với rất ít nhân vật.
Đọc truyện ngắn phải nắm được đặc thù của nó. Đó là cơ s ở đ ể người
đọc cảm thụ tác phẩm.
Truyện ngắn bao giờ cũng có nhân vật. Đó là nh ững s ố ph ận con
người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Nhân vật được xây d ựng qua miêu
tả ngoại hình, tính cách, diễn biến tâm lí.... Tìm hiểu nhân v ật, ng ười đ ọc
cần tìm hiểu cả mối quan hệ giữa nhân vật đó với nh ững nhân v ật xung
quanh và phát hiện ra ý nghĩa nhân văn và xã hội của nhân vật.
Cốt truyện của truyện ngắn được làm nhờ nên hệ thống các chi tiết
và tình huống được tạo nên bởi sự tương tác giữa nhân vật và môi tr ường
xung quanh. Chi tiết và tình huống trong cốt truyện là y ếu tố quan tr ọng
làm bộc lộ tính cách nhân vật.
Đọc truyện ngắn, người đọc không thể không lưu tâm đến hoàn cảnh
của truyện. Đó có thể là bối cảnh xã hội, lịch s ử th ời đại nói chung ho ặc



2

cũng có thể là hoàn cảnh riêng với từng nhân v ật. Chính hoàn c ảnh cu ộc
sống này là nền tảng của câu chuyện giúp người đọc hiểu rõ h ơn m ọi
nguyên nhân của tình huống, chi tiết và tính cách nhân vật.
Trong truyện ngắn bao giờ cũng có hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ người
kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Sự hòa hợp hai loại ngôn ngữ này th ể
hiện tài năng, phong cách của nhà văn.
2. Truyện ngắn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945
đến hết thế kỉ XX
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, các tác phẩm truyện ngắn được
tuyển chọn có thể được quy về ba thời kì: truyện ngắn th ời ch ống Pháp
(1945 – 1954), truyện ngắn thời chống Mĩ (1955 – 1975) và truy ện ng ắn
từ sau giải phóng (1975 – hết thế kỉ XX).
Truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Pháp tập trung phản ánh tình
cảnh khốn khổ, thân phận tủi nhục của người dân lao động nghèo tr ước
cách mạng, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị đ ương
thời. Song song đó, nhà văn cũng ca ngợi nh ững ph ẩm ch ất t ốt đ ẹp, khát
vọng trong sáng và nhân văn của con người; h ướng họ đến v ới ánh sáng
cách mạng, dù đôi khi tư tưởng này còn m ờ nhạt trong m ột s ố tác ph ẩm
(ví dụ: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Vợ nhặt – Kim Lân).
Sang thời kì chống Mĩ, truyện ngắn Việt Nam mở rộng đề tài, đi sâu
phản ánh thêm nhiều vấn đề của hiện thực đời sống. Nổi bật nh ất là đề
tài phản ánh công cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ nh ưng hào hùng
của dân tộc, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật kh ởi và
ý chí chiến đấu kiên cường dũng cảm của nhân dân (ví d ụ: Rừng xà nu –
Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi).
Từ sau năm 1975, truyện ngắn Việt Nam dần chuy ển h ướng, đi sâu
vào cái tôi nội cảm, phản ánh những vấn đề của số phận cá nhân và thân

phận con người trong cuộc sống đời thường. Đây cũng là một minh ch ứng


3

cho sự gắn bó giữa văn học và hiện thực đời sống (ví dụ: Chiếc thuyền
ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
Như vậy, có thể thấy những cảm hứng chính của truyện ngắn Việt
Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết th ế kỉ XX chính là
cảm hứng thế sự gắn với những vấn đề về số phận con người (giá tr ị
nhân đạo) và cảm hứng anh hùng ca gắn với tình yêu quê h ương đ ất n ước
(chủ nghĩa anh hùng cách mạng). Nhìn chung, về nghệ thuật, nhiều tác
phẩm truyện ngắn Việt Nam thời kì này có bút pháp tr ần thu ật m ới m ẻ,
xây dựng tình huống độc đáo, khắc họa nhân vật sinh đ ộng.
II. ĐỌC HIỂU MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH TIÊU BIỂU
1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là truyện ngắn được sáng tác năm 1952,
kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội về giải phóng Tây B ắc c ủa Tô
Hoài. Truyện kể về số phận đầy bất hạnh, bị vùi dập đến tận cùng c ủa hai
nhân vật Mị và A Phủ dưới ách thống trị của cường quyền và hủ tục phong
kiến miền núi trước cách mạng. Qua truyện ngắn này, nhà văn Tô Hoài th ể
hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình qua việc th ể hi ện lòng c ảm
thương cho số phận của các nhân vật, tố cáo bản chất xấu xa, tàn bạo c ủa
giai cấp thống trị, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, khát v ọng sống ti ềm
tàng và khả năng làm cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
2. Vợ nhặt (Kim Lân) là truyện ngắn xuất sắc, được hoàn thành sau
năm 1954 trên nền cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư mà Kim Lân
viết trước đó (sau năm 1945) nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Truyện
viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với thân phận lắt lay, đói rách đến
tận cùng của các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt. Ngòi bút tài hoa
của nhà văn đã chạm tới những vấn đề đau xót nhất của hiện th ực đ ời

sống và sâu thẳm nhất trong tâm trạng con người để phát hiện ra bên
trong họ những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ: dù bên b ờ v ực c ủa cái đói, cái
chết, họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và


4

hi vọng ở tương lai. Đó chính là biểu hiện của giá tr ị nhân đ ạo trong
truyện.
3. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) là truyện ngắn được sáng tác
năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam. Cảm hứng
của truyện được khơi gợi từ hình ảnh cánh rừng xà nu bạt ngàn, đ ặc tr ưng
cho vùng đất Tây Nguyên và cuộc đấu tranh chống giặc quy ết li ệt, hào
hùng của nhân dân. Câu chuyện được kể theo cách đan xen gi ữa cuộc đ ời
đầy bi tráng của nhân vật Tnú và cuộc nổi dậy của người dân Xô Man đ ể
từ đó làm bật lên chân lí của thời đại chống Mĩ “Chúng nó đã c ầm súng,
mình phải cầm giáo”, phải dùng bạo lực cách mạng đ ể ch ống l ại b ạo l ực
phản cách mạng, trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam ch ỉ có
một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên chống giặc – đấu tranh vũ
trang là con đường duy nhất để tự giải phóng.
4. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) là truyện ngắn được
viết năm 1966 trong những ngày chiến đấu ác liệt ở miền Nam khi tác giả
công tác ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Thông qua câu chuyện về hai
nhân vật Việt và Chiến, những người con trong một gia đình nông dân Nam
Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và mối thù sâu sắc v ới Mĩ –
Ngụy, nhà văn ca ngợi phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ miền Nam th ời
chống Mĩ. Qua truyện, người đọc càng thấm thía được rằng, chính s ự hòa
quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình cảm gia đình v ới tình yêu n ước,
giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên s ức m ạnh
tinh thần to lớn cho con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến ch ống Mĩ

gian khổ nhưng hào hùng ấy.
5. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) là truyện ngắn được
viết năm 1983, tiêu biểu cho phong cách và tư duy nghệ thuật c ủa Nguy ễn
Minh Châu trong thời kì mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số ph ận cá nhân
và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. Câu chuy ện kể v ề


5

cuộc săn ảnh của nghệ sĩ Phùng ở một vùng bờ bi ển miền Trung. Ở đây,
anh phát hiện ra cảnh ngộ đáng th ương của một người đàn bà hàng chài
với số phận bất hạnh, cuộc sống đói nghèo, đông con và là n ạn nhân c ủa
nạn bạo lực gia đình khi thường xuyên bị người chồng vũ phu đánh đ ập.
Qua sự chuyển biến trong nhận thức của Phùng và Đẩu - bạn anh, nhà văn
gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đ ời
sống đồng thời rung lên hồi chuông báo động về n ạn bạo l ực gia đình và
những hậu quả khôn lường của nó.
Nhìn chung, về nghệ thuật, mỗi truyện đều có đặc sắc riêng trên cả
bốn phương diện: xây dựng nhân vật, trần thuật, miêu tả và ngôn ngữ k ể
chuyện.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần đáp ứng đ ược nh ững yêu cầu
sau:
1. Kiến thức
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn;
- Nắm được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số truy ện và
đoạn trích truyện ngắn truyện ngắn từ sau cách mạng tháng Tám đ ến h ết
thế kỉ XX;
- Nắm được cốt truyện, đề tài; nhận ra khuynh hướng tư tưởng, cảm

hứng thẩm mĩ, hệ thống nhân vật; phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc
sắc của mỗi tác phẩm (đoạn trích);
2. Kĩ năng
Biết cách đọc hiểu một truyện hiện đại theo đặc tr ưng th ể loại và
vận dụng những hiểu biết trên khi làm bài văn nghị luận văn học.
3. Thái độ


6

- Biết cảm thông cho số phận bất hạnh, bi kịch bị áp bức, chà đ ạp của
con người;
- Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng, khát
vọng hạnh phúc, niềm hi vọng ở tương lai của con người;
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước qua việc ngợi ca lòng căm thù giặc; s ự
thủy chung, son sắc với quê hương, cách mạng; ý chí quật khởi, tinh thần
chiến đấu dũng cảm kiên cường của nhân dân trong th ời kì kháng chi ến.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản;
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản;
- Năng lực đọc – hiểu truyện hiện đại;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân v ề ý nghĩa c ủa
văn bản;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và ngh ệ thu ật
của văn bản;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các tư liệu về các truyện ngắn;
- Tranh ảnh minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm các tư liệu về truyện ngắn: khái niệm, đặc trưng.
- Tìm hiểu về nội dung cốt truyện của các truyện ngắn trong ch ương
trình.
- Tìm hiểu về các khái niệm: giá trị nhân đạo, tính sử thi, ch ủ nghĩa
anh hùng cách mạng; vận dụng những hiểu biết đó vào phân tích và đánh
giá tác phẩm.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Tìm hiểu về truyện ngắn


7

a. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Khái niệm truyện ngắn?
(2) Đặc thù của truyện ngắn?
b. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
c. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Khái niệm: Truyện ngắn là loại hình văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, phản
ánh hiện thực cuộc sống bằng nhân vật, cốt truyện, tình huống và chi ti ết.
(2) Đặc thù:
Tìm hiểu truyện ngắn phải nắm được:
+ nhân vật (ngoại hình, tính cách, diễn biến tâm lí);
+ cốt truyện (gồm tình huống và chi tiết);
+ hoàn cảnh của truyện (gồm bối cảnh xã hội và cảnh ngộ riêng c ủa
nhân vật);
+ ngôn ngữ (ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật)
2. Tìm hiểu về truyện ngắn Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
a. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Truyện ngắn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến

hết thế kỉ XX có thể được quy về mấy thời kì? Nội dung phản ánh của
truyện ngắn trong mỗi thời kì?
(2) Các cảm hứng chính của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách m ạng
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX?
(3) Nhận xét về nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
b. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
c. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Nội dung phản ánh của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách m ạng
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:


8

- Truyện ngắn thời kì chống Pháp:
+ phản ánh tình cảnh khốn khổ, thân phận tủi nh ục của người dân
lao động nghèo trước cách mạng;
+ phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp th ống trị đ ương th ời;
+ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, khát vọng trong sáng và nhân văn
của con người và hướng họ đến với ánh sáng cách mạng.
(ví dụ: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Vợ nhặt – Kim Lân).
- Truyện ngắn thời kì chống Mĩ:
+ phản ánh công cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ nh ưng hào hùng
của dân tộc;
+ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh th ần quật kh ởi và ý chí
chiến đấu kiên cường dũng cảm của nhân dân.
(ví dụ: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia
đình – Nguyễn Thi).
- Truyện ngắn từ sau năm 1975: đi sâu ph ản ánh nh ững v ấn đ ề c ủa
hiện thực đời sống, số phận cá nhân và thân ph ận con ng ười trong cu ộc

sống đời thường.
(ví dụ: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
(2) Các cảm hứng chính của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách m ạng
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX :
- Cảm hứng thế sự gắn với những vấn đề về số phận con người (giá
trị nhân đạo);
- Cảm hứng anh hùng ca gắn với tình yêu quê h ương đ ất n ước (ch ủ
nghĩa anh hùng cách mạng).
(3) Một vài đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
- Khắc họa nhân vật sinh động qua ngoại hình, nội tâm, hành động …;


9

- Bút pháp trần thuật mới mẻ: xây dựng tình huống độc đáo, th ủ pháp
hồi tưởng, chọn lọc chi tiết…;
- Miêu tả sinh động;
- Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, đậm sắc thái và phong v ị t ừng vùng
miền.
3. Đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
a. Đọc văn bản ở SGK Ngữ Văn 12 tập 2.
b. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Tô Hoài và hoàn c ảnh sáng
tác, xuất xứ của truyện Vợ chồng A Phủ.
(2) Nhận xét về cách xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ. Mỗi nhân vật
có những nét riêng gì về số phận, phẩm chất và tính cách?
(3) Theo anh chị, giá trị nhân đạo của truyện được biểu hi ện nh ư th ế
nào qua tác phẩm?
(4) Đánh giá về thành công nghệ thuật của truyện.

c. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
d. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: Tô Hoài (1920-2014) là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú
về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất n ước.
- Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:
+ Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được viết năm 1952, là kết quả của
chuyến đi thực tế cùng bộ đội về giải phóng Tây Bắc c ủa Tô Hoài.
+ Truyện được in trong tập Truyện Tây Bắc.
(2) Hệ thống nhân vật:
a. Nhân vật Mị:


10

- Có số phận bất hạnh: là nạn nhân của h ủ tục, c ường quy ền phong
kiến miền núi với thân phận làm con dâu gạt n ợ cho nhà thống lí Pá Tra, b ị
đọa đày về thể xác, tê liệt về tinh thần.
- Có sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, niềm khao khát hạnh phúc không
thể bị dập tắt dù bị vùi dập đến tận cùng (trong đêm tình mùa xuân).
- Có sức phản kháng mạnh mẽ qua hành động giải thoát cho A Phủ mà
cũng là tự giải phóng cho mình khỏi sự trói buộc của uy quyền và thần
quyền và đến với ánh sáng cách mạng.
b. Nhân vật A Phủ:
- Có số phận éo le: là nạn nhân của đói nghèo, c ủa h ủ t ục c ường
quyền phong kiến miền núi với bi kịch mồ côi, nghèo khổ rồi trở thành nô
lệ vì thủ đoạn xảo trá của thống lí Pá Tra.
- Có nhiều phẩm chất đẹp đẽ: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu
tự do, yêu lao động; có tinh thần phản kháng và sự vượt thoát mạnh mẽ để
đến với cách mạng, tham gia giải phóng quê hương.

c. Nhận xét chung:
- Hai nhân vật có những cá tính riêng biệt, được xây d ựng bằng hai
bút pháp khác nhau: Mị được khám phá ở chiều sâu nội tâm với diễn biến
tâm trạng tinh vi, phức tạp; A Phủ được khám phá qua những hành động
bên ngoài ngang tàng và mạnh mẽ.
- Cả hai nhân vật đều là biểu tượng cho tuổi trẻ miền núi đã vùng lên
tự giải phóng mình khỏi ách áp bức của hủ tục cường quyền, đến với cách
mạng, cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương.
(3) Giá trị nhân đạo của truyện:
- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân ph ận đau
khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng;
- Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của giai cấp thống
trị;


11

- Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và kh ả
năng làm cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
(4) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật đặc sắc:
+ Mị: qua tâm trạng,
+ A Phủ: qua hành động;
- Trần thuật uyển chuyển linh hoạt, tình tiết được dẫn dắt khéo léo;
- Miêu tả sinh động: thiên nhiên, phong tục, nội tâm nhân v ật;
- Ngôn ngữ trần thuật được chọn lọc rất sinh động, sáng tạo; câu văn
giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.
4. Đọc hiểu truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)
a. Đọc văn bản ở SGK Ngữ Văn 12 tập 2.
b. Thảo luận trả lời các câu hỏi

(1) Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân và hoàn cảnh sáng
tác, xuất xứ của truyện Vợ nhặt.
(2) Theo anh chị, vì sao tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình
là “Vợ nhặt”?
(3) Tình huống nhặt vợ của Tràng có gì đặc sắc?
(4) Phân tích các nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà c ụ Tứ để thấy
được niềm tin yêu của nhà văn vào phẩm chất thuần hậu của con người .
(5) Theo anh chị, giá trị nhân đạo của truyện được biểu hi ện nh ư th ế
nào qua tác phẩm?
(4) Đánh giá về thành công nghệ thuật của truyện.
c. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
d. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: Kim Lân là cây bút chuyên về truyện ngắn, đặc biệt thành
công ở đề tài nông thôn và người nông dân.


12

- Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:
+ Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được
viết ngay sau cách mạng tháng Tám thành công nh ưng còn dang d ở và m ất
bản thảo; sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt
truyện cũ để viết truyện ngắn này.
+ Truyện được in trong tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1962.
(2) Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:
- Nghĩa đen: nhặt được vợ. Nhan đề tạo ấn tượng, kích thích s ự chú ý
của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rung.
- Nhan đề cũng phản ánh:
+ Tình cảnh thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945;

+ Sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Nhan đề gợi tình huống truyện độc đáo, thể hiện tình cảm nhân đạo
của nhà văn trước số phận con người.
(3) Tình huống truyện:
- Là tình huống lạ: Tràng là dân ngụ cư nghèo, xấu trai, ế v ợ… b ỗng
nhặt được vợ dễ dàng trong nạn đói năm 1945. Tình huống này đã gây
ngạc nhiên, bất ngờ cho mọi người từ trong đến ngoài cuộc.
- Là tình huống éo le, cảm động : hạnh phúc của Tràng được đặt trên
nền của cái đói, cái chết. Chính tình huống ấy đã gây ra tâm tr ạng lo l ắng,
xót thương của mọi người.
- Đặc sắc của tình huống là đã tạo đầu mối cho s ự phát tri ển c ủa
truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng của các nhân vật và góp ph ần
thể hiện chủ đề của truyện.
(4) Hệ thống nhân vật:
a. Nhân vật Tràng:


13

- Có cảnh ngộ khốn cùng: dân ngụ cư, nghèo, nhà cửa xiu vẹo, làm
nghề đẩy xe thóc, cưu mang người mẹ già…, điển hình cho số ph ận người
lao động nghèo khổ trong nạn đói năm 1945;
- Có tấm lòng nhân ái ở hành động cứu giúp, cưu mang ng ười đàn bà
xa lạ;
- Có khát khao hạnh phúc gia đình mãnh liệt, được th ể hiện ở diễn
biến tâm trạng từ khi người đàn bà đồng ý theo về đến sáng ngày hôm
sau;
- Có niềm tin và hi vọng ở tương lai qua chi tiết lá c ờ đỏ xuất hiện
trong óc Tràng ở kết thúc truyện.
b. Nhân vật người vợ nhặt:

- Là nạn nhân trực tiếp của nạn đói năm 1945, điển hình cho nh ững
thân phận đói rách, bấp bênh bị dòng đời xô đẩy. Cái đói không ch ỉ làm cho
thị xơ xác, tả tơi về hình hài mà còn chao chat, thô tục vì miếng ăn, th ậm
chí chấp nhận theo không Tràng để được sống.
- Có khát khao hạnh phúc gia đình mãnh liệt qua s ự chuy ển bi ến c ủa
nhân vật từ chao chat, chỏng lỏn trong hai lần gặp Tràng trên tỉnh sang d ịu
dàng, e thẹn lúc cùng Tràng về nhà và trở nên hiền hậu đúng m ực, biết lo
toan, vén khéo cho gia đình trong buổi sáng hôm sau.
c. Nhân vật bà cụ Tứ:
- Điển hình cho những người mẹ nông dân nghèo, giàu lòng th ương
con.
- Nhân vật được khám phá qua diễn biến tâm trạng cảm động trong
tình huống con trai bà (Tràng) mang về một người v ợ khi cả xóm ng ụ c ư
đang lắt lay, chết dần chết mòn trong cái đói. Qua đó, nhà văn làm b ật lên ở
nhân vật những phẩm chất đáng quý: tình mẫu tử thiêng liêng, tình ng ười
ấm áp, niềm lạc quan, hi vọng ở tương lai.
d. Nhận xét chung:


14

Cả ba nhân vật là ba điểm sáng trên nền bối cảnh u ám, ch ết chóc c ủa
nạn đói năm 1945. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm niềm tin vào ph ẩm ch ất
thuần hậu của con người: bên bờ vực của cái đói, cái chết, h ọ vẫn yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và hi v ọng ở t ương
lai.
(5) Giá trị nhân đạo của truyện:
- Thể hiện sự cảm thương sâu sắc trước thân phận tủi nh ục, giá tr ị rẻ
rúng của con người trong nạn đói năm 1945;
- Lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nh ật đã gây ra

nạn đói;
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao đ ộng nghèo:
bên bờ vực của cái đói, cái chết, họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,
vẫn khát khao hạnh phúc và hi vọng ở tương lai.
(6) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật sinh động:
+ Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, tự nhiên;
+ Thể hiện tâm trạng tinh tế.
- Trần thuật tự nhiên, hấp dẫn:
+ Xây dựng tình huống độc đáo;
+ Dựng cảnh sinh động, tài tình;
+ Nhiều chi tiết đặc sắc.
- Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức
gợi.
5. Đọc hiểu truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
a. Đọc văn bản ở SGK Ngữ Văn 12 tập 2.
b. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Trung Thành và
hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của truyện Rừng xà nu.


15

(2) Nhan đề “Rừng xà nu” có ý nghĩa gì?
(3) Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm được xây dựng đặc sắc ra sao
và mang những ý nghĩa gì?
(4) Phân tích nhân vật Tnú để làm rõ con đường đi lên c ủa nhân dân
Tây Nguyên và nhân dân miền Nam thời kì chống Mĩ.
(5) Đánh giá về thành công nghệ thuật của truyện.
(6) Theo anh chị, tính sử thi trong truyện được biểu hiện ở những khía

cạnh nào?
c. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
d. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó v ới mảnh đ ất Tây
Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm 1965, khi đế quốc Mỹ
bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam.
- Truyện được in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng
Trung Trung bộ, sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc.
(2) Ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”:
- Nghĩa thực: xà nu là loài cây đặc thù cho vùng đ ất Tây Nguyên, g ắn
bó máu thịt với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên.
- Nghĩa biểu tượng: rừng xà nu tượng trưng cho vẻ đẹp, phẩm ch ất và
số phận của con người Tây Nguyên trong thời đại chống Mỹ.
- Nhan đề “Rừng xà nu” là sáng tạo nghệ thuật đ ặc s ắc c ủa nhà văn
Nguyễn Trung Thành, có vẻ đẹp riêng, góp phần gợi chủ đề và tạo nên
tính sử thi cho truyện.
(3) Hình tượng cây xà nu:


16

- Cây xà nu là loài cây đặc thù cho vùng đất Tây Nguyên, gắn bó v ới đ ời
sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên, được nhà văn
Nguyễn Trung Thành miêu tả công phu, đậm nét.
- Cây xà nu là biểu tượng cho vẻ đẹp, phẩm chất và s ố ph ận c ủa con
người Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ:
+ Thương tích mà rừng xà nu phải hứng chịu tượng tr ưng cho s ự đau

thương mất mát của con người Tây Nguyên;
+ Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu tượng trưng cho sự kiên c ường
bất khuất của người dân Tây Nguyên;
+ Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu t ượng tr ưng cho khát khao t ự
do của người dân Tây Nguyên;
+ Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu tượng tr ưng cho s ự ti ếp
nối của các thế hệ anh hùng Tây Nguyên.
- Hình tượng cây xà nu được khắc họa bằng thủ pháp miêu t ả t ừ bao
quát đến cụ thể với sự kết hợp các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn d ụ,
tượng trưng và bằng một giọng văn biểu cảm, đậm chất tr ữ tình. Nh ờ đó,
hình tượng đã góp phần tạo cho truyện chất thơ lãng mạn và ch ất s ử thi
hoành tráng.
(4) Hình tượng nhân vật Tnú
- Có tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí: tính cách này đ ược b ộc l ộ
từ bé, nhất là khi làm giao lien cho anh Quyết;
- Sớm giác ngộ lí tưởng, tuyệt đối trung thành với cách mạng và có
tính kỉ luật cao dù trải qua những thử thách đâu đớn trong cuộc đ ời;
- Có trái tim chan chứa yêu thương và sục sôi căm gi ận, mang trong
tim ba mối thù lớn của bản thân, của gia đình và của buôn làng;
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách và dấu ấn c ả cu ộc đời:
khi lành lặn, đó là đôi bàn tay trung th ực, nghĩa tình; khi b ị th ương, đó là
chứng tích cho một giai đoạn đau thương và lòng căm thù sôi sục;


17

- Cuộc đời và con đường đi lên của Tnú điển hành cho con đ ường đ ấu
tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên; làm sáng t ỏ chân lí
của thời đại “chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo” – dùng b ạo l ực
cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con

đường tất yếu để tự giải phóng.
(5) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật:
+ con người: vừa có cá tính sống động v ừa có ph ẩm ch ất mang tính
khái quát, tiêu biểu;
+ cây xà nu: vừa có ý nghĩa tả thực vừa có tính bi ểu t ượng, t ạo ch ất s ử
thi và tính lãng mạn cho truyện.
- Trần thuật linh hoạt:
+ Đan xen cuộc đời Tnú với cuộc nổi dậy của làng Xô Man;
+ Thủ pháp hồi tưởng, chọn lọc chi tiết.
- Miêu tả sắc nét:
+ Bức tranh thiên nhiên;
+ Ngôn ngữ, tâm lí, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ kể chuyện: lời văn giàu tính tạo hình, giàu nh ạc đi ệu, khi
thâm trầm tha thiết, khi trang nghiêm.
(6) Tính sử thi trong truyện Rừng xà nu:
- Đề tài mang đậm tính sử thi: không chỉ nói đến vấn đề sinh t ử c ủa
người dân Tây Nguyên mà còn của cách mạng miền Nam trong th ời kì
kháng chiến chống Mỹ.
- Chủ đề mang đậm tính sử thi: làm sáng tỏ chân lí của th ời đại chống
Mỹ - phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo l ực ph ản cách m ạng,
đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Nhân vật mang đậm tính sử thi: các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé
Heng đều đại diện cho những phẩm chất chung của cộng đồng:


18

+ Gắn bó với buôn làng;
+ Căm thù giặc sâu sắc;

+ Gan góc dũng cảm chiến đấu, hi sinh.
- Nghệ thuật mang đậm tính sử thi: các nhân vật được đ ặt trên n ền
núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, giọng điệu trang trọng của lối kể khan, hình
ảnh hoành tráng, hào hùng….
6. Đọc hiểu truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn
Thi)
a. Đọc văn bản ở SGK Ngữ Văn 12 tập 2.
b. Thảo luận trả lời các câu hỏi
(1) Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Thi và hoàn cảnh
sáng tác của truyện Những đứa con trong gia đình.
(2) Nhan đề “Những đứa con trong gia đình” có ý nghĩa gì?
(3) Phân tích hai nhân vật Việt và Chiến để thấy được phẩm chất anh
hùng của tuổi trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ.
(4) Đánh giá về thành công nghệ thuật của truyện.
(5) Điểm chung của hai truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con
trong gia đình là đều thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì
chống Mỹ. Anh chị hiểu như thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng?
c. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
d. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn ngh ệ gi ải
phóng miền Nam thời chống Mỹ.
- Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được
sáng tác năm 1966 trong những ngày chiến đấu ch ống Mỹ ác li ệt, khi tác
giả công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng.
(2)Ý nghĩa nhan đề “Những đứa con trong gia đình”:


19


- Nghĩa thực: là Việt và Chiến, những người con trong m ột gia đình
nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc.
- Nghĩa biểu tượng: tượng trưng cho thế hệ trẻ trong đại gia đình
miền Nam ruột thịt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt.
- Nhan đề gợi mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, gi ữa tình yêu
gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truy ền thống dân
tộc. Đó là sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
(3) Hệ thống nhân vật:
- Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam bộ có truy ền
thống cách mạng, cha mẹ bị giặc giết hại. Hai chị em sớm gánh trên vai
mối thù sâu nặng.
- Nhân vật Việt:
+ Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên: hay tranh giành v ới ch ị,
hay đùn đẩy chị, khi ra chiến trường mang theo cây súng cao su, bị th ương
nằm lại giữa chiến trường không sợ chết mà sợ ma;
+ Có tình yêu gia đình sâu đậm: kí ức về má, chú Năm, ch ị Hai, ch ị
Chiến… luôn hiện hữu trong Việt;
+ Có tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ kiên c ường: hành
động cảm tử dùng thủ pháo tiêu diệt xe bọc thép, luôn trong tư th ế s ẵn
sang xung phong dù bị thương, hai mắt không nhìn th ấy gì.
- Nhân vật Chiến:
+ Là một cô gái mới lớn, vẫn còn nét trẻ con;
+ Là người chị biết nhường em, biết lo toan tháo vát;
+ Vừa có nét giống mẹ vừa có những nét riêng (tính cách đa dạng);
+ Căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập nhiều chiến công.


20


- Việt và Chiến là hai khúc sông sau trong dòng sông truyền th ống của
gia đình, vừa tiếp nối thế hệ của má và chú Năm vừa mang nét riêng của
thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mỹ.
(4) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật: dựng chân dung, khắc họa tính cách đ ộc đáo;
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt:
+ xây dựng tình huống độc đáo;
+ chi tiết chọn lọc, vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn t ượng m ạnh.
- Ngôn ngữ kể chuyện:
+ lời văn bình dị, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ;
+ giọng văn chân thật, tự nhiên, có nhiều đoạn gây xúc động m ạnh.
(5) Nội dung của chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là phẩm chất tuyệt vời của con
người Việt Nam trong thời kì chống Mỹ.
- Biểu hiện: những nhân vật anh hùng thường hội tụ những phẩm
chất:
+ Trải qua nhiều đau thương mất mát trong cuộc chiến tranh;
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc;
+ Tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng;
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, lập nhiều chiến công.
- Trong hai truyện ngắn Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện tập trung ở ba nhân vật:
Tnú, Việt và Chiến.
7. Đọc hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh
Châu)
a. Đọc văn bản ở SGK Ngữ Văn 12 tập 2.
b. Thảo luận trả lời các câu hỏi


21


(1) Cho biết những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Minh Châu và hoàn
cảnh sáng tác của truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
(2) Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” có ý nghĩa gì?
(3) Phân tích hai nhân vật Phùng và người đàn bà hàng chài đ ể tìm ra
thông điệp của nhà văn.
(4) Đánh giá về thành công nghệ thuật của truyện.
(5) Cảm hứng nhân đạo trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa được biểu
hiện cụ thể như thế nào?
c. Báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo
d. Giáo viên nhận xét và chốt ý
(1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong c ủa văn h ọc Vi ệt
Nam thời kì đổi mới với phong cách hướng nội, khai thác sâu s ắc s ố ph ận
cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời th ường.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1983, tiêu
biểu cho phong cách và tư duy nghệ thuật của ông.
(2) Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Nghĩa thực: chiếc thuyền ngoài xa gắn với vẻ đẹp tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh nhưng nhìn gần lại hiện lên sự thật phũ phàng của đời sống.
- Nghĩa biểu tượng: nhan đề là sự khái quát giản dị mối quan hệ gi ữa
nghệ thuật và đời sống:
+ Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đ ời;
+ Người nghệ sĩ phải nhìn cuộc sống một cách toàn diện và sâu sắc.
- Nhan đề mang tính hình tượng cao, gợi tình huống truy ện độc đáo và
góp phần thể hiện chủ đề của truyện.
(3) Hệ thống nhân vật:
a. Nhân vật Phùng:



22

- Là một người nghệ sĩ say mê đi tìm cái đẹp: th ể hiện qua ni ềm xúc
động mãnh liệt khi phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp c ủa
thuyền và biển buổi bình minh;
- Là một người có tính cách bộc trực, thẳng thắn, sẵn sàng làm tất cả
vì lẽ công bằng, vì tình yêu thương con người: th ể hiện qua c ảm xúc ng ỡ
ngàng và hành động can ngăn quyết liệt khi phát hiện ra c ảnh ng ộ b ị
chồng đánh đập dã man của người đàn bà hàng chài;
- Là một nghệ sĩ luôn day dứt, trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và đời sống: thể hiện qua ấn tượng mạnh mẽ của Phùng mỗi khi
xem lại bức ảnh dù nhiều năm sau.
- Nhân vật Phùng tiêu biểu cho tầng lớp văn nghệ sĩ và trí th ức th ời kì
dổi mới luôn nhạy cảm trước những vấn đề của hiện th ực đời sống, c ủa
số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời th ường.
b. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
- Có ngoại hình lam lũ của người đàn bà vùng biển;
- Có số phận bất hạnh: xấu xí, nghèo khổ, đông con, thường xuyên bị
chồng đánh đập;
- Có những phẩm chất, tính cách đáng trân trọng: cam ch ịu, nh ẫn
nhục; yêu thương con tha thiết; vị tha, giàu đức hi sinh; từng tr ải, sâu s ắc,
thấu hiểu lẽ đời.
- Nhân vật người đàn bà tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam bất
hạnh, nghèo khổ nhưng có tâm hồn thật đáng quý.
c. Nhận xét chung:
Qua hai nhân vật, nhà văn gửi đến người đọc những thông điệp đáng
suy nghĩ:
- Cuộc sống vốn không đơn giản xuôi chiều mà ch ứa đ ựng nhiều
nghịch lí, mâu thuẫn;
- Người nghệ sĩ phải nhìn cuộc sống một cách toàn diện và sâu sắc.



23

(4) Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật: ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp v ới tính
cách;
- Trần thuật linh hoạt:
+ xây dựng tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện v ề
nghệ thuật và đời sống;
+ lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuy ện tr ở nên
sinh động, gần gũi, thuyết phục;
- Ngôn ngữ kể chuyện: giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
(5) Giá trị nhân đạo:
- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối v ới
số phận bất hạnh của những người phụ nữ là nạn nhân của đói nghèo, dốt
nát và bạo lực gia đình;
- Lên án nạn bạo lực gia đình và những hậu quả khôn lường của nó;
- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người ph ụ n ữ: yêu th ương
con tha thiết; vị tha, giàu đức hi sinh; từng trải, sâu sắc, th ấu hiểu lẽ đ ời.
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ CÂU HỎI, BÀI T ẬP KI ỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cấp thấp


1. Truyện Nêu thông
ngắn
tin về thể
loại truyện
ngắn: khái
niệm,
đặc
thù.
2. Truyện Nêu thông Nắm
được
ngắn Việt tin
về những
cảm
Nam từ sau truyện ngắn hứng chính của

Cấp cao


24

cách mạng
tháng Tám
1945 đến
hết thế kỉ
XX

Việt Nam từ
sau
cách
mạng tháng

Tám
1945
đến hết thế
kỉ XX: các
thời kì phát
triển,
nội
dung chính.

truyện
ngắn
Việt Nam từ
sau cách mạng
tháng
Tám
1945 đến hết
thế kỉ XX (cảm
hứng nhân đạo,
cảm hứng sử
thi, cảm hứng
anh hùng ca) và
biểu hiện của
chúng.

3.
Vợ
chồng
A
Phủ,
Vợ

nhặt, Rừng

nu,
Những đứa
con trong
gia
đình,
Chiếc
thuyền
ngoài xa

Nắm được
những nét
chính về tác
giả,
hoàn
cảnh sáng
tác, xuất xứ

c ốt
truyện của
tác phẩm.

Nắm được nét
riêng về số
phận, tính cách
của mỗi nhân
vật.

4. Cả chủ

đề

- Phát hiện ra
được những
chi tiết nghệ
thuật đặc sắc
và ý nghĩa của
chúng.

Làm được
bài
văn
nghị luận
về
tác
phẩm.

- Đánh giá
được về nghệ
thuật và tư
tưởng của tác
phẩm.
Phân tích
được
những cảm
hứng lớn
của truyện
ngắn Việt
Nam từ sau
cách mạng

tháng Tám
1945 đến
hết thế kỉ
XX
(cảm


25

hứng nhân
đạo, cảm
hứng
sử
thi,
cảm
hứng anh
hùng
ca)
trong các
tác phẩm.
Câu hỏi định tính, định lượng:

Bài tập thực hành:

Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, Hồ sơ (tập hợp các sản
nhận xét, đánh giá…)
phẩm thực hành).
Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, Bài tập dự án (nghiên cứu
kiến giải riêng của cá nhân…)
so sánh các phương diện về

cảm hứng, tư tưởng, bút
pháp của các tác giả truyện
ngắn hiện đại được thể
hiện trong các tác phẩm
cùng đề tài).
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Câu hỏi mức độ nhận biết
(1) Thế nào là truyện ngắn ? Đọc truyện ngắn cần nắm được những
đặc thù gì?
(2) Nêu những nội dung chính của truyện ngắn Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
(3) Trình bày những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
của các truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Những đứa con
trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa.
2.2. Câu hỏi mức độ thông hiểu
(1) Nêu các biểu hiện chung của cảm hứng nhân đạo, cảm hứng sử thi,
cảm hứng anh hùng ca trong văn học.


×