Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ KIỀU HOA

XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH TUỆ

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, người đã
tận tình hướng dẫn, đưa ra những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thành luận
văn thạc sĩ của mình.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất
nhiều từ các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã cung cấp
những số liệu du lịch và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn của
mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Du lịch Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội đã tận tình chia sẽ và giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành
chương trình cao học và các thủ tục để hoàn thành hồ sơ luận văn; cảm ơn gia đình,
bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện.


Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình thực hiện. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
Thầy, Cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Kiều Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Đỗ Thị Kiều Hoa, lớp Cao học K2 Trường ĐHKHXH&NV Hà
Nội. Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, số liệu sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng được công bố
công khai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Kiều Hoa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSLT

Cơ sở lưu trú

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT


Cơ sở vật chất kỹ thuật

DTLS

Di tích lịch sử

DLST

Du lịch sinh thái

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐTM

Đồng Tháp Mười

HTLTDL

Hệ thống lãnh thổ du lịch

KDL

Khu du lịch

KDT

Khu di tích


QL

Quốc lộ

SPDL

Sản phẩm du lịch

Sở VHTT&DL

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

TCLTDL

Tổ chức lãnh thổ du lịch

TDTT

Thể dục thể thao

TNDL

Tài nguyên du lịch

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VTĐL


Vị trí địa lý

KT – XH

Kinh tế - xã hội

H. Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Ma trận tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá điểm, tuyến du lịch

34

1.2

Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí điểm du lịch


35

1.3

Đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch

35

1.4

Điểm đánh giá tổng hợp các tiêu chí du lịch

36

1.5

Đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch

37

2.1

GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP phân theo ngành

53

tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2005 – 2013
2.2

Cơ sở lưu trú tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2012


61

3.1

Kết quả đánh giá vị trí các điểm du lịch

86

3.2

Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của các điểm du lịch.

87

3.3

Kết quả đánh giá CSHT và CSVCKT của các điểm du lịch

88

3.4

Kết quả đánh giá thời gian hoạt động của các điểm du lịch

89

3.5

Kết quả đánh giá khả năng đón khách du lịch


90

3.6

Kết quả đánh giá độ bền vững của các điểm du lịch

91

3.7

Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ở Đồng Tháp

92

3.8

Tổng hợp kết quả đánh giá các tuyến du lịch

94


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang


2.1

Lượng khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2012

56

2.2

Số lượt khách quốc tế đến Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2012

57

2.3

Số lượt khách nội địa đến Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2012

58

2.4

Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2012.

59

2.5

Lao động trong ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 –
2012

60


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ

Trang

1

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

45 – 46

2

Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Tháp

71 – 72

3

Bản đồ các điểm, tuyến du lịch tỉnh Đồng Tháp

90 – 91

STT


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 7
2.1. Trên thế giới............................................................................................................ 7
3. Mục tiêu, nhiệm vụ..................................................................................................... 9
3.1. Mục tiêu................................................................................................................... 9
3.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 10
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 10
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 11
5.1. Các quan điểm nghiên cứu .................................................................................. 11
5.1.1. Quan điểm hệ thống ................................................................................... 11
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..................................................................... 11
5.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh ................................................................... 11
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững .................................................................. 12
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ................................ 12
5.2.2. Phương pháp thực địa ................................................................................. 12
5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS .......................................................................... 13
5.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp............................................................. 13
5.2.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 14
6. Những đóng góp chủ yếu ......................................................................................... 15
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 15
1


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐIỂM,
TUYẾN DU LỊCH ....................................................................................................... 16
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 16
1.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 16

1.1.1.1. Du lịch ..................................................................................................... 16
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch ..................................................................................... 18
1.1.1.3. Chương trình du lịch ............................................................................... 18
1.1.2. Khái niệm về điểm, tuyến du lịch .................................................................... 18
1.1.2.1. Điểm du lịch ............................................................................................ 18
1.1.2.2. Tuyến du lịch ........................................................................................... 20
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch ............ 21
1.1.3.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ................................................................. 21
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch ................................................................................... 21
1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ..................................... 26
1.1.3.4. Các nhân tố kinh tế xã hội ....................................................................... 27
1.1.4. Quy trình xây dựng các điểm, tuyến du lịch................................................... 27
1.1.4.1. Lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản xây dựng điểm du lịch (vận dụng cho tỉnh
Đồng Tháp) ................................................................................................................... 27
1.1.4.2. Lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản xây dựng tuyến du lịch ............................. 31
1.1.5. Phƣơng pháp xác định điểm, tuyến du lịch .................................................... 32
1.1.5.1. Phương pháp chung ................................................................................. 32
1.1.5.2. Phương pháp xác định các điểm du lịch.................................................. 34
1.1.5.3. Phương pháp xác định các tuyến du lịch ................................................. 36
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 37
1.2.1. Các điểm, tuyến du lịch chủ yếu ở Việt Nam.................................................. 37
1.2.2. Các điểm, tuyến du lịch chủ yếu ở vùng ĐBSCL ........................................... 43

2


Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM,
TUYẾN DU LỊCH, THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VÀ ĐIỂM, TUYẾN
DU LỊCH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................. 46
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch và xây dựng điểm tuyến du lịch ở

tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................................ 46
2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 46
2.1.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................................. 47
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................... 47
2.1.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................... 48
2.1.3 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 51
2.1.3.1 Mạng lưới giao thông ............................................................................... 51
2.1.3.2 Thông tin liên lạc ...................................................................................... 52
2.1.3.3 Hệ thống cung cấp điện nước ................................................................... 53
2.1.4 Các nhân tố KT – XH ........................................................................................ 53
2.1.4.1 Sự phát triển kinh tế ................................................................................. 53
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Đồng Tháp ...................................................... 56
2.2.1. Thực trạng về khách du lịch ............................................................................ 56
2.2.2. Doanh thu ........................................................................................................... 59
2.2.3. Lao động ............................................................................................................. 60
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................................... 61
2.3. Thực trạng khai thác điểm, tuyến du lịch tại Đồng Tháp ................................... 62
2.3.1. Thực trạng khai thác điểm du lịch tại Đồng Tháp......................................... 62
2.3.1.1. Giới thiệu chung về các điểm du lịch tại Đồng Tháp .............................. 62
2.3.1.2. Thực trạng khai thác các điểm du lịch tại Đồng Tháp ............................ 70
2.3.2. Thực trạng khai thác các tuyến du lịch tại Đồng Tháp ................................. 72
2.3.2.1. Giới thiệu chung về các tuyến du lịch ..................................................... 72
2.3.2.2. Thực trạng khai thác các tuyến du lịch tại Đồng Tháp ........................... 75
Nhận xét chung ............................................................................................................ 78
3


Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 78
Chƣơng 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH Ở TỈNH ĐỒNG
THÁP VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC ĐIỂM,

TUYẾN DU LỊCH ....................................................................................................... 80
3.1. Cơ sở để xây dựng ................................................................................................. 80
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm
2020 ............................................................................................................................... 80
3.1.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 80
3.1.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 80
3.1.1.3. Định hướng phát triển du lịch ................................................................. 81
3.2. Xây dựng các điểm, tuyến du lịch ở Đồng Tháp.................................................. 84
3.2.1. Điểm du lịch ....................................................................................................... 85
3.2.1.1. Lựa chọn các điểm du lịch ở Đồng Tháp ................................................ 85
3.2.1.3. Kết quả xây dựng các điểm du lịch (dựa trên các chỉ tiêu) ..................... 85
3.2.2. Tuyến du lịch ..................................................................................................... 93
3.2.2.1. Lựa chọn các tuyến du lịch...................................................................... 93
3.2.2.2 Kết quả xây dựng các tuyến du lịch (dựa trên các chỉ tiêu) ..................... 94
3.2.2.3. Giới thiệu một số tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh ............................... 95
3.3. Các giải pháp ......................................................................................................... 99
3.3.1. Các giải pháp chung .......................................................................................... 99
3.3.1.1. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
2030 và tổ chức hướng dẫn thực hiện quy hoạch.......................................................... 99
3.3.1.2. Tăng cường đầu tư CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch ...................... 101
3.3.1.3. Huy động nguồn vốn đầu tư tại các điểm, tuyến du lịch ....................... 102
3.3.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch........................................ 103
3.3.1.5. Quy định thẩm quyền quản lý các hoạt động du lịch ............................ 104
3.3.1.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ........................................ 105
4


3.3.1.7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển các điểm, tuyến du lịch..... 105
3.3.1.8. Liên kết phát triển du lịch với các tỉnh vùng ĐBSCL và cả nước ........ 106
3.3.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 107

3.3.2.1. Đối với các điểm du lịch ....................................................................... 107
3.3.2.2. Đối với các tuyến du lịch....................................................................... 108
3.4. Các kiến nghị ....................................................................................................... 109
3.4.1. Với Tổng cục du lịch ....................................................................................... 109
3.4.2. Với UBND tỉnh Đồng Tháp ............................................................................ 109
3.4.3. Với Sở VH.TT & DL tỉnh Đồng Tháp ........................................................... 110
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 113

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành quan trọng và góp phần
không nhỏ trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung cũng như từng tỉnh nói riêng.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam nói chung cũng như ở từng địa phương nói riêng vẫn còn
tồn tại một thực trạng là dù đang ra sức phát triển ở mức cao nhất nhưng khả năng khai
thác các nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) vẫn còn rất hạn chế, quy hoạch du lịch vẫn
chưa thật sự phù hợp, khả năng liên kết để phát triển du lịch giữa các vùng và địa
phương còn hạn chế.
Nằm trong vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp được
đánh giá là có tiềm năng phát triển du lịch khá cao, với nhiều tài nguyên du lịch độc
đáo, hấp dẫn như: Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim – Tam Nông, khu đất ngập nước
quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, khu du lịch
(KDL) Sinh thái Gáo Giồng, làng hoa – kiểng Sa Đéc, khu di tích (KDT) Xẻo Quít,
KDT Nguyễn Sinh Sắc, KDT Gò Tháp, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê; cùng với khá nhiều
làng nghề truyền thống nổi tiếng như Chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng
Long Khánh… Tuy nhiên, so với các tỉnh có điều kiện du lịch tương tự trong

vùng ĐBSCL thì khả năng thu hút cũng như phát triển du lịch của Đồng Tháp
vẫn còn rất thấp.
Nghiên cứu về điểm, tuyến du lịch không phải là một đề tài mới, nhưng với từng
địa phương việc quy hoạch và xây dựng điểm, tuyến du lịch là hoàn toàn khác nhau và
mang ý nghĩa riêng đối với phát triển du lịch tại địa phương đó. Về cơ bản, hệ thống
điểm, tuyến du lịch đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Đồng Tháp; tuy nhiên, việc nghiên cứu, xây dựng và đánh giá độ hấp dẫn của các
điểm, tuyến vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai
thác tài nguyên và tạo sự liên kết cho du lịch Đồng Tháp với các tỉnh trong vùng
ĐBSCL và cả nước.
6


Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết về tổ chức lãnh thổ du lịch, cơ sở khoa học
xây dựng tuyến điểm du lịch với thực tế hoạt động du lịch ở Đồng Tháp, tác giả hy
vọng đề tài ―Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp” sẽ có thể góp
phần phát triển du lịch Đồng Tháp, khai thác tối đa các tiềm năng vốn có, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh và tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh
thành khác trong vùng ĐBSCL, góp phần phát triển du lịch Đồng Tháp một cách bền
vững, khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế
địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới sớm nhận thấy để xây dựng được các điểm,
tuyến du lịch thì tài nguyên du lịch là cơ sở ban đầu, là điều kiện quan trọng. Vì thế
trên bình diện thế giới đã có một số công trình khoa học đánh giá các thể tổng hợp tự
nhiên phục vụ mục đích giải trí của Mukhina,1973. Ngoài ra, một số nhà địa lý cảnh
quan của trường đại học Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho
mục đích nghĩ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). [25, tr. 144, 145]
Ở phương Tây, một số nhà địa lý cũng bước đầu nghiên cứu đánh giá sử dụng

các tài nguyên tự nhiên phục vụ mục đích du lịch, giải trí như Booha (Mỹ), Rôbinxơn
(Anh), Vônphơ – 1966, Henaynơ – 1972 (Canađa)… [25, tr. 144, 145]
Song, các công trình khảo sát trực tiếp lãnh thổ không gian du lịch được nghiên
cứu sâu sắc nhất bởi hai tác giả: Piroznhic – Benlorusia và Jean Pierre Lozoto – Giotart
(Pháp). Piroznhic đã đánh giá tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch
(HTLTDL). Jean Pierre Lozoto – Giotart bắt đầu nghiên cứu về các tụ điểm du lịch,
dòng khách du lịch từ đó phân tích tổ chức không gian du lịch và các chính sách, cơ
chế đi kèm. [25, tr. 144, 145]
Các nhà khoa học thuộc tổ chức ICURP gồm Lechoslaw Czemic, Halia Orlinska
(Ba Lan) và Edfranhk (Hà Lan) – 1994 đã nghiên cứu xác định các điểm, tuyến du lịch
7


giữa biên giới Ba Lan – Đức và ven biển phía Bắc cửa biển Ban Tích thuộc lãnh thổ Ba
Lan và Đức. Các tác giả đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, xác định
các điểm, tuyến du lịch cũng như bảo vệ môi trường trên quan điểm bền vững. [25, tr.
144, 145]
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của địa lý du lịch
đó là tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Liên quan đến hướng nghiên cứu này có thể
kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
“Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000”
do Tổng cục Du lịch thực hiện năm 1986 [23] là công trình mở đầu cho việc nghiên
cứu về HTLTDL, tuy nhiên còn khá sơ khai và đơn điệu.
“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự thực hiện,
Viện nghiên Cứu Phát triển Du lịch, 1991 [27].
Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010”
do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (năm 1995) [26].
Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở 3 vùng du lịch đến
năm 2010 và định hướng đến 2020” do Tổng cục Du lịch thực hiện (năm 2000) [22].

Gần đây nhất là ―Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (VHTT&DL). [5]
Các công trình này đã đề cập đến cơ sở lý luận về TCLTDL, xây dựng hệ thống
phận vụ vùng du lịch nhưng chỉ ở mức độ khái quát, tập trung chủ yếu vào việc đánh
giá tài nguyên du lịch, thực trạng hoạt động của ngành du lịch, TCLTDL với các tuyến,
điểm du lịch mang ý nghĩa quốc gia, đưa ra những dự báo tương lai đồng thời đề ra
chiến lược và giải pháp phát triển du lịch cho giai đoạn tiếp theo.
Một số sách chuyên khảo cũng đề cập tới cơ sở lý luận của việc xác định
các điểm, tuyến du lịch, tiêu biểu là ―Địa lý du lịch Việt Nam‖ (Nguyễn Minh
Tuệ, 2010) [25].
8


Công trình trực tiếp đầu tiên nghiên cứu việc xác định các điểm, tuyến du lịch
phải kể đến ―Cơ sở khoa học của việc xác định tuyến điểm du lịch Nghệ An‖, luận án
Phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất năm 1995 của Nguyễn Thế Chinh [6]; tiếp theo là
―Cơ sở cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch‖ của Viện Nghiên cứu và Phát triển
Du lịch thực hiện năm 1996 [11]; và một số đề tài luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khác
như: ―Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ‖,
luận án Phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất, trường ĐHSPHN, năm 1996 của Hồ
Công Dũng [8]; ―Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở khu vực phía Tây Hà Nội
trong tiến trình hội nhập” của Phùng Thị Hằng (luận văn thạc sĩ năm 2008, ĐHSPHN)
[10], ―Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch Lào Cai trong tiến trình hội nhập” của
Đoàn Thị Thơm (luận văn thạc sĩ 2009, ĐHSPHN) [19]… đã xây dựng gần như toàn
bộ cơ sở lý luận cho việc xác định các điểm tuyến du lịch.
Trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cho đến nay chưa có công trình đề cập đến việc
nghiên cứu, xác định các điểm, tuyến du lịch, và hướng nghiên cứu ―Xây dựng một số
điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp” chưa có đề tài nào thực hiện.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch
và xây dựng điểm, tuyến du lịch vào tỉnh Đồng Tháp để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng và xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp, làm phong phú thêm
cho các điểm đến, cũng như tăng sự lựa chọn cho du khách khi đến với Đồng
Tháp, từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch
trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
-

Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và cơ sở khoa học xây dựng điểm,

tuyến du lịch nói riêng để vận dụng vào tỉnh Đồng Tháp.

9


-

Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng điểm, tuyến du lịch và

thực trạng khai thác điểm, tuyến du lịch ở địa bàn nghiên cứu.
-

Xây dựng một số điểm tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh

trong tương lai.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Điểm, tuyến du lịch và các vấn đề có liên quan đến tuyến, điểm du lịch như: tài
nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, chương trình du lịch…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung vào việc lựa chọn các chỉ tiêu và xây dựng các điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp
- Về nội hàm:
o Việc ―xây dựng: được giới hạn ở mức độ xác định, xem xét lại các
điểm du lịch đang khai thác trên địa bàn tinh Đồng Tháp. Dựa trên
các tiêu chí cụ thể đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch, xác
định những điểm có ý nghĩa quốc gia và những điểm mang ý nghĩa
địa phương. Hiện nay, việc khai thác các điểm du lịch vẫn chưa phù
hợp nên việc đánh giá lại giá trị của các điểm du lịch có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành và xây dựng các tuyến du lịch, giúp nhà
quản lý có những hướng khai thác phù hợp.
o Các điểm, tuyến được giới hạn về số lượng trong phạm vi địa bàn tỉnh
Đồng Tháp, vì vậy ―một số‖ điểm, tuyến ở đây gồm: 10 điểm và 10
tuyến du lịch (gồm 2 tuyến quốc tế, 4 tuyến liên tỉnh và 4 tuyến nội
địa) đã và đang được khai thác.
- Về không gian lãnh thổ: toàn bộ tỉnh Đồng Tháp với 2 thành phố, 1 thị xã và
9 huyện, trong đó có gắn kết với một số tỉnh lân cận thuộc vùng ĐBSCL.
10


- Về thời gian: tập trung phân tích số liệu từ 2005 đến nay, đưa ra định hướng
khai thác các điểm, tuyến đến 2020 và 2030.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng hầu hết trong các đề tài nghiên cứu
khoa học. theo quan điểm này, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể nào đó phải đặt
trong mối tương quan nội hệ thống (giữa các thành phần trong cùng một hệ thống với
nhau) và mối tương quan ngoại hệ thống (đặt đối tượng nghiên cứu trong các hệ thống
phân vị cấp cao hơn và cấp thấp hơn). Du lịch Đồng Tháp là một mắc xích quan trọng
trong vùng du lịch ĐBSCL – một trong bảy vùng du lịch của cả nước nên cũng vận
động và phát triển theo quy luật chung của toàn hệ thống.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
HTLTDL được xem như là một hệ thống được tạo thành bởi nhiều thành tố có
mối quan hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người….
Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong
mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng
bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ khẳng định rằng
mỗi điểm, tuyến du lịch được xem là một hệ thống mở có quan hệ chặc chẽ với toàn bộ
lãnh thổ du lịch nghiên cứu, từ đó góp phần phát hiện ra các mối quan hệ tương tác của
toàn hệ thống giúp cho các nhà chiến lược có những hoạch định du lịch đúng đắn.
5.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Đồng tháp là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, hiện nay vẫn đang phát triển
với những nét đặc sắc riêng biệt về tự nhiên, văn hóa – xã hội và con người. Áp dụng
quan điểm lịch sử – viễn cảnh vào nghiên cứu đề tài góp phần tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh, phát triển, quá trình và kết quả khai thác các điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng
Tháp trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến sự phát triển lâu bền về sau.
11


5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Giống như mọi ngành kinh tế khác, sự phát triển của du lịch phải tính đến việc
bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Vì
thế, trong quy hoạch du lịch nói chung và trong xác định điểm, tuyến du lịch nói riêng
luôn phải quán triệt quan điểm hướng đến sự bền vững nhằm đảm bảo cả ba lợi ích:

bền vững về tài nguyên, bền vững về môi trường và bền vững về kinh tế.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở tất cả các công trình nghiên cứu
khoa học. Việc vận dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm
bảo đảm tính kế thừa của các công trình trước đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức,
giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về đề tài nghiên cứu.
Các tài liệu được thu thập trong đề tài chủ yếu là về lịch sử nghiên cứu; cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch; các số liệu trong ngành du
lịch nhằm phân tích tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch; các chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng để phát triển du lịch
bền vững. Các nguồn tài liệu chủ yếu lấy từ các sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn,
các báo cáo của các Sở ban ngành liên quan như: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Đồng Tháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp, Chi cục Thống kê Đồng Tháp…
Sau khi thu thập đủ các tài liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu
phục vụ cho việc nhận định, định giá, dự báo xu hướng phát triển của du lịch Đồng
Tháp (số lượng khách, doanh thu, mức tăng trưởng du lịch, cơ sở lưu trú…) trên cơ sở
khoa học và thực tiễn.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp điển hình và phổ biến nhất của Địa lý học
và Du lịch học. Sử dụng phương pháp này nhằm đem lại một cái nhìn khách quan về

12


vấn đề nghiên cứu, kiểm nghiệm độ chính xác của tài liệu đã có, hạn chế những nhược
điểm của phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Quá trình thực địa được tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đề tài nghiên
cứu. Quá trình này được tiến hành như sau:
- Khảo sát thực địa ở một số điểm du lịch trong tỉnh, bao gồm các điểm du lịch

hoạt động có hiệu quả cao và các điểm du lịch hoạt động có hiệu quả du lịch trung bình
và thấp. Tại mỗi điểm thực địa đều quan sát, mô tả, ghi chép tư liệu, chụp ảnh tài
nguyên…
- Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên (Sở
Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp) và quản lý du lịch ở địa phương (Phòng Nghiệp
vụ du lịch, Sở VHTT&DL Đồng Tháp).
5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Bản đồ giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu địa lý và du lịch. Bản đồ được
sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện các tuyến, điểm du lịch
quan trọng có ý nghĩa vùng, quốc gia. Cùng với hệ thống các biểu đồ, bản đồ giúp công
trình nghiên cứu trực quan, sinh động, khoa học trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu định
tính và định lượng.
Quá trình thành lập bản đồ, biểu đồ có sự hỗ trợ của một số phần mềm máy tính
như: M. Office, MapInfo 9.0…
Trên cơ sở bản đồ nền là: bản đồ hành chính, giao thông, thủy văn… dựa vào
các số liệu đã tổng hợp được, tiến hành biên tập, kiểm tra và bổ sung các lớp dữ liệu
mới, kết quả thành lập được bản đồ các điểm, tuyến du lịch Đồng Tháp.
5.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp
Phương pháp thang điểm tổng hợp nhằm phân tích, đánh giá và cho điểm cho
các chỉ tiêu dựa trên những tiêu chí đánh giá điểm, tuyến du lịch. Tùy theo mức độ
quan trọng khác nhau của các tiêu chí ảnh hưởng đến điểm, tuyến du lịch mà mỗi tiêu
chí sẽ cho hệ số điểm khác nhau.
13


Điểm tổng hợp sau khi đã xét đầy đủ các tiêu chí sẽ cho kết quả cuối cùng để
phân loại điểm, tuyến du lịch.
Phương pháp này có ưu điểm là định lượng được các giá trị của các điểm, tuyến
du lịch dựa trên các tiêu chí cho trước, tuy nhiên cần phải xem xét tính chủ quan của
người đánh giá. Để hạn chế tính chủ quan khi sử dụng phương pháp này cần:

Có sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây, trên cơ sở lựa chọn
các tiêu chí phù hợp với đặc điểm du lịch tại địa phương để xây dựng
thang đánh giá.
Dựa vào những quy định về du lịch (Luật Du lịch) kết hợp với thực trạng
khai thác các điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để đưa ra
các trọng số phù hợp cho từng tiêu chí.
Sau khi đánh giá, tổng hợp lại kết quả và hỏi ý kiến chuyên gia lần nữa
để đảm bảo rằng kết quả đánh giá là hợp lý.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết sẽ không đủ độ tin cậy vào
kết quả đánh giá từ thang đo, vì thế sau khi nghiên cứu muốn đề tài thực
sự có ý nghĩa thực tiễn thì cần có thời gian áp dụng vào thực tế để đánh
giá lại kết quả một lần nữa.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp dự báo, định tính theo đó tập hợp được kết quả là ý kiến
của phần đông các chuyên gia. Ưu điểm của phương pháp này đưa ra được những dự
báo tổng quan mang tính chính xác cao vì nó có sự tham gia tư vấn của số đông chuyên
gia trong ngành. Cụ thể: TS. Ngô Văn Bé (chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, lịch sử
và du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười), ông Võ Tiến Thành (PGĐ Trung tâm Xúc
tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư), bà Nguyễn Bích Ngọc (Phó trưởng phòng
Nghiệp vụ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Đồng Tháp) và các ông, bà
là quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, quản lý các phòng, ban tại các khu,
điểm... Ngoài ra, còn có các cô, chú, anh, chị là những người điều hành, nhân viên
14


phục vụ và dân cư địa phương hiểu rõ về đặc điểm, quy mô, sức chứa… của từng điểm,
tuyến du lịch.
6. Những đóng góp chủ yếu
Kế thừa và tổng quan được cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn về du
lịch; lựa chọn hệ thống chỉ tiêu cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch để vận dụng

vào địa bàn nghiên cứu.
Tổng quan hệ thống điểm, tuyến du lịch ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL
nói riêng theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
Đánh giá lại tài nguyên du lịch ở tỉnh Đồng Tháp và thực trạng hoạt động du
lịch theo phương diện ngành và lãnh thổ trên địa bàn.
Xây dựng các điểm, tuyến du lịch ở Đồng Tháp trong giai đoạn mới bằng
phương pháp tính điểm.
Đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch
tại Đồng Tháp.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo cùng phụ lục, nội
dung của luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng điểm, tuyến du lịch
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch và
thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Xây dựng một số điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Đồng Tháp và các giải
pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch.

15


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG ĐIỂM,
TUYẾN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của
hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm về du lịch vẫn chưa
được thống nhất và không giống nhau tại các quốc gia khác nhau; ở mỗi góc độ nghiên

cứu cũng như theo từng lĩnh vực khác nhau thì khái niệm du lịch cũng được hiểu với
những nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm, định nghĩa về du lịch đã được
các tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đưa ra.
Một số học giả cho rằng thuật ngữ ―du lịch” trong ngôn ngữ của nhiều nước bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tornos” nghĩa là ―Đi một vòng‖ thuật ngữ này được La tinh
hóa thành ―Tornus‖ và sau đó thành ―Tourisme‖ (tiếng Pháp), ―Tourism‖ (tiếng Anh)
[25]. Một số học giả khác lại cho rằng thuật ngữ ―du lịch‖ bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp
là ―le tourisme” nhưng bản thân từ này lại bắt nguồn từ gốc ―le tour” nghĩa là một
cuộc hành trành đến nơi nào đó và quay trở lại sau đó chuyển thành ―tourism” trong
tiếng Anh [13].
Như vậy, mặc dù chưa có sự thống nhất về nguồn gốc hình thành thuật ngữ ―Du
lịch‖, nhưng các học giả đã đưa ra điểm chung của thuật ngữ này là đều chỉ về một
cuộc hành trình đi theo một vòng từ nơi này đến nơi khác và có quay trở lại nơi ban
đầu.
Với tư cách là một thuật ngữ khoa học, du lịch đã được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau tùy theo góc độ, phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu của các nhà khoa học.
Cụ thể như:
Theo I.I Pirojnik: ―Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
16


nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa”. [25, tr. 31]. Ở Việt Nam, định nghĩa du lịch của I.I Pirojnik đã và đang được
sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu cũng như những vấn đề có liên
quan đến du lịch.
Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cá

nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích
hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [18]
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt
động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người
và ở lại đó tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các
hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”. [18]
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”. [12]
Như vậy, có khá nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về du lịch, nhưng
nhìn chung đều nêu lên những điểm chung nhất về du lịch, đó là:
-

Du lịch là một lĩnh vực có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác, trong đó có
kinh tế và xã hội.

-

Là sự di chuyển và lưu trú tạm thời ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên.

-

Du lịch không nhằm mục đích kinh tế mà nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao
nhận thức, thể thao, khám phá.... và hướng đến hòa bình, hữu nghị giữa các
quốc gia.

17



1.1.1.2. Sản phẩm du lịch
Theo định nghĩa của WTO: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp gồm
nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên
nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân
viên du lịch”. [18. tr 40, 41]
Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam đã giải thích ―Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du
lịch‖ [12]
1.1.1.3. Chương trình du lịch
Theo những quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước Liên minh châu
Âu (EU) và Hiệp hội các hàng lữ hành Vương quốc Anh trong cuốn ―Kinh doanh du
lịch lữ hành” thì: ―Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít
nhất hai trong số các dịch vụ: nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông
hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình phải
nhiều hơn 24 giờ”. [14, tr. 158 – 161].
Theo Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “Chương trình du lịch là lịch trình, các
dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ
nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi‖. [12]
1.1.2. Khái niệm về điểm, tuyến du lịch
1.1.2.1. Điểm du lịch
a. Khái niệm
Theo Điều 4, luật Du lịch Việt Nam: ―Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. [12]
Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ và là cấp thấp nhất trong hệ thống
phân vị lãnh thổ. Trên bản đồ, khi thể hiện các vùng du lịch, người ta thường ký hiệu
điểm du lịch thành từng điểm nhỏ riêng biệt và tương đồng nhau về diện tích. Tuy
nhiên, trên thực tế dù quy mô nhỏ thì mỗi điểm du lịch cũng chiếm một diện tích không
18



gian nhất định và giữa các điểm du lịch có sự chênh lệch nhau khá lớn về khoảng
không gian này.
b. Phân loại điểm du lịch
Có thể chia điểm du lịch thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng
(điểm du lịch). Trong đó, điểm tài nguyên là nơi có một hoặc nhiều nguồn tài nguyên
có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng chưa được khai thác để đưa vào phục vụ
khách du lịch. Điểm tài nguyên sẽ có thể trở thành điểm du lịch nếu có hoạt động đầu
tư và tổ chức khai thác phù hợp. Bên cạnh đó, một số điểm du lịch sau khi đưa vào
khai thác đã đi vào giai đoạn thoái trào, không còn sức hấp hẫn nữa làm cho hoạt động
du lịch bị ngừng trệ thì sẽ có thể trở thành điểm tài nguyên.
Theo tính chất của tài nguyên du lịch, có thể chia điểm du lịch thành 4 nhóm:
điểm du lịch tự nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu
mối giao thông vận tải.
Luật Du lịch Việt Nam chia điểm du lịch thành 2 loại: điểm du lịch quốc gia và
điểm du lịch địa phương.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch
quốc gia:
+ Có TNDL đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch
địa phương:
+ Có TNDL hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.

19



×