Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN PTNT TÂY HÀ NỘI CHI NHÁNH TRƯỜNG CHINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN PTNT TÂY
HÀ NỘI CHI NHÁNH TRƯỜNG CHINH.
3.1. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.
3.1.1. Về nguồn vốn:
- Ngay từ đầu Chi nhánh xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh
doanh, do vậy đã quán triệt tới từng cán bộ, từng Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc
chủ động tiếp cận khách hàng là dân cư, các TCKT. Kết hợp mở rộng màng lưới tại những
khu đô thị mới có dân cư đông đúc mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện
tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng
của khách hàng.
- Thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của TW như: Tiết kiệm dự thưởng bằng
vàng, huy động dự thưởng Agribank Cup 2006, tiết kiệm trung, dài hạn trả lãi trước.
- Theo dõi biến động lãi suất huy động trên thị trường để có hướng điều chỉnh lãi suất
kịp thời phù hợp hơn.
- Tiếp cận với một số đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Ban
quản lý các dự án trọng điểm Thành phố Hà Nội nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ
dân cư trong việc chi trả tiền đền bù.
- Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đã thường xuyên bám sát thị trường, các yếu tố
cạnh tranh, để đưa ra các phẩm dịch vụ với lãi suất và mức phí phù hợp.
- Có định hướng đúng đắn về phát triển mở rộng màng lưới. Trong năm 2006 Chi
nhánh đã nâng cấp 01 Phòng giao dịch thành Chi nhánh cấp II (Chi nhánh Bùi Thị Xuân).
Các phòng giao dịch và chi nhánh đều đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả.
- Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị khách hàng, coi trọng việc triển khai
các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại trên cơ sở khai thác tốt nền tảng công nghệ thông tin, cung
cấp tối đa tiện ích cho khách khàng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
3.1.2. Về tín dụng:
- Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Ngân hàng
No&PTNT Tây Hà Nội đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng
đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý. Tích cực chuyển hướng đầu tư, mở
rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có TSTC,


hạn chế cho vay các doanh nghiệp nhà nước, quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh có lợi
nhuận cao.
- Vận dụng linh hoạt các cơ chế ưu đãi đối với khách hàng lớn, thường xuyên củng cố
duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút
khách hàng mới, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Tiến hành đánh giá phân loại khách hàng theo văn bản 1261/NHNo –TD, đánh giá
phân loại nợ theo Quyết định 165/QĐ-HĐQT tới 100% khách hàng có quan hệ với Chi
nhánh.
- Thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ nhằm phát
hiện, chỉnh sửa kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng quy trình thẩm định phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng cho vay.
- Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định: trong năm đã
liên tục mở các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng về phân tích đánh giá tài chính doanh
nghiệp, học tập các văn bản mới của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.1.3. Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh:
- Tạo nguồn nhân lực:
+ Việc phân công, bố trí cán bộ một cách hợp lý giữa các phòng, các bộ phận, vừa
đảm bảo khối lượng công việc giao, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ gắn
chặt với công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ.
+ Số biên chế tăng so với đầu năm 6 cán bộ, tổng số cán bộ trong biên chế hiện nay
là 102 cán bộ.
+ Nhận thức sâu sắc trình độ cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động
kinh doanh; Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và
đào tạo lại cho cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, thông qua các hình thức tổ
chức các lớp học tập và tìm hiểu nghiệp vụ, văn bản chế độ. Trong năm 2006 Chi nhánh đã
tự đào tạo được 1115 lượt cán bộ về các chuyên đề như: Tín dụng, kế toán, thanh toán
quốc tế. Ngoài ra Chi nhánh đã cử các cán bộ đi học đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
do NHNo Việt Nam tổ chức. Cho đến nay Chi nhánh đã có 92% cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học. Trong những năm tới công tác đào tạo vẫn được coi là nhiệm vụ trọng tâm
của chi nhánh, xây dựng nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh.
- Công nghệ thông tin:
+ Hiện nay có 02 cán bộ tin học có trình độ đại học. Chi nhánh đang thực hiện
chương trình giao dịch ngân hàng bán lẻ. Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại đáp ứng nhu cầu
hiện đại hoá ngân hàng.
+ Đã xây dựng Website của Chi nhánh giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm
dịch vụ Góp phần xây dựng thương hiệu Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Triển khai việc kết nối thanh toán điện tử với khách hàng, triển khai dịch vụ internet
banking.
+ Triển khai dịch vụ ATM bước đầu đã có kết quả khả quan, lượng khách hàng phát
hành thẻ lên tới 3.600 khách hàng.
+ Chương trình ngân hàng bán lẻ còn có nhiều vấn đề vướng mắc như: thông tin
báo cáo không có chương trình nhặt tự động do vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác
thống kê.
- Nâng cao năng lực tài chính:
+ Tăng cường mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng thu, tiết kiệm chi phí. Trong
năm 2006 đạt chênh lệch lãi suất là: 0.3%.
3.1.4. Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh:
Giám đốc đã từng bước giao quyền tự chủ, uỷ quyền phán quyết cho các Phòng giao
dịch nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc, tự quyết định và tự
chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quyền hạn cho phép.
Từng bước giao khoán cho các phòng nghiệp vụ và các Phòng giao dịch, chi nhánh cấp
II, thực hiện giao chỉ tiêu cho từng cán bộ CNV, thực hiện trả lương theo mức độ hoàn
thành công việc.
Để khích lệ động viên tinh thần làm việc nhiệt tình và có hiệu quả, Ban giám đốc đã
động viên khen thưởng kịp thời, quan tâm đào tạo, giúp đỡ những cán bộ còn yếu về
nghiệp vụ. Từ đó tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong toàn cơ quan, phát huy sức mạnh
tổng hợp, cùng nhau đưa Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội ngày càng phát triển, phấn
đấu là một ngân hàng vững mạnh, có vị thế trong hệ thống.
Tổ chức tốt các phong trào do Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và chi nhánh Tây Hà

Nội phát động như phong trào thi đua: huy động tiết kiệm dự thưởng trong CBCNV, tham
gia tích cực các phong trào thể thao, văn nghệ. Tham gia đóng góp các quỹ như: quỹ đền
ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học quan tâm, động viên thăm hỏi đoàn
viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau. Từ đó khuyến khích động viên cán bộ trong toàn cơ
quan phấn khởi tạo động lực trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ.
3.1.5. Phát triển thị trường, thị phần:
Cho đến nay lượng khách hàng của chi nhánh lên tới 10.566 khách hàng. Trong đó:
Khách hàng tiền gửi là 10.066, khách hàng tiền vay là 500 với doanh số thu lãi tiền gửi tiền
vay 228 tỷ đồng, chi trả lãi tiền gửi tiền vay 128 tỷ đồng, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 456
triệu đồng; thanh toán chuyển tiền là 1,786 triệu đồng.
3.1.6. Công tác quản trị điều hành:
- Bổ nhiệm các chức danh điều hành gồm các Trưởng phòng, Phó phòng phù hợp với
trình độ, nghiệp vụ, khả năng đáp ứng công việc của từng người, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thực hiện phân công, phân
nhiệm rõ người rõ việc, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, xây dựng được ý thức,
phong cách mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lao động có nề nếp và kỷ cương, kinh doanh an
toàn và hiệu quả.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính tới từng Chi nhánh cấp 2, phòng
giao dịch gắn liền với chỉ tiêu thi đua, góp phần thúc đẩy khuyến khích động viên cán bộ trong
Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
3.1.7. Các giải pháp thực hiện:
a. Công tác huy động vốn:
- Tiếp tục mở rộng màng lưới, trong năm 2007 triển khai thêm 1 điểm giao dịch mới
nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm xây nhà, phát
hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá...) đi kèm với các hình thức marketing thích hợp
nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng dân cư và doanh nghiệp
theo hướng chuyển dịch sang cơ cấu huy động vốn từ các TCKT và dân cư.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn, đặc biệt các Chi nhánh cấp II và phòng
giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Hợp tác với các tổ chức cung cấp các dịch vụ, hàng hoá công cộng như: Thu học phí,
trả lương, phí điện thoại, phí bảo hiểm) để thu hút các khoản tiền thu dịch vụ.
- Giao chỉ tiêu dư nợ gắn với chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận, gắn với thi đua khen thưởng kịp thời.
b. Công tác tín dụng:
- Tiếp tục thay đổi cơ cấu đầu tư, chuyển hướng đầu tư sang cho vay các DN vừa và
nhỏ, hộ kinh doanh, dự án có hiệu quả…
- Cho vay gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng (dịch vụ tài khoản, thanh
toán, chuyển tiền, phát hành thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng điện tử).
- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ quá hạn, tăng cường kiểm tra sau cho
vay...Từng bước nâng cao trình độ cán bộ tín dụng để đáp ứng với nhu cầu hội nhập trong
thời gian tới.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay,
coi trọng chất lượng tín dụng, đảm bảo các khoản cho vay có chất lượng tốt.
- Chấn chỉnh công tác tín dụng, nâng cao trình độ cũng như kỹ năng cho cán bộ tín
dụng và cán bộ thẩm định.
- Đặc biệt coi trong công tác phân tích, đánh giá, xếp loại khách hàng, thông qua đó
để có hướng đầu tư chuẩn xác và hiệu quả cao.
c. Nâng cao năng lực tài chính:
- Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng giảm
thiểu rủi ro lãi suất, giảm thấp lãi suất đầu vào, nâng cao chênh lệch lãi suất tiến tới 0.4%.
- Tiếp tục triển khai công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, mở các lớp đào tạo
theo các chuyên đề như: Tín dụng, kế toán, thẩm định, ngoại ngữ cơ bản, nâng cao, lớp tin
học.
- Phát huy truyền thống anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới của NHNo&PTNT
Việt Nam, kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công tác đoàn thể; động viên khuyến
khích tập thể CBCNV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tập thể cán bộ CNVC Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội thi đua phấn đấu hoàn

thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh có vị
thế trong hệ thống.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn.
Trong nền kinh tế hội nhập mới, để có thể cạnh tranh với những đối thủ lớn mạnh và
đương đầu với những thách thức khó khăn đã là một vấn đề hết sức nan giải. Để có thể
nâng cao thị phần của mình và nâng cao vị thế lại càng là bài toán hóc búa đặt ra cho ban
lãnh đạo ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải đặc biệt quan tâm chú trọng đến vấn
đề nâng cao chất lượng tín dụng, bao gồm cả vấn đề nâng cao chất lượng phân tích tài
chính doanh nghiệp vay vốn.
Các yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp :
- Từ phía doanh nghiệp:
Sự đa dạng, phức tạp của ngành nghề kinh doanh. Kèm theo đó tâm lý muốn vay được
vốn có thể dẫn đến những nghi hoặc, những gian lận về báo cáo tài chính, nhất là với các
doanh nghiệp tư nhân.Tình trạng phổ biến trong việc lập báo cáo quyết toán của các doanh
nghiệp tư nhân hiện nay là : đối với cơ quan thuế thì sẽ báo cáo lợi nhuận thấp hoặc lỗ để
tránh thuế, còn đối với ngân hàng thì báo cáo lãi nhiều để ngân hàng đánh giá năng lực tài
chính tốt và kinh doanh có hiệu quả để dễ dàng vay vốn...Sở dĩ có thực trạng này là do hiện
nay ở Việt Nam chưa có quyết định minh bạch về thông tin và sự can thiệp không chính
thức của các cơ quan công quyền trong việc cho vay của ngân hàng.Vì vậy, CBTD cần
phải hết sức tỉnh táo và linh hoạt để kiểm tra các BCTC một cách chính xác, lôgic và phù
hợp
- Từ phía ngân hàng:
+ Nhân tố con người : Luôn luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng
tư cách đạo đức, phẩm chất của người CBTD.
+ Công nghệ và trang thiết bị hiện đại để tiết kiệm thời gian thẩm định, tiết kiệm chi
phí và đem lại sự an tâm cho khách hàng.
+ Chính sách tín dụng hợp lý sẽ là định hướng tốt cho hoạt động tín dụng
+ Văn bản hướng dẫn và quy chế giám sát hoạt đảm bảo tạo điều kiện và không gây trở
ngại cho hoạt động tín dụng.

+ Sự phân công trách nhiệm, phối hợp giữa các bộ phận không chỉ có tác dụng bổ sung
thêm các thông tin còn thiếu mà còn giúp CBTD có thể kiểm tra chéo
- Từ những yếu tố khác như Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế vĩ mô, văn bản do
NHNN ban hành.....
Chính những yếu tố trên khiến cho vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp trở nên khó
khăn và làm thế nào để nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp đang là 1 vấn
đề nhức nhối mà ngân hàng quan tâm và cố gắng tìm giải pháp. Và các giải pháp cần được
thực hiện là :
3.2.1. Đối với việc thu thập thông tin:
Các lý thuyết về tài chính phát triển đã chỉ ra rằng sự phát triển của hệ thống tài chính
là điều kiện cần cho sự phát triển của một đất nước. Một hệ thống tài chính phát triển đóng
vai trò như mạch máu lưu thông trong nền kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Ở
các nước đang phát triển, do thị trường tài chính tiền tệ chưa phát triển đồng bộ nên hiện
nay, Tín dụng ngân hàng đang là một kênh cung cấp vốn quan trọng của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, hoạt động tín dụng Việt Nam chưa thể hiện được sự
mệnh lịch sử của mình. Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động
tín dụng của các NHTM là do thông tin bất cân xứng.

×