Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ HÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.83 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN MỸ HÀO
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT MỸ HÀO
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế chính trị huyện Mỹ Hào trong thời
gian gần đây và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ
Hào.
Mỹ Hào là một huyện nhỏ thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên, có đường Quốc lộ
5A, trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 28 km về phía tây, cách Hải Dương 28
km về phía đông, cách thị xã Hưng Yên 34 km về phía nam. Vị trí địa lý của huyện
Mỹ Hào đã tạo nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội với các huyện
trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu
tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Huyện Mỹ Hào có diện tích tự nhiện 79,10 km
2
, dân số 84.691 người, người
trong đó nông dân nông thôn có 75.287 người, dân số thành thị có 8.589 người,
mật độ dân số 1073 người/km
2
, lao động trong độ tuổi 43.787 .
Toàn tỉnh Hưng Yên có 6khu công nghiệp thì riêng trên địa bàn huyện Mỹ
Hào có tới 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Phố Nối A, Khu công nghiệp Phố
Nối B và Khu công nghiệp Minh Đức là sự đóng góp to lớn vào sự phát triển công
nghiệp trong tỉnh. Hiện nay Mỹ Hào đang là điểm sáng về kinh tế không chỉ trong
tỉnh Hưng Yên mà còn là điểm sáng về kinh tế ở các tỉnh phía Bắc.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội trong huyện có nhiều đổi
mới, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, xã hội ổn đinh và ngày càng văn minh,
đời sống người dân được cải thiện nhanh, dịch vụ thương mại phát triển. Nền kinh
tế - xã hội của huyện đạt được kết quả toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá, giáo dục,
y tế, văn hoá đạt kết quả tốt, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, trị an được ổn


định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tiếp tục nâng lên, cụ thể ta
theo dõi báng sau:
Bảng 2.1: Bảng theo dõi tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào trong 3 năm
2004,2005,2006.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng giá trị sản xuất(tỷ đồng)
1.828 1.088,1 1.371,80
Giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng so với năm trước (%)
5 20 45
Giá trị công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp tăng so với năm trước (%)
25 27,8 32,90
Giá trị thương mại dịch vụ
tăng so với năm trước (%)
20 28 33,10
Tổng thu ngân sách(tỷ đồng)
52,405 30,950 39,289
Cơ cấu nông nghiệp- công
nghiệp - dịch vụ (%)
25-55-20 22-56-22 18,4-58,46-23,2
Giá trị sản xuất
bình quân đầu người (USD)
800 870 970
Giá trị sản xuất trên 1 ha
công tác(triệu đồng)
35 36,1 37,8
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
9,2 7,45 6,63
(Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào)
Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhà nước có nhiều chủ trương, giải
pháp linh hoạt trong điều hành hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán để hạn chế và
kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và ban hành sửa đổi nhiều chính sách
mới có tác dụng tích cực đến thị trường tiền tệ như sửa đổi bổ sung quy chế cho
vay, quy chế bảo đảm tiền vay, lãi suât cho vay và một số chủ trương chính sách về
tiền tệ, tín dụng thanh toán.
Trong những năm qua, do sự diễn biến phức tạp về thời tiết, dịch bệnh và sự
biến động thất thường, chỉ số giá cả một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm,
xăng dầu, nguyên vật liệu và biến động đột biến về giá vàng trong nước gây ảnh
hưởng không ít tới tâm lý người gửi tiền…Nó cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trên địa bàn huyện.
NHNo&PTNT Mỹ Hào là một ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn
huyện Mỹ Hào lại là chi nhánh cấp 2, các ngân hàng khác đều là chi nhánh cấp 1.
Chính vì vậy, nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác đầu tư tín dụng. Trong
lĩnh vực hoạtđộng, cạnh tranh nhất là lãi suất và dịch vụ ngân hàng, vì vậy nó cũng
ảnh hưởng đến đầu tư vốn, thu nợ, thu lãi của ngân hàng và nó cũng ảnh hưởng
gián tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng.
Nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, của thường trực
huyện uỷ , thường trực uỷ ban nhân dân huyện cộng với sự nỗ lực cố gắng phấn
đấu của toàn thể cán bộ viên chức NHNo&PTNT Mỹ Hào đã hoàn thành kế hoạch
và có nhiều thành tích đáng kể.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Mỹ Hào
Thực hiện nghị định số 53 – HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng
về thành lập các ngân hàng chuyên doanh ở Việt Nam: Ngân hàng Nông Nghiệp,
Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng đầu tư và Phát Triển, Ngân hàng Ngoại
Thương. NHNo&PTNT Mỹ Văn trực thuộc tỉnh Hải Hưng ra đời trong bối cảnh
đó.Sự ra đời vừa mang tính thừa kế liên tục đồng thời là sự đổi mới về mô hình tổ
chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ hoạt động.
Sau khi chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên

ngày 01/09/1999, huyện Mỹ Văn lại chia tách thành ba huyện: Mỹ Hào – Yên Mỹ -
Văn Lâm, NHNo&PTNT Mỹ Hào ra đời hoạt động trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
Trong quá trình hoạt động của mình, NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tạo được
niềm tin và mối quan hệ gắn bó đối với người nông dân góp phần tích cực để phát
triển kinh tế nông nghiệp. Từ chỗ chỉ khoảng 30% số hộ vay vốn với dư nợ vài
chục tỷ đồng đến nay NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tiến hành cho vay trên 80% số hộ
trên địa bàn, số dư nợ trên 200 tỷ đồng.Với số vốn đó đã giúp đỡ người nông dân
có vốn ban đầu để sản xuất kinh doanh, mở rộng nhiều ngành nghề tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó tăng thêm nguồn thu cho Ngân
Sách huyện, và nguồn tài chính của Ngân Hàng cũng góp phần tài trợ cho các hoạt
động trong huyện, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn huyện.
Để phù hợp với xu hướng phát triển của huyện nói riêng và của đất nước nói
chung, NHNo&PTNT Mỹ Hào cũng đã mạnh dạn mở rộng các hoạt động tiền tệ,
tăng cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ Ngân Hàng góp phần phục vụ nhu
cầu luân chuyển tiền tệ ,thích hợp với sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
Đến nay,cùng với sự phát triển của đất nước, khu đô thị Phố Nối đã trở thành
một khu công nghiệp phát triển thu hút nhiều doanh nghiệp và các công ty. Với
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, và đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng
chất lượng và phong phú. Đứng trước yêu cầu đó, NHNo&PTNT Mỹ Hào xác định
rõ mục tiêu: Kinh doanh đa năng tổng hợp, đa dạng hoá sản phẩm, tiếp tục đẩy
mạnh cho vay các hộ sản xuất kinh doanh đồng thời mạnh dạn cho vay các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả đóng trên địa bàn, chủ động đa dạng hoá các hình thức
huy động vốn, chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu
nguồn vốn để cho vay, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Từ khi được tái lập đã gần được 10 năm, hoạt động của Ngân Hàng có nhiều
khó khăn: nhân sự,vốn hoạt động,cơ sở vật chất kỹ thuật, lại phải hoạt động trên sự
cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều Ngân Hàng khác trên địa bàn tuy nhiên cũng có
những thuận lợi mà chỉ Ngân Hàng mới có như kinh nghiệm hoạt động, nắm rõ địa

bàn,vị trí địa lý thuận lợi,lại có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương và
NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cộng với nỗ lực và cố gắng hết mình NHNo&PTNT
Mỹ Hào đã đạt được nhiều những thành tích đáng khích lệ,bên cạnh đó cũng có
những tồn tại chưa được giải quyết khắc phục.
2.1.3.Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong
NHNo&PTNT Mỹ Hào.
Sau gần 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức đã tương đối ổn định. Mô hình tổ
chức của NHNo&PTNT Mỹ Hào là mô hình lãnh đạo theo kiểu trực tuyến từ
trưởng, phó phòng đến nhân viên đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc
phục trách khối và chịu sự giám sát chung của giám đốc.Tổng số cán bộ công nhân
viên chức trong cơ quan là 38, trong đó: biên chế chính thức là 34 và 4 cán bộ làm
hợp đồng, được tổ chức làm việc tại hai đầu mối giao dịch:
- Một trụ sở trung tâm đóng tại Thị Trấn Bần Yên Nhân, nằm trong khu công
nghiệp Phố Nối gồm 32 cán bộ phụ trách 4 xã và một thị trấn.
- Một Ngân Hàng cấp III Dị Sử gồm 6 cán bộ phụ trách 3 xã phía đông của
huyện.
Việc tổ chức thành hai đầu mối giao dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà
con nông dân và các hộ kinh doanh, các công ty doanh nghiệp trên địa bàn có nhu
cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của Ngân Hàng như gửi tiền, vay vốn
để sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…
Ta có thể nhận biết tổng quan mô hình tổ chức của Ngân Hàng qua sơ đồ
sau:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN – NGÂN
QUỸ
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Hào

38 cán bộ trong ngân hàng được sắp xếp làm việc trong 4 phòng ban Ngoài
3 đồng chí trong Ban Giám Đốc, các cán bộ còn lại được biên chế thành 3 phòng
chính:
+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh
+Phòng kế toán ngân quỹ
+Phòng hành chính tổ chức
Cụ thể cơ cấu và chức năng của các phòng, ban như sau:
*>Ban Giám Đốc gồm 3 đồng chí là:
- Giám đốc: Giám sát chung về tình hình cơ quan.
- Phó giám đốc kế toán ngân quỹ: Trực tiếp lãnh đạo phòng kế toán ngân
quỹ.
- Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp lãnh đạo phòng kinh doanh.
*> Phòng kế toán ngân quỹ :có 12 cán bộ, trong đó có một trưởng phòng , một
phó phòng phụ trách cả hai việc : Kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
- Kế toán nội bộ: Thực hiện công tác kế toán, quản lý chi tiêu nội bộ như:
+Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí và công tác hành chính.
+ Báo cáo tổng hợp thu – chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với ban giám
đốc.
Trưởng
phòng
kinh
doanh
Phó
phòng
kinh
doanh
Phó
phòng kế
toán
Trưởng

phòng
kế
toán
Nhân viên
( Các cán bộ tín dụng)
Nhân viên
( Các cán bộ kế toán)
- Kế toán giao dịch, xử lý nghiệp vụ như:
+ Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cá nhân.
+ Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm
thu , uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản…
+ Tổ chức ghi chép phản ảnh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
+ Lập bảng cân đối hàng ngày, tuần , quý, năm.
+ Hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi lên ngân hàng cấp trên.
- Cán bộ ngân quỹ :Thu- chi tiền mặt, kiểm kê ngân quỹ,duy trì mức dự trữ
bắt buộc đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả, lập các báo cáo liên quan đến tình hình
ngân quỹ.
*>Phòng kinh doanh :gồm 17 cán bộ trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó
phòng.
+ Phòng kinh doanh chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng
quản lý điều hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng.
+ Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung
các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng
thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới.
+ Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền
hạn của mình
+ Cố vấn cho ban giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay
không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình.

*> Phòng hành chính :gồm 6 cán bộ:
Trực tiếp lo đời sống của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần trong toàn
bộ hệ thống cơ quan, tổ chức các hội thi về tay nghề cũng như phong trào văn hoá,
văn nghệ của cơ quan để giảm bớt sự mệt mỏi trong những ngày làm việc căng
thẳng và tăng thêm sức mạnh đoàn kết trong cơ quan. Ngoài ra phòng còn làm
nhiệm vụ giữ an ninh cho toàn bộ cơ quan.
Trình độ của cán bộ trong NHNo&PTNT Mỹ Hào chưa cao,số cán bộ được
đào tạo chính quy còn ít song trong quá trình làm việc cán bộ trong cơ quan luôn
nỗ lực hết mình, học hỏi kinh nghiệm và tham gia những khoá học tập huấn bổ
sung và trau dồi kiến thức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.1.4. Những hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào trong một
vài năm gần đây.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Hào có xu hướng tăng năm sau cao
hơn năm trước:
- Năm 2005 nguồn vốn kinh doanh đã tăng 40392 triệu đồng so với năm
2004 tương ứng với tỷ lệ tăng 21.4%.
- Năm 2006 nguồn vốn kinh doanh tiếp tục tăng 21949 triệu đồng so với
năm 2005, tương ứng với 9.6%.
Ta có thể theo dõi qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào
Đơn vị :triệu đồng
chỉ tiêu
số dư năm
2004
số dư năm
2005
số dư năm
2006
Tăng/giảm năm

2005 so với
năm 2004
Tăng/giảm năm
2006 so với năm
2005
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
Nguồn vốn
uỷ thác
13036 6,9 11119 4,9 13527 5,4 -1917,0 -14,7 2408 21,7
Nguồn vốn
tự huy động
175082 93,1 218111 95,1 237652 94,6 42309 24,1 19541 9,0
Nguồn vốn
kinh doanh
188838 100,0 229230 100,0 251179 100,0 40392 21,4 21949 9,6
(Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2004-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào)

Như ta đã biết nguồn vốn của một Ngân Hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và
vốn nợ.
Về vốn chủ sở hữu, cũng như các Ngân Hàng thuộc sở hữu Nhà Nước khác,
NHNo&PTNT Mỹ Hào có một nguồn vốn hình thành ban đầu do nhà nước
cấp,hàng năm có những khoản bổ sung từ Nhà Nước và chuyển từ lợi nhuận song
không nhiều.Trong những năm gần đây NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tự chủ được
nguồn vốn, nghĩa là vốn huy động được đủ để đảm bảo cho vay và chi trả cho các
hoạt động của Ngân Hàng.
Vốn nợ (vốn tự huy động) luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của
mỗi Ngân Hàng, với NHNo&PTNT Mỹ Hào cũng vậy. Năm 2004 tỷ trọng vốn tự
huy động là 93.1%, năm 2005 là 95,1%, năm 2006 là 94,6%.Vốn tự huy động luôn
chiếm tỷ trọng cao trên 90%, điều này cho thấy NHNo&PTNT Mỹ Hào đã chủ
động trong nguồn vốn.Trong những năm gần đây NHNo&PTNT Mỹ Hào thừa
nguồn cho Ngân Hàng cấp trên vay, chứng tỏ NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện
tốt chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng các hình thức huy động vốn phong
phú.
Cơ cấu vốn nợ của NHNo&PTNT Mỹ Hào:
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào
Đơn vị: Triệu đồng
chỉ tiêu
số dư năm
2004
số dư năm
2005
số dư năm
2006
Tăng/giảm năm
2005 so với
năm 2004
Tăng/giảm năm

2006 so với năm
2005
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
số tiền
tỷ
trọng
Vốn
ngắnhạn
49445 28,2 50346 23,1 62396 26,3 901 1,8 12050 23,9
Vốn trung

dài hạn
125637 71,8 167765 76,9 175256 73,7 42128 33,5 7491 4,5
Vốn tự huy
động
175082 100,0 218111 100,0 237652 100,0 43029 24,6 19541 9,0
(Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào)
Ta nhận thấy nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT Mỹ Hào là ổn
định, cơ cấu nguồn vốn xét theo thời hạn của nguồn vốn có sự thay đổi xong không

lớn, vốn ngắn hạn luôn giữ ở mức dưới 30% , vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng
cao điều này giúp Ngân hàng mạnh dạn hơn khi sử dụng vốn, có vốn để thực hiện
các hoạt động trong dài hạn nâng khả năng thu lợi nhuận cao trong tương lai.
Để đạt được kết quả như vậy thì NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện rất
nhiều các nghiệp vụ huy động vốn nhằm huy động tối đa nguồn vốn. Bởi luôn theo
sát mục tiêu hoạt động và nhận thấy ưu thế của mình, NHNo&PTNT Mỹ Hào luôn
chú trọng huy động vốn bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm,với lợi thế gắn bó
nhiều năm với các tầng lớp dân cư đặc biệt là người nông dân, với thời gian và lãi
suất linh hoạt: không kì hạn, có kì hạn (3 tháng,6 tháng,9tháng, 12 tháng, 24
tháng), tiết kiệm bậc thang lại thêm những đợt khuyến mãi hấp dẫn: tiết kiệm dự
thưởng , khuyến mại mùa kiều hối, … nên luôn huy động được một lượng vốn lớn
từ hoạt động này. Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống đó, NHNo&PTNT Mỹ Hào
cũng chú trọng tới các biện pháp nhằm tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế bởi
nhận thấy nhu cầu gửi tiền của các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội, chủ yếu họ
gửi tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ ngân hàng với giá rẻ và không vì
mục tiêu lợi nhuận như các tầng lớp dân cư, chính vì vậy loại tiền gửi này có chi
phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định, thêm vào đó lại tăng cường củng cố các mối
quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế thuận tiện cho phát triển các hoạt
động tín dụng.Hiện nay các tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT Mỹ Hào đã lên tới
trên 1500 tài khoản thường xuyên có các hoạt động giao dịch tại ngân hàng. Ngoài
ra NHNo&PTNT Mỹ Hào còn huy động được một lượng vốn nhỏ qua việc phát
hành các giấy tờ có giá: kỳ phiếu , trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, tỷ lệ
tăng chưa cao do một số nguyên nhân như: địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt
động cùng chia sẻ thị trường, thị phần, NHNo&PTNT Mỹ Hào lại huy động với
mức lãi suất thấp hơn, và trình độ về công nghệ thua kém so với các ngân hàng
như: Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hưng Yên,Techcombank, Ngân hàng
Đông Á.
2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn
NHNo&PTNT Mỹ Hào chủ yếu sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng(cho
vay), các hoạt động sử dụng vốn khác như đầu tư, tài trợ các hoạt động của chính

phủ , cho thuê… là rất ít và hầu như không có.
Để đánh giá hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Mỹ Hào ta xem bảng số
liệu tổng hợp sau:
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào
Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu
số dư năm
2004
số dư năm
2005
số dư năm
2006
Tăng/giảm năm
2005 so với
năm 2004
Tăng/giảm năm
2006 so với năm
2005
số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng
Tổng vốn
sử dụng
178623 100 181018 100 213675 100 2395 1 32657 18
Tổng dư
nợ
173541 97,2 172696 95,4 209701 98,1 -845 -0,5 37005 21,4
Trong đó
Dư nợ
ngắn hạn
100926 58,2 96356 55,8 120023 57,2 -4570 -4,5 23667 24,6
Dư nợ

trung hạn
72615 41,8 76340 44,2 89678 42,8 3725 5,1 13338 17,5
(Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào)
Năm 2004 tổng vốn sử dụng là 178623 triệu đồng, thì vốn sử dụng cho hoạt
động tín dụng là 173541 triệu đồng, chiếm 97.2%.
Năm 2005 tổng dư nợ chiếm 95.4% tổng vốn sử dụng.
Năm 2006, vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng tăng vọt chiếm 98.1% tổng
vốn sử dụng.
Điều này cho thấy, cho vay là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất
NHNo&PTNT Mỹ Hào, trên 95% nguồn vốn sử dụng được sử dụng để cho vay,
các hoạt động sử dụng vốn khác chưa được chú trọng hoặc chưa có điều kiện để
hoạt động. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng là nhân tố ảnh hưởng vô cùng to
lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, NHNo&PTNT Mỹ Hào cần phải làm
tốt các công việc về thẩm định, đánh giá chất lượng tín dụng, phải nâng cao được
chất lượng tín dụng mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo bảng số liệu trên cũng cho thấy dư nợ hàng năm đều ở mức cao song tỷ
trọng dư nợ trung hạn không đạt 45%, ngắn hạn 55% như định hướng của ngành đề
ra mặc dù NHNo&PTNT Mỹ Hào đã có những chính sách lãi suất để phù hợp với
thông lệ quốc tế (lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn).Điều này
được giải thích bởi một vài nguyên nhân như sau:
- Một số cán bộ tín dụng ngại cho vay vốn trung hạn với thời gian dài bởi lẽ
với trình độ có hạn họ không tự tin để đánh giá chất lượng tín dụng, lo ngại rủi ro,
thêm vào đó vốn trung hạn phân kì trả nợ theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất gây nhiều
khó khăn trong quản lý, thu nợ lãi…đây cũng là hạn chế của ngân hàng mà cần
phải khắc phục ngay.
- Có những thời điểm NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thiếu vốn để cho vay trung
hạn, điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng tỷ lệ nguồn vốn trung hạn là hết sức
cần thiết.
Một điểm mới trong việc cho vay ở NHNo&PTNT Mỹ Hào là từ năm 2001
NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện cho vay bằng đồng ngoại tệ với các công ty

liên doanh với nước ngoài để thanh toán tiền hàng trong và ngoài nước, dư nợ vay
ngoại tệ mỗi năm một tăng. Năm 2004 dư nợ USD là: 951.236USD, năm 2005 là
1.817.200USD, đến năm 2006 là 2.232.400USD.
Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo phối kết hợp có hiệu quả của ban lãnh
đạo, ban chấp hành Đảng, công đoàn và sự đóng góp nỗ lực của toàn thể cán bộ
trong cơ quan về việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng nguồn vốn.
2.1.4.3. Các hoạt động tài chính trung gian
*> Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Nằm trong khu công nghiệp lớn, nơi có nhiều
doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, quá trình thanh
toán cần sử dụng đến ngoại tệ. Trong doanh nghiệp lại có nhiều lao động kỹ thuật,
quản lý từ các nước liên doanh liên kết đầu tư sang làm việc tại Việt Nam có nhu
cầu chuyển đổi tiền để chuyển về nước.Trên địa bàn có nhiều người đi xuất khẩu
lao động ở nước ngoài gửi kiều hối về trong nước, cũng có không ít người lợi dụng
sự chênh lệnh tỷ giá tham gia buôn bán ngoại tệ. Dựa vào lợi thế này
NHNo&PTNT Mỹ Hào đã chủ động đứng ra mua bán các loại ngoại tệ trong đó
nhiều nhất là tiền đô la Mỹ và đồng Euro, qua đó hưởng phí dịch vụ. Nhờ làm tốt
công tác nghiệp vụ, thông tin tỷ giá được cập nhật và niêm yết công khai mỗi ngày
mà hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Mỹ Hào khá phát
triển, doanh thu luôn tăng qua các năm. Nếu như thu nhập từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ năm 2004 mới có khoảng 43 triệu đồng thì năm 2005 đã lên tới trên 100
triệu đồng và sang năm 2006 đã tăng lên 136 triệu đồng. Doanh số mua bán ngoại
tệ ngày một tăng tuy nhiêm không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng ,
NHNo&PTNT Mỹ Hào vẫn phải mua ngoại tệ của Ngân Hàng cấp trên để phục vụ
nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy việc kinh doanh ngoại tệ của
NHNo&PTNT Mỹ Hào đã và đang thực hiện tốt, nên tiếp tục được phát huy. Tuy
nhiên cũng phải lưu ý rằng các giao dịch ngoại tệ có mức độ rủi ro cao, phụ thuộc
vào độ nhạy cảm của tỷ giá, các yếu tố kinh tế nước ngoài vì vậy phải hết sức cẩn
thận, có biện pháp sử lý kịp thời.
*>Thanh toán quốc tế: Dựa vào những mối quan hệ xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp trên địa bàn phát sinh nhu cầu thanh toán với đối tác bên ngoài lãnh thổ,

×