Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng đế vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh siêm riệp, campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

DIỆU HỒNG HÀ

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÂN HÀNG
ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Trần Huy Hoàng

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến việc lựa
chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp,
Campuchia” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của Thầy Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Huy Hoàng.
Các dữ liệu trong luận văn có nguồn rõ ràng và tin cậy.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2015

Diệu Hồng Hà




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................... 3
3.2.1. Đối tượng khảo sát.................................................................................................................... 3
3.2.2. Không gian................................................................................................................................. 3
3.2.3. Thời gian..................................................................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................................................ 4
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN............................................... 5
1.1. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về cho vay cá nhân................................................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng............................................................................................ 5
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng cá nhân................................................................................................ 5
1.1.2. Phân loại cho vay cá nhân........................................................................................................... 5
1.1.3. Tầm quan trọng của cho vay cá nhân....................................................................................... 6
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế xã hội................................................................................................... 6
1.1.3.2. Đối với ngân hàng................................................................................................................. 7

1.1.3.3. Đối với khách hàng cá nhân................................................................................................ 8
1.2. Những vấn đề về hành vi lựa chọn................................................................................................ 9


1.3. Một số công trình nghiên cứu về quyết định lựa chọn NHTM để vay vốn của khách
hàng cá nhân.............................................................................................................................................. 12
1.4. Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá
nhân............................................................................................................................................................... 14
1.4.1. Thương hiệu ngân hàng............................................................................................................. 14
1.4.2. Chính sách cho vay..................................................................................................................... 15
1.4.3. Thủ tục giao dịch......................................................................................................................... 15
1.4.4. Hình thức chiêu thị..................................................................................................................... 16
1.4.5. Sự thuận tiện................................................................................................................................ 17
1.4.6. Ảnh hưởng của người thân....................................................................................................... 17
1.4.7. Nhân viên ngân hàng.................................................................................................................. 18
1.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu........................................................ 18
1.5.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị..................................................................................................... 18
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................ 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA................................................................... 22

2.1. Giới thiệu về địa bàn khảo sát...................................................................................................... 22
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Siêm Riệp, Campuchia..................................................... 22
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................... 22
2.1.1.2. Tình hình nhân khẩu........................................................................................................... 23
2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Siêm Riệp, Campuchia......................................... 24
2.1.3. Văn bản liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân............................................................. 26
2.1.4. Một số nét đặc trưng cơ bản của khách hàng cá nhân trên địa bàn................................. 27
2.2. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.............................. 27

2.2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Campuchia.............................................................. 27
2.2.2. Tổng quan về NHTM trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia...................................... 30
2.3. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM tại thị trƣờng Vƣơng Quốc
Campuchia và trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp..................................................................................... 31

2.3.1. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM tại thị trường Vương Quốc
Campuchia và trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp...................................................................................... 31
2.3.2. Phân tích các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách
hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.................................................................... 35


2.3.2.1. Thương hiệu ngân hàng..................................................................................................... 35
2.3.2.2. Chính sách cho vay............................................................................................................. 36
2.3.2.3. Thủ tục giao dịch................................................................................................................. 37
2.3.2.4. Hình thức chiêu thị.............................................................................................................. 38
2.3.2.5. Sự thuận tiện......................................................................................................................... 39
2.3.2.6. Ảnh hưởng của người thân................................................................................................ 40
2.3.2.7. Nhân viên ngân hàng.......................................................................................................... 40
2.4. Những tồn tại trong công tác cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa
bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.......................................................................................................... 41
2.4.1. Thương hiệu ngân hàng:............................................................................................................ 41
2.4.2. Chính sách cho vay:................................................................................................................... 41
2.4.3. Thủ tục giao dịch:....................................................................................................................... 42
2.4.4. Hình thức chiêu thị:.................................................................................................................... 42
2.4.5. Sự thuận tiện:............................................................................................................................... 43
2.4.6 Ảnh hưởng của người thân:....................................................................................................... 43
2.4.7 Nhân viên ngân hàng:................................................................................................................. 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................................................... 44
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA.................................................................................................................. 46
3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................................................... 46
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 47
3.2.1. Nghiên cứu định tính.................................................................................................................. 47
3.2.2. Nghiên cứu định lượng.............................................................................................................. 47
3.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................................... 47
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát................................................................................................. 47
3.3.2. Mã hóa thang đo.......................................................................................................................... 47
3.3.3. Thiết kế mẫu................................................................................................................................. 48
3.3.4. Thu thập dữ liệu.......................................................................................................................... 48
3.3.5. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................................... 48
3.4. Kết quả phân tích định lƣợng...................................................................................................... 49
3.4.1. Thống kê mô tả dữ liệu.............................................................................................................. 49


3.4.1.1. Thống kê mô tả về giới tính.............................................................................................. 49
3.4.1.2. Thống kê mô tả về độ tuổi................................................................................................. 50
3.4.1.3. Thống kê mô tả về trình độ học vấn............................................................................... 50
3.4.1.4. Thống kê mô tả về nghề nghiệp....................................................................................... 51
3.4.1.5. Thống kê mô tả về thu nhập bình quân.......................................................................... 51
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo............................................................................................ 52
3.4.2.1. Thang đo Thương hiệu ngân hàng................................................................................... 52
3.4.2.2. Thang đo Chính sách cho vay.......................................................................................... 53
3.4.2.3. Thang đo Thủ tục giao dịch.............................................................................................. 54
3.4.2.4. Thang đo Hình thức chiêu thị........................................................................................... 54
3.4.2.5. Thang đo Sự thuận tiện...................................................................................................... 55
3.4.2.6. Thang đo Ảnh hưởng của người thân............................................................................. 56
3.4.2.7. Thang đo Nhân viên ngân hàng....................................................................................... 56
3.4.2.8. Thang đo Quyết định lựa chọn ngân hàng..................................................................... 57
3.4.3. Phân tích nhân tố......................................................................................................................... 57

3.4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho các nhân tố tác động......................................................... 58
3.4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho quyết định lựa chọn ngân hàng...................................... 61
3.4.4. Phân tích tương quan.................................................................................................................. 63
3.4.5. Phân tích hồi qui.......................................................................................................................... 64
3.4.5.1. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình......................................................... 65
3.4.5.2. Đo lường đa cộng tuyến..................................................................................................... 66
3.4.5.3. Mô hình hồi qui bội............................................................................................................ 67
3.5. Kết quả kiểm định giả thuyết....................................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................................................... 70
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN
TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA............................... 71
4.1. Giải pháp đối với ngân hàng thƣơng mại................................................................................ 71
4.1.1. Giải pháp về Thương hiệu ngân hàng.................................................................................... 71
4.1.2. Giải pháp về Thủ tục giao dịch................................................................................................ 73
4.1.3. Giải pháp về Chính sách cho vay............................................................................................ 73
4.1.4. Giải pháp về Hình thức chiêu thị............................................................................................. 75
4.1.5. Giải pháp về Nhân viên ngân hàng......................................................................................... 76


4.1.6. Giải pháp về Sự thuận tiện........................................................................................................ 76
4.1.7. Giải pháp về Ảnh hưởng của người thân............................................................................... 77
4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc................................................................................... 77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4...................................................................................................................... 78
KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: MÃ HÓA THANG ĐO
PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH HỒI QUI


CBCNV
DNTD
KHR
NBC
NH
NHCD
NHTM
USD
WB


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Danh sách ngân hàng hoạt động tại địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia..................30
Bảng 2.2: Tổng Dư nợ tín dụng của các NHTM và NHCD tại thời điểm 31/12/2014...............33
Bảng 2.3: So sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2014 và năm 2013........................... 34
Bảng 2.4: Số lượng trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch của một số NHTM lớn tại 31/12/2014
36
Bảng 2.5: Lãi suất cho vay của một số NHTM lớn tại thời điểm 31/12/2014............................. 37
Bảng 3.1: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo giới tính................................................................ 50
Bảng 3.2: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo độ tuổi.................................................................. 50
Bảng 3.3: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo trình độ học vấn................................................. 51
Bảng 3.4: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo nghề nghiệp......................................................... 51
Bảng 3.5: Thống kê mô tả kết quả khảo sát theo thu nhập bình quân............................................ 52
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thương hiệu ngân hàng..................................... 53

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chính sách cho vay............................................ 54
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thủ tục giao dịch................................................ 54
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hình thức chiêu thị............................................. 55
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự thuận tiện...................................................... 55
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng của người thân............................. 56
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhân viên ngân hàng....................................... 57
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định lựa chọn ngân hàng.................... 57
Bảng 3.14: Bảng kết quả kiểm định hệ số KMO................................................................................. 58
Bảng 3.15: Bảng kết quả eigenvalue...................................................................................................... 59
Bảng 3.16: Bảng kết quả xoay nhân tố.................................................................................................. 60
Bảng 3.17: Bảng kết quả kiểm định hệ số KMO................................................................................. 62
Bảng 3.18: Bảng kết quả eigenvalue...................................................................................................... 62
Bảng 3.19: Bảng kết quả hệ số tải nhân tố............................................................................................ 63
Bảng 3.20: Kết quả phân tích tương quan Pearson............................................................................. 64
Bảng 3.21: Đánh giá độ phù hợp của mô hình..................................................................................... 65
Bảng 3.22: Phân tích phương sai ANOVA........................................................................................... 66


Bảng 3.23: Hệ số hồi qui........................................................................................................................... 66
Bảng 3.24: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết............................................................................ 69

Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Hệ thống ngân hàng tại Campuchia tại thời điểm 31/12/2014..................................... 29

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ tín dụng phân theo ngành tại thời điểm 31/12/2014 (Đvt: %)....35
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Campuchia (Đvt: %)................................................ 35

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Quá trình đưa ra quyết định lựa chọn theo mô hình EKB................................................ 9

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu do tác giả đề nghị............................................................................... 20
Hình 2.1: Bản đồ địa phận hành chính tỉnh Siêm Riệp...................................................................... 23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu............................................................................................................... 46


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Campuchia là quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao
trong những năm gần đây. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, tăng trưởng Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia trong giai đoạn 2003 - 2007 trung bình đạt 10%
và từ năm 2010 đến nay trung bình đạt 7%. Nền kinh tế của Campuchia được dự đoán
có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 7,3% trong năm 2015 và tăng lên 7,6% vào năm
2016. Mức tăng trưởng tích cực có được là nhờ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
thế mạnh của Campuchia (may mặc, du lịch, nông nghiệp, dịch vụ, …), sự phục hồi
của các nền kinh tế đối tác quan trọng, và tình hình chính trị trong nước đang dần ổn
định. Bên cạnh đó cũng phải kể đếnsự đóng góp không nhỏ từ hệ thống ngân hàng
trong việc thúc đẩy sự luân chuyển vốn cho thị trường, đáp ứng các nhu cầu đầu tư,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ các nhu cầu giao dịch, tạo kênh thanh
toán, cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho các doanh nghiệp lẫn người dân Campuchia.
Thị trường của các ngân hàng Campuchia cũng đang ngày càng được mở rộng
cả về quy mô khách hàng, khu vực tiếp cận lẫn sự đa dạng dịch vụ cung cấp. Bên cạnh
các chủ thể kinh tế là tập đoàn, công ty trong nước và nước ngoài, với đặc thù nền kinh
tế còn tương đối nhỏ lẻ thì các chủ thể chiếm chủ yếu trong nền kinh tế vẫn là cá nhân,
hộ gia đình kinh doanh trong các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, thủ công mỹ
nghệ, dệt may, du lịch…. Trên cơ sở đó, các ngân hàng tại Campuchia luôn coi trọng
mở rộng thị phần đối với đối tượng nhóm khác hàng cá nhân, hộ gia đình và đang
không ngừng thúc đẩy quảng bá, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích phù hợp với
nhu cầu của đại đa số người dân, góp phần làm tăng doanh số cho vay, tiền gửi cũng

như doanh thu từ phí dịch vụ cung cấp của ngân hàng.
Mặt khác, nhận thấy nhu cầu vay vốn nhằm mục đích đầu tư, mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của người dân Campuchia đang ngày càng gia tăng một cách
mạnh mẽ cả về số lượng người vay, số tiền vay và sản phẩm vay vốn, các ngân hàng
đã đưa ra các chương trình tiếp thị, quảng bá hình ảnh, sản phẩm cũng như đưa ra các


2

chính sách, sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc tính kinh doanh
của người dân Campuchia để có thể thu hút tối đa lượng khách hàng đến và sử dụng
dịch vụ tín dụng, vay vốn tại ngân hàng. Chính điều này đã làm gia tăng sự cạnh tranh
gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn trong việc thu hút khách hàng có nhu cầu vay
vốn lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động
đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn cũng như
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này tới quyết định lựa chọn ngân hàng để
vay vốn của người dân. Từ đó làm cơ sở để cho các lãnh đạo ngân hàng có được sự
đánh giá cụ thể các nhân tố tác động, nhằm đề ra các chiến lược, biện pháp phù hợp,
tối ưu nhất, hướng tới các nhóm đối tượng tiềm năng để đẩy mạnh cho vay, tăng thị
phần tín dụng cho ngân hàng.
Trước sự cấp thiết cần phải có sự nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lựa
chọn của khách hàng cá nhân trên địa bàn, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các
nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân
trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia” để góp phần giải quyết, tìm ra hướng đi
trong công tác phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại
trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài:
Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn

tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
Phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để
vay vốn của khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp các NHTM mở rộng hoạt động
cho vay khách hàng cá trên trên địa bản tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân
hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tƣợng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại các
NHTM.
3.2.2. Không gian
Nhóm khách hàng cá nhân đã, đang vay vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Siêm Riệp, Campuchia.
3.2.3. Thời gian
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài
liệu, báo cáo của NHNN, các bài viết đăng trên các tạp chí, website từ năm 2009 đến
năm 2015.
Số liệu sơ cấp: được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông
qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, trả lờibảng câu hỏi khảo sát của các khách hàng cá
nhân đã hoặc đang vay vốn trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia. Số liệu khảo sát
được thu thập từ ngày 01/02/2015 đến ngày 30/04/2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ ban đầu được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các đề tài,
bài báo tương tự được công bố trước đây, và thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số
khách hàng đã hoặc đang vay vốn tại ngân hàng. Căn cứ vào mục tiêu của đề tài và
thông tin có được từ việc nghiên cứu tài liệu, tiến hành xây dựng bản phỏng vấn sơ bộ
với các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu tương tự, kèm theo bổ sung các thang
đo mới phù hợp với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định lại các
giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề nghị.


4

Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua kết quả trả lời trong các bảng khảo
sát. Việc thu thập dữ liệu, trả lời bảng khảo sát được thực hiện thông qua hình thức
phỏng vấn trực tiếp hoặc đưa bảng câu hỏi để khách hàng tự điền phần trả lời.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để tìm ra các nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân và mức độ ảnh
hưởng của những nhân tố này đến quyết định của các cá nhân, sẽ giúp cho các nhà
quản trị ngân hàng có một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của các nhân tố
tác động, đo lường được mức độ ảnh hưởng của mỗi một nhân tố, từ đó đề ra các giải
pháp thích hợp nhằm cải thiện, mở rộng hoạt động cho vay đối với nhóm đối tượng là
khách hàng cá nhân trên địa bàn.Nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho các
nghiên cứu chuyên sâu hoặc mở rộng sau này nhằm mục đích nâng cao thị phần cho
vay, mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM trên thị trường.
6. Kết cấu của đề tài
Mở đầu: Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài và kết cấu của đề
tài.
Phần nội dung: bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC
NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA
Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA
Kết luận


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1. Tổng
quan về cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM
1.1.1. Khái niệm về cho vay cá nhân
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Một quan hệ tín dụng ngân hàng phải chứa đựng đủ ba nội dung sau:
-

Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
dụng


-

Sự chuyển nhượng này có thời hạn

-

Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.

Nếu thiếu một trong ba nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng hay
quan hệ cho vay.
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là
người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ
đời sống hoặc sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Phân loại cho vay cá nhân
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và
phong phú với nhiều loại hình tín dụng khác nhau.Việc áp dụng hình thức cho vay nào
là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và
quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh
tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
Theo đó tín dụng cá nhân có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
-

Dựa vào mức độ tín nhiệm của của khách hàng: cho vay không có bảo đảm và

cho vay có bảo đảm.


6


+ Cho vay không có bảo đảm: là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp,

cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng vay
vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: là loại hình cho vay trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay

như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
-

Dựa vào sản phẩm/mục đích vay vốn:
+ Cho vay bất động sản: phục vụ nhu cầu mua đất/nhà/nhà dự án (thế chấp bằng

tài sản hình thành từ vốn vay), xây dựng, sửa chữa nhà.
+ Cho vay mua xe máy, ô tô (thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay).
+ Cho vay bổ sung vốn kinh doanh cá thể.
+ Cho vay tiêu dùng, thấu chi tài khoản cá nhân.
+ Cho vay du học.
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.


1.1.3. Tầm quan trọng của cho vay cá nhân
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế xã hội
-

Góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội:
Ở góc độ vĩ mô, tầm quan trọng của tín dụng cá nhân là không nhỏ đối với tác

động của nó lên nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế có thể được phản ánh qua thu nhập
quốc dân bình quân đầu người hay mức sống của người dân trong xã hội. Nhờ có tín

dụng cá nhân mà người dân có thể ngày càng hoàn thiện cuộc sống và thực hiện tái sản
xuất mở rộng, nghĩa là có vốn để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền, đổi mới công
nghệ, hình thành và mở rộng quy mô sản xuất… Tín dụng cá nhân còn góp phần kích
thích chi tiêu của người dân, làm tăng chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt, chi tiêu của người dân. Thông qua đó, cũng thúc đẩy các nhà cung cấp phải tăng
cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người dân.
-

Đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của nền kinh tế:


7

Để tiến hành sản xuất, tái sản xuất, các gia đình, cá nhân kinh doanh phải có đủ
lượng vốn lưu động để phục vụ cho nhu cầu của mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Song
do sự khác nhau về mặt thời gian của dòng tiền ra và dòng tiền vào nên dễ dẫn đến tình
trạng thiếu hụt vốn lưu động tạm thời. Đề bù đắp phần vốn còn thiếu kịp thời, có rất
nhiều nguồn huy động khác nhau, nhưng trong đó tín dụng cá nhân là một trong những
nguồn vốn linh hoạt nhất. Thông qua các sản phẩm cho vay vốn lưu động phù hợp với
tình hình kinh doanh của các cá nhân, các NHTM có thể cung cấp khoản vay cho các
cá nhân nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, tái sản xuất luôn được diễn ra liên tục.
-

Tạo điều kiện phát triển cho thành phần kinh tế cá thể:
Nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế tạo nên sự cạnh tranh

rất mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế với nhau. Trong đó, thành phần kinh tế cá thể
gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển do các hạn chế
về quy mô, vốn tự có… Từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển, mở

rộng của thành phần kinh tế này. Nhờ có nguồn vốn từ tín dụng cá nhân mà giúp cho
thành phần kinh tế cá thể có đủ vốn, năng lực tài chính để duy trì, mở rộng, phát triển
hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh, và góp phần vào sự tăng
trưởng ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhờ có đủ vốn kinh doanh, các thành
phần kinh tế cá thể cũng góp phần tạo công ăn việc làm, tăng tính đa dạng, hiệu quả
cho nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh cho các thành phần kinh tế trong thị trường.
1.1.3.2. Đối với ngân hàng
-

Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, thƣơng hiệu cho ngân

hàng:
Do có đối tượng khách hàng rộng lớn nên tín dụng cá nhân sẽ góp phần làm cho
thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp. Thông qua tín dụng cá nhân,
ngân hàng có thể cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ bán chéo khác như tiền gửi tiết
kiệm, thanh toán, chi trả lương qua tài khoản, phát hành, thanh toán qua thẻ, dịch vụ
ngân hàng điện tử… Những sản phẩm, dịch vụ cá nhân đồng bộ, tiện ích của ngân
hàng sẽ làm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng trong việc duy trì, thu hút thêm


8

lượng khách hàng cũng như tạo dựng thương hiệu, uy tín của ngân hàng trên thị
trường.
-

Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng:
Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào tín dụng cho các doanh nghiệp thì khi nền kinh

tế trải qua giai đoạn suy thoái, khó khăn sẽ dễ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của

nhóm khách hàng doanh nghiệp, gây rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, tín dụng cá nhân cũng góp phần giúp ngân
hàng phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do số lượng khách
hàng cá nhân vay lớn, khoản vay của mỗi cá nhân với giá trị nhỏ, nên việc một vài
khách hàng cá nhân không trả được nợ vay không có tác động quá lớn tới kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc quản lý cũng như xử lý nợ quá hạn
phát sinh của khách hàng cá nhân cũng đơn giản hơn so với khách hàng doanh nghiệp.
1.1.3.3. Đối với khách hàng cá nhân
Cuộc sống con người luôn tồn tại nhu cầu vật chất và tinh thần, những nhu cầu
đó ngày càng đa dạng và tăng cao từ hàng hóa thiết yếu đến hàng hóa xa xỉ cùng với
sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả
năng thanh toán hiện tại.
Tín dụng cá nhân góp phần giúp khách hàng giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu
cầu của cá nhân với khả năng thanh toán hiện tại của khách hàng.Thay vì việc chờ đợi
tích lũy đủ tiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, khách hàng có thể xem xét lựa chọn
sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với nhu cầu, khả năng trả nợ của mình trong tương
lai.
Đối với những nhu cầu bức thiết của cá nhân như mua đất, nhà, phương tiện đi
lại, học hành … tín dụng cá nhân là một trong những nguồn vốn linh hoạt, đáp ứng kịp
thời nhu cầu của cá nhân với thủ tục đơn giản, chi phí hợp lý.
Ngoài ra, tín dụng cá nhân còn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cá nhân muốn
duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc, dây chuyền thiết bị,
cải tiến công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Với hồ sơ, thủ tục
đơn giản hơn so với tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân phục vụ


9

kịp thời nhu cầu về vốn cho đối tượng cá nhân sản xuất, kinh doanh, phù hợp với đặc
tính và tập quán kinh doanh của đối tượng này.

1.2. Những vấn đề về hành vilựa chọn
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả xin giới thiệu mô hình EngelKollat-Blackwell (EKB) về quyết định lựa chọn của hành vi tiêu dùng.Mô hình EngelKollat-Blackwell (EKB) nhấn mạnh đến quá trình đưa ra quyết định lựa chọn của hành
vi tiêu dùng. Theo mô hình này, quá trình đưa ra quyết định bao gồm 5 bước:
-

Đầu vào (Input)

-

Xử lý thông tin (Information processing)

-

Quá trình quyết định (Decision process)

-

Các biến ảnh hưởng đến quyết định (Decisional variables)

-

Những nhân tố tác động bên ngoài (External factors)
Hình 1.1: Quá trình đưa ra quyết định lựa chọn theo mô hình EKB


10

-

Bƣớc 1: Đầu vào


Giai đoạn đầu vào nói chung là giai đoạn thu thập dữ liệu của quá trình ra quyết
định của người tiêu dùng. Người tiêu dùng được thường xuyên tiếp xúc với các
phương tiện thúc đẩy và thông tin đa dạng về các sản phẩm khác nhau. Những phương
tiện thúc đẩy bao gồm quảng cáo trên báo chí, truyền hình, tạp chí, những người xung
quanh và thông tin phản hồi trên các trang web, phương tiện truyền thông xã hội, …,
và tất cả các phần của dữ liệu mà người tiêu dùng nhận được. Các thông tin đầu vào có
thể được tích cực tìm kiếm bởi người tiêu dùng nếu người này đã sẵn sàng để mua một
sản phẩm hoặc thụ động người này đang vô tình tiếp xúc với các phương tiện tiếp thị
và thông tin được tạo ra bởi các nhà tiếp thị hoặc bởi môi trường và những người xung
quanh. Thông tin này tạo thành “bộ nhận thức” về những sản phẩm cho cá nhân.
-

Bƣớc 2: Xử lý thông tin

Giai đoạn này liên quan đến việc đồng hóa và xử lý dữ liệu có được trong giai
đoạn đầu vào và những hỗ trợ trong việc ra quyết định hợp lý.Người tiêu dùng được
tiếp xúc với các phương tiện thúc đẩy khác nhau, một số trong đó có được sự chú ý của
người tiêu dùng.Các thông tin thúc đẩy và các thông tin mà người tiêu dùng đã có
trong bộ nhớ của mình từ kinh nghiệm và tương tác qua các hình thức dữ liệu hoàn
chỉnh mà người tiêu dùng sử dụng cho quá trình sau.Các thông tin được lọc, hiểu và
phân loại của người tiêu dùng dẫn đến việc chấp nhận hay từ chối của người tiêu dùng
với một số dữ liệu và sự thúc đẩy mà không phục vụ cho nhu cầu và nhận thức của sản
phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm.Các dữ liệu được chấp nhận dẫn đến người tiêu
dùng hình thành một ý kiến về sản phẩm.Đây là hình thức xử lý các ý kiến được giữ lại
bởi người tiêu dùng trong bộ nhớ của mình để sử dụng sau này.
-

Bƣớc 3: Quá trình quyết định


Ngay sau khi người tiêu dùng thấy cần có nhu cầu do một số vấn đề người tiêu
dùng này đang phải đối mặt và có khả năng mua (hiện tại hoặc trong tương lai gần có
thể xảy ra), người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm bên ngoài để thông tin về các tùy chọn
khác nhau có sẵn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của mình. Các thông tin thu thập
từ bên ngoài cùng với thông tin xử lý được lưu trữ trong bộ nhớ dẫn đến người tiêu


11

dùng đánh giá sản phẩm theo tiêu chí đánh giá của riêng mình. Một số sản phẩm trong
bộ xem xét không được chấp thuận và các hình thức còn lại của sự lựa chọn thiết lập
“bộ lựa chọn” của người tiêu dùng từ đó để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Niềm tin, thái
độ và ý định của người tiêu dùng dẫn hướng cho đánh giá của mình.Từ sự lựa chọn
này cuối cùng đã làm cho người tiêu dùng chọn mua được một sản phẩm. Những thứ
có được của sản phẩm và công dụng của nó sau đó có thể tạo nên sự hài lòng cho
người tiêu dùng hoặc sự bất hòa, trong trường hợp người tiêu dùng không chắc chắn
liệu đã mua đúng sản phẩm và do đó, người tiêu dùng quay trở lại thu thập những
thông tin để trấn an bản thân về quyết định mua của mình. Sự lựa chọn cuối cùng của
sản phẩm có thể không chỉ là kết quả của niềm tin, thái độ và ý định của người tiêu
dùng nhưng cũng có thể bị tác động bởi một số “tình huống bất ngờ” mà làm cho
khách hàng mua một sản phẩm cụ thể thay vì thu hẹp những sản phẩm cần mua.
-

Bƣớc 4: Các biến ảnh hƣởng đến quyết định

Có rất nhiều biến khác nhau ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người
tiêu dùng.Việc tuân thủ quy phạm và ảnh hưởng của thông tin là một trong số các biến
này. Người tiêu dùng hướng theo những gì mà nhóm của họ và mọi người xung quanh
nghĩ. Các ý kiến của nhóm xã hội và bạn bè rất quan trọng đối với một người và ảnh
hưởng đến sự lựa chọn của họ. Biến này cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng của

người tiêu dùng, cuối cùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm. Người tiêu dùng
cũng theo một lối sống nào đó mà định hình tình trạng của mình trong xã hội và chỉ
tiêu đánh giá của người đó được hướng dẫn bởi cảm giác và hiểu biết của người tiêu
dùng về hình ảnh của mình và hình ảnh của người tiêu dùng ấy muốn định hình trong
xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá tác động đến niềm tin của người đó lần lượt ảnh hưởng
đến sự lựa chọn và tìm kiếm.Động cơ của người mua chịu ảnh hưởng của tất cả các
biến trên và kết quả cuối cùng trong mức độ hiểu biết của người đó và nhận ra vấn đề
mà người tiêu dùng đang phải đối mặt. Tất cả những yếu tố này làm cho quá trình ra
quyết định phức tạp hơn và kết quả là người tiêu dùng sẽ lựa chọn một loại sản phẩm
mà đáp ứng “mong muốn” của người đó.
-

Bƣớc 5: Những nhân tố tác động bên ngoài


12

Các cuộc đàm phán mô hình của ba nhân tố tác động bên ngoài làm ảnh hưởng
đến hành vi mua của một người. Các chuẩn mực văn hóa và các giá trị cùng với
nhóm/gia đình tham khảo ảnh hưởng đến việc tuân thủ và lối sống chuẩn mực của một
người. Người đó phải tuân theo các quy tắc do họ đặt ra và có kế hoạch về hình ảnh
nhất định của mình để nhận được sự tôn trọng và tình trạng mà người tiêu dùng đó
mong muốn trong xã hội. Thông thường, sản phẩm mới được mua với mục đích tăng
cường sự tôn trọng của một người trong xã hội và tăng cường hình ảnh của bản thân
người đó. Do đó, những yếu tố này rất quan trọng trong sự lựa chọn của một người đối
với sản phẩm được mua. Một yếu tố quan trọng khác có thể là “tình huống bất ngờ" có
thể làm hoàn toàn thay đổi quyết định mua của một người.Tác động của tất cả những
yếu tố này là quan trọng đối với quá trình ra quyết định.
Do đó, người tiêu dùng không chỉ bị ảnh hưởng bởi các thuộc tính sản phẩm mà
còn được định hướng bởi các yếu tố bên ngoài để ra một quyết định lựa chọn sản phẩm

được mua. Các tác nhân thúc đẩy và thông tin liên tục nhận được cùng với việc được
lưu trữ trong bộ nhớ được đồng hóa và xử lý để đi đến các tùy chọn có thể từ đó để lựa
chọn.Vì vậy, tất cả năm bước kể trên xác định quá trình ra quyết định của người tiêu
dùng.
1.3. Một số công trình nghiên cứu về quyết định lựa chọn NHTM để vay vốn của
khách hàng cá nhân
Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn hay xem xét một cách rộng hơn là
sự lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
tác giả tập trung nghiên cứu nhữngnghiên cứu tương tự trước đây và những nghiên cứu
có tính bao quát hơn về quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tại một ngân hàng. Một
số bài nghiên cứu cụ thể như sau:
Các tác giả Kar Yin Har, Huu Phuong Ta (2000) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch của sinh viên chưa ra trường.
Nghiên cứu được thực hiện tại 5 trường đại học tại Singapore.Kết quả của nghiên cứu
cho thấy 2 yếu tố chất lượng dịch vụ và sự đa dạng dịch vụ của ngân hàng là những
yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ của sinh viên.


13

Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Maran Marimuthu, Chan Wai Jing, Lim
Phei Gie, Low Pey Mun, Tan Yew Ping (2010) tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự
lựa chọn ngân hàng hồi giáo của người dân tại Malaysia. Trong nghiên cứu này, nhóm
tác giả đã thu thập 450 kết quả trả lời tại khu vực thung lũng Klang, Malaysia. Kết quả
phân tích cho thấy các yếu tố có mối quan hệ đáng kể với quyết định lựa chọn ngân
hàng hồi giáo của người dân trong khu vực là chi phí – lợi ích, cung cấp dịch vụ, tính
thuận tiện, và tác động từ mối quan hệ họ hàng/bạn bè với nhân viên ngân hàng.
Theo nghiên cứu của các tác giả Christos C. Frangos, Konstantinos C. Fragkos,
Giannis Manolopoulos, Ioannis Sotiropoulos, Aikaterini C. Valvi (2012) về các nhân tố
tác động đến lựa chọn vay vốn tại ngân hàng ở Hy Lạp, trong đó các tác giả đưa ra giả

định về các nhân tố tác động bao gồm các nhân tố nhân khẩu, chất lượng dịch vụ và
mức độ hài lòng về dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Nghiên cứu này đã lựa chọn ra
277 kết quả trả lời từ những người dân Hy Lạp và sử dụng phương pháp kiểm định ttest, khi bình phương (chi-square) và phương pháp phân tích hồi quy logistic để kiểm
định. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến việc lựa chọn vay vốn tại
ngân hàng gồm có tình trạng hôn nhân, chất lượng dịch vụ khách hàng, hình ảnhthương hiệu của ngân hàng, và lãi suất.
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Nur-E-Alam Siddique (2012), tác giả đã
tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng thương mại tư
nhân và ngân hàng thương mại nhà nước của khách hàng tại thành phố Rajshahi,
Bangladesh. Nghiên cứu thực hiện khảo sát với số lượng mẫu là 600 khách hàng của
các ngân hàng thương mại tư nhân và ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thương
mại tư nhân tại Bangladesh bao gồm tính hiệu quả của dịch vụ khách hàng, tốc độ và
chất lượng dịch vụ, hình ảnh của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trực tuyến và sự quản
lý tốt của ngân hàng. Mặt khác, các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng
thương mại nhà nước là lãi suất cho vay thấp, địa điểm ngân hàng thuận tiện, đầu tư an
toàn, đa dạng dịch vụ.


14

Các tác giả Afroza Parvin, Rumana Perveen (2012) cũng thực hiện nghiên cứu
về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại
Bangladesh. Sau khi nghiên cứu, kết quả đã cho thấy các nhân tố sự dễ dàng trong việc
mở tài khoản, sự nhiệt tình của nhân viên ngân hàng (thân thiện, lịch thiệp, khả năng
tư vấn), chuyển đổi ngoại tệ, và các dịch vụ đặc biệt có tác động đến quyết định lựa
chọn ngân hàng của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một số nhân tố
cần được xem xét như sự thuận tiện, sự bảo đảm, mức độ tin cậy và các yếu tố an toàn
cũng tác động đến khách hàng khi lựa chọn ngân hàng.
1.4. Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách
hàng cá nhân

Để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng, tác giả đã
thực hiện nghiên cứu các đề tài, bài báo tương tự, liên quan trước đây và tiến hành
phỏng vấn sơ bộ một số khách hàng cá nhân trên địa bàn. Qua đó, tác giả nhận thấy có
7

nhân tố chính có thể tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách

hàng cá nhân, đó là: thương hiệu ngân hàng, chính sách cho vay, thủ tục giao dịch,
hình thức chiêu thị, sự thuận tiện, ảnh hưởng của người thân, nhân viên ngân hàng.
1.4.1. Thƣơng hiệu ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong
marketing, thể hiện tên giao dịch của ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng, uy tín,
hình ảnh của ngân hàng nhằm gây ấn tượng sâu đậm và phân biệt ngân hàng này với
những ngân hàng khác. Nói cách khác, thương hiệu của ngân hàng chính là nhận thức
của khách hàng về ngân hàng.Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của tên gọi,
biểu tượng của ngân hàng nhưng khi họ có nhu cầu về tài chính và họ nghĩ ngay đến
ngân hàng đó thì ngân hàng đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc
trong tâm trí khách hàng.
Có thể nói rằng, thương hiệu là khối tài sản vô hình nhưng có giá trị nhất định
trong hoạt động ngân hàng.Thương hiệu không thể tạo dựng được trong một thời gian
ngắn mà cần phải được tích lũy và duy trì, phát triển trong một thời gian dài mới có
được giá trị trong lòng khách hàng.


×